1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mercredi 11 avril 2007

Quốc Kỳ Việt Nam - NTB

Quốc Kỳ Việt Nam

Nguyễn Tường Bá

* Quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ từ năm 1948 đến nay

Khắp nơi trên thế giới nơi nào có người Việt cư ngụ, lá cờ vàng ba sọc đỏ được sử dụng. Nhưng tại Việt Nam nói đúng hơn tại nước “Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa VN” và do đảng Cộng Sản Việt Nam cưởng ép, lá cờ đỏ sao vàng được xử dụng.

Sự xụp đổ chế độ chế độ Cộng Sản Nga Sô Viết, biến cố lịch sử nhân lọai thiên niên kỷ cho chúng ta gương sáng về lá Quốc kỳ của một nước khi sự kìm kẹp của chế độ cộng sản không còn, người dân Nga lọai bõ không những chủ nghĩa cộng sản mà còn muốn xoá tất cã các dấu tích của chế độ đó để tìm lại bản chất quốc gia dân tộc mình. Tượng Lénin, Stalin, Djerjinsky v...v. Bị đập nát, tên các thành phố mang tên các lảnh tụ đỏ được đổi lai, lấy các tên nguyên thuỷ cổ xưa như Pétersburg, Volga v.v…. Tại điện Cẩm Linh, lá cờ đỏ búa liềm được kéo xuống và lá cờ Tam Tài thời Nga Hoàng được kéo lên đêm Giáng Sinh 25/12/1991.

Chúng ta hảy lưu ý các điểm sau:

* Lá cờ Tam Tài thời Nga Hoàng đã được dân nổi dậy biểu tình trưng lên ngay từ tháng 8 năm 1991 để qui tụ và sách động lật đổ chế độ cộng sản. Lá cờ nầy cũng được dân Nga lưu vong sử dụng từ năm 1917 tại hải ngoại để biểu tình chống Cộng Sản Nga.

* Nước Nga không bị xâm chiếm, dân Nga không biết thảm cảnh mất nước về tay ngọai bang. Nhưng ngườI dân Nga chịu ách cai trị của đảng Cộng Sản còn khổ hơn mất nước, vì nước nga đã chết dưới ách Cộng Sản như ông Boris Yeltsin đã phải nói: “Nước Nga tái sinh” sau khi lật được chế độ Cộng Sản. Dưới chế độ Công Sản cũng như mất nước, không có tự do dân chủ, nhưng tệ hại hơn nưã là vì cái gía trị cổ truyền từ tên gọi các thành phố, văn hóa, các tôn giáo đều bị bóp méo, bị tiêu diệt, hồn nước không còn. Hơn cã khác vọng tự do dân chủ, lòng yêu nước và sự trường tồn dân tộc là động lực chính lật đổ chế độ Cộng Sản.

* Hàng triệu binh sĩ Nga hy sinh dưới lá cờ đỏ búa liềm trong đệ nhị thế chiến, thắng Ðức Phát Xít, thắng Nhật quân phiệt, nhưng dân Nga vẫn sang suốt chỉ coi lá cờ đỏ búa liềm là cờ của đảng Cộng Sản Nga, không phải lá cờ của đất nước, binh sĩ Nga dù chết dưới lá cờ đỏ búa liềm nhưng là chết cho đất nước, không cho đảng Cộng Sản.

* Tại các nước Cộng Sản Ðông Âu, Phi Châu, Á Châu, tất cã lá cờ đỏ của các đảng Cộng Sản dung làm quốc kỳ đều chung số phận với cờ đỏ búa liềm của dàng anh Nga Xô Viết khi chế độ Cộng Sản bị lật đổ.
Cờ vàng ba sọc đỏ, nguyên thuỷ từ cờ Quẻ Ly biến thể, là lá cờ được Hòang Ðế Bảo Ðại kéo lên khi Việt Nam hủy hiệp ước thuộc địa ký với Pháp lấy lại nền độc lập có từ ba ngàn năm (khác với Hoa Kỳ cần tuyên bố độc lập năm 1776) vào ngày 11/3/1945 nhân ngày 9/3/1945 quân đội Nhật triệt hạ quân lực Pháp tại Ðông Dương và Việt Nam được cởi trói. Còn có thể nói lá cờ độc lập đầu tiên được quần chúng biết đến là lá cờ nữa Vàng nữa Ðỏ được Việt Nam Quốc Ðảng kéo lên tại Yên Bái ngày 10/2/1930 khi quân Việt Quốc nắm quyền kiểm soát thị xã nầy.
Cờ đỏ sao vàng lá cờ của đảng Cộng Sản Việt sử dụng trong cuộc đảo chánh chính phủ Trần Trọng Kim chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập với thế lực thực dân Pháp đô hộ Việt Nam giữa thế kỷ 19.



*

* *



Việt Chi Nguyễn Hữu Quang, chuyên gia về Kinh Dịch đã viết rất uyên bác: “Ngay từ thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu, đầu voi phất ngọn cờ vàng, đánh đuổi quân Bắc xâm lấn, nước ta đã có quốc kỳ. Màu vàng là màu quốc thể, đồng thời cũng là màu da của giống nòi. Theo quang học, màu vàng chiếm vị trí trung ương trong quang phổ thấy được.

Nhà Nguyễn, triều cuối cùng của nước ta thêm 2 vạch đỏ vào lá cờ: màu đỏ màu của chu tước là màu chính của phương Nam, hai vạch liền biểu trưng thái dương, một trong tứ tương, chiếm vị trí căn để hai quẻ Kiền, Ðoàn (tiên thiên) tức là chính nam,và đông nam, ám họp với vị trí nứơc ta trên bản đồ Ðông Nam Á. Gia dĩ thái dương thuần dương luôn luôn biến sang ba tượng kia.

Chính phủ đoản mệnh của thủ tướng Trần Trọng Kim (1945) thêm một vạch đứt vào giữa hai vạch liền của lá cờ, ba vạch nầy, một đứt hai liền hợp thành quẻ ly đơn(Ly vi hỏa), biểu tượng mắt trời, ánh sang, năng lượng, nói ngắn chuyện E=mc2(1) và chiếm vị trí chính nam trong bát quái hậu thiên của Vua Văn, cùng lúc ba vạch nầy cũng tượng trưng cho ba kỳ Bắc- Trung- Nam. Ly cũng có nghĩa là chia lìa, nên có người xấu miệng, nói là tại lá cờ nên đất nước mới phân ly

Vận nước là vận nước mà chử nghĩa là chử nghĩa, không nên ràng buộc quàng xiên (xin đọc một cơn gío buị của Trần Trọng Kim, trang 61). Vô hình chung Ly ở đây là Hồ Ly Tinh đã vác rắn Cộng Sản cắn gà nhà 50 năm nay và vạch đứt trong quẽ Ly ám chỉ việc tam cương Anh- Mỹ- Nga đã chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 16 tại hội nghị Yalta (tháng 2 năm 1945) và hội nghị Postdam (17/7/1945) ở ngọai ô thành phố Bá Linh giữa ba cường quốc Anh- Mỹ- Nga.

Cưu Hòang Bảo Ðại khi về nước thành lập quốc gia Việt Nam đã đổi vạch đứt thành vạch liền. Do đó quẻ Ly biến thành quẻ Kiền ở vị trí chính nam trong Tiên Thiên Bát Quái. Quẻ Kiền cũng tượng trưng Trời. Trời ở về phía phương Nam, nói tắt là Trời Nam (Nam Thiên), cũng là tên xưa của nước ta vậy. Từ đó, cũng như sau năm 1975, lá cờ vàng ba sọc đỏ tiếp tục phất phới trên toàn thế giới ở những nơi tụ họp của tất cã người Việt Quốc Gia và người Việt còn yêu nước thương nòi. Trong khi đó “lá cờ máu” sao vàng của CSVN dùng màu đỏ và ngôi sao của cộng sản quốc tế, vẫn maĩ maĩ ở cương vị một đảng kỳ (2).


Lá cờ vàng ba sọc đỏ không gắn liền với một người, một đoàn thể, một chính đảng, một thể chế hay một giai đoạn lịch sử giới hạn. Trái lại cờ ấy đã được trưng lên từ thời kỳ Quốc Gia VN có xu hướng đế chế, qua thời kỳ Ðệ Nhất Cộng Hòa và có xu hướng Tổng Thống chế giành ưu thế cho Hành Pháp, đến thời kỳ Ðệ Nhị Cộng Hoà với những ảnh hưởng của thể chế Hoa Kỳ. Cờ ấy đã tập hợp những người bảo thủ và những người tiến bộ, dân lương và dân giáo, giới ưa độc lập cực đoan với những xu hướng về nước nầy hay nước khác ở Tây Phương…lá cờ ấy khác với lá cờ biểu hiệu rỏ rang mầu sắc, hình tượng của một đảng nhất định.

Quốc kỳ không phải là không thể là một sáng tác cá nhân, một công trình trừu tượng. Một lá cờ chỉ trở thành quốc kỳ sau khi đã trải qua một quá trình lịch sử, đã tập họp và thể hiện được những ước vọng, những tin cậy và những lo âu chung của đông đảo nhân dân, đã có nhiều người thề thốt trên đó, tác động vì đó và hy sinh trong đó. Một lá cờ không được chọn làm quốc kỳ chỉ vì màu sắc tươi, hình thức đẹp hay ý nghĩa sâu xa. Quốc Kỳ không phải chỉ là sáng tạo của tinh thần, công trình của nghệ thuật: nó là sản phẩm của lịch sử.

Cũng vì có tánh cách quốc gia dân tộc như trên nên lá cờ vàng ba sọc đỏ đã tồn tại qua nhiều biến động lịch sử: Ðệ Nhất cộng Hòa phế bỏ Bảo Ðại. Ðệ Nhị Cộng Hòa huỷ chế độ Ngô Ðình Diệm, thất trận năm 1975.

Nhưng cờ vàng ba sọc đỏ ngày nay tung bay tràn lan khắp năm châu, mọi nơi có dấu chân người Việt và kỳ lạ thay đã được trân quí hơn trước kia. Sau năm 1975, ngòai biểu tượng tinh thần Quốc Gia Việt Nam, cờ vàng ba sọc đỏ còn mang thêm ý nghĩa biểu tượng Tự Do Dân Chủ của mọi người Việt không những ở hải ngoại mà còn ở trong quốc nội. Cờ vàng ba sọc đỏ thật linh thiêng.

Nguyễn Tường Bá
Thang 5/2001
(1) Công thức năng lượng của Einstein
(2) Việt Chi Nguyễn Hữu Quang-Kinh Dịch trong xã hội Việt Nam và Khoa Học
Văn bút VN Ontario 1997 trang 224, 225, Làng Văn tổng phát hành

Aucun commentaire: