1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mardi 24 avril 2007

Kinh nghiệm hòa giải hòa hơp với csvn 1968-73-75

Kinh nghiệm hòa giải hòa hơp với csvn 1968-73-75

TinParis . Lý chánh Trung là một người CS nằm vùng trong GH Thiên chúa Giáo. Xin quý vị đừng cho y là một người theo đạo Thiên Chúa nhưng đường lối Dân Tộc.Khi dùng chữ sai, ý nghĩa có khác. Chúng ta nên nhớ điều đó. Chính ngay Gs Nguyễn ngọc Huy, lúc đó còn không biết LCT là ai , nên mới tham dự cuọc Hội Thảo nầy.


Trong cuộc hội-thảo về vấn-đề Hoà-Giải Dân-Tộc do Hội PAX ROMANA tổ-chức tại Nhà Thờ Tân-Định ngày 21-4-1974,Giáo-Sư Lý Chánh Trung,với tư-cách thuyết-trình-viên trong cuộc hội-thảo đã đặt ra ba câu hỏi:

1. Tại sao phải Hoà-Giải?
2. Hoà-giải với ai?
3. Làm thế nào để đi đến Hoà-Giải?


Vì thì giờ dành cho mỗi tham-luận-viên quá ngắn,mỗi người chỉ phát-biểu có 8 phút,nên Giáo-Sư Nguyễn Ngọc Huy đã dùng trọn phần thời-gian này để trả lời câu hỏi thứ ba,câu quan-trọng hơn hết.Sau đây là nguyên-văn phần tham-luận của Giáo-Sư Nguyễn Ngọc Huy.
*****

Chúng tôi chỉ xin đóng góp ý-kiến về câu hỏi thứ ba mà Giáo-Sư Lý Chánh Trung đặt ra là "Làm cách nào để đi đến sự Hoà-Giải?" vì những lý-do sau đây:



1.Về hai câu hỏi trên,là "Tại sao phải hoà-giải?" và "Hoà-giải với ai?" chắc là không có sự khác-biệt bao nhiêu giữa những người tham-dự cuộc hội-thảo này.

2.Câu hỏi thứ ba là câu hỏi quan-trọng và thiết-yếu hơn hết nên chúng tôi xin để phần thì giờ dành cho tham-luận-viên vào việc khai-triển câu trả lời cho đầy đủ.

Chúng tôi nghĩ rằng muốn trả lời câu hỏi thứ ba này,trước hết,chúng ta phải tìm xem những trở-lực cho sự hoà-giải ở chỗ nào.Có thấy những trở -lực đó rồi,chúng ta mới có thể tìm cách phá tan nó để thực-hiện sự hoà-giải được.
Trái với quan-niệm của một số người,chúng tôi nghĩ rằng hiện nay,trở-lực đó không phải do các cường-quốc đã và đang can-thiệp vào vấn-đề Việt-Nam mà ra.Giữa Huê-Kỳ với Nga-Sô và giữa Huê-Kỳ với Trung-Cộng,đang có xu-hướng hoà-giải và việc vãn-hồi hoà-bình ở Đông Dương nằm trong khuôn-khổ của sự hoà-giải đó.Trong thực-tế,các cường-quốc nói trên đây đã phải giảm bớt rất nhiều việc cung-cấp võ-khí và đạn dược cho các phe lâm-chiến trong vùng này.

Vậy, trở-lực chính cho sự hoà-giải hiện ở phiá người Việt-Nam chúng ta nhiều hơn.

Xét tình-thế các nước bị chia đôi,phân nửa nằm trong tay cộng-sản,phân nửa nằm trong tay những người không Cộng-sản,chúng ta có thể nhận thấy rằng chiến-tranh giữa hai bên do phe cộng-sản gây ra chớ không phải do phe không cộng-sản và phe cộng-sản chỉ gây chiến khi họ thấy rằng họ mạnh hơn phe không cộng-sản.
Ở nước Đức,phe cộng-sản yếu hơn phe không cộng-sản nên hai bên đã sống yên-ổn với nhau cho đến ngày nay.

Ở Triều-Tiên,lúc đầu phe cộng-sản ở Bắc Hàn mạnh hơn nên mở trận chiến-tranh xâm-lăng Nam Hàn.Đến khi bị đẩy lui về phiá bắc vĩ-tuyến 38 và thấy Nam Hàn có lực-lương tương-đương với mình,họ mới để cho Nam Hàn yên.

Ở Việt -Nam,cộng-sản Bắc Việt cũng cho rằng họ mạnh hơn phe không Cộng-sản.Bởi đó,họ cố gắng tranh-đoạt chánh-quyền Miền Nam Việt Nam bằng cách tổ- chức Mặt Trận Giải-Phóng,và sau này,còn mang cả quân-lực của họ từ Miền Bắc đánh vào Miền Nam Việt Nam..

Việc ký-kết Hiệp-Định Paris chưa chấm dứt chủ-trương thôn-tính Miền Nam Việt Nam của họ,vì họ nghĩ rằng sau khi Huê-Kỳ rút quân,cán cân lực-lượng quân-sự đã nghiêng về phiá họ.Bởi đó,họ vẫn còn cho xâm-nhập vào Miền Nam Việt Nam rất nhiều cán-binh và võ-khí để tiếp-tục cuộc chiến-tranh.

Với mấy trăm ngàn binh sĩ và một số luơng võ-khí đủ để đánh lớn trong mấy tháng ở Miền Nam Việt Nam,cộng-sản Bắc Việt có thể mở cuộc tấn-công qui-mô như hồi Tết Mậu Thân hay hồi năm 1972.

Người không cộng-sản ở Miền Nam Việt-Nam không thể nào chấp-nhận sự hoà-giải nếu Bắc Việt còn duy-trì một áp-lực quân-sự thường-trực và lớn như hiện nay. Bởi đó,việc rút quân Bắc Việt ra khỏi Miền Nam Việt-Nam là điều tất-yếu cho sự hoà-giải.

Nhung nếu Bắc Việt rút quân thì Mặt Trận Giải-Phóng sẽ còn quá yếu và lo sợ người không cộng-sản sẽ lấn ép và tiêu-diệt họ nên phiá cộng-sản, nếu có chịu rút quân đi nữa, thì cũng chỉ chịu rút khi nào họ tin chắc rằng sau đó, Mặt Trận Giải-Phóng sẽ còn tồn-tại trên chánh-trường Miền Nam Việt-Nam.

Vậy, điều-kiện tất-yếu để có sự hoà-giải là:

1. Phiá người không cộng-sản phải mạnh để cộng-sản hết hy-vọng thôn-tính được Miền Nam Việt-Nam bằng võ-lực và chấp-nhận rút quân Bắc-Việt về Miền Bắc.

2. Mặt khác, phiá người không cộng-sản phải chấp-nhận một chế-độ dân-chủ tự-do và cởi mở để Mặt Trận Giải-Phóng có thể sống yên-ổn trong chánh-trường Miền Nam Việt Nam mà không sợ bị thanh-toán.

Muốn đóng góp vào việc thực-hiện sự hoà-giải dân-tộc,chúng ta cần phải tạo những điều-kiện cần-thiết trên dây cho sự hoà-giải đó. Nhưng chúng ta phải làm việc gì trước?

Hiện nay,một số người chủ-trương hòa-giải đã đặt trọng-tâm vào việc làm áp-lực với chánh-phủ Việt-Nam Cộng-Hoà để đòi-hỏi chánh-phủ Việt-Nam Cộng-Hoà phải nhượng-bộ trước những đòi hỏi của cộng-sản. Chúng tôi nghĩ rằng đó là một sai lầm chiến-thuật tai-hại vì những lý-do sau đây:


1°) Những người làm như vậy rất dễ bị những người cầm quyền ở Miền Nam Việt-Nam cho là về cánh với cộng-sản,dọn đường cho cộng-sản chiếm Miền Nam Việt-Nam,và chống-báng lại mạnh mẽ.Điều này làm cho phe không cộng-sản ở Miền Nam phân-hoá và yếu sức.Trong tình-thế đó,Cộng-Sản lại càng nhiều hy-vọng chiến-thắng và càng kiên-trì hơn trong ý-định thôn-tính Miền Nam Việt-Nam,chớ không thật-tâm hòa-giải.

2°) Xét cơ-cấu tổ-chức và tình-thế về mọi phương-diện của hai phe cộng-sản và không cộng-sản thì việc làm cho phe không cộng-sản nhượng-bộ tương-đối dễ-dàng hơn việc làm cho phe cộng-sản nhượng-bộ.Khi phe cộng-sản đã thực-sự chấp-nhận hoà-giải rồi thì phe không cộng-sản không thể cưỡng lại áp-lực của nhơn-dân và thế-giới mà từ-khước giải-pháp hòa-giải được.Trái lại,dầu cho phe không cộng-sản đã chấp-nhận sự hòa-giải rồi,chưa chắc ai đã ép được phe cộng-sản chấp-nhận sự hoà-giải,nếu quả-tình họ không muốn.

Trong tình-thế đó,muốn đạt mục-tiêu mong ước:

1°/Trước hết chúng ta phải thực-hiện sự hòa-giải giữa người không cộng-sản với nhau. Người không cộng-sản dầu sao cũng có những quan-niệm căn-bản về đời sống và về chánh-trị như nhau,nếu họ không hòa-giải được với nhau thì còn mong gì hòa-giải với người cộng-sản vốn có những quan-niệm căn-bản về đời sống và về chánh-trị hoàn-toàn khác biệt với mình? Người không cộng-sản hòa-giải với nhau được thì cộng-sản hết hy-vọng khai-thác những cái mà họ gọi là mâu-thuẫn trong hàng ngũ không cộng-sản và bớt tin-tưởng nơi sự thắng-lợi cuối cùng của họ.

2°/ Người không cộng-sản cũng phải hợp-tác nhau để cải-thiện tình-thế về mọi mặt: chánh-trị,xã-hội,kinh-tế để cho Miền Nam Việt-Nam mạnh hơn hiện nay.Việc làm này chỉ có thể thực hiện bằng những cuộc gặp gỡ,tiếp-xúc,trao đổi ý-kiến với nhau trong tinh-thần cởi mở và xây-dựng,chớ không thể thực-hiện bằng sự tố-cáo,bôi lọ,xỉ-vả nhau một cách hằn học và bừa bãi.

3°/Ngoài ra,chúng ta còn phải gây một áp-lực từ dư-luận để đòi hỏi cộng-sản phải rút quân Bắc-Việt ra khỏi Miền Nam Việt-Nam để cho phiá cộng-sản thấy rõ họ không thể nào đặt một giải-pháp trong đó họ có thể giành lấy phần ưu-thế.


4°/ Sau hết,chúng ta phải vận-động cho những người không cộng-sản chấp-nhận dung-nạp Mặt Trận Giải-Phóng như là một lực-lượng chánh-trị có quyền tự-do hoạt-động ở Miền Nam Việt-Nam,nếu họ từ bỏ việc dùng võ-lực để tranh-đoạt chánh-quyền.

Việc rút quân Bắc-Việt ra khỏi Miền Nam Việt-Nam và chấp-nhận quyền tự-do hoạt-động của Mặt Trận Giải-Phóng ở Miền Nam Việt-Nam có thể xem như là những điều-kiện mà hai bên trao đổi với nhau trong tinh-thần tương-nhượng và hai bên đều phải chịu tương-nhượng như vậy thì mới đi đến sự hòa-giải được.

Để kết-thúc bài tham-luận này,chúng tôi xin góp thêm ý-kiến về tánh-chất của sự hoà-giải mà chúng ta có thể đạt được.Điều mà có lẽ mọi người chúng ta ở đây mong muốn là một sự hoà-giải hoàn-toàn,phát-xuất từ tận đáy lòng mỗi người Việt-Nam.

Nhưng thành-thật mà nói,điều này rất khó thực-hiện ngày nào mà người cộng-sản còn cuồng-tín nơi chủ-nghiã của họ và còn xem là kẻ thù không đội trời chung những người không chấp-nhận chế-độ cộng-sản. Việc cải-hoán tâm-hồn người cộng-sản là một việc làm ngoài khả-năng của những người không cộng-sản. Vì đó,cái hoà-giải mà chúng ta có thể đạt được chỉ sẽ là một sự hoà-giải hình-thức bên ngoài, chấm dứt sự chém giết nhau một cách qui-mô, nhưng không chấm dứt được sự thù ghét nhau.

Nhưng mặc dầu không hoàn-mỹ, sự hòa-giải hình-thức đó cũng vẫn hơn là sự tiếp tục chém giết nhau,và dầu sao, chúng ta cũng có thể hy-vọng rằng sau một thời gian dài dặc miễn cưỡng sống chung với nhau một cách hoà-bình,hai bên cộng-sản và không cộng-sản sẽ chịu đựng sự có mặt của nhau một cách dễ dàng và từ bỏ hẳn ý-định dùng võ-lực thanh-toán lẫn nhau.

NGUYỄN NGỌC HUY
(trích DI CẢO IV , từ trang 92 đến 101)

(bản sao đánh máy xong ngày 06/04/2007,duyệt lại ngày 10/04/2007/ndhung)

(trích TinParis)


Xem thêm:
* đoàn kết, hòa giải hòa hợp kiểu cs ??
- Vấn đề hòa giải hòa hợp dân tộc (Vũ Trí)
- Quanh nghị quyết 36 của csvn
- Ba nhà báo Việt Weekly gặp nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt 12/2006-2007

Aucun commentaire: