1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mercredi 25 avril 2007

Nước Nga tiễn biệt ông Yeltsin

25 Tháng 4 2007 - Cập nhật 08h57 GMT

Nước Nga tiễn biệt ông Yeltsin


Đây là lần đầu tiên từ suốt hơn 100 năm qua tang lễ một lãnh tụ Điện Kremlin được tổ chức tại nhà thờ
Lễ quốc tang giành cho cựu tổng thống Nga Boris Yeltsin, từ trần hôm Thứ Hai, đang được cử hành tại thủ đô Moscow.
Tang lễ được tổ chức tại Thánh Đường Chúa Ki-tô Cứu Rỗi, nơi được tái xây dựng dưới thời ông Yeltsin sau khi bị phá huỷ trong chế độ Xô-viết.

Quan tài ông được để ngỏ cho công chúng vào viếng trước khi buổi lễ được cử hành. Thứ Tư được tuyên bố là ngày quốc tang.

Ông đã thực hiện những thay đổi vô cùng to lớn và với một số người, di sản ông để lại vẫn là điều gây tranh cãi.

Tổng thống đầu tiên của nước Nga thời hậu Xô-viết, Boris Nikolayevich Yeltsin qua đời sau một cơn đau tim hôm Thứ Hai, thọ 76 tuổi.

Ông sẽ được chôn cất tại nghĩa trang Novodevichye ở Moscow, bên cạnh các diễn viên và văn sỹ, thay vì đặt tại Hồng Trường như một số cựu lãnh tụ Xô-viết khác.

Nghi lễ trọng thể

Bốn thành viên đội lính gác Điện Kremlin túc trực quanh linh cữu.

Trong số các nhân vật nổi tiếng sẽ tới Moscow để dự tang lễ có các lãnh tụ thời đại như cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton và người tiền nhiệm, tổng thống George Bush cha, cựu thủ tướng Anh John Major và cựu tổng thống Ba Lan Lech Walesa.

Đối thủ, đồng thời là người tiền nhiệm của ông, cựu nguyên thủ quốc gia Mikhail Gorbachev, cùng với người kế nhiệm ông Vladimir Putin cũng sẽ có mặt.

Thi hài ông được đặt tại thánh đường chính của thành phố, một toà nhà lớn xây bằng đá cẩm thạch với các mái vòm vàng, nơi các tu sỹ dòng Chính Thống Giáo trong trang phục áo choàng trắng cầu nguyện và thắp nhang.

Nhà thờ gốc đã bị những người Xô-viết cho nổ tung. Nơi đặt nhà thờ từng được dùng làm bể bơi.

Lễ tang ông Yeltsin là nghi thức đầu tiên giành cho vị nguyên thủ quốc gia được Giáo hội chấp thuận kể từ sau lễ tang Sa Hoàng Alexander Đệ Tam hồi năm 1894.

BBC
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2007/04/070425_russia_yeltsinbury.shtml


Ông Yeltsin đã được an táng
Cựu Tổng thống Boris Yeltsin đã được an táng tại Moscow trước sự thương tiếc của thân bằng quyến thuộc và các quan chức quốc tế
Hình ảnh lễ tang ông Boris Yeltsin
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2007/04/070425_yeltsinfuneral_gallery.shtml
Nhìn lại cuộc đời ông Boris Yeltsin
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2007/04/070423_yeltsindeath.shtml
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2007/04/070424_yeltsin_funeral.shtml

----


Nhìn lại cuộc đời ông Boris Yeltsin


Hai ông Boris Yeltsin và Michail Gorbachov
Cựu tổng thống Nga Boris Yeltsin vừa qua đời hôm 23.04 vì bệnh tim, thọ 76 tuổi, đánh dấu sự ra đi của một chính trị gia buổi giao thời ở Nga.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin, là người đầu tiên đưa ra lời chia buồn. Ông nói dưới thời Yeltsin, nước Nga đã bước vào "một kỷ nguyên mới".
Thủ tướng Tony Blair của Anh thì ca ngợi ông Yeltsin là "một chính khách nổi bật' vì đã đưa dân chủ đến với nước Nga.
Thời kỳ lên cầm quyền của ông gắn liền với một giai đoạn đầu sóng gió của lịch sử Nga và Đông Âu.
Tháng 11 năm 1989 bức tường Berlin bị đập, báo hiệu sự tan rã của khối cộng sản Đông Âu do Liên Xô kiểm soát đã không thể nào ngăn được.
Lúc đó, các nước ngoài Liên Xô đã và đang lần lượt đi theo con đường của mình mà thực chất là trở lại với chế độ dân chủ đại nghị, đa đảng.
Vào năm 1990 hệ thống chính trị-kinh tế cũ kỹ của Liên Xô bị đánh giá là 'đang chết nhưng chưa chết hẳn'.
Nhưng ngay trong Liên Xô, các nước Baltic và sau là Trung Á sôi sục muốn trở về con đường dân tộc của họ.
Lãnh tụ Gorbachov tìm cách giữ Liên Xô bằng cách nới lỏng dần sự ràng buộc của các nước cộng hòa với Matxcơva.
Giữa tháng Giêng, quân Liên Xô nổ súng vào cuộc biểu tình của dân chúng ở thủ đô Azerbaijan là Baku, giết chết ít nhất 100 người.
Cuộc cải tổ của ông Gorbachov thúc đẩy những thay đổi như phản ứng dây chuyền. Tháng Hai 1991, trước những cuộc biểu tình đông đảo, ông phải đồng ý cho phép nghị viện có cạnh tranh đa đảng.
Quyết định của chính lãnh đạo đảng CSLX đã tước độc quyền lãnh đạo của đảng này. Điều 6 của Hiến pháp Liên Xô bị bỏ.

Bỏ đảng về với dân tộc


Năm 1991, ông Boris Yeltsin đã ra lệnh cấm đảng Cộng sản để cứu lấy nước NgaTháng Sáu 1991 nước Nga, vẫn thuộc Liên Bang Xô Viết, lần đầu tiên được bầu tổng thống của mình. Họ đã chọn ông Boris Yeltsin.
Ngày 19 tháng Tám 1991, phe bê-tông trong Ban Lãnh đạo đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức một cuộc đảo chính với xe tăng tràn ra đường phố Matxcơva nhằm cứu chế độ.

Vai trò của Yeltsin nổi hẳn lên sau hành động trèo lên xe tăng thách thức phe đảo chính.

Ông đọc được đúng xu hướng hợp thời là bỏ Liên Xô để cứu lấy nước Nga trong khát vọng dân tộc của tất cả các nước thuộc Liên bang cũ.
Quyết định của ông là khôn ngoan vì bỏ Liên Xô và đảng Cộng sản là bỏ những gì không cứu vãn được nữa, vì một con đường mới cho Nga.
Ngày 22, Gorbachov trở về từ nhà nghỉ mát ở Biển Đen với niềm tin ngây thơ rằng đảng Cộng sản Liên Xô vẫn có một tương lai.
Nhưng Boris Yeltsin, đã đứng hẳn về phía dân tộc Nga, tuyên bố cấm đảng CSLX hoạt động trên đất Nga.
Bằng hành động này, ông đã tước bỏ quyền lực chỉ còn là hình thức của ông Gorbachov đó là chức tổng bí thư.
Ngày 23.08, lá cờ ba màu xanh trắng đỏ của Nga tung bay bên cạnh cờ Liên Xô trên Kremlin.
Ngày 25.12.1991, ông Gorbachov lên truyền hình tuyên bố từ chức khỏi vị trí chủ tịch Liên Xô. Liên Bang Xô Viết chính thức chấm dứt sau 70 năm.

Đánh giá ông Yeltsin

Chính ông Yeltsin đã đưa ông Putin lên nắm quyền
Ngày nay, các đánh giá về ông Boris Yeltsin thì có thật nhiều. Người ta không quên rằng ở chức vụ tổng thống Nga sau khi Liên Xô tan rã, ông cũng phạm nhiều sai lầm.
Gia đình ông bị cáo buộc liên quan đến các vụ làm ăn và bao che quyền lực. Bản thân ông bị bệnh nghiện rượu có lúc tới mức gây mất uy tín cho nhà nước.
Nhưng Yeltsin, một cựu lãnh đạo cộng sản Liên Xô, được ghi nhớ nhiều hơn cả như người hùng lên xe tăng kêu gọi nhân dân không khuất phục trước phe đảo chính vào ngày lịch sử năm 1991.

Người Nga cảm ơn ông đã giúp họ mở sang một trang mới trong lịch sử.

Và dù có lúc bị căm ghét, bị chê cười, sau khi đã về hưu, ông Yeltisn vẫn có được sự kính trọng của các chính khách kế nhiệm.
Cả các chính trị gia và dân chúng vẫn gọi ông là 'Tổng thống thứ nhất' để nhớ việc ông đem nước Nga trở lại cho họ.
-----

Người Nga thương tiếc Yeltsin



Yeltsin là tổng thống dân chủ đầu tiên của nước Nga sau thời cộng sản
Thi thể của cựu tổng thống Nga Boris Yeltsin hiện đang quàn tại Matxcơva, và lễ tang chính thức sẽ cử hành vào thứ Tư.
Thi hài của ông được đặt trang trọng tại tại nhà thờ Thánh Cứu Thế. Nhà thờ này được xây dựng lại dưới thời của ông và được coi là biểu tượng của thời hậu cộng sản.

Nhiều nhà lãnh đạo thế giới lên tiếng ca tụng ông Yeltsin, vì chính ông đã cầm chịch mọi chuyện khi Liên bang Xô Viết tan rã và trong thời gian nước Nga chuyển hóa sang một nước dân chủ và chấp nhận chủ nghĩa tư bản.

Người kế nhiệm ông Yeltsin là ông Vladimir Putin, mà vốn bị phê phán là cố tình lật ngược tiến trình dân chủ của nước Nga, nay đã lên tiếng ca tụng ông Yeltsin là cha đẻ ra nên dân chủ Nga.

Ông Putin nói rằng sẽ làm tất cả để bảo đảm rằng công đức của ông Yeltsin sẽ được coi như là một thưóc đo về chính trị và đạo đức cho nhân dân Nga:

Boris Yeltsin qua đời trong cương vị là vị tổng thống đầu tiên của nước Nga. Trong cương vị này, ông là một phần của lịch sử của đất nước chúng ta và của toàn thế giới. Ông không còn nữa nhưng đã khởi đầu cho một kỷ nguyên mới. Một nước Nga dân chủ đã ra đời, một nước Nga tự do mở cửa ra thế giới bên ngoài, một quốc gia mà quyền lực thực sự năm trong tay của nhân dân.

Trao quyền

Một người từng là cố vấn cho ông Yeltsin, ông Andrei Piontkovsky, nói rằng chính giây phút trao quyền lại cho ông Putin là một điểm thấp trong sự nghiệp của ông Boris Yeltsin.

Ông Boris Yeltsin được xem như là một nhân vật đầy tranh cãi trong lịch sử của nước Nga. Đối với tôi, lúc nào cũng có hai ông Yeltsin. Một ông Yeltsin lúc cực thịnh. Khi ấy ông đứng trên một chiếc xe tăng hồi tháng Tám năm 1991 để dẹp tan vụ đảo chính ông Gorbachov của cơ quan mật vụ KGB và cùng lúc khai sinh ra nước Nga dân chủ.

Và một Yeltsin lúc bĩ cực vào ngày 31 tháng 12 năm 1999, khi ông phải trao quyền lại cho trung tá mật vụ tên là Vladimir Putin. Đây là sự trớ trêu của lịch sử, và là một thảm cảnh cho vị nguyên thủ quốc gia vĩ đại này.


Boris Yeltsin đã có lời hạ thấp Gorbachev sau vụ đảo chính



Nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Bang Xô Viết ông Mikhail Gorbachev, nói rằng ông Yeltsin đã có công rất lớn với nước, đồng thời của phạm phải nhiều sai lầm.

Chúng tôi có gặp nhau nhiều trên đường đời. Trong lúc nắm giữ các chứng vụ quan trọng, chúng tôi phải giải quyết nhiều khó khăn liên quan đến các đổi mới dân chủ tại nuớc của chúng tôi. Chúng tôi thành công trong một số trường hợp. Đây là điều quan trọng.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng có các bất đồng quan điểm quan trọng, mà các thế lực đối nghịch với perestroika đã khai thác để hưởng lợi. Chuyện này làm cho tình thế rối rắm hơn và khiếm chia rẽ trong lĩnh vực chính trị và dọn đường cho những nguời muốn lật đổ chính phủ.

Nhân vật lịch sử

Tại Washington, tổng thống Bush đã gọi ông Yeltsin là một nhân vật lịch sử. Ông Sandy Berger, cưụ cố vấn an ninh cho tổng thống Clinton nói rằng Boris Yeltsin có công rất lớn trong việc lập ra nền dân chủ cho nước Nga.

Ông đã đem lại tự do cho nhân dân Nga sau một ngàn năm chuyên quyền độc đoán, và thành quả này không nhỏ chút nào. Chúng ta không nên quên rằng trong những năm đầu của thập niên 90, không có gì bảo đảm rằng một nước Nga tự do sẽ ra đời.

Lúc ấy có nhiều thách đố cho tự do của nước Nga từ cánh tả cũng như từ cánh hữu. Cũng đã có đe dọa rằng sẽ có nội chiến. Tôi cho rằng vì cá tính dũng mãnh của ông mà ông giữ được tự do của nước Nga vượt qua được thử thách.

Người dân Matxcơva không thống nhất được với nhau về vai trò ông Yeltsin đóng góp trong xã hội Nga và sự đóng góp của ông vào một nước vừa thoát ra khỏi chủ nghĩa cộng sản.

Nhiều nhà bình luận cho rằng còn quá sớm để có thể kết luận về thời cầm quyền của ông Yeltsin.

Thi hài của ông Yeltsin hiện đang được quàn trong một tòa nhà biểu hiệu cho một nuớc Nga mới. Nhà thờ dòng Chúa cứu thế bị cộng sản phá đi, và rồi ngôi thánh dường này được xây lại trong thập niên 1990 khi ông Boris Yeltsin làm tổng thống nuớc Nga.

Qua đời

Ông Yeltsin, người có tiền sử về bệnh tim, đã qua đời tại bệnh viện vào lúc 1545 chiều giờ địa phương thứ Hai 23/4(1745 giờ Hà Nội).



Boris Yeltsin gặp tổng thống Mỹ Bill Clinton

Thứ Hai điện Kremlin thông báo cựu tổng thống Nga Boris Yeltsin vừa từ trần ở tuổi 76.

Ông Yeltsin, người có tiền sử về bệnh tim, đã qua đời tại bệnh viện vào lúc 1545 chiều giờ địa phương (1745 giờ Hà Nội).

Ông đã lên nắm quyền sau khi được cựu lãnh đạo Liên Xô Michail Gorbachev đề cử. Sau cũng chính ông qua mặt ông Gorbachev.

Ông đã vượt qua âm mưu tổ chức chính biến do phe bảo thủ đường lối bảo thủ tại Quốc hội tổ chức sau đó.

Ông Yeltsin trở thành tổng thống đầu tiên được bầu một cách dân chủ sau khi ông Gorbachev từ chức lãnh đạo Liên bang Xô viết vào tháng Chín năm 1991.

Ông đã được quốc tế khen ngợi có hành động bảo vệ dân chủ khi tháng Tám năm 1991 ông leo lên một chiếc xe tăng tại Matxcơva, kêu gọi mọi người hưởng ứng chống lại ý đồ xóa bỏ thời cải tổ và đổi mới của Gorbachev.


Tôi đã ra quyết định, vì thế tôi phải chịu trách nhiệm.


Boris Yeltsin

Sau khi được tái cử chức tổng thống năm 1996 ông Yeltsin đã trải qua một cuộc giải phẫu tim lớn.

Các vấn đề về sức khỏe của ông Yeltsin bị cho là liên quan tới việc ông uống rượu quá nhiều. Tai tiếng nhất là lần ông giật lấy gậy chỉ huy của nhạc trưởng tại một buổi diễn ở Berlin và lè nhè hát theo dàn nhạc.

Ông Yeltsin trực tiếp chỉ đạo quá trình tư hữu hóa khối doanh nghiệp quốc doanh hồi đầu thập niên 1990s và cũng là người phát động một chiến dịch quân sự lớn can thiệp vào Chechnya năm 1994.

Vào ngày cuối cùng của thế kỷ thứ 20 ông Yeltsin loan báo nghỉ hưu, trao quyền điều hành nước Nga cho Vladimir Putin, lúc đó là người đứng đầu cơ quan tình báo Nga.

Cuộc chiến Chechnya

Tám năm cầm quyền của ông Yeltsin đã mang lại nhiều thay đổi mạnh mẽ cho nước Nga.

Ông đã cấm đảng Cộng sản hoạt động, đưa ra bản Hiến pháp mới tập trung quyền lực vào tay tổng thống và thực hiện công cuộc tư nhân hóa nhiều vấn đề hồi đầu những năm 1990.


SỰ NGHIỆP CỦA BORIS YELTSIN
7/1990: ra khỏi đảng Cộng sản
6/1991: trở thành tổng thống Nga
8/1991: cấm đảng Cộng sản hoạt động
1992: bắt đầu quá trình tư hữu hóa
11/1993: nước Nga ngấp nghé nội chiến, Yeltsin ra lệnh bắn vào nhà Quốc hội
12/1994: điều xe tăng tới Chechnya
6/1996: tái cử tổng thống Nga
1998: khủng hoảng tài chính, đồng rúp giảm 75% giá trị
12/1999: từ chức, nhường vị trí cho Vladimir Putin

Phân tích gia tình hình Nga của BBC Steven Eke nói dưới thời ông Yeltsin, người Nga có quyền tự do chính trị và dân sự lớn hơn trước kia.

Báo chí, nhất là truyền hình, bắt đầu có thể chỉ trích chính quyền, thậm chí công kích cả tổng thống; điều mà nay họ đã không thể làm được nữa.

Thế nhưng lịch sử có thể sẽ lên án chính sách của ông Yeltsin đối với Chechnya.

Năm 1994, ông ra lệnh thực hiện chiến dịch can thiệp quân sự quy mô lớn vào nước cộng hòa ly khai này, nhằm đập nát phe chống đối trong thời gian ngắn nhất.

Thế nhưng, cuộc chiến đẫm máu xảy ra đã làm hàng chục ngàn người chết, và cả khuu vực Bắc Kavkaz lâm vào tình trạng bất ổn.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Nga năm 2000, ông Yeltsin nói ông cho rằng các mất mát về người trong cuộc chiến Chechnya là trách nhiệm to lớn nhất mà ông phải gánh chịu.

Nhưng ông khẳng định không có lựa chọn nào khác và Nga phải hành động chống lại quân ly khai Chechnya.

"Tôi không thể đổ lỗi cho Chechnya, về những đau khổ mất mát của những người mẹ, người cha tại đó."

"Tôi đã ra quyết định, vì thế tôi phải chịu trách nhiệm."

Aucun commentaire: