Nghĩ về ngày 30 tháng 4
26.04.2007 16:11
Bức tường Berlin sụp đổ
Sự xung đột ý thức hệ giữa Tư Sản và Cộng Sản bắt đầu nóng lên kể từ năm 1917 khi Lênin lãnh đạo đảng Cộng Sản Nga “cướp” chính quyền tư sản (khi đó Nga Hoàng đã thoái vị) và thành lập Liên Bang Xô Viết gồm cả hàng chục nước chư hầu. Đến 1945 khi một loạt nước CS ra đời thì sự xung đột ý thức hệ lan ra toàn cầu và phát triển thành chiến tranh lạnh, rất gay gắt. Trong hoàn cảnh này có 3 nước bị tai họa chia cắt do ý thức hệ, do vậy đã lâm vào thảm cảnh: Triều Tiên, Việt Nam (bị chia thành nam và bắc) và Đức (bị chia thành đông và tây).
Bắc Triều Tiên vốn hiếu chiến (cho đến tận bây giờ), do vậy ngay sau năm 1945 đã chủ động tấn công Nam Triều Tiên với danh nghĩa “giải phóng” nửa nước còn bị phụ thuộc Mỹ. Thực chất, đây là cuộc chiến tranh “anh em tàn sát lẫm nhau”, do ĐCS gây ra vì đảng này có sở trường sử dụng bạo lực. Những tưởng sau một số thắng lợi ban đầu, Bắc sẽ thôn tính Nam chóng vánh. Nhưng quân Mỹ đã nhảy vào, đẩy đội quân xâm lược Bắc lùi lên tận sát biên giới Tàu, khiến Tàu phải cử ngót triệu quân sang cứu vãn tình thế cho Bắc. Cuối cùng nhát cắt được hai bên ấn định ở vĩ tuyến 17. Cuộc nội chiến này làm tiêu vong sinh mạng hai triệu binh sĩ và dân thường của cả hai bên (trong khi dân số cả hai miền chỉ có 22 triệu người). Bắc đành chấp nhận thi đua hoà bình với Nam, nhưng thừa biết sẽ thua to (như ta thấy hiện nay: chênh lệch GDP tới 50 lần). ĐCS phải độc tài hoá cao độ để giữ được quyền cai trị ở Bắc, nhưng chưa bao giờ nguôi tham vọng độc chiếm cả nước. Vẫn âm mưu sản xuất vũ khí nguyên tử, chưa hiểu sắp tới đây có bị tình hình và sức ép quốc tế bắt chừa hẳn hay không? Toàn dân VN đều biết rõ tình hình độc đoán cũng như thảm cảnh mọi mặt của người dân ở đất nước này. Do vậy, “đảng ta” tuy rất thương “đảng bạn” mà vẫn không dám công khai bênh vực câu nào.
Trong khi Bắc Triều Tiên gây chiến với Nam Triều Tiên thì ĐCS VN còn bận bịu với cuộc chiến tranh 9 năm chống thực dân Pháp tái xâm lược nước ta (mà thế hệ ông, bà chúng tôi có tham gia rất tích cực). Tuy nhiên, “đảng ta” đã kịp quan sát và rút kinh nghiệm về cuộc chiến tranh của “đảng bạn” ở Triều Tiên. Điều rút ra là: Nếu không chiến thắng kẻ thù (là “đồng bào, đồng ngôn ngữ, đồng chủng” của mình), thì ĐCS sẽ đại bại trên mặt trận thi đua kinh tế. Thế là “đảng ta” sau khi đuổi được thực dân Pháp đã ngay lập tức mưu đồ thôn tính miền Nam bằng vũ lực và bằng mọi giá.
“Đảng ta” đã thành công làm dân chúng tưởng rằng đây là cuộc chiến tranh giải phóng, chính nghĩa, do vậy đã động viên được nguồn người, nguồn lực của toàn miền Bắc vào cuộc chiến tranh này. Viến kiến của “đảng ta” là thấy rõ phải chiến thắng, bằng bất cứ giá nào về thời gian, của cải và sinh mạng, để duy trì sinh mạng của “đảng ta”. Theo đánh giá của nhà sư Thích Nhất Hạnh thì trong cuộc chiến tranh này có hàng chục triệu người tàn phế, khoảng 5 triệu người chết. Nạn nhân là anh em một nhà, do vậy đều là “oan ức”. Di hoạ lâu dài là tình đoàn kết bị phá vỡ do đảng ta chưa muốn hoà giải. Nhà sư này về VN với mục đích công khai là giải oan cho tất cả các linh hồn chết oan ở cả hai phía. Đó là lời tuyên ngôn, xét ra rất minh bạch, về cuộc chiến tranh vô nghĩa vừa qua do “đảng ta” phát động. Điều bất ngờ nhưng cũng dễ hiểu là dân ta rất hưởng ứng các buổi lễ cầu siêu giải oan của nhà sư này. Ngay ở miền Bắc, dù bao năm nay dưới sự bưng bít, số người tới dự đã tới hàng vạn.
Khỏi cần nói, sau 20 năm thôn tính miền Nam, “đảng ta” đang cố thực hiện kinh tế thị trường như nó sẵn có ở miền Nam trước khi được “giải phóng”. Cuộc trốn chạy chế độ XHCN gồm mấy triệu người tham gia được đánh giá là cuộc tị nạn vĩ đại chưa từng có trong lịch sử 4000 năm của nước ta.
Nước Đức cũng bị chia cắt, nhưng thống nhất bằng cách hoà bình. Thảm cảnh tuy kéo dài nửa thế kỷ, nhưng kết thúc có hậu. Bài đăng trên Talawas (http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9832&rb=0402 ) cho thấy quá trình thống nhất đất nước Đức không kém phần gian khổ để khỏi xảy ra chiến tranh “huynh đệ tương tàn (= anh em tàn sát nhau) như ở Triều Tiên và VN. ĐCS Liên Xô và Đức cũng quá hiểu rằng thi đua kinh tế sẽ thua to, do vậy Liên Xô đã dốc của cải để cho Đông Đức khỏi kém Tây Đức (khỏi đi đến chỗ “giãy chết”), nhưng đời sống dân cứ sa sút không cưỡng nổi. Dân Đông Đức bất chấp hiểm nguy đã chạy trốn chế độ CS đến mức chế độ này phải cấp tốc xây dựng bức tường ngăn cách; thoạt đầu bằng giây thép gai, sau phải dùng đến gạch, đá và bêtông.
(
Xin trích một đoạn về sự trốn chạy này
...chỉ nội trong mười bốn ngày đầu tháng Tám năm 1961 đó, đã có đến 17.500 người tỵ nạn từ Ðông Berlin trốn chạy sang Tây Berlin. Còn suốt chiều dài phân cách hai nước Ðức thì đã có tất cả 40.896 người tìm cách vượt tường. Bộ đội biên phòng trốn tới 2.624 người. Hình ảnh Conrad Schumann, công an nhân dân, 19 tuổi, mang quân phục, khoác súng trường, đội mũ sắt, đi giày ống, phi thân qua hàng rào dây thép gai tìm tự do, đã được truyền khắp thế giới. Tuy nhiên nếu nhiều người thành công thì cũng có những người thất bại. Những thành phần không may này sẽ được Tây Ðức tìm cách chuộc. Ðương nhiên Tây Ðức đành chịu bất lực, chẳng thể nào trả giá được cho các công dân bỏ mình trên đường vượt tuyến. 257 người Ðức chết nơi chân bức tường ngăn đôi Berlin. 372 người Ðức chết nơi miền đất chia cắt lãnh thổ. 189 người chết trên biển cả.
)
Nhưng lý tưởng XHCN vẫn cứ tự “giãy chết”. Khi đã có bức tường, ông tổng bí thư Đức Erich Honecker nói với quan thầy Liên Xô là Mikhail Gorbachev rằng bức tường sẽ tồn tại 100 năm (!). Nhưng tình hình cứ phát triển theo đúng quy luật. Đến ngày 09-11-1989, một Ủy viênTrung ương Ðảng là Günter Schabowski họp báo quốc tế và tuyên bố rằng biên giới kể từ giờ phút đó được “bỏ ngỏ”. Thế là ngay lập tức có 200.000 công dân Đông Đức tràn qua bức tường sang Tây Đức...
Bác nào trong bộ Chính Trị ĐCSVN sẽ có vai trò như ông Günter Schabowskibên Đức ở nước CHXHCNVN hiện nay?
(Cảm ơn sự giúp đỡ của ông bà cha mẹ, nhất là những tư liệu được hướng dẫn cho đọc. Xin chia sẻ một số thu hoạch với các bạn sinh viên trong nước).
Hiền Thảo, Đông Xuân
CỰU NGOẠI TRƯỞNG TRẦN VĂN LẮM TIẾT LỘ VỀ HIỆP ĐỊNH...
Tìm Hiểu HƯ THỰC " Saigon et moi "
Một cơn gió bụi - Hồi ký Lệ thần Trần Trọng Kim (1...
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire