1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

lundi 23 avril 2007

Tầu Cộng: "Mở Rộng Không Gian Sinh Sống"

Tầu Cộng: "Mở Rộng Không Gian Sinh Sống"

Phần 1: Một giống di dân mới đang hình thành.

• Dịch và nhận định: Hùng Nguyễn



"Người Tầu của chúng ta khôn ngoan hơn người Đức bởi vì, một cách cơ bản, chủng tộc của chúng ta siêu việt hơn chủng tộc của họ. Thành ra, chúng ta có một lịch sử lâu dài hơn, nhiều người hơn, diện tích đất đai lớn hơn. Trên nền tảng này, tổ tiên chúng ta để lại cho chúng ta hai di sản chính yếu, đó là thuyết vô thần và sự thống nhất lớn lao. Chính Khổng Tử, người khai sáng văn hóa nước Tầu chúng ta, người cho chúng ta di sản kế thừa này.

.... Các nước Tây Phương đã thiết lập các thuộc địa khắp thế giới, thành ra họ có một lợi thế về vấn đề không gian sinh sống. Để giải quyết chuyện khó khăn này, chúng ta phải dẫn dắt người Tầu chúng ta ra khỏi nước Tầu để họ có thể phát triển bên ngoài nước Tầu."



Trích diễn văn Trì Hạo Điền, bộ trưởng Quốc Phòng và phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Tầu Cộng, tháng 02-04, 2005

Liên hệ lời trích dẫn trên với loạt phân tích dài 3 phần mà người dịch xin thu tóm vào 2 kỳ, mang tựa đề, "Đợt Sóng Thứ Ba của Tầu - China's Third Wave" của tác giả Bertil Lintner, lên mạng www.atimes.com ngày 17-04-2007 vừa qua, tưởng đã đến lúc thế giới cần duyệt lại quá trình lịch sử để có thể đối phó với các thảm họa mà Hán tộc có thể gây ra. Trong tinh thần này, người dịch xin giới thiệu đến quý bạn đọc bản dịch 2 kỳ của 3 phần trên.


CHIANG MAI, Thailand – Một hàng hỗn loạn các công dân Tầu Cộng chen lấn nhau để được vào phi cảng thuộc thành phố Chiang Mai miền bắc Thái lên phi cơ bay về Bangkok. Họ nói chuyện xì xào, không phải thuần túy bằng tiếng Tiều-châu (Teochew) được dùng nhiều trong các vùng phụ cận tỉnh Dung-nan (Yunnan) và rất phổ thông trong vùng bắc Thái. Thay vào đó, họ nói bằng tiếng Quan-thoại (Mandarin) của vùng lục địa Tầu Cộng.

Họ cũng không phải là du khách: quần áo nhếch nhác, rương đựng đồ rệu rạo và các điện thoại cầm tay đánh dấu họ như là những thương gia bay đến Bangkok tìm kiếm giao dịch thương mại hay việc làm trên bộ. Họ là một số trong luồng sóng mới của di dân Tầu mà trong thập kỷ vừa qua đã mở cửa hàng hay nhà hàng trong vùng Chiang Mai và những thành phố khác thuộc vùng bắc Thái - một cuộc tấn công từ từ khiến cho một số dân địa phương Thái quan sát với thái độ thiếu thiện cảm.

Một phụ nữ Thái sinh tại Bangkok và hiện đang sống tại Chiang Mai phát biểu, "Là một người Thái, tôi cảm thấy bị tràn ngập. Dĩ nhiên, người Tầu đã nam di trong nhiều thế kỷ qua. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ thấy có nhiều thương gia và di dân đến như bây giờ."

Bắc Thái chỉ là một trong những nơi họ đến. Một số lớn người Tầu cũng đang đến các vùng bắc Miến-điện, Lào, Cambốt và xa hơn - gồm có các vùng đảo nam Thái Bình Dương, Úc, Mỹ, Viễn Đông Nga và Nhật. Gần hơn nữa, Nam Hàn đã trở thành mục tiêu phổ thông cho các di dân Tầu - cả loại hợp pháp lẫn bất hợp pháp - vì nơi này dễ đến hơn Nhật.

Những di dân Tầu mới thuộc "giống" khác với loại "bộ nhân" trước kia, là những người thường nói tiếng địa phương và ít cho thấy có khuynh hướng chủ nghĩa quốc gia, và sống hòa nhập với dân Tầu nơi họ đến. Thành phần di dân mới chẳng những nói tiếng Quan-thoại, mà còn có khuynh hướng thống hợp toàn bộ di dân Tầu vào một khối.

Luồng sóng mới của di dân Tầu đến Đông Nam Á và xa hơn - là cái mà các chuyên gia về Tầu gọi là "Luồng sóng thứ ba" của di dân Tầu - nó chưa từng xảy ra trong lịch sử Tầu chẳng phải vì những di dân này xuất phát từ các tỉnh phía bắc và trung tâm Tầu, mà còn vì việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn nhờ các phương tiện di chuyển được nối liền trong nội địa và ra bên ngoài nước Tầu. Điều này khiến con số di dân trở thành cao hơn nhiều so với các đợt di dân trước kia trên toàn cầu.

Andrew Forbes, một chuyên gia về Tầu tại Chiang Mai đã bỏ ra hơn 20 năm nghiên cứu quan hệ giữa Tầu với các nước Đông Nam Á cho biết, "Luồng sóng di dân Tầu mới khác hơn nhiều so với các luồng sóng trong quá khứ. Họ trưởng thành trong một nước thống nhất hơn nhiều so với trước kia. Hiện đang có một cảm nhận khác về việc là một người Tầu: những người di dân mới yêu nước và trung thành với tổ quốc của họ."

Nyiri Pal, một chuyên gia về Tầu người Hungary, đồng ý rằng không giống với các đợt di dân Tầu trong vùng Đông Nam Á, Mỹ và Úc. Ông cho rằng những di dân mới này không cảm thấy họ không còn là một người Tầu nữa. Theo lời Nyiri, họ tự coi mình không phải là người địa phương, nhưng là một trong "thành phần đa số toàn cầu - global majority" với một liên hệ với mà chẳng dính líu gì với chủ nghĩa quốc gia có tính địa dư. Chẳng những Hán là tộc và nguồn gốc văn hóa của họ, mà còn là nền tảng của sự thành công về kinh tế của họ - là một nơi mà họ tiếp tục đầu tư và liên hệ.



Đôi mắt mù của nhà nước


Điều rất có thể là nhà cầm quyền Tầu Cộng không trực tiếp khuyến khích cuộc di dân này. Nhưng dường như điều khó nghi ngờ là quan chức Bắc Kinh cảm nhận ích lợi của việc di dân ở tầm mức lớn ra khỏi một nước đang bị nhân mãn với số tài nguyên giới hạn. Trước tiên, việc di dân ra ngoài có chức năng như một cái van an toàn xã hội vào lúc mà thất nghiệp thì cao và có số lượng lớn dân Tầu trẻ đang sục sạo tìm việc khắp nơi trong nước.

Thứ nhì, đồng lương bằng ngoại tệ kiếm ra thường được gửi về gia đình là một nguồn lợi tức quốc gia quan trọng. Điều thứ ba có tính trường kỳ hơn: di dân ra nước ngoài sẽ củng cố sự có mặt và ảnh hưởng kinh tế của Tầu ở mức độ toàn cầu.

Để nhấn mạnh đến các ý kiến chính thức về khuynh hướng này, Nyiri đưa ra một bài viết trong một tạp chí Tầu có trích dẫn "Ý Kiến của [Hội Đồng Nhà Nước] về Công Cuộc Di Dân Mới Chưa Được Công Khai Hóa – Opinion on Unfolding New Migrant Work":

"Từ khi cải cách và mở cửa, người ta rời khỏi lục địa để ra hải ngoại (gọi tắt là "di dân mới") với số lượng ngày càng nhiều. Họ đang chỗi dậy như một lực lượng quan trọng trong lực lượng Tầu hải ngoại và các cộng đồng Hán tộc. Trong tương lai, họ sẽ trở thành lực lượng nòng cốt (xương sống) thân thiện với chúng ta tại Mỹ và các nước tiên tiến Tây Âu khác. Củng cố công cuộc di dân có ý nghĩa thực tiễn quan trọng và sự sâu xa của nó, đặc biệt đáng kể trong việc quảng bá sự kiến trúc của tân quốc gia của chúng ta, bành trướng ảnh hưởng của đất nước và phát triển quan hệ đất nước chúng ta với các nước sở tại. Một trong những nước ấy chính là nước của Nyiri: Hungary. Mười lăm năm trước đây, di dân Tầu rất ít và sống thưa thớt tại Hungary. Nhưng sự sụp đổ của chủ nghĩa CS tại Đông Âu đã mở ra một thị trường mới cho các cơ sở kỹ nghệ tư và, chặt chẽ mà nói, nhiều trong số này đến từ nước cộng sản sau cùng trên thế giới: Tầu."

Được biết hiện có khoảng từ 20,000 đến 40,000 người Tầu tại Hungary, mà hầu hết đến bằng đường hỏa xa từ Vladivostok vượt biên giới trong vùng Viễn Đông Nga.

Điều ngày càng hiển nhiên là sự bừng dậy về kinh tế và chính trị Tầu đã tạo ra đợt di dân mới vào Hungary, Đông Nam Á và các nơi khác một niềm tự tin về chủng tộc và sự tự hào. Nhưng chính niềm tự hào dân tộc của đám di dân mới này cũng là một yếu tố tạo ra các căng thẳng giữa thế hệ di dân mới và những người di dân cũ, là những người e ngại rằng sự công khai bày tỏ chủ nghĩa dân tộc sẽ khơi mào sự bực tức và do đó sinh ra sự hồ nghi về các cộng đồng Hán tộc trong đất nước mà họ đang sống.

Đã có một số biến cố về tinh thần chống Tầu làm phát sinh ra những quan ngại này. Thí dụ, tháng Năm-1999, 300 "người mới" tập trung bên ngoài tòa đại sứ Mỹ tại thủ đô Phnom Penh của Cambốt để biểu tình phản đối việc đánh bom tòa đại sứ Tầu tại Belgrade, mà lúc đó Mỹ đã xác nhận là một cuộc đánh bom lầm.

Một nhóm nhỏ hơn người Cambốt gốc Tầu, đã sống tại đây nhiều thế hệ, liền tổ chức một cuộc biểu tình phản đối, chống lại nhóm biểu tình kia, mà một người trong họ nói: "Các anh không phải là anh em của chúng tôi. Người của các anh đã tàn sát chúng tôi trong triều Pol Pot." Tưởng nên nhắc lại, người Tầu đã bị đàn áp thậm tệ trong suốt thời gian Khmer Đỏ 1975-1979 bởi chế độ Pol Pot do Bắc Kinh bảo hộ.

Tại thành phố phía bắc Miến-điện, Mandalay, những di dân Tầu mới đến mua tiệm buôn, nhà hàng, khách sạn, quán karaoke – và thẻ giấy tờ hộ tịch. Với số tài sản tương đối cao của các di dân Tầu so với dân địa phương, nhà cầm quyền tại Miến đã phải miễn cưỡng củng cố luật di trú. Trên thực tế, một nhà tiểu thuyết nổi tiếng Miến là Nyi Pu Lay, ngay từ năm 1990 đã bị bắt – khi nhóm di dân Tầu đầu tiên bắt đầu tràn vào Mandalay – và bị kết án 10 năm tù về tội viết cuốn truyện mang tựa đề "Con Trăn – The Python", về việc di dân Tầu tràn vào thành phố và đẩy dân Miến địa phương ra khỏi nơi cư trú của họ.

Cộng đồng di dân Tầu cũ tại Miến-điện – hầu hết là người gốc Phú-sĩ (Fuji) và Canh-tân (Canton) – cảm thấy không thoải mái với sự gia tăng căng thẳng chủng tộc này; người Miến gốc Tầu nhớ lại việc các nhóm khác nhau gây bạo động tại Phố Tầu ở Yangon năm 1967, đốt cháy và tấn công các tiệm buôn Tầu vào lúc toàn quốc bị lâm vào khủng hoảng kinh tế.



Một thế tản dân diaspora [1] trong thời đại mới

Vậy thì điều gì đã thúc đẩy cuộc di dân Tầu mới này? Chin Ko-lin, mỗt người Miến gốc Tầu hiện là giáo sư thực thụ trường Luật Tội Phạm ĐH Rutgers, Mỹ, cho biết luồng di dân bắt nguồn từ sự thay đổi chính sách tại Tầu sau năm 1978, khi Washington và Bắc Kinh tái lập bang giao. Để hội đủ điều kiện cho quy chế tối huệ quốc, Tầu Cộng nới lỏng sự kiểm soát di trú năm 1979, rồi từ đó luồng sóng di dân bắt đầu.

Chin giải thích, "Rồi bắt đầu từ cuối thập niên 1980, một số người không hội đủ tiêu chuẩn di trú đã quay sang các nhóm buôn lậu người." Như vậy, việc di dân Tầu ra khỏi lục địa một phần là tội phạm, một phần là một thứ nghiệp vụ có nhiều lợi nhuận. Vào thập niên 1980, cái gọi là chương trình "cải cách và mở cửa" của Tầu dưới triều Đặng Tiểu Bình đã mở đường cho người Tầu tìm kiếm cơ hội tại hải ngoại.

Việc chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kỹ nghệ, sự sa thải hàng loạt xảy ra tại các xí nghiệp quốc doanh và sự mau chóng kỹ nghệ hóa các tỉnh duyên hải đều làm phát sinh sự rời bỏ nơi cư trú và di dân. Và đám di dân Tầu đã mau chóng khám phá ra cách thức tinh vi để tránh được các luật lệ di trú cả trong lục địa lẫn tại hải ngoại. Nếu biên giới trên bộ và phi cảng được canh giữ cẩn thận, người di dân sẽ đi thuyền; nếu lực lượng tuần duyên gia tăng hoạt động, họ đi bằng phi cơ.

Các lối "cửa sau" đã được khám phá và nhân lên. Một thí dụ: di dân sẽ lén sang Thái Lan bằng đường bộ, rồi bay từ Bangkok sang Bucharest, Romania – là nơi có vé phi cơ rẻ nhất đến Âu châu – rồi chuồn êm vào các nước trong khối Liên Hiệp Âu Châu quanh đó. Trong tháng này, Romania, một hội viên Liên Hiệp Âu Châu mới, bắt đầu cho nhập cảng công nhân Tầu nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân công trong kỹ nghệ may mặc. Những người khác bị buôn đến đảo Guam, Virgin Islands, hoặc Puerto Rico, là những nơi có sự kiểm soát ít nghiêm ngặt hơn bên trong nội địa Hoa Kỳ.

Trong khi chưa có được con số chính xác, giới tình báo Tây Phương tin rằng đã có đến gần 2 triệu người Tầu đã di dân hoặc hợp pháp, hoặc bất hợp pháp tính từ năm 1978 cho đến nay, và các cuộc di dân vẫn tiếp tục. Người ta ước tính có đến từ 30,000 đến 40,000 người Tầu đến Mỹ mỗi năm, và một con số tương tự đến các nước khác trên thế giới hàng năm. Chin và các chuyên gia khác về vấn đề di dân Tầu nói rằng đây là lần thứ ba trong lịch sử Tầu có diễn ra một cuộc di dân vĩ đại như vậy.

Theo họ, luồng sóng đầu tiên đến sau khi nhà Minh mất ngôi năm 1644 và bao gồm hầu hết là người không nói tiếng Quan-thoại ở miền nam, là những người đã chống lại giống Mãn-châu (nhà Thanh) vừa chiếm ngôi tại Bắc Kinh. Những di dân này thành lập các cộng đồng Tầu tại khắp Đông Nam Á, mà hiện nay đang kiểm soát nhiều thành phần kinh tế và phương tiện sản xuất trong vùng.

Đợt di dân thứ nhì đến sau cuộc nổi dậy tại Đại-bình (Taiping) và các cuộc đàn áp khác trong hậu bán thế kỷ 19 khi nhà Thanh của Mãn-châu sụp đổ và nội chiến bùng nổ giữa các phe võ trang khác nhau. Lần này chẳng phải di dân – một lần nữa từ các tỉnh miền duyên hải – làm gia tăng dân số các cộng đồng Tầu trong vùng Đông Nam Á, mà nhờ các tầu thủy mới phát minh, di dân Tầu đã đến cả Bắc Mỹ và Úc.


Di dân quốc gia

Nay, theo lời Forbes, thì "Luồng Sóng Thứ Ba" di dân đến từ khắp nước Tầu. Hệ thống đường bộ phát triển khắp nơi đã tạo ra sự di chuyển người Tầu liên tục đến các nước Đông Nam Á – và đường hàng không đã giúp họ dễ dàng đến được bất kỳ nơi nào trên thế giới. Ông lập luận rằng di dân mới trên thực tế sẽ có ảnh hưởng về kinh tế và xã hội sâu xa hơn so với các nhóm di dân Tầu trước kia.

Một thí dụ là tại Nhật, đám di dân lậu mới đến đây với con số cao hơn nhiều so với các cộng đồng Tầu nhỏ đã sống nhiều thế hệ tại Yokohama, Kobe và các thành phố cảng khác. Bọn con buôn người Tầu, được biết rộng rãi là "bọn đầu rắn – snakeheads", đang làm giầu nhờ chuyển di dân lậu bằng đường thủy, hàng không, hoặc trá hình làm "du học sinh" qua các chương trình trao đổi giáo dục.

Vì luật lao động khắc nghiệt tại Nhật, nhiều người mới chẳng còn làm sao hơn ngoại trừ làm tại các quán bar và câu lạc bộ ban đêm, thường do các tổ chức tội phạm có tổ chức kiểm soát. Hiện nay, các băng đảng Tầu còn bắt đầu thách đố cả Yakuza, là một tổ chức tội phạm lớn của Nhật. Các tranh chấp giữa các băng đảng từ Thượng Hải, Phú-sĩ và Bắc Kinh đã bùng nổ thành những cuộc chạm súng trong các thành phố vốn rất an bình của Nhật như Tokyo và Osaka.

Tinh thần "Hán tộc" cao độ này của làn sóng di dân mới có thể dẫn đến những thay đổi theo vùng tại những quốc gia và lãnh thổ mà họ định cư.

Một di dân tại Mỹ có thể trở thành một "người Mỹ gốc Tầu" và một người Tầu tại Úc thành một "người Úc gốc Tầu". Nhưng người Tầu trong vùng Viễn Đông Nga – là nơi mà ảnh hưởng Tầu ngày càng gia tăng – khó có thể trở thành một "người Nga gốc Tầu". Thế có nghĩa là, họ sẽ tiếp tục là người Tầu, chứ không phải người Nga. Tương tự, người Tầu định cư tại các nước đảo nhỏ trong Thái Bình Dương như Tonga và Marshall Islands sẽ tiếp tục là người Tầu, mà sẽ có rất ít hoặc chẳng có một tí trung thành nào với nước mà họ sinh sống cả.

Dù sao, đây cũng là một sự kiện chưa từng xảy ra. Trong thế kỷ thứ 18 và 19, người Âu châu đã di dân với số lớn đến các lục địa khác, từ đó hình thành các nước như Mỹ, Canada, Úc, Tân Tây Lan và các quốc gia mới khác. Người Tầu tuy không đi chiếm thuộc địa, nhưng nếu họ bắt đầu chiếm đa số tại những vùng như Viễn Đông Nga và các đảo Thái Bình Dương, điều không tránh khỏi là sẽ dẫn đến việc hình thành những cấu trúc chủng tộc, chính trị và xã hội hoàn toàn mới tại những vùng này. Và ngay cả trong trường hợp họ chỉ hình thành một nhóm thiểu số quyền lực, ảnh hưởng chính trị của họ sẽ đáng kể và là một thành phần để đối phó.

"Luồng Sóng Thứ Ba" của di dân Tầu đã và đang giúp củng cố ảnh hưởng của Tầu Cộng, đặc biệt trong các nước lân bang. Miến và Lào đã thiết lập quan hệ kinh tế và ngay cả quân sự với Tầu. Trao đổi thương mại cũng như giao dịch văn hóa và chính trị giữa Thái và Tầu đang phát triển mạnh. Tầu là đồng minh gần nhất của Cambốt, cũng là nguồn viện trợ, mậu dịch và di dân đang gia tăng. Ảnh hưởng của Tầu trong vùng Thái Bình Dương đang gia tăng làm lu mờ Mỹ. Dù cố tình hay không, việc di dân hàng loạt đang củng cố sự xuất hiện của Tầu như một thế lực lớn – và toàn cầu.




Phần 2: Công cuộc Hán Hóa (Sinicizing) Nam Thái Bình Dương


CẢNG MORESBY, Papua New Guinea, và NUKU' ALOFA, Tonga – Chẳng có gì bất thường về thực phẩm tại nhà hàng Tầu của Ang. Thực ra, món vịt quay ở đây tuyệt diệu và tờ hướng dẫn Lonely Planer bảo đảm với bạn rằng món canh chua-và-cay tại nhà hàng này đặc biệt gợi khẩu. Tuy vậy, sự ngon miệng này cũng chỉ bù đắp một phần nhỏ cho cái không khí ăn uống tại đây.

Sân khách sạn được bao quanh bằng tường cao có rào kẽm gai trên bờ tường và có ống kính quan sát. Hai người an ninh canh cửa theo dõi lối ra vào và chỉ mở chiếc cổng trượt nếu người gọi cổng trông thuần túy là thực khách đến ăn. Qua cổng người ta sẽ gặp một cánh cửa ra vào bằng sắt có người canh gác, và họ chẳng những đóng cửa mà còn khóa chặt sau khi khách vào bên trong khung cửa. Chỉ khi đó thực khách mới có thể thưởng thức món ăn của Ang trong một không khí tương đối yên ổn.

Chào mừng quan khách đến Cảng Moresby, thủ đô của Papua New Guinea – và, theo lời Đơn Vị Tình Báo Kinh Tế Gia, thì đây là nơi tệ nhất để sống trong số 130 thủ đô và thành phố lớn của thế giới. Các khách sạn lớn khuyên khách của họ không nên tản bộ ra ngoài – ngay cả giữa ban ngày trong khu vực trung tâm thành phố.

Tỉ lệ thất nghiệp tại đây lên cao đến mức từ 70% đến 90% và tội phạm đã trở thành lối sống cho các băng đảng thanh niên trẻ được sinh ra và lớn lên trong một nền văn hóa mà các sứ quân, đại gia và bạo động đã mọc rễ quá sâu. Thêm vào đó là việc quá dễ dàng mua súng đạn trong thành phố, và điều chẳng đáng lấy làm ngạc nhiên là hầu hết nhà dân tại Moresby trông giống như các nhà tù được được canh gác nghiêm mật và rằng khoảng 50,000 người Tây Phương sống tại đây khi nền độc lập được Úc trao trả năm 1975 cho đến nay đã giảm xuống chỉ còn vài ngàn.

Thế nhưng, theo như lời xì xào bàn tán trong nhà hàng Ang, những người mới đến từ Tầu Cộng đang mau chóng bù vào chỗ trống này với tư cách là các thương gia, nhà thầu, và nhà xuất nhập cảng hàng đầu trong cái xứ sở nghèo khó này. Trong suốt lịch sử, di dân Tầu đã cho thấy sự bằng lòng chịu đựng một cuộc sống khắc nghiệt để làm giầu tại quốc gia mới – và người Tầu tại Cảng Moresby cũng không ngoại lệ.

Ngày nay, di dân Tầu đến những vùng kiểu Papua New Guinea cũng được chào đón tại Bắc Kinh, là nơi dường như vội vã nhằm tạo ra sự hiện diện bằng người cùng với sự bành trướng về ảnh hưởng thương mại trong vùng giầu tài nguyên này. Trong một tờ báo địa phương, cựu tổng trưởng quốc phòng Papua New Guinea gần đây có viết, "Úc luôn coi Papua New Guinea là sân sau của họ [nhưng] ... từ năm 2000, Papua New Guinea đã gia tăng quan hệ song phương với Tầu Cộng trong cách lãnh vựa mậu dịch, đầu tư và quân sự ... Tầu có mặt tại đây để ở đây."

Theo nhà giảng huấn lão thành Benjamin Reilly thuộc ĐH Quốc Gia Úc – ANU – Australian National University, thì viện trợ quân sự của Tầu Cộng dành cho vài nước đảo vùng Thái Bình Dương còn duy trì quân đội – gồm Fiji, Vanuatu, Tonga và Papua New Guinea – cho đến nay vẫn khiêm nhượng, gồm chính yếu việc huấn luyện và tiếp liệu hơn là vũ khí, nhưng đã gia tăng mạnh trong vài năm gần đây. Nhưng đầu tư kinh tế, trái lại, công khai hơn nhiều.


Theo sau đồng tiền

Tháng 10, 2006, Thống Đốc Toàn Quyền Papua New Guinea, Paulias Matane, gặp gỡ chủ tịch Tầu Hồ Cẩm Đào và chào đón đầu tư Tầu Cộng trong các lãnh vực khai thác hầm mỏ, lâm sản và chài lưới. Tầu đã đầu tư vào việc phát triển một tỉ mỹ kim vào mỏ kền Ramu nằm trong tỉnh Mandang, là nơi có điều kiện làm việc khắc nghiệt đến mức nghiệp đoàn lao động đe dọa sẽ đóng cửa khu hầm mỏ. Với các đầu tư theo sau bởi một loạt di dân Tầu mà nhiều người trong số đó hiển nhiên sẽ ở lại lâu dài. Theo ước tính chính thức, hiện có khoảng 10,000 công dân Tầu Cộng tại Papua New Guinea – dù vậy một số người tin rằng con số thực sự còn cao hơn. Nhiều người trong số này là di dân bất hợp pháp, nhưng passport vào Papua New Guinea, và từ đó là quyền công dân tại đây không khó kiếm. Thí dụ, trong năm 2000, một vụ gian lận passport có liên hệ đến các viên chứ cao cấp Papua New Guinea từ bộ ngoại giao bị khám phá – mà cho đến khi bị đóng cửa chính yếu chỉ có lợi cho nhiều di dân Tầu đang tìm cách trở thành thường trú nhân tại đây.

Trong khi đó, sự gia tăng trợ giúp tài chính của Tầu Cộng đã làm nhòa đi bất kỳ quan ngại nào của chính quyền về sự gia tăng di dân Tầu và hiển nhiên đã làm giảm mức phát triển kinh tế khi các nước cấp viện truyền thống khác như Úc chẳng hạn đe dọa cúp viện trợ vì tham nhũng, bè phái và lạm dụng quyền hành.

Tarcy Eri, một nhân viên ngoại giao cao cấp, nói nhân dịp kỷ niệm toàn quốc của Tầu, ngày 1-10-2005, "Tình trạng chỗi dậy về kinh tế và quân sự của Tầu trở thành một cột trụ quan trọng cho các nước đang phát triển như Papua New Guinea." Tiếng nói của Tầu Cộng tại Liên Hiệp Quốc, theo ông, là "tiếng nói cho thế giới đang phát triển."

Ngoài vùng Viễn Đông Nga và các phần liên tiếp trong vùng Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương nói chung và Papua New Guinea nói riêng đang trở thành một trong 3 vùng trên thế giới có ảnh hưởng của Tầu Cộng đang phát triển nhanh chóng đến độ sự bàng trướng này có thể chẳng bao lâu sẽ dẫn đến sự khác biệt chẳng những về kinh tế mà còn cả về nhân chủng một cách đáng kể trong vùng.

Nam Thái Bình Dương là quan trọng đối với Bắc Kinh vì một số lý do chiến lược. Một trong số đó là Đài Loan, hoặc, như tên chính thức, là Cộng Hòa Tầu, đang cố gắng có được sự công nhận ngoại giao từ quốc gia đảo nghèo trong vùng Thái Bình Dương này, mà Bắc Kinh đã cố gắng hết sức để khước từ hòn đảo mà Bắc Kinh coi là một tỉnh muốn đòi hợp thức hóa trước quốc tế.

Bắc Kinh cũng tài trợ cho việc thành lập ngân sách năm các cuộc tranh tài Nam Thái Bình Dương năm 2004 được tổ chức tại Suva và Fiji. Và Tầu cũng đã đầu tư rất nhiều vào Papua New Guinea, là nơi giầu về tài nguyên thiên nhiên nhưng vì tình trạng luật pháp và trật tự bất ổn nên đã không có sức thu hút đối với đầu tư Tây Phương. Viện trợ Tầu Cộng dành cho Papua New Guinea – là nước lớn nhất trong các đảo Thái Bình Dương – hiện đứng thứ nhì sau tài khoản 300 triệu mỹ kim viện trợ của Úc mỗi năm.

Nhưng còn có các mục tiêu chiến lược quan trọng hơn trong vùng Thái Bình Dương. Trong khi Mỹ đang tập trung vào các tranh chấp trong vùng Trung Đông, thì Tầu đang thiết lập các con đường nhân sự vào nơi đã từ lâu được coi là nằm trong vùng ảnh hưởng của Mỹ. Nhiều phân tích gia còn cho rằng vùng Thái Bình Dương trong tương lai có thể trở thành vùng Chiến Tranh Lạnh mới, là nơi mà Tầu và Mỹ sẽ cạnh tranh lấy các nước đối tác và lợi thế chiến lược.

Tầu Cộng hiện đang bành trướng ảnh hưởng trong vùng Thái Bình Dương, mà theo lời Railly của ANU, với "mục tiêu dài hạn là thách đố Mỹ giành làm thế lực chính trong vùng. Hiện nay người ta không thể tự nhiên coi vùng Oceania tiếp tục là một 'cái hồ của Mỹ'", mà Tonga là một trường hợp điển hình cần lưu ý.


Ghi chú của atimes.com:

Bertil Lintner nguyên là cựu biên tập viên tờ Viễn Đông Kinh Tế - Far Eastern Economic Review và hiện là ngòi bút của Asia-Pacific Media Services. Loạt bài này là một phần trong một tài liệu nghiên cứu lớn hơn được thực hiện với sự yểm trợ của cơ quan John D và Catherine T MacArthur Foundation.

Ghi chú của người dịch:

1. Diaspora: khi viết không hoa, được dùng để chỉ bất kỳ dân tộc hoặc chủng tộc nào bị buộc hoặc kích động rời quê hương tản mác ra khắp nơi trên thế giới, mà vẫn bảo đảm việc duy trì văn hóa riêng trong vùng đất mới.

Chữ này nguyên thủy được dùng trong Cựu Ước để chỉ việc dân Do Thái bị lưu đày từ vùng đất hứa Judea sang Babylon (Iraq ngày nay) vào năm 586 trước Công Nguyên; và bị người La Mã đem đày tại nhiều nơi khác nhau vào năm 136 sau Công Nguyên.

• Người dịch nhận định:

Nếu liên hệ "Đợt Sóng Thứ Ba" này với bài diễn văn của Trì Hạo Điền thì thế giới cần "giật mình". Chúng ta nên biết rằng bài diễn văn của Trì Hạo Điền chẳng phải dựa trên ý kiến của riêng cá nhân Trì Hạo Điền mà chỉ là một phát triển từ tư tưởng của hai nhà chiến lược Tầu Cộng là Lưu Hứa Huỳnh (già) và Hà Tân (trẻ), do đó bài diễn văn nên được coi như một phản ảnh của quan niệm về các mưu đồ của Hán tộc hơn là một bài nói xuông cho qua chuyện (nếu quý bạn muốn đọc toàn bộ bài diễn văn, xin vào bài "Chiến tranh không xa chúng ta và là bà mụ của thế kỷ người Tầu" vẫn còn trên trang http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%2076.htm ).

Khi bơm Khổng Tử lên như một vị thánh Tầu: "Chính Khổng Tử, người khai sáng văn hóa nước Tầu chúng ta, người cho chúng ta di sản kế thừa này.", hiển nhiên Trì Hạo Điền đã hé mở một trong những tụ điểm của mưu đồ Hán hóa toàn cầu của Hán tộc: khoác áo "hiền triết" Khổng, tản dân xâm thực từ từ. Vì, Khổng có phải là một "hiền triết" Tầu như người ta nói hay không; vì cái hay của Khổng Tử đâu ngày nay ta không thấy, chỉ biết rằng chính từ cực đoan Khổng mà dân tộc Việt Nam ta đã bị cả ngàn năm đô hộ giặc Tầu!

Phải chăng việc hủy diệt toàn thể Bách Việt là cái gọi là "Hoa - cái hay, cái đẹp" của Hán tộc?

"Hán hóa toàn cầu" ở đây do vậy không có nghĩa là "Khổng hóa toàn cầu" – là văn hóa – mà là mưu đồ, là chính trị. Phải chăng cực đoan Khổng và cực đoan Mác có điểm giống nhau ở chỗ cả hai đều cực đoan và đều đẻ ra những chế độ độc tài khủng khiếp nhất của nhân loại !!!??? Một tân Hán Khổng hình dung qua quan điểm của Trì Hạo Điền hiển nhiên cũng không là ngoại lệ!

nguon
http://www.atimes.com/

----

War Is Not Far from Us and Is the Midwife of the Chinese Century
The War Is Approaching Us
Chiến Tranh Không Xa Chúng Ta Và Là Bà Mụ Của Thế Kỷ Người Tàu

The following is a transcript of a speech believed to have been given by Mr. Chi Haotian, Minster of Defense and vice-chairman of China’s Central Military Commission. Independently verifying the authorship of the speech is not possible. It is worth reading because it is believed to set out the CCP’s strategy for the development of China. The speech argues for the necessity of China using biological warfare to depopulate the United States and prepare it for a future massive Chinese colonization. “The War Is Not Far from Us and Is the Midwife of the Chinese Century” was published on February 15, 2005 on www.peacehall.com and was published on www.boxun.com on April 23, 2005. This speech and a related speech, “The War Is Approaching Us” are analyzed in The Epoch Times original article “The CCP’s Last-ditch Gamble: Biological and Nuclear War.”

Tầu Cộng: "Mở Rộng Không Gian Sinh Sống" (2)

Vấn đề biên giới trên đất liền & trên biển
Vài suy ngẫm về Trung Quốc

Aucun commentaire: