1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 20 avril 2007

Ngày 19-4-2007 Đi Tìm Đồng Đội Ai Mất Ai Còn?

Ngày 19-4-2007 Đi Tìm Đồng Đội Ai Mất Ai Còn?

MƯỜNG GIANG . Việt Báo Thứ Sáu, 4/20/2007, 12:02:00 AM
Ngày 19-4-1975 Phan Thiết Mất, Ngày 19-4-2007 Đi Tìm Đồng Đội Ai Mất Ai Còn?

Vậy mà cũng đã 32 năm rồi đó, thế nhưng thời gian hơn một phần tư thế kỷ cũng không làm sao xóa mờ tận tuyệt những hình ảnh khắc đậm trên mỗi khuôn mặt đau thương của từng người mẹ, người vợ, người con và bạn bè chiến hữu, có thân quyến đã gục ngã trên quê hương hay trong các ngục tù Cộng Sản . Nhưng chính xương máu của các anh, mới là trường thành xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do và hạnh phúc thật sự, chắc chắn phải có trong tương lai gần, giữa lúc cả nước và hải ngoại, muôn người như một đang đứng dậy, đối mặt ‘ tử chiến ‘ với kẻ thù của Dân Tộc VN : Đó là đế quốc Cộng Sản đang cai trị, nô lệ hóa dân tộc Hồng Lạc từ sau ngày non sông bị giặc cưởng chiếm, dầy xéo 1-5-1975.

Ngày Chủ Nhật 15-4-2007 tại thủ đô tị nạn của người Việt Quốc Gia ở Miền Nam CA, một Đại Hội được mang tên ‘Ân Tình‘, được thể hiện với mục đích truy điệu, vinh danh và tưởng nhớ những người con thân yêu của Phan Thiết, Bình Thuận .. đã gục ngã trong cuộc chiến hay vẫn còn sau cuộc đổi đời, tuy nghi thức giản dị nhưng cũng đủ làm chảy nước mắt những người lính già hiện diện trong buổi lễ và đặc biệt là những tiếng khóc của những người vợ lính, có chồng chết trong các ngục tù CS, khi nghe bà Trương Đức Nghi, quả phụ cố Thiếu Tá Trinh Văn Bình, Tiểu Đoàn trưởng Tiểu Đoàn 275 ĐP thuộc Tiểu khu Bình Thuận, khóc nhớ người chồng thân yêu, đã mất xác vào năm 1979 tại rừng núi Vĩnh Phú (Bắc Việt).

Hởi ôi con người đâu phải cây cỏ, thép đá, đâu phải cầm thú vô tình, nên đâu có ai nở ngoảnh mặt quay lưng với đồng đội mình, trong lúc đó có rất nhiều người, họ chẳng bao giờ biết tới chuyện lính tráng, chiến tranh, chuyện Phan Thiết, Bình Thuận, thậm chí có những hậu duệ sinh trưởng ở quê người.. cũng vẫn cố có mặt ngày hôm đó, để cùng với ông-cha, anh em, chia xẽ niềm đau chung của đất nước và dân tộc, đồng thời hân hoan tiếp nhận sự hy sinh cao quý của ông cha mình, để mà hãnh diện với người muôn phương, rằng chúng tôi là con cháu của các thế hệ thuộc QLVNCH, Cán Bộ, Cảnh Sát, Công Chức Miền Nam nói chung và Tỉnh Bình Thuận yêu quý, thân thương.

Ngày 19-4-1975 Phan Thiết mất vào tay đế quốc Cộng Sản Quốc Tế. Ngày 19-4-2007 giữa chốn quê người, tôi người lính già tàn phế, sau cuộc chiến chỉ còn trái tim cô đơn khô máu, mang một thân phận tũi buồn của kiếp lính quèn nhưng vẫn hiên ngang ngẫn mặt, vẫn đầy đủ tư cách của người lính ‘VNCH‘ , quỳ đây giữa trời đất mông mênh, cùng với sóng biển, đá núi và những cánh chim bạt ngàn, những sinh vật vô tình nhưng mang trái tim nhân thế, để dâng lên hương linh các anh hùng liệt nữ, trong đó có Những Người Con Thân Yêu Của Phan Thiết, Bình Thuận, vì đời, vì người, vì đại nghĩa dân tộc, nên đã ‘VỊ QUỐC VONG THÂN‘. Đó là lòng tri ân thanh kính, mà chúng ta hôm nay, ngày mai và mãi mãi sẽ không bao giờ quên được.

Cảm động biết bao những người lính còn sống sót của Bình Thuận sau ngày 19-4-1975, trong đó có cánh chim đầu đàn là Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa và những Tiểu Đoàn Trưởng, Đại Đội Trưởng và quân nhân các cấp, có mặt tại Phan Thiết vào những giờ phút cuối cùng , đã ghi lại ‘Thiên Hùng Ca Phan Thiết ‘ vào những ngày cuối tháng 4-1975.

‘Tháng tư năm đó ta còn nhớ

Phan Thiết chìm trong lửa bạo tàn

Mười Chín giặc về gây khổ hận

Đạn tăng nghiền nát vạn con tim



Tháng tư hè tới ve rền hát

Hoa vẫn vô tư nhuộm đất trời

xác phượng nằm bên thây lính trận

Máu đào hòa lẫn cánh hoa tươi



Tháng tư mất nước ai quên được?

Đồng đội năm nao xác ngập đường

Nơi bến, trên tàu trong xóm nhỏ

Những ngày tù ngục sống thê lương



Tháng ba giặc chiếm Ban Mê Thuột

Phan Thiết thang tư xác ngập đường

Cả nước tháng năm thành địa ngục

Giờ đây sông núi vẫn đau thương .. ’ ’

+ NHỮNG NGÀY TỬ CHIẾN CUỐI CÙNG TẠI PHAN THIẾT:

Ngày 2-4-1975, Bộ Tư Lệnh/ Quân Đoàn II lần lượt tan hàng tại Pleiku và Nha Trang, và cuối cùng bị xóa tên, vào lúc 1giờ 45 trưa cùng ngày, qua quyết định của Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH, sáp nhập phần lãnh thổ còn lại vào QĐIII. Theo Thiếu Tá Phạm Huấn, tác giả ‘Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên1975‘ cũng như tài liệu của Đốc Sự Phạm Ngọc Cửu, Phó Tỉnh trưởng BT. Cả hai đều là nhân chứng,xác nhận Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh QDII, đã tiếp nhận mệnh lệnh trên, tại BCH. Hành quân của Tiểu Khu Bình Thuận đóng trên Lầu Ông Hoàng, từ tay Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Phó QDIII. Sau đó,ông đã rút súng của mình để tự sát nhưng nhờ Đại Ta Ngô Tấn Nghĩa (chứ không phải Đại Tá Đức), đang đứng bên cạnh, đã ngăn cản kịp thời, nên Tướng Phú đã nói ‘Chết bây giờ hay chết lúc VC vào Sài Gòn, cũng thế thôi, có gì đáng tiếc‘. Và ông đã giữ đúng lời hứa, vào ngày 1-5-1975, khi VC cưởng chiếm được Miền Nam, đã quyên sinh bằng độc dược,như các Vị Tướng lãnh Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai.. lưu danh thiên cổ, tuy chết nhưng vẫn sống muôn đời trong lòng Dân Tộc Việt.

Về lực lượng quân sự bảo vệ thị xã Phan Thiết, do Tiểu đoàn 229 ĐPQ của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Tiến, lúc đó đang công tác tại Khu Định Cư Nghĩa Thuận, nằm bên kia Đập Đồng Mới, thuộc xã Lương Sơn, thì có lệnh rút về tăng phái cho Nam Bình Thuận vào những ngày đầu tháng 4-1975. Đại Đội 4/229 do Trung Uý Cao Hoài Sơn làm Đại Đội Trưởng, phụ trách bảo vệ Nông Trường Sao Đó tại Bình Tú, thế cho Đơn Vị của Đại Uý Huỳnh Văn Quý, đã di chuyển. Ngày 3-4-1975, toàn bộ Tiểu Đoàn 229/ĐP được lệnh rút về bảo về Tiểu Khu và Tòa Hành Chánh Tỉnh : ĐĐ2/229 phòng thủ Tiểu Khu, ĐD4/229 trách nhiệm khu vực có chu vi là đường Nguyễn Hoàng, vườn hoa bao quanh mặt sau Tiểu Khu. ĐD3 và 1/229 phòng thủ vi trí còn lại quanh thị xã.

Một đêm trôi qua và cuối cùng Đoàn Di Tản cũng đã vào lãnh thổ Bình Thuận. Các Quận Tuy Phong, Phan Lý Chàm, Hải Ninh nhờ không nằm trên QL1 nên ít bị thiệt hại vật chất. Ngược lại Quận Hòa Đa bị tàn phá nặng nề, từ Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành,Chợ Lầu vào tới Lương Sơn nằm dưới chân núi Tà Dôn. Tiệm ăn, quán giải khát, cửa hàng tạp hóa đều bị cướp sạch.

Tại Phan Thiết, sáng ngày 4-4-1975, hầu như mọi con đường trong thành phố đều tràn ngập các loại xe cộ của Đoàn Di Tản, chẳng khác gì một con quái vật khổng lồ, dài mấy chục cây số. Hởi ôi công trình ba trăm năm đánh đổi bằng máu xương huyết lệ của không biết bao nhiêu thế hệ, chỉ có một đêm ngắn ngũi, đã bị đốt cháy ngôi chợ lớn, nhiều cây xăng, dập phá phố xá thương mại và nhà cửa của dân lành. Nhưng nhức nhối hơn hết, vẫn là cảnh đàn bà, con gái bị hãm hiếp.. ngay trước đám đông, mà không ai dám ngăn cản hay can thiệp, vì Tỉnh dã bỏ ngỏ nên không tìm đâu được bóng dáng của chính quyền.

Theo lời kể của Trung Uý Sơn, ĐĐT/ĐĐ4/229 “ Tối đêm 4-4-1975, trong lúc tinh thần đang căng thẳng, bổng nghe một tiếng nổ rất lớn, tiếp theo là chợ Phan Thiết bốc cháy. Lập tức tôi dùng máy PRC25 gọi báo về BCH/TĐ và Tiểu Khu, đồng thời xin phép cho Đại Đội tôi tới chợ chữa cháy. Lúc đó vào khoảng 10 giờ đêm nhưng mãi tới 12 giờ khuya mới được chấp thuận, đồng thời có lệnh ‘ bắn bỏ tất cả những ai chống cự hay thừa dịp hỏa hoạn cướp giựt ‘..Bấy giớ đám tàn quân thấy có Đơn Vị Địa Phương tới đường Gia Long, nên tự động rút đi nơi khác, tránh được đổ máu, một điều mà tất cả quân dân Bình Thuận không ai muốn. Theo lời tường thuật của đồng bào, nguyên nhân vụ hỏa hoạn là do một tàn quân dùng súng M72 bắn vào cửa sắt của tiệm giầy Ba Ta, nằm trong phạm vi chợ, trên đường Ngô Sĩ Liên. Lửa từ đó cháy lan khắp chợ nhưng không ai dám ra chửa cháy, vì lúc đó đám tàn quân đang bắn phá cướp giựt loạn ngầu.

Thấy có quân đội tới, đồng bào ở các khu phố Gia Long, Ngô Sĩ Liên, Lý Thường Kiệt, Minh Mạng.. mới túa ra khỏi nhà, xông vào chợ để khuân vác những đồ đạc còn lại. Phần Đại Đội tôi vừa lo chửa lữa, vừa phụ giúp chuyển vận hàng hóa từ chợ ra chất đầy truớc Rạp Chiếu Bóng Ngọc Thuý. Đồng lúc có hai xe chữa lửa của Trung Tâm Yểm trợ Tiếp Vận, do Thiếu Tá Phạm Minh chỉ huy, tới chữa cháy cho hai dãy phố Ngô Sĩ Liên và Gia Long, vì chợ lúc đó đã thành đống tro tàn. Thảm nhất là cả hai xe cứu hỏa, đều không có nhân viên cứu lửa mà chỉ có tài xế, nên Thiếu Tá Phạm Minh và Tôi, phải đích thân cầm vòi rồng xịt nước dập lửa. Công tác kéo dài gần tới sáng mới dập tắt hết lửa. Đồng bào đường Gia Long đã hết lòng cảm ơn, tự nguyện quyên góp được 120.000 đồng, để ủy lạo anh em binh sĩ và tài xế xe chữa lửa, vi đã hết lòng giúp đở mọi người trong cơn họan nạn, nhất là Thiếu Tá Phạm Minh. Trời mới sáng, chưa kịp nghĩ ngơi, thì VC pháo kích vào BCH/TK nhưng lại rớt ra ngoài, quanh vườn hoa, bờ sông và ngân hàng Việt Nam Thương Tín. Có hai trái rớt vào khu đông dân ở Bình Hưng, khiến cho nhiều người thương vong. Tôi được lệnh trèo lên sân thượng của Ngân Hàng VNTT để quan sát hướng đạn, sau đó gọi Pháo Binh tại Lầu Ông Hoàng phản pháo, nhờ đó mới dập tắt được pháo kích.

Khoảng 10 giờ sáng, lúc VC đang pháo kích, bổng có một bọn du đảng, nhặt ở đâu được một xe Jeep quân đội bỏ lại, cắm cờ Mặt Trận GPMN, tay cầm súng AK47, mang băng đó, lái xe chạy băng qua cầu Quan, tới trước Rạp Chiếu Bóng và Khách Sạn Anh Đào, thì đụng độ với ĐĐ1/229/ĐP của Trung Uý Nguyễn Văn Thư, nên chúng đã bị bắn chết ngay trên xe. “

Buổi trưa, có thêm hai hỏa tiển 130 ly, từ hướng Xuân Phong,Trinh Tường, pháo vào trung tâm Phan Thiết., làm thương vong một số người. Chừng ấy đoàn di tản mới chịu rời thành phố nhưng lại rơi vào ổ phục kích của VC tại cây số 37 trên QL1. Số còn lại chạy thoát về tới Căn cứ 10, thì bị Tiểu khu Bình Tuy giải giới hết.

Ngày 7-4-1975, sau khi Lâm Đồng bỏ ngõ, quân Bắc Việt từ Di Linh về tấn công Chi Khu Thiện Giáo và Trung Đội Nghĩa Quân,bảo vệ Cầu Ngựa tại Xóm Gọ,đồng thời pháo kích vào TD230 DPQ của Đại Uý Mai Vi Thành, Quyền Tiểu Đoàn Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng Chi Khu Thiện Giáo. để chận đường tiếp viện. Trận chiến thật ác liệt., VC mở nhiều đợt tấn công nhưng đều bị chận tại hàng rào phòng thủ,bởi mìn Claymore, lựu đạn và những khẩu đại liên ở các lô cốt. Trận này, có sự tham dự của hai Đại Đội thuộc TD230, do Đại Uý Tập và Trung Úy Sanh chỉ huy, thêm vào yểm trợ của Pháo Bi nh và Trực Thăng võ trang. Sáng ngày 8-4-1975, VC chém vè, bỏ lại chiến trường 72 xác chết, bên ta có 14 tử thương và nhiều binh sĩ thương nặng. Ngày 15-4-1975, VC từ khắp nơi, pháo kích dồn dập vào Chi khu Thiện Giáo. Do trên Đại Tá Nghĩa cho lệnh di tản và điều động TD230 về phòng thủ Phan Thiết.

+ TỬ CHIẾN TẠI PHÚ LONG :

Chiều ngày 12/4/1974, Đại Uý Huỳnh Văn Quý đang là Liên Đội Trưởng Liên Đội Đặc Biệt, bảo vệ Nông Trường Sao Đỏ, ở phía nam phi trường Phan Thiết, được chỉ đinh làm Tiểu Đoàn Trưởng , TĐ 249 DPQ thay thế Thiếu Tá Phan Sang, với nhiệm vụ tái chiếm lại Phú Long, đã mất từ mấy ngày qua. Vì quân số quá hao hụt, nên TK biệt phái thêm cho TD, Đại Đội 283 Biệt Lập của Đại Uý Nguyễn Văn Ba, một sĩ quan LLDB rất gan dạ và tài giỏi. Ngoài ra Đại Uý Nguyễn Văn Hạnh, một sĩ quan Biệt Động Quân, đang làm việc tại Phòng 3/TK, cũng được chỉ định làm TDPhó/249 thay DU Huỳnh Đắc Hoá.

Lúc 4 giờ chiều ngày 13-4-75, xe chở TD249 và DD283, từ Phan Thiết tới Phước Thiệu Xuân thì đổ quân và tái chiếm Phú Long bằng ba cánh : - 1 do DD283 tăng phái của DU Ba và DD3/249 của Trung Uý Thời, đánh từ Lò Vôi tới Chợ và Cầu Phú Long. Cánh 2, do DD4/249 của Trung Uý Thành và Trung Đội Thám Sát của TD, đánh từ Lò Vôi tới Trụ Sở Xã Phú Long. Cánh 3, do DD1/249 của DU.Đáp, tấn công hướng đông. Riêng DD2/249 của Đại Uý Nguyễn Chánh Trúc, làm lực lượng trừ bị cho TD.

Trận chiến rất khốc liệt, kể cả TrD6/SD2BB biệt phái, mấy ngày trước vẫn phải rút về Phước Thiệu Xuân, vì hỏa lực của giặc rất mạnh, lại chiếm được nhiều cao ốc trên QL1, đặt súng Đại bác 57 ly và B40 bắn từ trên cao xuống. Thêm vào đó là pháo 105 ly, mà giặc đã chiếm được ở Lâm Đồng, Tuyên Đức kéo về, bắn liên tục từ Bình An sang, làm thương vong nhiều người, trong đó có TrU Thời (DDT) và TrY Nhàn (DDP) của DD2/249, tại Ấp Phú Trường. Vì vậy tới ngày 14-4-75, TD phải đánh cận chiến bằng lưu đạn, cũng như tranh giành từng thước đất khắp các vị trí, mới chiếm lại được xã Phú Long. Suốt trận đánh, dù bom đạn đã biến Phú Long thành biển lửa nhưng các cấp chỉ huy chiến trường, đã cố gắng tuyệt đối giữ nguyên vẹn những chốn tôn nghiêm, một sự khác biệt giữa người Việt Quốc Gia nhân bản, và bọn Việt Gian Cộng Sản, mang mặt người mà con tim khối óc thú vật, nên không chừa bất cứ ai, kể cả tù nhân, thương phế binh, cô nhi quả phụ.. thì noí gì tới các đấng Thần Linh, Trời Phật..

Sau đó TD249 và DD283 biệt lập cố thủ tại Phú Long, cho tới chiều ngày 18-4-1975 được lệnh lui quân, vì các binh đoàn của Cộng Sản Bắc Việt đã vào tới Xã Tùy Hòa. Tuy Phan Rang đã thất thủ từ chiều ngày 16-4-1975, nhưng CS Bắc Việt đã tổn thất rất nặng nề tại mặt trận này, hơn nữa dọc theo bờ biển, từ Mũi Dinh vào tới Vịnh Cà Ná có rất nhiều chiến hạm của BTL Vùng 2 Duyên Hải, nên chúng chỉ dám tới Cầu Đá Chẹt, ở bên kia ranh giới tỉnh Bình Thuận mà thôi. Vì Bắc Bình Thuận đã bỏ ngỏ ngay từ chiều 16-4-1975, nên Binh Đoàn Bắc Việt tiến vào Phan Thiết rất nhanh và chiều ngày 18-4-75, đã tới Tà Dôn. Bởi vậy Đại Uý Quý , xin Đại Tá Nghĩa, tăng cường cho TD249, Chi Đoàn Thiết Giáp của SD2BB, đóng tại Phước Thiệu Xuân, cùng với TrD 6/SD2BB, do Trung Tá Tôn Thất Hổ làm Trung Đoàn Trưởng, nhưng TK không đáp ứng, vì các Đơn Vị tăng phái này, đang chuẩn bị rút về Nam, khi biết tin quân Bắc Việt sắp tới Phú Long. Khoảng 6 giờ chiều ngày 18-4, qua hệ thống truyền tin, Đại Uý Quý, biết BCH. Tiền Phương của Đại Tá Nghĩa, đóng trên Lầu Ông Hoàng, đã rút ra bờ biển, theo đường Phú Hài về Phan Thiết. Dù nhận lệnh cố thủ Phú Long, nhưng Quý không thể chấp hành lệnh, khi tất cả các đơn vị,kể cả Thiết Giáp đã rút. Lúc đó, coi như TD249 và DD283/DPQ là đơn vị đoạn hậu.

Tuy nhiên cuộc rút quân, chỉ thực hiện, khi biết xe tăng địch đã tới Xã Tuỳ Hòa,cách Phú Long chừng 2 km, vào lúc 7 giờ tối. Theo kế hoạch, DD4/249 đóng ở Cổng Bắc xa nhất, rút trước. Còn DD2/249 là thành phần trừ bị, nên rút sau cùng. Vì nghĩ rằng sẽ về tái chiếm lại , nên DU Quý không cho phá Cầu Phú Long, ngang sông Cả, trên QL1, như lệnh của TK/BT đã ban hành, mà chỉ gọi Hải pháo bắn yểm trợ. Trong lúc TD249 rút quân, thì máy của Thiết Giáp/SD2BB, liên lạc ngăn chận, bảo chờ gở mìn. Tại Lầu Ông Hoàng, lúc đó còn có DD1/275DPQ của Đại Uý Nguyễn Đình Uý, từ Tà Dôn rút về. Còn DD290/DPQ biệt lập của DU Sâm, thì từ lâu ở đó, để bảo vệ BCH nhẹ của TK và Khẩu Đội Pháo Binh 105, đóng tại đây. Cuối cùng trong đêm 18-4-1975, TD 249 và DD283 rút về Rạng và được thuyền đánh cá, chở tới Vũng Tàu. Riêng DD1/275 của DU. Uý và DD290 của DU.Sâm, chỉ rút khỏi Lầu Ông Hoàng, khi xe tăng VC tấn công .

Tại QL số 1, dù SD2/BB cũng như các TD249/DPQ và TD274/DPQ rút về Phan Thiết, nhưng các Trung Đội Nghĩa Quân vẫn ở lại, dù có lệnh di tản. Chính Họ đã bắn cháy một T54 , trước Nhà Thờ Kim Ngọc. Kiêu hùng nhất là Trung Đội Nghĩa Quân Phước Thiện Xuân của Bảy Neo (Trung Đội Trưởng) và Phụ Tá là Bảy Bửu (Ủy Viên Cảnh Sát) nhất quyết ở lại không chay. Được biết cả hai trốn vào rừng, sau đó thay tên đổi họ lưu lạc khắp bốn phương trời. VC nhiều lần bắt vợ con hù dọa nhưng vẫn không được tung tích hai vị anh hùng vô danh trên.

+ TỬ CHIẾN TRONG THỊ XÃ PHAN THIẾT:

Từ ngày 15-4-1975, Tiểu Đoàn 229/ĐP được lệnh phòng thủ từ Cầu Sở Muối trên QL1 qua tới Tân An trên Liên Tỉnh Lộ 8, tiếp giáp với Tiểu Đoàn 202/ĐP của Đại Uý Huỳnh Văn Hoàng. Ba Đại Đội 2,1,4 dàn quân thành vòng cung, từ QL1 tới Tỉnh Lộ 8, ôm trọn phía bắc Ấp Tân Điền. Còn Đại Đội 3/229 của Trung Uý Quang, đóng ở Ruộng Muối ngang với Ấp Tân Điền, BCH Tiểu Đoàn đóng dưới chân Cầu Sở Muối. Lúc bấy giờ Tiểu Đoàn 249/ĐP của Đại Uý Quý đang anh dũng tử chién với giặc tại Phú Long, nên CS pháo kích liên tục vào BCH/TĐ229 liên tục nhưng không gây thương vong cho người nào.

Theo lời Trung Uý Sơn kể “Trưa ngày 18-4-1975, tôi nhận được lệnh, đem ĐĐ4/229 tấn công tái chiếm Tân Điền. Sau khi được Pháo Binh và Súng cối 81 ly của TĐ bắn yểm trợ, chúng tôi xung phong vào Ấp, qua sự yểm trợ của ĐĐ2/229 của Đại Uý Duyên và ĐĐ1/229 của Trung Uý Thứ. Hỏa lực của địch phản công dữ dội, khiến 1 Chuẩn Uý và 2 Binh sĩ bị thương nặng, nên tôi xin lệnh rút lui. Sau khi trở về vị trí phòng thủ, tôi nhận được lệnh TỐI NAY GIỜ N LÀ LÚC CẦU PHÚ LONG BỊ GIỰT SẬP. Từ đó Tiểu Đoàn sẽ lui quân xuống Bải Biển Bình Tú, chờ Tàu Hải Quân vào vớt, chở tới Vũng Tàu. Đây là tiêu lệnh chung của Đại Tá Nghĩa ban hành cho tất cả các đơn vị ĐPQ đang tham chiến tại Phan Thiết và vùng phụ cận, trước khi di tản xuống tàu Hải Quân, để xin phương tiện của Bộ Tư Lệnh Vùng 2 Duyển Hải, lúc đó do Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh chỉ huy.

Nhưng cả Tiểu đoàn chờ mãi tới 8 giờ tối vẫn không thấy tín hiệu, trong lúc đó có Trung Đội Nghĩa Quân đóng ở một đồn nhỏ cạnh QL1, liên lạc xin được nhập chung với Đại Đội tôi để rút quân. Tới 9 giờ tối, nhìn về Phú Long vẫn im hợi lặng tiếng, khác với những ngày qua, lúc nào bom đạn cũng nổ rầm trời. Chờ tới 10 giờ, thì nghe tiếng xích sắt của xe tăng VC lăn trên QL, thật ghê rợn, tiếp theo là tiếng đại bác trên xe tăng nhắm bắn vào tháp chuông của Nhà Thờ Kim Ngọc. Lúc đó tôi đã gọi máy báo cáo về BCH/TĐ rằng xe tăng của địch đã qua cầu Phú Long và đang tiến về hướng Phan Thiết. Nhưng Thiếu Tá Tiến không tin, bảo đó là tiếng máy cầy kéo vĩ sắt để hù chúng ta (ThT Tiến sau khi học tập về, được con bảo lảnh sang Úc và qua đời vì bệnh).. ngoài ra cho biết sẽ bắn trái sáng để cho tôi quan sát, còn ra lệnh bắn hạ ngay chiếc xe đi đầu. Nhưng lệnh chưa thi hành kịp, thì xe tăng chỉ còn cách chúng tôi chừng 200m. Vì trước sau đều có địch, nên tôi ra lệnh nằm im tại chổ, lúc đó xe tăng chạy ngang đồn Nghĩa Quân đã nả vào mấy trái, rồi tiếp tục chạy về hướng Phan Thiết. Khi hai bên còn cách nhau 100m, thì TĐ bắn đạn chiếu sáng nên địch phát hiện được và quay pháo tháp về phía chúng tôi khai hỏa. Đơn vị tôi tháo chạy về phía Tân An, cùng ĐĐ1 và 2. Riêng ĐĐ3 thì chạy về hướng Hưng Long và được tàu đánh cá chở tới Vũng Tàu. Lúc tăng qua cầu Sở Muối, BCH/TD nằm ở dưới chân cầu, nên lặng lẽ rút về hướng Tân An.

Sau khi qua cầu, xe tăng địch quẹo vào con đường nhỏ nối liền QL1 và đường Lương Ngọc Quyến, để truy sát TĐ229. Cũng may lúc đó, chúng tôi liên lạc được với Đại Tá Nghĩa đã di tản ra Chiến Hạm HQ Trần Khánh Dư, trước khi ban lệnh ‘ Di Tản Cho Các Đơn Vị ‘.Tiểu Đoàn xin Đại Tá gọi Không Quân Yểm Trợ, để lui binh vì không thể băng ngang Phan Thiết xuống Bình Tú, mà phải đi vòng phía sau nhà thương và lội sông Cà Ty mới thoát được. Riêng TD202 của Đại Uý Hoàng, đã rút từ chiều. Nói chung giờ này, chỉ còn đơn độc TĐ229/ĐP kẹt ở phía bắc Phan Thiết mà thôi.

Trong lúc nguy ngập, thì một chiếc Hỏa Long C-47 , được Đại Tá Nghĩa đích thân gọi từ Tàu HQ, xuất hiện cứu kịp chúng tôi, bằng cách thả hỏa châu và bắn đại liên vào vị trí địch. Hai bên quần thảo chừng 10 phút thì Hòa Long trúng đạn phòng không của địch, từ Tân Điền bắn lên, nên phải bay về Biên Hòa. Nhờ vậy mà cả TĐ229, mới có cơ hội, chạy tới bờ sông Cà Ty, để lội qua phía bên Phú Lâm Khi kiểm điểm lại quân số, chỉ riêng ĐD4/229 từ 120 người, sau khi đụng với tăng, chỉ còn lại 50 người. Tất cả qua sông, tới QL1 lúc 4 giờ sàng và di chuyển xuống bãi biển Bình Tú vào lúc 5 giờ sáng ngày 19-4-1975 đề chờ tàu HQ như kê hoạch đã định.

Tóm lại cũng nhờ Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa di tản được ra chiến hạm sớm, nên ông mới liên lạc với Bộ Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải, giúp đoàn tàu đổ bộ vào bờ, cứu hết các đơn vị ĐPQ/BT vào lúc 2 giờ chiều ngày 19-4-1975. Có một số đi theo bờ biển vào Bình Tuy nhưng tới Ba Hòn thì bị phục kích, nên quay trở lại và cũng được tàu HQ vớt. Khi mọi người ra hết Tàu Trần Khánh Dư, thì được chuyển sang hai tàu há mồm. Tất cả quân số chừng 5000 người, được chở về Vũng Tàu. Vậy mà có người dám viết là Binh Sĩ Bình Thuận những ngày cuối cùng, chiến đấu không có đại bàng ? “

Trong khi đó, khắp Thị Xã Phan Thiết, từ 9 giờ tối đêm 18-4, xe tăng và bộ binh của Bắc Việt, đã tràn ngập nhưng chỉ chiếm được Tòa Hành Chánh và Tiểu khu đã bỏ ngỏ. Còn các vị trí quân sự khác vẫn do DPQ /BT trấn giữ, như DD206 Trinh Sát của Đại Uý Hùng, ĐĐ954/DPQ của Đại Uý Mai Xuân Cúc, Yếu Khu Châu Thành của ThT Cư và Xã Châu Thành Phan Thiết của ThT Hải. Nói chung, khắp thành phố lửa đạn mịt mù, VC tuy vào được trong thành phố nhưng chỉ cố thủ trong các vị trí vừa chiếm được, chứ không dám bung ra trong đêm, vì chỗ nào cũng còn quân ta chiến đấu , chứ không tan hàng như tại các địa phương khác. Quan trọng nhất, là máy truyền tin của ba BCH.Bình Thuận vẫn hoạt động liên tục ( Đại Tá Nghĩa, Thiếu Tá Trị và Phó Cửu) , để theo dõi và ra lệnh cũng như hướng dẫn các đơn vị , tới các vị trí an toàn, chờ các chiến hạm của BTL.Vùng 2 Duyên Hải, vào vớt chở tới Vũng Tàu..

+ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG TẠI QUÂN Y VIỆN ĐOÀN MẠNH HOẠCH :

Đại Uý Lê Bá Dũng sinh năm 1940 tại Đà Lạt nhưng từ năm 1944 đã theo song thân (GS Lê Bảo, Hiệu trưởng trường TH Tư thục Bạch Vân) tới lập nghiệp tại Phan Thiết. Sau khi đổ Tú Tài II tại Trường TH Võ Tánh Nha Trang, ông vào Sài Gòn học và tốt nghiệp Bác Sĩ năm 1967. Ngày 10-1-1968, tổng động viên theo Lệnh Trưng Tập Khóa 10 Y Sĩ (chừng 200 người). Vì biến cố Tết Mậu Thân (1968), nên đặc biệt khóa này, đã tới học quân sự tại Trường Võ Bị Đà Lạt 2 tháng, mới trở tiếp tục học tại trường Quân Y tại Sài Gòn. Mãn khóa, ông phục vụ tại Bệnh Viện Quảng Trị, cho tới cuối năm 1971, mới xin thuyên chuyển về QYV Doàn Mạnh Hoạch, mang câp bậc Đại Úy.

Lúc đó QYV/ĐMH do Y Sĩ Thiếu Tá Võ Đạm làm Chỉ Huy Trưởng, Y Sĩ Đại Uý Nguyễn Văn Lâm là CHP. Ngoài ra còn có Bác Sĩ Đại Uý Bùi Hoành (Cựu Tỉnh trưởng Dân sư Quảng Ngãi, khóa 10/Trưng Tập) , sau cùng với Bác Sĩ Thiếu Tá Đinh Xuân Dũng, biệt phái về Dân Y Viện Phan Thiết. Bác Sĩ Đại Uý Nguyễn Hữu Toại (Sĩ Quan Quản Lý), Đại Uý Nguyễn Tư (Hành Chánh), Đại Uý Bác Sĩ Lê Bá Dũng (Trưởng Khối Chuyên Môn), Đại Uý Bác Sĩ Duyên (Điều Dưỡng, đã chết trong tù), Tôn Thất Phùng (Trung Uy Trợ Y), Trung Uý Nguyễn Văn Công (Sĩ quan An ninh va Chiến tranh Chính trị).

Những ngày đầu tháng 41974, Y sĩ Thiếu Tá Võ Đạm (chỉ huy trưởng), đã dọn nhà, cuốn gói, chở vợ con, đào ngủ về Sài Gòn. Lúc bấy giờ, Đại Uy Lê Bá Dũng là Chỉ huy Phó, đã phải vào Sài Gòn bằng ghe, để trình diện Cục Quân Y, xin bổ sung tiếp tế thuốc men đang thiếu hut, mà số thương bệnh binh lại quá đông, từ các mặt trận tải về. Sau khi trình diện Chuẩn Tướng Phạm Hà Thanh, Cục Trưởng Quân Y, Đại Uý Dũng được cữ làm Q.Chỉ Huy Trưởng QYV Đoàn Mạnh Hoạch, thế cho Võ Đạm, đã bị báo cáo đào ngũ với giấy báo thị tầm nã.

Bác Sĩ Dũng trở về Phan Thiết bằng trực thăng UH1B, cùng với 1 HSQ Quân Y có nhiệm vụ tãi các thuốc men cần dùng về QYV. Tại phi trường Phan Thiết, Đại Uý Dũng đã gặp Đề Đốc Chung Tân Cang (Tư Lệnh Hải Quân) và Đại Tá Nghĩa, với lời hứa ‘ sẽ yểm trợ và cứu giúp kịp thời QYV khi cần thiết ‘.Để tiện liên lạc, Tiểu Khu đã cấp cho QYV một máy truyền tin PRC25, đề phòng khi đường dây liên lạc bằng điện thoại bị cắt.

Ngày 18-4-1975, đã có một số binh sĩ đào ngũ nhưng QYV vẫn hoạt động, để chăm sóc và điều trị thương bệnh binh và phòng thủ. Kể từ lúc 6 giờ chiều, tình hình Phan Thiết đã bắt đầu hổn loạn, khăp nơi lửa đạn mịt mù, của ta lẫn đích. Tiếng nổ càng lúc lúc càng lớn và thêm gần. Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Yểm trợ Tiếp Vận là Thiếu Tá Phaạ Minh, cùng với một số sĩ quan và binh sĩ, đã di tạn tới QYV vì tình hình quá nguy khổn. Lúc 11 giờ 30 phút, QYV nhận được lệnh ‘ Di Tản của Tiểu Khu ‘ , thay vì đường bộ, sẽ di chuyển theo đường bờ biển Bình Tú, chờ tàu Hải Quân vào vớt. Cũng may QYV đã cho làm một con đường bậc thang phía sau, để đi xuống bãi biển .

Tất cả tính luôn quân số đơn vị và thương bệnh binh, được 200 người. Vì con đường dốc rất cao, nên chỉ có thể di chuyển các thương bệnh binh nhe. Đó là nổi khổ tâm của người bác sĩ nhưng hoàn cảnh quá cấp bách và nguy khốn, nên cũng đành chịu. Ngoài biển, đèn của tàu thuyền đánh cá san rực một góc trời, nhìn không biết cứ tưởng đó là một thành phố. Xa về phía thành phố Phan Thiết, Lầu Ông Hoàng, phía bên đường 8 đi Thiện Giáo, bom đạn vẫn liên hồi vang dậy không dứt, thỉnh thoảng là ánh hỏa châu soi sáng cả vùng. Phan Thiết chìm ngập trong lửa đỏ, thảm cảnh của chiến tranh, chỉ có người Lính đang chiến đấu và người Dân bị tai ương, mới cãm nhận được nổi đau khổ này mà thôi.. Tất cả nằm yên trên bãi biển, cứ mở máy PRC25 để theo dõi nhưng vẫn không nhận được lệnh lạc gì. Còn trên QYV tình hình cũng yên tỉnh, không có gì thay đổi.

Nằm yên tại chỗ tới 3 giờ sáng ngày 19-4-1975, Đại Uý Dũng ra lệnh di chuyển về hướng Bình Tú. Đoạn đường chỉ xa vài cây số nhưng rất khó đi, vì bãi biển mọc đầy dây rễ chằng chịt, vô ý là vâp té, nhất là cac thương bệnh binh. Do đó tới gần 7 giờ sáng, mới tới điểm hẹn. Tại đây đã có mặt rât nhiều đơn vị DPQ/BT chờ tàu HQ tới rước. Thiếu Tá Tiến (TĐT229) và Đại Uý Hoàng (TDT202) , đã bố trí đơn vị thành hình cánh cung, để bảo vệ cho Thương Bệnh Binh và QYV.

Đúng 12 giờ trưa ngày 19-4-1975, tàu HQ vào bờ đón quân. Theo lời kề của Bác Sĩ Dũng, thì cuộc di tản rât trật tự, cảm động nhất là ai cũng nhường cho QYV và thương bệnh binh lên tàu trước, sau đó mới tới phiên mọi người . Đoàn tàu vào bờ thuộc loại đổ bộ và Ferro-Ciment. Ngoài ra còn có cac ghe thuyền của Duyên Đoàn 28 cũng cặp sát bờ, để mà vớt lính. Trong lúc đó, nhìn về hướng phi trường Phan Thiết, đã thấy bóng dáng của xe tăng Bắc Viết xuất hiện Cuộc lui quân của TK Bình Thuận chấm dứt vào lúc 2 giờ chiều ngày 19-4-1975, số quân di tản được trên 3000 người, trong tổng số 13.000 quân của tỉnh.Tất cả lính được dồn vào ba chiến hạm, chạy ra đậu ngoài tầm đại bác, cho tới trời sập tối mới được di chuyển về Nam va tàu cập bến Rạch Dừa vào sáng ngày 20-4-1975. Tai đây toàn bộ Thương Bệnh Binh được gửi vào điều tr5 tại QYV Nguyễn Văn Nhứt, còn Đại Uý Dũng và quân nhân QYV Đoàn Mạnh Hoạch về trình diện Cục Quân Y ở Sài Gòn. Riêng tại QYV ở Phan Thiết, sang ngày 20-4-1975, Trung Sĩ Nguễn Văn Sáu, Y Tá Trưởng đã bàn giao cho VC, còn tất cả thương bệnh binh nặng nhẹ, đều bị đuổi về nhà.

Cùng di tản với ĐạiUý Dũng, còn có Đại Uý Toại, Thành, Tư, Trung Uy Công, Phương, Thọ. Những ngày đầu thang 5-1975, Bác Sĩ Dũng, Đại Uý Tư, TRung Uý Thọ về Phan Thiết trình diện và cùng vào tù tại Kà Tót . Ở đây Tư bị bệnh sốt rét chết, còn Bác sĩ Dũng chuyển ra Sông Mao, Sông Cái, Lương Sơn, Huy Khiêm.. tổng cộng hơn 7 năm tù. Năm 1992, ông được tới Mỹ qua diện HO, hiện định cư tại Houston (TX).

Riêng các đơn vị ĐPQ/BT, khi tàu vào Bến Đình, đã có Đại Tá Vũ Huy Tạo , Thị Trưởng Vũng Tàu và Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, TT.BT chực sẵn, đón các đơn vị, đưa về Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, tái trang bị và tiếp tục chiến đấu khắp lãnh thổ Phước Tuy, cho tới khi Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, mới rã ngủ. Sau đó, tất cả các Sĩ Quan của TK.Bình Thuận, bị chở về Xuân Lộc và tập trung trong doanh trại củ của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 43/SD18BB và đi cải tạo chung với Sĩ Quan của SD5BB, khắp các trại tù miền Bắc. Ngoài ra, đêm 18-4-1975, Trung Tá Dụng Văn Đối, QT.Hàm Thuận , đã chỉ huy các Tiểu Đoàn DPQ, Liên Đội NQ, Cán Bộ XDNT, Cảnh Sát, Viên Chức Xã Ấp thuộc Chi Khu, cùng với Pháo Binh và một Chi Đội Thiết Giáp V100, di tản bằng đường bộ vào tới Bình Tuy. Sau đó được tàu Hải Quân chở vào Vũng Tàu và tăng phái cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh của Tướng Niệm, đang trấn giữ tại Cầu Bến Lức-Long An , cho tới khi tàn cuộc.

20-4-1975, BT coi như đã lọt vào tay Hà Nội, VC lập ra ủy ban quân quản thị xã, do thiếu tá VC Từ quảng Tuyên làm Chủ tịch, khắp nơi lập ra 16 địa điểm để các quân, công,cán,cảnhVNCH tới khai báo trình diện, để cùng nhau vào địa ngục trần gian tại Cà Tót, Huy Khiêm,Sông Mao và mọi nẽo đường tận tuyệt.

Hởi ơi đời là vậy đó, lính khổ như thế đó nhưng có bao nhiêu người cần biết tới họ, ngoài những bà mẹ già một lần tiển con thơ lên đường nhập ngũ, những cô gái có người yêu là lính chiến, chỉ một lần và một lần thồi rồi trở thành nàng Tô Thị Vọng Phu trông chồng nơi biên tái như Trương Đức Nghi, Phan Thi Sâm, Nguyễn Kim Sang, Hồ Thị Ngọc Trai.. và muôn ngàn người yêu, người vợ của lính, nay chỉ biết âm thầm thay chồng nuôi con. Đó đời lính, đời phế binh, đời quả phụ cô nhi của VNCH thảm thê tận tuyệt, không phải chỉ xảy trong quá khứ mà tới bây giờ vẫn hận hờn tê tái, đó là chưa nói tới nổi đau bị chính bạn bè đồng đội ta vì đố kỵ mà nhẩn tâm đâm tan nát trái tim người.

Cho nên nổi đau của lính trong quá khứ, tưởng đâu đã hóa đá theo nàng Tô Thị Vọng Phu.. nay bổng bừng lên ánh lửa hồng soi sáng những khuôn mặt đẹp của người chinh phụ VNCH, bên cạnh hình ảnh phi thường của người lính trận. Tất cả cùng đóng góp máu xương để tô bồi thêm dầy những trang Việt Sử. 19-4-1975 tuy Phan Thiết bị lọt vào ay giặc nhưng các Anh đã chiến đấu thật hào hùng cho tới giây phút cuối. Máu người lính trận thấm vào đá núi cây rừng, hòa chung trong giòng nưóc Mường Giang, trở thành bất tử như những địa danh Tà Dôn, Tà Cú, Tháp Nước, Ngôi trường.. để đời đời con cháu mai sau được xanh hạnh phúc. Các Anh đã viết tiếp những trang Sử Vàng Ba Trăm Năm Bình Thuận, làm chói lọi rực sáng thêm nòi giống Lạc Hồng, khiến cho người lính già, đang vất vưởng úa tàn ngoài biên tái mà cứ tưởng như mình đang cùng đồng đội trẩy bước quân hành, qua những con đường quê hương biển mặn, giữa hai hàng người hân hoan chào đón, trong đó có người em gái thơ ngây, mà tôi trót thương yêu năm nào.

Đời lính như vậy, sao ta không buồn ?

Xóm Cồn

Mùa Quốc Hận Năm 32

Ngày 19-4-2007

(KBC 4508)

Aucun commentaire: