1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 27 avril 2007

Tầu Cộng: "Mở Rộng Không Gian Sinh Sống"

Tầu Cộng: "Mở Rộng Không Gian Sinh Sống"
Phần 2: Đằng Sau Hậu Trường.


• Dịch và nhận định: Hùng Nguyễn


"... Mục đích của bộ Chính Trị Trung Ương Đảng trong việc thực hiện cuộc thăm dò ý kiến này là để tìm hiểu những suy nghĩ của dân chúng. Chúng ta đã muốn biết: Nếu công cuộc phát triển toàn cầu của nước Tầu sẽ cần thiết tạo ra những cái chết hàng loạt trong những nước thù địch thì dân chúng ta có yểm trợ tình huống này hay không? Dân chúng sẽ ủng hộ hay chống đối lại việc này?

.... Và đồng chí Hồ Cẩm Đào cũng đã chỉ ra bằng cách lập đi lập lại và đồng tình rằng "sự phát triển là ưu tiên hàng đầu của chúng ta" mà không được lãng quên ngay trong một lúc. Nhưng có nhiều đồng chí có khuynh hướng hiểu chữ "phát triển" trong nghĩa hạn hẹp của nó, cho là nó chỉ giới hạn trong vấn đề phát triển nội địa. Quả thực là "việc phát triển" của chúng ta nói tới sự phục hưng mạnh mẽ của nước Tầu, mà dĩ nhiên không giới hạn trong vùng đất chúng ta đang có nhưng bao gồm cả toàn thế giới nữa."



Trích diễn văn Trì Hạo Điền, bộ trưởng Quốc Phòng và phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Tầu Cộng, tháng 02-04, 2005


Trong kỳ thứ nhất, tác giả Bertil Lintner đã cho ta thấy chiến lược "Mở Rộng Khoảng Không Gian Sinh Sống". Trong kỳ này, tác giả phơi bày những hậu quả trước mắt của chiến lược này, và sau cùng, tác giả đưa ra một cẩm nang cho chiến lược đó.


Xin mời quý bạn cùng theo dõi Phần 2 và Phần 3 của loạt bài "Đợt Sóng Thứ Ba của Tầu Cộng", mang tựa đề "Hán Hóa Nam Thái Bình Dương – The Sinicizing of the South Pacific" và "Cẩm Nang cho Việc Ra Khỏi Tầu – A how-to guide for fleeing China" sau đây.


Tranh chấp địa dư

Trong nhiều năm, Tonga được coi là đồng minh trung tín nhất của Đài Loan trong số các nước đảo vùng Thái Bình Dương. Nhưng năm 1998, Tonga đột nhiên quay sang công nhận Bắc Kinh. Vua đảo lúc bấy giờ – là Taufa' ahau Tupou IV, chết tháng 09-2006 – đã được Bắc Kinh trải thảm đỏ đón tiếp với lời hứa viện trợ. Hai quyền tổng trưởng Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng đã đến viếng thăm Tonga trong vài năm gần đây. Tonga có thể là một nước tí hon – có không quá 700,000 người cư ngụ trong tổng số diện tích là 700 cây số vuông – nhưng nó lại nằm trong vị trí chiến lược là trung tâm Thái Bình Dương.

Mohan Malik, một phân tích gia về Tầu tại Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Châu Á-Thái Bình Dương, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng sự gia tăng du khách và di dân Tầu cũng là một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh nhằm "xâm nhập kinh tế và chiến lược vùng Oceania." [1] Trong vài năm gần đây, hàng ngàn người Tầu đã định cư trong vùng Thái Bình Dương, mở tiệm buôn, nhà hàng và các xí nghiệp nhỏ.

Mặc dù số lượng có thể không đáng kể tính theo mức toàn cầu, nhưng cả Reilly lẫn Malik đều lập luận rằng di dân Tầu vào những nước thưa dân vùng Thái Bình Dương này đã làm đảo lộn trật tự chủng tộc và kinh tế truyền thống. Thí dụ, theo lời dân địa phương, tại thủ đô Nuku của Tongan, cách đây 20 năm đã không có một tiệm tạp hóa của Tầu nào. Nhưng cho đến nay đã có trên 70% số tiệm là do các di dân Tầu Cộng mới đến làm chủ.

Việc Tầu thống trị nền kinh tế tại Tongan là lý do chính khiến cho cuộc bạo động vùng nổ tại thủ đô của Tongan hồi tháng 11 năm ngoái. Trong một cuộc biểu tình đòi dân chủ, các đám đông đã đốt cháy ít nhất 30 tiệm buôn Tầu trước khi lực lượng gìn giữ hòa bình Tân Tây Lan và Úc đến nơi. Vụ bạo động xảy ra rộng lớn tại Tonga đã mau chóng lan sang quần đảo Solomon, là nơi các đám đông giận giữ đã tấn công và lục soát một tiệm Tầu, khiến Bắc Kinh phải gửi một phi cơ đến di tản hơn 300 người có quốc tịch Tầu Cộng ra khỏi nơi đây.

Tại Fiji, nhiều người gốc Ấn, mà tổ tiên của họ đã bị đế quốc Anh chở đến đây hơn một thế kỷ qua để làm nhân công trồng mía, gần đây đã bị buộc phải ra khỏi nơi đây khi các chính trị gia dân tộc cực đoan nắm quyền. Nhưng việc di chuyển của người Ấn, mà hầu hết là thương gia và chủ tiệm, đã tạo ra một khoảng trống thương mại được các di dân Tầu Cộng điền khuyết. Trong một chuyến xe dọc theo Victoria Parade, là nơi hội hè chính trong thủ đô Suva, người ta có thể thấy các bảng hiệu bằng tiếng Tầu nhiều như các bảng bằng tiếng Anh, và hơn nhiều so với tiếng Ấn.

Theo sau cuộc đảo chánh tháng 5-2000 tại Fiji, Tầu tình nguyện thay thế tài khoản viện trợ quân sự do quân Úc và Tân Tây Lan đình chỉ viện trợ. Theo lời Reilly, tham vọng của Tầu nhằm phát triển một đội hải quân tầu ngầm (blue-water navy), hoặc một lực lượng hải quân có khả năng hoạt động ngang các vùng nước sâu trong đại dương, sẽ chỉ làm gia tăng mưu đồ của Tầu trong vùng Thái Bình Dương. Ông chỉ ra rằng Tầu đã lưu tâm đến việc làm cách nào mà Nhật và các nước có ảnh hưởng trong vùng trước kia đã dùng các nước đảo trong Thái Bình Dương nhằm phục vụ mục tiêu thành lập một vương quốc Thái Bình Dương.

Gần đây, việc Tầu thực hiện các chuyến thăm viếng ở cấp bộ trưởng đến các nước trong vùng đã làm nổi bật cái "quyền lợi chung" giữa Tầu và các lực lượng phòng thủ và Reilly tin rằng sự liên lạc quân sự hiện nay với các lực lượng quân sự các đảo Thái Bình Dương có thể dễ dàng bành trướng trong tương lai. Dù hiện nay chưa có chứng cớ cho thấy Tầu tìm cách bành trướng ảnh hưởng quân sự trong vùng, nhưng khi ngày càng có nhiều di dân Tầu định cư trong vùng và làm thay đổi sự thăng bằng chủng tộc trong vùng, thì Thái Bình Dương đang liên tục rơi vào vòng ảnh hưởng của Tầu.


Phần 3: Cẩm Nang cho việc vượt biên khỏi Tầu

BANGKOK – Đối với di dân Tầu, việc có được passport sang định cư tại các quốc gia xa-hiểm như Papua New Guinea, Tonga, Marshall Islands, Miến-điện hoặc ngay cả Nga là điều không khó lắm. Nhưng nếu người Tầu muốn sang định cư bất hợp pháp tại Mỹ hoặc Âu châu, là những nơi mà giới hạn về thị thực visa và việc kiểm soát di trú gắt gao hơn nhiều, thì quá trình này sẽ trở nên phức tạp và đắt giá hơn.

Khác với giai đoạn của thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, khi nhiều di dân Tầu liều lĩnh trốn vào các tầu chở hàng hóa hay các xà lan, ngày nay nhiều di dân Tầu dùng phi cơ đi định cư từ Tầu. Sự bùng nổ về ngành hàng không giá rẻ và du lịch toàn cầu đã giúp người Tầu có thể dễ dàng di chuyển đến các mục tiêu Tây Phương.

Và mặc dù sự phát triển về kinh tế gần đây, hàng triệu người Tầu vẫn như hai thập niên trước muốn rời bỏ quê mẹ với hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn tại Mỹ hoặc Liên Hiệp Âu Châu – EU.

Chặng dừng chân đầu tiên trên con đường di tản dài là jinshan – còn gọi là "núi vàng - the mountain of gold", như là người Tầu vẫn dùng để gọi Mỹ – thường là Bangkok. Bất kỳ người mang quốc tịch Tầu nào cũng có thể có được visa đóng dấu vào passport của họ khi đến Bangkok cho một tour du lịch 30 ngày cư trú tại Thái Lan. Sau khi rời Thái bằng giấy thông hành hợp pháp của Tầu, họ thường dùng passport có chứng nhận của bác sĩ hay passport giả mạo của Singapore hay Nhật khi đến Tokyo để lợi dụng chính sách miễn thị thực visa của hai nước này khi đến Mỹ hoặc tự do vào EU.

Giấy tờ giả mạo tương đối dễ kiếm – nhưng thường là với giá cực cao – tại khu vực Lard Prao thuộc Bangkok. Theo lời các chuyên gia về việc di dân lậu, Lad Prao là ổ nằm vùng chuyên về visa và passport giả. Những giấy tờ giả mạo này không phải luôn luôn qua mặt được các viên chức di trú tại các phi cảng. Nhưng chúng thường có thể qua mặt những nhân viên hàng không vốn chỉ kiểm xem tên người trên passport có đúng với tên trên vé phi cơ hay không khi hành khách bước vào phi cơ. Và, trong bất kỳ trường hợp nào, họ thiếu kỹ thuật cũng như các chuyên viên di trú xác định giấy tờ du lịch là giả hay thật.

Trong những trường hợp khác, một passport bị đánh cắp có thể trùng hợp với một di dân bất hợp pháp là người có nhân dạng giống như người mất passport, và như vậy là chẳng cần phải sửa lại giấy thông hành. Tony Davis, một ngòi bút trên tờ nguyệt san Jane's Intelligence Review nói, "Có bằng chứng liên hệ cho thấy một số di dân bất hợp pháp đã phải giải phẫu thẩm mỹ tại Bangkok để bảo đảm trông họ giống như người trong hình của giấy tờ bị mất cắp."

Theo các chuyên viên di dân lậu, thì thường quá trình sẽ diễn ra thế này. Thí dụ, một di dân Tầu có thể rời Bắc Kinh đến Bangkok dùng passport của Tầu trong một chuyến du lịch khứ hồi trong một chuyến bay đáp tạm tại Tokyo trên đường trở về. Họ có thể vào Thái Lan theo cách đóng dấu visa khi đến, rồi được trao một passport Nhật giả tại Bangkok, nhưng lại bay chuyến khứ hồi có đáp tại Tokyo bằng giấy thông hành Tầu Cộng của họ.

Rồi, trong phòng chuyển chuyến bay tại phi trường Narita, họ sẽ được một thành viên buôn lậu trao cho một vé lên phi cơ có cùng tên hay tên giống tên trên passport Nhật trong chuyến bay đến Mỹ hoặc Âu châu. Thành viên buôn lậu đã được kiểm passport từ trước với cùng tên của người đáp chuyến bay sang Mỹ, và một chuyến khác dành cho chính người này.

Người di dân lúc này bèn thủ tiêu passport Tầu thật tại Narita và lên phi cơ đến một quốc gia Tây Phương bằng passport Nhật giả và một vé "lậu" để lên phi cơ. Thường thì cách này thành công vì nhân viên tại cổng vào phi cơ chỉ kiểm xem tên trên vé và passport có giống nhau hay không mà thôi.

Đang khi bay, người di dân sẽ quẳng passport giả và vé lên phi cơ trong nhà cầu và rồi làm đơn xin tị nạn khi phi cơ đáp tại Mỹ hoặc Âu châu. Mọi đơn xin đều được cứu xét bởi một tòa án Tây Phương, mà nếu đem theo thông hành giả do bọn buôn người lậu cung cấp thì khó mà thắng được phiên tòa.

Chặng cuối của chuyến di dân, vì thế, sẽ là thủ tiêu mọi giấy tờ nhằm làm cho sở di trú Mỹ không thể theo dõi được hành trình của người di dân này, và do đó tránh được việc bị trục xuất về nước.


Giá của chuyến di dân

Một tập hồ sơ di dân lậu do các băng đảng buôn lậu người bán ra thường có passport giả hay thật, vé phi cơ và người đi theo nhằm bảo đảm người di dân lậu đến nơi an toàn. Theo lời các chuyên viên về di dân lậu, giá một chuyến bay một chiều đến Mỹ thường là khoảng từ 35,000 đến 40,000 mỹ kim. Một "vé bất thường" từ Tầu đến Âu châu, là nơi ít được ưa chuộng hơn, thì rẻ hơn nhiều, chỉ khoảng 10,000-15,000 mỹ kim.

Người ta cũng có thể đến Mỹ lậu bằng cách thông qua các lãnh thổ cửa sau của Mỹ. Một trong những mục tiêu đặc biệt phổ thông là Thị Trường Chung Quần Đảo Northern Mariana, vốn là lãnh thổ Mỹ nhưng có chương trình miễn thị thực thông hành trong đó có cả công dân Tầu. Điều này có được là vì rất nhiều di dân Tầu làm việc trên đảo mẹ là Saipan, hoặc đến với tư cách du khách chơi bài tại đảo Tinian gần đó, mà theo lời đồn của dân địa phương là do một tổ chức có liên hệ chặt chẽ với Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Tầu và thường xuyên được các di dân lậu đến thăm viếng.

Tuy nhiên, một giấy thông hành du lịch đến quần đảo Northern Mariana không cho phép người có giấy thông hành đến các lãnh thổ khác của Hoa Kỳ ngoại trừ đảo Guam, là một "lãnh thổ đơn phương liên kết của Mỹ", và chỉ cách đó có vài giờ đi thuyền. Guam nằm trong hệ thống kiểm soát quan thuế và di trú của Mỹ, và một đơn xin tị nạn thường được chuyển vào nội địa. Như vậy, cơ hội bị gửi trả về Tầu là tối thiểu.

Người di dân lậu cũng được hướng dẫn cách trả lời khi nộp đơn xin tị nạn tại các nước Tây Phương, và do đó vấn đề xác định ai là tị nạn thật, ai là người lợi dụng Quy Ước Tị Nạn 1951 trở nên khó khăn hơn nhiều. Nhưng điều này không có nghĩa là di dân lậu luôn luôn phải theo sát với kịch bản. Một viên chức di trú Mỹ ôn lại lần phỏng vấn một người tị nạn từ Tầu Cộng, tự nhận là người Thiên Chúa Giáo và lo sợ nếu bị gửi trở lại thì tính mạng sẽ bị đe dọa. Vậy mà khi viên chức này hỏi Chúa Giêsu chết cách nào, người tị nạn đã trả lời: "Bọn cộng sản đã bắn ngài bằng súng tự động." !!!!

Theo lời viên chức di trú này, nhiều người khác tự nhận là thành viên Pháp Luân Công – nhưng khi được yêu cầu biểu diễn môn thiền xigong, thì lại không làm nổi. Cũng có nhiều người khác tự nhận họ là người đồng tính ái, vốn bất hợp pháp tại Tầu, ngay cả khi bạn gái đồng hành của họ đang đợi ngoài phòng phỏng vấn. Nhưng hầu hết di dân Tầu đều được nhận, nhờ sự trợ giúp của ngày càng đông các luật sư Mỹ tại New York và cách thành phố lớn của Mỹ đặc trách về vấn đề tị nạn và biết được kẽ hở trong luật pháp.

Phải nói rằng, vì con số ngày càng gia tăng các di dân lợi dụng hệ thống tị nạn, những người thật sự xin tị nạn tại nước ngoài vì lý do bị đàn áp chính trị tại quê nhà sẽ khó khăn hơn để được chấp nhận – chẳng riêng gì người Tầu. Nhưng nạn buôn lậu người, đặc biệt nhưng chẳng riêng gì di dân Tầu, hiện nay là loại thương mại nhiều triệu đô. Và cái thứ thương mại này sẽ chỉ gia tăng khi cơ hội di trú đến các nước phương Tây thành công là quá cao và hình phạt khi bị khám phá là quá thấp.

• Ghi chú của người dịch:

1. Oceania - đôi khi còn viết là Oceanica: một vùng chính trị địa dư bao gồm nhiều vùng đất vùng Nam Thái Bình Dương, mà trong đó đa số là đảo và thường bao gồm cả nước Úc. Nhưng thông thường, người ta hiểu là vùng bao gồm các nước-đảo là Úc, Tân Tây Lan, Tân Guinea, và các đảo trong hệ thống Malay Archipelago. Hợp lại thành Đại Dương châu.


• Người dịch nhận định:

Qua toàn bộ 3 phần của bài viết, cũng như thực tế gần một thập niên qua, ta thấy thật sự là giai cấp thống trị tại Bắc Kinh đã thành công bước đầu trong việc đào tạo hàng triệu tên đảng viên Tầu Cộng con khoác áo Khổng mưu đồ ... Hán hóa toàn cầu.

Mặc dù thế giới ngày nay đã thu hẹp nhờ các tiến bộ trong giao thông vận tải, nhưng điều đó vẫn không có nghĩa là biên giới quốc gia phải xóa bỏ. Nếu biên giới quốc bị xóa bỏ, với hơn 1.37 tỉ người so với khoảng 6.45 tỉ người trên thế giới, tức là trên 21%, nếu số dân đó tản ra ngoài, thì đây quả là một "nguy cơ toàn cầu" chứ không còn là nguy cơ cho vùng Đông Nam Á nói riêng nữa!

Học thuyết Khổng chính là cha đẻ ra cái dân số quá tải của đất nước này, khởi đi từ các thâm cung, bí sử Tầu với một ông vua tầu mà có đến hàng trăm con và hàng ngàn bà vợ! Rồi chuyển sang thứ dân với các "đại gia" Tầu có hàng chục vợ và, dĩ nhiên, hàng trăm con. Cũng chính từ tư tưởng của Khổng này đã xảy sự tàn sát hàng triệu nữ nhi đồng Tầu trong mấy thập niên qua, khi có những nơi, các hài nhi gái sinh ra bị bóp mũi chết!

Việt Nam bị đô hộ hàng ngàn năm vì các triều đại Hán tộc khoác áo Khổng. Chính Khổng là cha đẻ của những triều đại man rợ nhất trong lịch sử nhân loại. Vậy mà ngày nay, một giai cấp thiểu số lại mưu đồ khoác áo Khổng làm phương tiện Hán hóa toàn cầu!

"Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân – điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác" – cũng là một trong các tư tưởng xem ra có thể gọi là "hiền" của Khổng-Mạnh! Vậy Hán tộc đã làm gì cho được một phần nhỏ nhoi của tư tưởng này chưa, hay chỉ lăm le mấy ngàn năm xâm lược Việt Nam, và nay còn lăm le xâm thực toàn cầu?

Liên hệ đến các cuộc đàn áp gần đây tại Việt Nam, vụ gài chất nổ ở nhà Nguyễn Tấn Dũng, vụ tượng Đức Mẹ Sầu Bi, vụ LM Nguyễn Văn Lý, LS Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, v.v... có ai trong chúng ta đưa ra nghi vấn: đó chỉ là một màn kịch do Tầu Cộng đạo diễn nhằm cho thế giới thấy rằng đây không phải là kết quả của việc "hợp tác toàn diện" – là di sản bán nước do tên thái thú Hồ Chí Minh để lại – mà là chính sách độc lập của một tập đoàn ... "Việt gian"???!!!!

http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=1726

Aucun commentaire: