Di sản của cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin?
2007.04.24
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Cố Tổng thống Nga Boris Yeltin vừa từ trần hôm thứ Hai 23-4-2007. Nhân dịp này, Ban Việt Ngữ đã trao đổi với ông Nguyễn Minh Cần về cảm tưởng của ông trước tin vị Tổng Thống đầu tiên của nước Nga vĩnh viễn ra đi. Cuộc phỏng vấn chúng tôi gửi đến quý thính giả sau đây do Nguyễn Khanh thực hiện.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe
Hôm 7-5-2000, tân Tổng thống Vladimir Putin (trái) tuyên thệ, trong khi cựu Tổng thống Boris Yeltsin (phải) đứng bên cạnh. AFP PHOTO
Nguyễn Khanh: Cảm tưởng của ông khi nghe tin ông Yeltsin từ trần?
Nguyễn Minh Cần: Cảm tưởng của tôi là rất tiếc. Ông Yeltsin là một nhân vật lịch sử, là một nhân vật đánh dấu cả một thời đại của nước Nga, của Liên Sô, vì ông chinh là một trong những người đấu tranh quyết liệt nhất, can đảm nhất, dũng cảm nhất, để lật đổ chế độ độc tài toàn trị của Ðảng Cộng Sản Liên Sô, mặc dù ông vốn là một người trong Ðảng.
Công lao của ông trong việc này rất lớn. Tất nhiên, ông Yeltsin đã dựa vào cả một phong trào dân chủ Liên Sô thời bấy giờ, nhưng phải nói vai trò của ông là vai trò lớn nhất trong số những người đã đóng vai trò quyết định.
Nguyễn Khanh: Nhưng ông nghĩ thế nào về hình ảnh của ông một Yeltsin anh hùng trong cuộc cách mạng trước khi lên làm Tổng Thống, và một ông Yeltsin không làm tròn trách nhiệm của một nhà lãnh đạo khi nắm quyền Tổng Thống?
Nguyễn Minh Cần: Về ông Yeltsin, chúng ta thấy có hai mặt. Một mặt ở thời kỳ đấu tranh để thay đổi chế độ, đưa nước Nga sang chế độ dân chủ và ông Yeltsin có công lao rất lớn. Chính sự chuyển hóa đó, sự sụp đổ của Liên Sô đã diễn ra trong hòa bình, không đổ máu, và đó chính là công lao của ông.
Nhưng khi lên nắm quyền, ông Yeltsin đã không biết dựa vào những người dân chủ thật sự, mà lúc đầu ông đã để cho một số người ở trong bộ máy cầm quyền cũ trở thành những người thân cận nhất với ông. Chính vì thế, càng ngày ông càng đi xa con đường những người dân chủ từng làm việc với ông đã định.
Ông Boris Yeltsin (trái) và Tổng Bí Thư Mikhail Gorbachev (phải) tại một phiên họp của Bộ Chính Trị hôm 17-12-1990. AFP PHOTO
Vì vậy, cuộc đấu tranh chống tàn dư của Ðảng Cộng Sản, chống tàn dư của chế độ độc tài đã không được thực hiện một cách triệt để,điều xấu còn đọng lại rất nhiều và chính điểm đó đã làm cho bước đường của ông trở thành hư hỏng.
Ðó là mặt thứ hai của ông Yeltsin. Vì dựa vào những người không thuộc thành phần dân chủ, cho nên thời sau này xảy ra nểuểu vụ tham nhũng, xảy ra nhiều bất công trong xã hội, làm người dân không bằng lòng.
Nhưng cũng phải khách quan mà nói, ông Yeltsin tiếp nhận một nước Nga rất khó khăn. Lúc đó, giá dầu thô không cao như bây giờ, nền kinh tế của Nga rất hỗn loạn, và tình hình đó cản trở các kế hoạch ông Yeltsin muốn làm. Dân chúng Nga thì hy vọng khi ông lên làm Tổng Thống, đời sống của họ sẽ sung túc hơn, nhưng không thấy thì người ta càng chán ông hơn, và đó là điều không thuận lợi cho ông. Không phải là tội của ông nhưng trách nhiệm của ông trong những sai lầm khi lên cầm quyền thì có, và điều này khiến đánh giá của người Nga đối với Yeltsin cũng khác nhau.
Người thì nhìn về mặt công lao lớn mà ông đã đóng góp, về những điều tốt ông đã làm cho dân chủ, nhưng cũng có người thì nhìn về mặt đời sống dân chúng, nhìn vào mặt tham nhũng của chế độ và oán trách ông. Nhưng dù thế nào đi nữa, Yeltsin vẫn là một con người lịch sử.
Nguyễn Khanh: Những người bạn Nga của ông nghĩ gì trước tin ông Yeltsin từ trần? Nuối tiếc? Không nuối tiếc? Thương tiếc? Không thương tiếc? Ông có thể cho chúng tôi biết được không?
Nguyễn Minh Cần: Hiện giờ trên Ðài Truyền Hình đang có rất nhiều người phát biểu, nên chỉ nhìn qua đó cũng thấy rất rõ. Số đông thì thương tiếc ông, và đánh giá ông qua vai trò lịch sử mà ông đã làm để chuyển hóa Liên Sô, chuyển hóa nước Nga cũ sang thành nước Nga mới, dân chủ.
Ðiểm thứ nhì là người ta đánh giá ông là một người can đảm, thực hiện triệt để tinh thần dân chủ, tự do ngôn luận dười thời của ông Yeltsin rất cao, đồng thời tự do tôn giáo và tự do lập đảng, lập hội là những điều ông đã làm và làm rất tốt. Ðiều này được phản ánh qua những phát biểu ở trên đài rất nhiều.
Tất nhiên, những người trong Ðảng Cộng Sản thì họ căm giận ông, ghét ông, nói ông ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác. Cũng có người không thích Yeltsin vì cuộc sống của người dân không được cải thiện, nhưng điều này thì phải nói một phần, chính bản thân của ông Yeltsin cũng có những khó khăn, không phải ông muốn kinh tế quốc gia tốt là sẽ được tốt như ông mong. Ðiều đó nằm ở phạm vị ngoài sức của ông, nên ông không thể làm được.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông Nguyễn Minh Cần.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Thân thế và sự nghiệp chính trị của cố Tổng thống Nga Boris Yeltin
106 người chết vì nổ mỏ than ở Nga
Tổng thống Putin bày tỏ quyết tâm chống tham nhũng
Liên bang Nga chuẩn bị đối phó với cuộc khủng hoảng về y tế đang đe dọa dân số Nga
Nga chào mời Ấn Độ mua chiến đấu cơ Mig 35
Nhiều người tại Moscow biểu tình chống lại chính quyền của Tổng thống Putin
Khi nước tràn ly
Nga tạm ngừng nhập khẩu gạo của Á Châu và Hoa Kỳ
Cựu điệp viên KGB chết vì bị đầu độc phóng xạ
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia
---
- BORIS YELTSIN: HÃY THA THỨ CHO TÔI!
- Di sản để lại cho nước Nga của cựu tổng thống Yelt...
- Nước Nga tiễn biệt ông Yeltsin
- Vĩnh Biệt Người Khai Tử Cộng Sản Nga
- Boris Yeltsin, Người giải thể Liên Xô qua đời
- Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình
- Thư cho con ... Gorbachev đã không ngần ngại nói
- VÌ SAO LIÊN SÔ SỤP ĐỔ
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire