1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 13 avril 2007

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo bị loại tên khỏi danh sách tuyển chọn 100 bài thơ hay thế kỷ, chỉ vì…

Radio Free Asia
Vietnamese
2007.04.13
Jump to Search
Jump to Section Navigation
Jump to Stories
Jump to Services Links
Jump to Special Features

powered by
Nguồn thông tin tự do tại Á Đông

TRANG CHÍNH
VIỆT NAM
QUỐC TẾ
NHÂN QUYỀN
MULTIMEDIA
TẠP CHÍ
TƯ LIỆU
HỖ TRỢ
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo bị loại tên khỏi danh sách tuyển chọn 100 bài thơ hay thế kỷ, chỉ vì…
2007.04.13
Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Liên quan đến việc tuyển chọn 100 bài thơ hay nhất thế kỷ 20 do Trung tâm Văn hóa Doanh Nhân và Nhà xuất bản Giáo Dục phát hành hiện đang gây nhiều tranh cãi trong giới văn nghệ sĩ tại Việt Nam.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo. RFA PHOTO
Nói chuyện với Việt Hùng của đài chúng tôi, nhà thơ Trần Mạnh Hảo, tác giả bài thơ Nguyễn Trãi trước giờ chu di đưa ra nhận định về việc nguyên do đâu mà bài thơ của ông bị loại ra khỏi danh sách.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: Hôm Tết vừa rồi có một số báo đặt tôi viết bài, Tổng biên tập nói là sẽ đăng, nhất định đăng, nhưng khi đưa xuống nhà in thì có "lực lượng..." nói là không thể đăng được.
Khi tôi hỏi một số người cầm đầu Ban Tư tưởng Văn hóa thì họ bảo không có lệnh đó, nhưng mà ở đất nước Việt Nam họ làm việc không có giấy tờ gì cả, họ cấm là họ chỉ thông báo miệng thôi và có những "lực lượng" còn ghê gớm hơn cả ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương nữa cho nên anh em ở báo Văn Nghệ chỉ cần có ai đó nhắc đến tên Trần Mạnh Hảo là Tổng biên tập họ đã gạch đi rồi.
Họ không cho nhắc đến tên tôi ở tất cả các phương tiện truyền thông (ở trong nước), cho nên câu chuyện nhà thơ Bằng Việt đưa ra thì tôi mới biết là quần chúng đã bầu chọn bài thơ của tôi thuộc vào 100 bài thơ hay của thế kỷ 20, đó là bài thơ Nguyễn Trãi trước giờ chu di.
Thế nhưng khi đưa đi in thì bài thơ của tôi bị gạch đi và thay vào đó là bài thơ Mưa của nhà thơ Tô Hoàn, đó là nguyên văn lời nhà thơ Bằng Việt (ở ban tuyển chọn) nói trên báo Nông thôn Ngày nay và trên trang Web của báo Nhân Dân...

Việt Hùng: Nhà thơ nói hồi Tết có một số báo đặt bài viết nhưng không đăng, vậy những bài viết đó mang nội dung như thế nào mà họ không đăng?
Khi tôi hỏi một số người cầm đầu Ban Tư tưởng Văn hóa thì họ bảo không có lệnh đó, nhưng mà ở đất nước Việt Nam họ làm việc không có giấy tờ gì cả, họ cấm là họ chỉ thông báo miệng thôi và có những "lực lượng" còn ghê gớm hơn cả ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương nữa cho nên anh em ở báo Văn Nghệ chỉ cần có ai đó nhắc đến tên Trần Mạnh Hảo là Tổng biên tập họ đã gạch đi rồi.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: Những bài viết đó chỉ nói về tình tự dân tộc, chứ không có đụng vào chính trị, bài viết nói về hình ảnh người mẹ trong đêm Giao thừa mà tôi thắp hưởng tưởng nhớ... và hình ảnh đêm Giao thừa nhớ về quê hương, về cha mẹ mình. Ðó là những đề tài muôn thủa hoàn toàn không đụng gì đến chính trị.

"Có lệnh mồm"

Việt Hùng: Nhưng do đâu mà nhà thơ lại nói rằng "có lệnh mồm"?
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: Có cái lệnh đó, tôi nghe từ những anh em ở các báo nói riêng ông Trần Mạnh Hảo là không được đăng bài mà cụ thể là một số tờ báo đã đặt tôi viết bài mà không đăng được. Lệnh đó chắc chắn là phát xuất từ Ban Tư tưởng Văn hóa và A 25 tức Công an bảo vệ Văn hóa vì mỗi tuần họ đều có họp để thi hành chỉ thị từ trên xuống là đăng bài của ai, không đăng bài của ai.
Nhưng ở đây họ ra lệnh nhưng không có văn bản cấm tôi, vì nếu có là tôi sẽ kiện họ ra tòa, bởi vì điều 69 trong Hiến pháp đã quy định về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà tại sao lại cấm một nhà văn như tôi không được viết. Lệnh cấm đó là vi phạm pháp luật.
Việt Hùng: Nhà văn đánh giá việc bài thơ bị loại của nhà thơ ra khỏi danh sách 100 bài thơ hay của thế kỷ 20 này như thế nào?
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: Theo anh Bằng Việt ở Ban tuyển chọn đánh giá trong 100 bài thơ đó chỉ có 50 bài là hay, còn 50 bài là dở. Ðấy là anh Bằng Việt nói khi tuyển chọn thì có bài thơ của tôi do quần chúng bầu chọn, đến khi đưa đi in thì không còn.
Nhà thơ Thanh Thảo trên báo Người Lao động cũng có bài phê phán kịch liệt về việc trong 100 bài thơ này không có thơ của những nhà thơ thuộc Việt Nam Cộng Hòa, tức ở miền Nam Việt Nam trước và của miền Nam Việt Nam ở Hải ngoại. Bởi vì nền văn học ở Việt Nam Cộng Hòa tức từ năm 1954 - 1975 thì cũng là gia sản văn học của dân tộc, những anh em cầm bút mà ra Hải ngoại viết... thì thành tựu của văn học, của anh em cũng là thành tựu của dân tộc mà lại không có trong số đó.

Ở bài Nguyễn Trãi trước giờ chu di tôi mô tả cái cảnh bi thảm nhất của lịch sử, của dân tộc thông qua hình ảnh của Nguyễn Trãi khi ông nhìn con cháu của ông bị giết chết và phút cuối cùng ông mới bị giết chết, tức là bị "Chu di tam tộc", tôi tả lại cái cảnh đó và đã được in trên báo của nhà nước ở trong nước.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng phản ứng chuyện đó rất gay gắt trên các báo công khai, rồi nhà văn, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cũng có phản ứng trên các báo công khai, hầu như là không có mặt tên tuổi các nhà thơ nổi tiếng của miền Nam Việt Nam từ năm 54 - 75.

Theo tôi cái đó không đúng, bởi vì nền văn học của Sài Gòn cũ có rất nhiều thành tựu, rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã đóng góp cho dân tộc những tác phẩm lớn mà họ lại không có mặt trong tuyển thơ này thì cái đó là chính trị hóa, vẫn nhìn văn học bằng sự chia rẽ, cái nhìn phi văn học...

Bài thơ “Nguyễn Trãi trước giờ chu di”
Việt Hùng: Nhưng mà bài thơ Nguyễn Trãi trước giờ chu di của nhà thơ có liên hệ gì đến chính trị đâu mà tại sao lại....

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: Bài Nguyễn Trãi trước giờ chu di đã in trên Tạp chí Sông Hương và cũng đã được in trong Tuyển thơ 1000 năm Thăng Long, tuyển thơ này là tuyển thơ dày nhất (hơn 1000 trang) từ trước đến giờ.
Ở bài Nguyễn Trãi trước giờ chu di tôi mô tả cái cảnh bi thảm nhất của lịch sử, của dân tộc thông qua hình ảnh của Nguyễn Trãi khi ông nhìn con cháu của ông bị giết chết và phút cuối cùng ông mới bị giết chết, tức là bị "Chu di tam tộc", tôi tả lại cái cảnh đó và đã được in trên báo của nhà nước ở trong nước.

Việt Hùng: Cái nhìn của nhà thơ về lý do nào mà bài thơ đó bị loại ra để thay thế bằng bài thơ khác?
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: Lý do là vì tôi đã từng viết 12 bài góp ý cho Ðại hội đảng Cộng sản Việt Nam vừa rồi, họ mời tôi góp ý thì tôi góp ý. Góp ý thì có thể khen-chê, tôi thì tôi chê, thế mà lại lấy các chuyện đó ra để mà thù tôi không cho tôi cầm bút là làm sao? Hiện nay tôi là một nhà văn không được viết ở trong nước. Tôi là người cầm bút thất nghiệp, tôi không được viết. Khi hỏi những "người lớn" ở những cơ quan quản lý văn hóa văn nghệ thì họ nói làm gì có cái Lệnh đó, họ chối.

Ngay giải thưởng quốc gia vừa rồi họ cũng loại tôi ra. So với những nhà thơ được giải thưởng quốc gia vừa rồi thì tôi là người lẽ ra phải được vì cá nhân tôi đã nhận nhiều giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Những đóng góp của tôi như anh Chế Lan Viên cũng đánh giá anh ấy cũng coi tôi là một trong những nhà thơ hàng đầu của chế độ.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo
Phân biệt đối xử
Việt Hùng: Tập thơ tuyển chọn 100 bài thơ hay của Thế kỷ mà nhà thơ nói không có sự hiện diện của các nhà thơ ở miền Nam Việt Nam trước đây nhà thơ cho rằng đấy là sự phân biệt đối xử, nhưng cá nhân nhà thơ cũng là người xuất thân từ lòng chế độ rồi cuối cùng cũng không được đăng bài thơ như vậy... thì có thể gọi trường hợp nhà thơ cũng bị phân biệt đối xử hay không?

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: Tôi là người đã được nhận 4 giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, vừa rồi trong giải thưởng của quốc gia họ cũng đã loại tôi ra, bở vì tôi cũng đóng góp như các anh Nguyễn Duy, anh Thanh Thảo, anh Hữu Thỉnh cũng từng đánh giá tôi là thuộc lứa đầu các nhà thơ chống Mỹ nhưng đến khi xét giải thì họ loại tên tôi ra.
Ngay giải thưởng quốc gia vừa rồi họ cũng loại tôi ra. So với những nhà thơ được giải thưởng quốc gia vừa rồi thì tôi là người lẽ ra phải được vì cá nhân tôi đã nhận nhiều giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Những đóng góp của tôi như anh Chế Lan Viên cũng đánh giá anh ấy cũng coi tôi là một trong những nhà thơ hàng đầu của chế độ.
Họ phân biệt chỉ vì tôi đã có những bài viết tôi nói lên chính kiến của tôi, tôi là người cầm bút trước hết tôi phải được nói lên chính kiến của tôi, chính kiến của tôi sai hay đúng thì phải được tranh luận chứ tại sao các ông lại không cho tôi cầm bút ở trong nước trong khi các ông cho là đất nước của các ông là tự do, tự do gấp triệu lần tư bản, một đất nước luôn đưa ra khẩu hiệu "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" nhưng đằng này lại cấm, tôi thấy như thế là không được, không đúng về đạo lý cũng như tư cách của người cầm bút, tức là Trung tâm Văn hóa cùng kết hợp với Bộ Giáo dục, với nhà xuất bản Giáo dục.

Theo như nhà thơ cùng lứa với tôi như anh Bằng Việt anh ấy nói trong 100 bài thơ đó chỉ có 50 bài là được, anh Thanh Thảo nói có rất nhiều bài thơ dở, anh Nguyễn Trọng Tạo khẳng định tập thơ này là phản thơ, anh Phạm Xuân Nguyên cũng phản ứng trên các báo của nhà nước, anh Vũ Quần Phương trên báo Văn Nghệ anh ấy cũng nói tập thơ này là xấu mặt Hội Nhà văn Việt Nam.
Việt Hùng: Thay mặt quí thính giả của đài xin cám ơn nhà thơ Trần Mạnh Hảo.

Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Nên hay không tìm kiếm và phổ biến hành vi và tư cách của các ứng viên tranh cử?
Thông tin một chiều lạc hậu của ngành truyền thông Việt Nam
Việt Nam từ chối gia hạn visa cho ký giả đài BBC
Việt Nam tăng cường chính sách kiểm soát thông tin (phần 3)
RSF: Việt Nam vẫn bằng mọi cách muốn thâu tóm quyền kiểm soát làng báo trong nước
Việt Nam tiếp tục tăng cường kiểm soát thông tin (phần 2)
Việt Nam tăng cường chính sách kiểm soát thông tin (phần 1)
Tổ chức RSF gửi thư ngỏ yêu cầu Việt Nam ân xá nhà báo Nguyễn Vũ Bình
Việt Nam sẽ kiểm soát các trang blog trong nước
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

Aucun commentaire: