CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG THẾ CHIẾN THỨ 2: 1939-1945
Ngày 13/08/2005 - Đỗ Thông Minh
Nhân kỷ niệm chấm dứt Thế Chiến Thứ 2 được 60 năm, hãy cùng hồi tưởng lại một số sự kiện thời Thế Chiến thứ 2.
TRẬN TRÂN CHÂU CẢNG Chủ Nhật 8/12/1939, lúc 7 giờ 55 phút sáng, đại hạm đội Nhật đã bất ngờ mở trận không tập Trân Châu Cảng (Pearl Harbor, Honolulu, Hawaii) mà không tuyên chiến và phía ngoại giao còn giả vờ mở cuộc họp với phía Hoa Kỳ. Nhật định cùng Đức đánh Nga và Hoa Kỳ ở hai đầu đông và tây, không ngờ đúng ngày Nhật khai chiến với Hoa Kỳ cũng là lúc Đức bị thảm bại trước quân Nga ở mặt trận Mạc Tư Khoạ Mặc dù ngay sau đó, Đức đã chính thức tuyên chiến với Hoa Kỳ để hỗ trợ Nhật. Hạm đội Nhật do Đại Tướng Nguyên Soái Isoroku Yamamoto (Sơn Bản Ngũ Thập Lục) chỉ huy, đã âm thầm rời Nhật Bản, đi vòng lên phía bắc rồi mới từ đó cho 353 chiến đấu cơ và oanh tạc cơ từ các hàng không mẫu hạm Akagi, Shokaku... bay đi oanh tạc để tránh sự theo dõi của phía Hoa Kỳ. Không quân Nhật Bản đã mở liên tiếp hai đợt tấn công, kết thúc vào lúc 9 giờ 45 phút sáng. Tổng cộng Nhật phá hủy được 5 chiến hạm lớn và 14 chiến hạm nhỏ đang neo, hủy 120 máy bay và làm hư hại cả trăm chiếc khác, sát hại 2.400 lính Hoa Kỳ. Nhưng Nhật đã không hủy diệt được chiếc hàng không mẫu hạm nào, 3 hàng không mẫu hạm khi đó đều may mắn không neo ở cảng. Nhật đã thắng lớn, chỉ bị tổn thất 29 máy bay. Thực ra, song song đó, một số tầu ngầm lớn của Nhật cũng tiến gần bờ, thả 5 tàu ngầm loại nhỏ đặc biệt để trên lưng ra, gọi là "Tokushu Senkotei" (Đặc Thù Tiềm Hàng Đĩnh) với tên Koryu (Giao Long), mỗi chiếc chở 5 người, để tấn công nhưng không đạt kết quả và cả 5 chiếc đều không trở về. Nếu so với cuộc hải chiến Nhâ.t-Hoa vào năm 1894-95 hay Nhật-Nga năm 1904-05, thì nay sức mạnh của Nhật đã vượt trội. Nhưng chính sự kiện này đã vô tình đẩy Hoa Kỳ tới quyết tâm lao vào cuộc chiến ở Á Châu (Hoa Kỳ đã tham gia cuộc chiến ở Âu Châu trước đó). Nhật Bản đem lòng dũng cảm ra đối đầu với Hoa Kỳ là nước hơn trội về kỹ thuật, tài nguyên và nhân lực, nhưng vẫn không Thời đó, trong suốt cuộc chiến, Nhật Bản có 20 hàng không mẫu hạm cỡ 30.000 đến 45.000 tấn (kể cả một số được biến cải vội vàng từ tàu chiến thường, nay thì không còn chiếc nào), khoảng 28.000 phi cơ và hàng ngàn tàu chiến các loạị Trong khi đó, ở Thái Bình Dương, Hoa Kỳ có khoảng 50 hàng không mẫu hạm cỡ 30.000 đến 50.000 tấn, khoảng 100.000 phi cơ và hàng ngàn tàu chiến các loạị Về hàng không mẫu hạm, mỗi năm Nhật Bản có khả năng sản xuất 1 chiếc thì Hoa Kỳ có khả năng sản xuất tới 10 chiếc. Sau khi bị tấn công ở Chân Châu Cảng, Hoa Kỳ tức tốc sản xuất hàng không mẫu hạm, gồm 13 cỡ lớn, 9 cở trung và 50 cỡ nhỏ. Vũ khí cá nhân của lính Nhật Bản là súng trường 38 nặng gần 4 kg, nạp đạn bắn từng phát một, trong khi lính Hoa Kỳ dùng súng Carbin M1 nặng 2,5 kg, bắn không cần lên đạn, liên tục một băng 30 phát. Nhật Bản phải đi mua dầu phần lớn từ Hoa Kỳ, trong khi dầu hỏa của Hoa Kỳ hồi ấy gần như vô tận...
PHÁO HẠM KHỔNG LỒ 72.800 TẤN, VỚI 9 SÚNG 460 MM Khi đó là thời "ngoại giao pháo hạm", Nhật Bản cố gắng dành 3% ngân sách quốc gia eo hẹp, bí mật chế tạo các chiến hạm khổng lồ gọi là "Daikan Kyoho Shugi (Đại Hạm Cự Pháo Chủ Nghĩa). Đặc biệt Nhật đã chế tạo 2 pháo hạm cùng cỡ lớn nhất là chiếc Yamato (Đại Hòa) và Musashi (Vũ Tàng) vừa là bí mật quốc phòng về sức mạnh có thể tấn công pháo hạm địch từ khoảng cách an toàn, vừa là niềm hãnh diện của hải quân Nhật. Mỗi chiếc trọng tải cỡ 72.800 tấn, dài 263 mét, trang bị 9 đại pháo 460 mm với đạn nặng 1,5 tấn, có thể bắn xa 41, 4km, trong khi trước đó của Nhật và Hoa Kỳ chỉ có loại pháo 406 ly và bắn xa 38 km, cùng mấy chục ổ súng phòng không tối tân, sàn có chỗ thép dày 410 mm. Về trọng tải và đại pháo đều thuộc loại lớn nhất thế giới, hơn cả của Âu-Mỹ khi đó. Pháo hạm loại này quá cồng kềnh, dễ dàng bị không quân Hoa Kỳ phát hiện và đánh chìm mà không phát huy được khả năng. Câu chuyện về chiếc Yamato là thí dụ điển hình. Chiếc Yamato được chỉ định là kỳ hạm, ngày 27/5/1942, đã rời căn cứ Hashirajima (Trụ Đảo) thuộc tỉnh Yamaguchi (Sơn Khẩu), cùng hạm đội Nhật tấn công đảo Midway ở phía đông Nhật Bản khoảng hơn 3.000 km..., nhưng không đóng góp được gì, vì thực tế cho thấy khi đó phi cơ đã bắt đầu chiếm ưu thế. Ngày 6/4/1945, lực lượng không và hải quạn Nhật đã yếu thế đi rất nhiều, tuy do dự, nhưng hết cách, chiếc Yamato được lệnh rời căn cứ Hashirajima, xuất kích yển trợ mặt trận Okinawa đang bị Hoa Kỳ tấn công và đổ bộ Okinawa từ ngày 1/4/1945 với hàng chục hàng không mẫu hạm, khoảng 1.000 tàu chiến các loại và 1.700 máy baỵ Đặc biệt các tầu chiến Hoa Kỳ đã quay ngang, dùng hỏa tiễn loại bắn liên tục tấn công ào ạt lên đảo, tạo sức công phá chưa từng có và biển lửa! Ngày 7/4, lúc 8 giờ 15 phút sáng, phi cơ Hoa Kỳ phát hiện chiếc Yamato ở phía vùng biển nam Kyushụ Quá 12 giờ trưa, khoảng 100 máy bay Hoa Kỳ như đàn diều hâu đông nghẹt bay tới tấn công con mồị Chiếc Yamato hầu như đơn độc, vừa chiến đấu cầm cự vừa chày vòng vèo để tránh hỏa lực địch, nhưng khoảng thời gian từ 12 giờ 35 phút đến 44 phút, đã bị hầu như cùng lúc 6 ngư lôi thả từ máy bay Hoa Kỳ trúng vào hông tráị Nước tràn vào, khiến tàu bị nghiêng 20 độ, hông phải đã hút nước vào để lấy lại thăng bằng, nhưng nhiều nơi bị phát nổ, vết thiệt hại rất trầm trọng. Lúc 2 giờ 17 phút, tàu bị thêm 2 ngư lôi vào hông trái và 1 vào hông phải. Cuối cùng 1 ngư lôi nữa trúng vào hông trái, ngay phần giữa tàu là phát chí mệnh, tàu nổ tung và chìm dần lúc 2 giờ 23 phút, đem theo khoảng 3.000 sinh mạng. Tuy được mệnh danh là "bất trầm chiến hạm" (chiến hạm không chìm) vì phần chìm dưới nước ở hai bên hông tàu có hệ thống cho nước vào và bơm nước ra, nhưng làm sao chịu được đến 10 phát ngư lôi!? Việc chế tạo pháo hạm khổng lồ trở thành sai lầm lớn nhất về chiến lược của Hải Quân Nhật. CÁC PHI ĐỘI QUYẾT TỬ (KAMIKAZE) Vào thời kỳ cuối cuộc chiến, Nhật Bản ở thế yếu đã phải lập những đơn vị không quân cảm tử, gọi là "Thần Phong" (Kamikaze = Shinpu, nguyên là tên đặt cho cơn gió bão nổi lên đánh chìm đoàn chiến thuyền thiện chiến của Mông Cổ khi xâm lăng Nhật Bản năm 1281). Có khoảng 3.000 phi công cảm tử, đa số ở lớp tuổi 20 đến 24, tất cả đều nghiêm chỉnh thi hành mệnh lệnh dù biết trước cái chết thảm khốc ở lứa tuổi thanh xuân đang chờ đón. Số phi cơ Thần Phong lên tới khoảng 2.500 chiếc, thuộc loại "Zero" một chỗ ngồi và cả "Suiei" (Tuệ Tinh = Sao Chổi) hai chỗ ngồi, đã đem đầy bom, bay lao đầu vào các tàu chiến Hoa Kỳ, chiến thuật này đã gieo kinh hoàng cho quân đội Hoa kỳ và chấn động toàn thế giớị Ngay cả sau khi có lệnh đầu hàng của Thiên Hoàng, lúc 5 giờ chiều ngày 15/8/1945, một phi đội 21 chiếc Thần Phong còn được lệnh bay đi tấn công các đơn vị Hoa Kỳ chiếm đóng Okinawa đang ăn mừng chiến thắng. Họ là những cảm tử quân cuối cùng của cuộc chiến. Số phi công Thần Phong sống sót nhờ chấm dứt chiến tranh chỉ còn rất ít và cũng không ít người cảm thấy xấu hổ khi chưa làm tròn nhiệm vu.. Tướng Anami, Bộ Trưởng Chiến Tranh và Trung Tướng Ryujiro Onishi (Đại Tây Lang Thái Lang), Tư Lệnh lực lượng đặc nhiệm "Thần Phong"... đã mổ bụng tự sát. Sách giáo khoa môn sử của Nhật Bản ngày nay đã ghi lại một trong những bức thư tuyệt mệnh của phi công Thần Phong.
Di Ngôn (Noboru Ogata đã chết trận tại Okinawa năm 23 tuổi) Nhân Lúc Xuất Kích (mở cuộc tấn công) Phố phường thân yêu, những người thân yêu Bây giờ, tôi vứt bỏ tất cả Lên đường ra đi Vì sự an nguy của quốc gia Sống với đại nghĩa ngàn xưa Bây giờ, tôi ở đây bắt đầu đột kích Thân như những cánh hoa Anh Đào rơi Trở về đất nước hồn phách Trở thành quỷ thần bảo vệ đất nước ngàn xưa Thôi, giã từ Tôi là hoa Anh Đào trên núi vinh quang Sẽ trở về nở bên cạnh mẹ. (Bản dịch của Đỗ Thông Minh) Các phi công Thần Phong đã thực hiện khoảng 2.500 sứ mạng từ tháng 10/1944 cho đến khi kết thúc chiến tranh. Họ đã đánh đắm hàng không mẫu hạm Saint Louis ngày 25/10/1944 ở ngoài khơi Phi Luật Tân và hàng trăm tàu chiến của Hoa Kỳ, trở thành cơn ác mộng đối với binh lính Hoa Kỳ. Chính phủ Nhật khi đó đã cổ động, đề cao các phi công nàỵ Nói rằng trước khi lao đầu vào tàu địch, họ đã hô: "Tenno Banzai" (Thiên Hoàng Vạn Tuế). Nhưng theo các phi công còn sống sót kể lại, hầu hết trong họ không ai muốn chết và khi đó họ nhớ tới gia đình nhiều nhất. Sau có thêm đơn vị Ngư Lôi Hoa Mai (Ume Gyorai, Mai Ngư Lôi), sử dụng loại ngư lôi mang chất nổ, có người lái, để lao thẳng vào tàu chiến đi.ch. Để tấn công thẳng vào lục địa Hoa Kỳ cách xa hơn 10.000 km, họ còn thành lập đơn vị "Bom Kinh Khí Cầu" (Nhiệt Khí Cầu Bộc Đạn). Đơn vị này thả những trái kinh khí cầu đường kính khoảng 10 mét, đem theo 15 kg chất nổ, cho bay theo chiều gió, ngang qua Thái Bình Dương. Kết quả, họ đã thả khoảng 9.300 trái, nhưng chỉ tới đích khoảng 1.000 trái, gây cho có 6 thường dân Hoa Kỳ ở tiểu bang Oregon bị chết mà thôi. Nhật Bản cũng có một vũ khí lợi hại nữa là các loại tiềm thủy đỉnh, như kiễu Ấâ-400 (Y, I-400), có 5 chiếc, kiễu Ấâ-500 (Y, I-500) có 6 chiếc... là những tàu ngầm lớn, thuộc loại tối tân nhất thời đó, nhưng hầu hết đã bị tiêu hủy trong cuộc chiến. Như chiếc I-401 với chiều dài 121,9 mét, ngang 12 mét, tầm hoạt động trên mặt nước là 70.000 km, có thể lặn sâu 100 mét. Đặc biệt loại tàu này có thể chở theo 3 máy bay loại thủy phi cơ nhỏ, nên còn được gọi là "tiềm thủy không mẫu hạm". Đây là loại tiềm thủy đỉnh lớn nhất thế giới cho tới khi Hoa Kỳ hạ thủy tiền thủy đỉnh nguyên tử trang bị hỏa tiễn năm 1960. Chiếc I-401 với thủy thủ đoàn 144 người, đã được lệnh đánh phá kênh đào Panama ở Trung Mỹ, để ngăn chặn Hoa Kỳ đưa các hàng không mẫu hạm và hạm đội từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương. Nhưng đang trên đường thi hành công tác thì nhận được lệnh đầu hàng, thủy thủ đoàn đã đầu hàng quân đội Hoa Kỳ và sau đó tàu này đã bị cho đánh đắm ở đảo Oahu, Hawaiị Ngày 20/3/2005, toán tìm kiếm đã phát hiện và chụp được chiếc tàu nằm dưới lòng đại dương. Cũng khi đó, con trai từ lớp 9 và phụ nữ chưa lấy chồng bị động viên làm công tác lao động ở hậu phương, còn con trai học trường chuyên môn hay Đại Học bị trưng binh đưa ra chiến trường. Nhiều người ra đi mang theo những mối tình đầu đời rồi không bao giờ trở lại nữa. Hoa Kỳ ngay khi khai phát ra bom nguyên tử, để tiết kiệm xương máu và mau chấm dứt cuộc chiến, đã quyết định thả hai quả bom nguyên tử xuống Quảng Đảo (Hiroshima) ngày 6/8/1945 và Trường Kỳ (Nagasaki) ngày 9/8/1945. Ngày 15/8/1945, Nhật Hoàng Hirohito (Hạo Nhân) lần đầu tiên thu âm giọng của ông gọi là "ngọc âm" (gyokuon) bản văn gọi là "chiếu thư" (shosho) cho phát trên đài phát thanh NHK, kêu gọi đầu hàng vô điều kiện và nhẫn nhục chờ đón những ngày đen tối sắp tớị Trước đó, một số tướng tá Nhật đã đảo chánh để ngăn cản đầu hàng, nhưng bất thành. Vì quá chênh lệch về phương tiện như vậy, nên lính Nhật đã phải hy sinh rất nhiều, lấy sự dũng cảm cũng như động viên dân chúng để bù đắp cho sự thiếu thốn. Trong Thế Chiến Thứ 2, Nhật Bản chết khoảng 3,1 triệu người, trong số đó có 2,3 triệu binh sĩ.
ĐẠI KHÔNG TẬP ĐÔNG KINH... Đông Kinh bị oanh tạc trong khoảng thời gian từ 18/4/1942 đến 15/8/1945, là khi chấm dứt Thế Chiến Thứ 2. Nếu không kể bom nguyên tử thì số thường dân bị chết lớn nhất trong một lúc là do trận Đông Kinh Đại Không Tập (Tokyo Daikushu) ngày 10/3/1945. Ngày 9/3, lúc 10 giờ 30, phòng không Đông Kinh báo động có 2 máy bay B29 bay tới. Sau đó 2 máy bay này bay ra phía biển Bosho (Phòng Tổng) và biến mất. Mọi người yên chí không có chuyện gì. Bất ngờ vào lúc 0 giờ 8 phút, ráng sáng ngày 10/3/1945 (trong khi đêm 9/3/1945 thì quân đội Nhật ở Việt Nam đảo chánh Pháp) hàng đợt máy bay B29 bay thấp tiến vào không phận Đông Kinh. Còi báo động chỉ vang lên khoảng 15 phút sau. Khi đó, không quân Hoa Kỳ đã huy động tối đa lực lượng ở Á Châu, gồm 344 oanh tạc cơ B29 (với phi hành đoàn tổng cộng 3.307 người) là pháo đài bay khổng lồ thời đó và một số máy bay khác. Hoa Kỳ đã chuẩn bị việc khôngtập từ 2 năm trước, cho xây dựng 12 dẫy nhà kiểu Nhật ở tiểu Bang Uta để tập ném bom và thử hiệu quả của vũ khí mới sáng chế M69 tức bom "napalm". Bom này dùng xăng đặc, đúng ra là xăng nhão để khi nổ tung sẽ rải xăng khắp nơi nhằm đốt cháy rụi, ngoài ra còn có bom dầu và bom lân tinh... Đây được coi là trận hỏa công lớn nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Những súng đạn trên máy bay và những gì không cần cho cuộc không tập được tháo gỡ để máy bay có thể chở gấp 3 bình thường, tức 6 tấn bom, nâng tổng số bom thả lên 1 triệu trái, tương đương khoảng 2.000 tấn. Bom được thả theo lối tạo bức tường lửa bao vây, cộng thêm ngọn gió với tốc độ 30km/giờ, thiêu đốt hầu hết những người bên trong. Hệ thống phòng không của Nhật yếu ớt nên các máy bay Hoa Kỳ đã bay ở độ cao tương đối thấp từ 1.500 đến 2.800 mét để thả cho chính xác và có khi dùng cả súng bắn xuống người bên dướị Trận oanh tạc này kéo dài hơn 2 giờ 30 phút, đã tiêu hủy hoàn toàn một vùng chiều ngang 5 km và chiều dài 6 km thuộc các quận Koto (Giang Đông), Kuroda (Hắc Điền), Taito (Đài Đông), chu vi khoảng 40 km, khiến cho khoảng 108.000 người thiệt mạng, trong số đó có 20.000 người chết và 88.000 người mất tích, 180.000 nhà cửa (tức gần 1/4 của Tokyo) bị cháy rụị Tiếp theo là hai đợt oanh tạc lớn ngày 24/5 và 25/5, nhắm vào phía tây Đông Kinh, mỗi đợt 250 chiếc B29. Tổng cộng trút xuống 6.908 tấn bom, thiêu hủy khoảng 30 km2 thủ độ Ngày nay có đài tưởng niệm những nạn nhân Đông Kinh trong suốt cuộc chiến ở quận Kuroda, mang tên Đông Kinh Đô Ủy Linh Đường (Tokyoto Ireido). Hàng năm, ngày 10/3 được coi là ngày "Hòa Bình Đông Kinh". Sau đó, Hoa Kỳ tiếp tục mở những đợt oanh tạc tương trên các thành phố lớn như Nagoya (名古屋, Danh Cổ Thất), Osaka (大阪, Đại Phản)... sát hại khoảng 300.000 người khác. Đại Tướng Curtis E. LeMay, Tư Lệnh Không Quân Hoa Kỳ tại Guam, là người chỉ huy các cuộc không tập, khi được hỏi về việc oanh tạc Đông Kinh giết chết nhiều người vô tội, ông trả lời rặng, rất nhiều nhà dân là công xưởng chế tạo quân nhu, nên không có gì sai cả. Ông cũng là người can dự tới kế hoạch thả bom nguyên tử sau nàỵ Sau này chính ông là người giúp xây dựng lại lực lượng không quân của Nhật, nên được Thủ Tướng Eisaku Sato (Tá Đằng Vinh Tác), người lãnh giải Nobel Hoà Bình, trao huân chương hạng nhất.
CÁC TRẬN CHIẾN KHÁC Chúng ta đã được biết ít nhiều về tinh thần chiến đấu anh dũng của binh sĩ Nhật thời Thế Chiến Thứ 2. Trong các trận chiến kinh hồn ở Thái Bình Dương, họ đã bại trận trước hỏa lực mạnh gấp bội và quân số đông đảo hơn của Hoa Kỳ. Nhưng trong các trận chiến ấy, binh sĩ Hoa Kỳ cũng đã phải trả giá rất đắt và thường chỉ chiếm được mục tiêu sau khi tiêu diệt 4/5 hoặc hoàn toàn các đơn vị của Nhật. Trận quân đội Hoa Kỳ đổ bộ Saipan, ở phía nam đông-nam Đông Kinh cách xa khoảng 2.400 km ngày 15/6/1944, khiến phía Nhật có 43.000 quân nhân và 12.000 thường dân tử trận, phía Hoa Kỳ kể cả trận đổ bộ đảo Tinian ở phía nam thì tổn thất khoảng 5.000 quân nhân. "Banzai Cliff" là tên khu vách đá cao và thẳng đứng ở phía bắc của đảo Saipan, nơi nhiều người Nhật cả quân nhân lẫn thường dân đã hô "Tenno Banzai" (Thiên Hoàng Vạn Tuế) trước khi nhẩy xuống tự sát khi bị thua trận. Từ đó, Saipan trở thành căn cứ không quân cho máy bay B29 bay đi không tập Nhật Bản và Tinian là căn cứ không quân cho máy bay B29 bay đi thả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasakị Ngày 28/6/2005, nhân kỷ niệm 60 năm chấm dứt chiếnt ranh, vợ chồng Thiên Hoàng Bình Thành đã đến đây để viếng thăm 3 đài tưởng niệm người Nhật, Hoa Kỳ và Triều Tiên. Trong trận Hoa Kỳ đánh chiếm đảo Iwojima (tức Lưu Hoàng, diện tích chỉ khoảng 8,5 dậm vuông) ở cách Đông Kinh khoảng 1.200 km về phía nam. Lực lượng 61.600 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ với sự yểm trợ mạnh mẽ của 800 tàu chiến và 4.000 máy bay tấn công 22.000 quân chủ lực và các lực lượng hỗ trợ của Nhật tử thủ. Ngày 23/3/1945, trận chiến kết thúc sau 37 ngày tử chiến. Kết quả, phía Nhật chết khoảng 19.900 người và bị thương 11.000 người, Trung Tướng tư lệnh mặt trận của Nhật đã tự sát. Phía Hoa Kỳ chết khoảng 6.821 người và bị thương 21.865 ngườị Chính hình ảnh bốn người lính Hoa Kỳ cắm ngọn cờ chiến thắng trong trận này sau đã được đúc thành tươ.ng. Trận quân đội Hoa Kỳ đổ bộ Okinawa (Xung Thằng) khiến khoảng 200.000 quân và dân Nhật thiệt mạng, phía Hoa Kỳ cũng có hàng chục ngàn binh sĩ tử trận. Đây là trận chiến phối hợp binh chủng và đổ bộ lớn nhất ở chiến trườngThái Bình Dương. Đại pháo hạm Yamato được phái đi yểm trợ mặt trận này đã bị phi cơ Hoa Kỳ đánh chìm, những chiếc máy bay Zero cảm tử Kamikaze (Thần Phong) cuối cùng lâm trận nhưng không cản nổi sức tiến quân của Hoa Kỳ. Tương tự như ở Saipan, nhiều người Nhật cả quân nhân lẫn thường dân đã hô "Tenno Banzai" (Thiên Hoàng Vạn Tuế) trước khi nhẩy xuống biển tự sát. MẶT TRẬN PHƯƠNG BẮC Sau khi Hoa Kỳ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6/8/1945, lợi dụng dịp này, ngày 7/8, Stalin đã phá thỏa hiệp trung lập, ra lệnh cho binh sĩ tấn công Mãn Châu (ỄÒẺB), nơi có khoảng 1 triệu binh sĩ và gia đình họ để rửa mối nhục thua trận xưạ Tối ngày 8/8, Nga tuyên chiến, Đại Sứ Nhật tại Moscow định báo về chính quốc nhưng điện thoại bị cắt. Rạng sáng ngày 9/8, hàng triệu quân Nga với trang bị hùng hậu bằng vũ khi từ miền Tây chuyển qua, đã đồng loạt tiến đánh, dễ dàng chiếm các căn cứ của Nhật vì lúc ấy quân Nhật thiếu phòng bị, đã rơi vào thế cùng và mất tinh thần, sau đó quân Nga chiếm luôn 4 đảo nhỏ của Nhật ở phía bắc Hokkaido, cho tới năm 2005 việc bàn thảo hoàn trả vẫn chưa xong. Khoảng 570.000 quân Nhật bị bắt làm tù binh và đưa vào Siberia thuộc lãnh thổ Nga làm lao công. Khoảng 60.000 người đã chết trong hoàn cảnh khắc nghiệt, sau đó khoảng 210.000 người khác cũng đã chết bệnh hay già tại đây! Khi đó, hàng ngàn trẻ em Nhật đã bị thất lạc, tới nay vẫn mới chỉ có già nửa trong số 2.800 người đã ghé về Nhật và tìm lại được thân nhân.
- - - - Một trong những khuyết điểm lớn nhất của Nhật Bản trong chiến tranh này là tình báo và bảo mật. Khi đó họ không ngờ là đã bị Hoa Kỳ nghe lén và giải được hầu hết các mật mã truyền tin. Chính Đô Đốc Yamamoto (Sơn Bản), người hùng trận Chân Trâu Cảng cũng đã bị phục kích trên không, máy bay bị bắn rơi khiến ông tử nạn vì chuyến đi thị sát của ông bị Hoa Kỳ biết trước. Trận Midway ngày 5 và 6/6/1942, một trận không hải chiến lớn nhất thời đó cũng vậy, hạm đội Hoa Kỳ tuy chỉ có 3 hàng không mẫu hạm lớn nhưng nắm bắt được tin tức dàn trận tấn công của hạm đội Nhật nên đã giăng bẫy hỏa lực và ào ạt tấn công, khiến có tới 4 hàng không mẫu hạm bị đánh chìm một lúc, thiệt hại tổng cộng 285 máy bay... Câu chuyện kỳ tích về cuộc đời của Shoichi Yokoi (Hoành Tỉnh Trang Nhất) và Hiro Onoda (Tiểu Dã Điền Khoan Lang) từ cuộc chiến trở thành như huyền thoại. Khi đơn vị tan hàng, đúng ra là bị binh sĩ Hoa Kỳ tiêu diệt gần hết thì họ sống trốn lánh trong rừng, để rồi nhiều năm sau cùng đã phải sống cô độc một mình. Tổng cộng Shoichi Yokoi đã sống 28 năm ở đảo Guam và Hiro Onoda đã sống 30 năm ở đảo Rubang thuộc Phi Luật Tân trước khi được tìm thấy và đưa trở lại Nhật. Xin xem bài viết chi tiết trong chương saụ
BỊ BOM NGUYÊN TỬ VÀ ĐẦU HÀNG VÔ ĐIỀU KIỆN Hai trái bom nguyên tử ở Hiroshima (Quảng Đảo) và Nagasaki (Trường Kỳ) đã làm cho khoảng 200.000 người thiệt mạng tại chỗ, trong số đó có cả hàng trăm người ngoại quốc. Tại Đông Kinh, Nhật Bản cũng có chương trình nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử do Giáo Sư Kazuo Kuroda (黒田, Hắc Điền) hướng dẫn. Nhưng với phương tiện thô sơ và ngân sách rất eo hẹp, chỉ khoảng 500.000 Mỹ Kim (so với chương trình tương tự là Manhattan của Hoa Kỳ khoảng 2 tỷ Mỹ Kim), việc nghiên cứu chưa có kểt quả thì bị trận không tập của Hoa Kỳ ngày 12/4/1945, khiến toàn bộ cơ sở tan tành. Ngày 2/9/1945, phía Nhật Bản có ông Mamoru Shigemitsu (重光葵Trọng Quang Quỳ) là Bộ Trưởng Ngoại Giao với chức vụ Đại Diện Toàn Quyền đã ký hiệp ước đầu hàng vô điều kiện trước Thống Tướng Mac Arthur và đại diện các quốc gia Đồng Minh trên pháo hạm USS Missouri, trọng tải 45.000 tấn đậu ở cảng Yokohama, thuộc vịnh Đông Kinh. Ông Shigemitsu cũng được xếp vào loại chiến phạm hạng A, năm 1946 bị án cấm cố 7 năm, nhưng năm 1950 được phóng thích. Sau khi đầu hàng, đã có khoảng 6.130.000 lính Nhật và thân nhân... từ khắp nơi kéo về nước. Họ trở về chịu chung số phận với những người trong nước, đồng thời bắt đầu xây dựng một đất nước mới.
- - - -
BOM NGUYÊN TỬ THẢ XUỐNG HIROSHIMA VÀ NAGASAKI
THẢM KỊCH NHÂN LOẠI hay ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN
CẢ THÀNH PHỐ TAN TÀNH
HÀNG TRĂM NGÀN NGƯỜI CHẾT
HẬU QUẢ PHÓNG XẠ VẪN CÒN Khi còn ở Việt nam, tôi đã được đọc cuốn truyện đầy chết chóc và thương đau, đó là bản dịch tiếng Việt từ tác phẩm của một bác sĩ Nhật viết về vụ thả bom nguyên tử ở Hiroshima (Quảng Đảo). Tác phẩm này chưa thấy tái bản ở hải ngoại. Tới Nhật Bản đã 25 năm, tôi vẫn chưa có dịp nào viếng thăm thành phố lịch sử này, vì ở đó hầu như chỉ có vài người Việt sinh sống, và lại cách xa Tokyo chỗ tôi ở khoảng 1.000 km về phía Nam. Nhân có hai cụ thân sinh tôi từ Hoa Kỳ qua thăm năm 1995, tôi thu xếp công việc để đi một chuyến, thăm Kobe (Thần Hộ) và Hiroshimạ Nếu đi thẳng bằng xe lửa tốc hành Shinkansen (Tân Cán Tuyến), tốc độ khoảng 250 km/giờ, thì mất độ 4 giờ 30 phút.
GIỜ ĐỊNH MỆNH: 8 GIỜ 15 SÁNG NGÀY 6/8/1945 Hiroshima (Quảng Đảo) là một thành phố kỹ nghệ và cảng quan trọng, với ba mặt là núi non bao quanh như một lòng chảo, phía Nam hướng ra biển, trở thành một trong những mục tiêu quân sự mà Hoa Kỳ chọn lựa đánh phá nhằm triệt hạ tiềm năng chiến tranh của Nhật Bản. Tin tức khí tượng cho hay bầu trời Hiroshima ngày 6/8 trong sáng và ít mây, rất tiện cho việc thả bom, và quan sát kết quả của một loại vũ khí mới, tuy đã thử nghiệm, và biết là rất ghê gớm, nhưng chưa rõ sẽ tác hại đối với con người, và cơ sở vật chất tới đâụ Các yếu tố đó chính là "định mệnh" dành cho Hiroshima. Lúc 7 giờ 09 sáng ngày 6/8/1945, thành phố báo động "vàng", là dấu hiệu có máy bay địch bay tới, và báo động chấm dứt lúc 7 giờ 31 phút. Mọi người yên chí là không có gì nguy hiểm sẽ xảy ra cả. Tới 8 giờ 15 sáng, Chugoku Gunkanku (Trung Quốc Quân Quản Khu, Trung Quốc ở đây là địa danh vùng Nam Honshu (Bản Đảo) của Nhật Bản chứ không phải nước Trung Hoa) báo động: "Có ba máy bay lớn của địch xuất hiện ở trên bầu trời Saijo (Tây Điều), và đang tiến về phía Tây, cần phải cảnh giác nghiêm trọng" (Sau này được biết đó là chiếc B29 mang danh Enola Gay chở bom nguyên tử và hai chiếc đồng hành có nhiệm vụ chỉ huy và quan sát). Tuy báo động như vậy, nhưng phía quân sự chưa kịp có phản ứng, không có máy bay nào lên nghênh cản. Trong khi khoảng 320.000 người dân và 40.000 quân nhân của thành phố vừa bắt đầu một ngày làm việc thì bỗng nhiên ánh sáng chói lòa chiếu tới, và tiếp theo bằng một tiếng nổ kinh hồn như trời sa đất xụp vang lên. Ngay khi phát nổ, tức vào thời điểm khởi đầu (zero time), quả bom tạo ra nhiệt độ khủng khiếp, lên tới 5.000.000 độ C trong 1/1.000.000 giây đầu, sau đó xuống 300.000 độ C trong 1/10.000 giây kế tiếp, làm phát sinh ánh sáng chói lòa trên. Địa điểm ngay bên dưới nơi bom nổ ở cao độ 576 mét, được gọi là tâm nổ hay bộc tâm (hypocenter). Sức ép mãnh liệt do không khí bị đốt bành trướng thành một cơn cuồng phong với tốc độ 400 mét/giây đã biến cả thành phố rộng lớn, với 92% của khoảng 76.000 căn nhà bỗng chốc không chỉ vỡ tan thành đống gạch vụn mà còn bay biến đi mất. Cổ thành Hiroshima rất kiên cố, cách tâm nổ khoảng 700 mét mà không còn lại dấu tích nào. Sức ép cực mạnh còn làm cho mặt đất vùng tâm nổ bị lún xuống hàng tấc. Độ 1/10.000 giây sau, hiện ra trái cầu lửa "ác ma" khổng lồ đường kính khoảng 280 mét, như một mặt trời nhỏ, với sức nóng 4-5.000 độ C kéo dài trong khoảng 10 giâỵ Trái cầu lửa này nhìn từ mặt đất thấy sáng gấp 10 lần mặt trời, nên từ xa đến 9 km vẫn có thể nhìn thấỵ Sức nóng khủng khiếp ấy đã đốt cháy tất cả những gì còn lại trong vòng bán kính 2.000 mét tính từ tâm nổ (tổng cộng khoảng 13 km2). Với nhiệt độ này, mái nhà bằng sành cách tâm nổ 600 mét cũng bị sôi chảy ra, cửa kính cách tâm nổ 1.000 mét cũng bị chảy rạ Khi trái cầu lửa vừa tắt lịm đi thì khói bốc lên, phần trên cuộn lại, và tỏa rộng thành hình cây nấm nhân tạo khổng lồ, dần dần vươn cao tới khoảng 10.000 mét. Cây nấm tồn tại trong khoảng từ 20 đến 30 phút rồi tan dần, bay về hướng Tây Bắc. Sau đó không lâu là cơn mưa nước đen, do sự kết hợp bởi khói của cây nấm và mây từ trên trời đổ xuống, khiến bầu trời bỗng dưng tối lại, nhiệt độ xuống thấp (hiện tượng này gọi là "mùa đông nguyên tử"), cõi trần gian bên dưới đang đầy cảnh chết chóc càng thêm thê lương ảm đạm.
ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN Người chết la liệt, người bị thương rên xiết khắp nơi, nhiều người quần áo bay đi đằng nào mất, nhiều người bị phỏng nặng khiến da tuột từng mảng lớn, có người bị sức nóng làm cháy cụt hết những đầu ngón tay, ai cũng kêu gào khát nước. Cảnh một nữ giáo viên dắt đoàn nữ sinh tiểu học tất cả đều trần truồng đi giữa thành phố chết chóc khiến người xem không ai cầm được nước mắt. Tiếng kêu cứu khắp nơi nhưng không còn ai rảnh tay để giúp đỡ người khác nữa. Nhiều người nóng quá chịu không nổi, nhảy đại xuống dòng sông. Sự tàn phá khủng khiếp này có thể nói vượt mọi dự tưởng trước đó về thảm kịch của nhân loại, về địa ngục trần gian. Sau đó, việc hỏa táng các xác chết phải kéo dài cả tháng trời. Ánh sáng và sức nóng khủng khiếp chiếu tới còn để lại những vết tích chưa từng có, đó là những bóng đen của người hay vật nổi trên nền trắng hay ngược lại, in trên vách tường hay mặt đường. Sự tàn phá của bom nguyên tử không chỉ là những hình ảnh ghê gớm nhất thời đó, mà sự tác hại về phóng xạ của nó còn kéo dài mãi tới ngày naỵ Thật vậy, bom nguyên tử còn phát sinh ra các tia alpha, beta, gamma, và trung tính tử (neutron)... rất nguy hại đối với con người. Ngay sau vụ nổ, nhiều người có chứng bệnh lạ như nổi mụn toàn thân, rụng tóc, bệnh dịch lan tràn, ruồi nhặng sinh sôi nẩy nở cùng khắp... Vì là những tác hại của phóng xạ mà con người thời ấy chưa biết tới nên không có thuốc men chữa trị hiệu quả, nhiều người chết sau đó vài ngày. Tổng kết có khoảng 75.000 người chết ngay khi bom nổ, và tính tới cuối năm 1945 thì tổng số người chết vì thương tích và phóng xạ là khoảng 140.000 người (90% chết trong hai tuần lễ đầu). Trong số những người bị hại, có cả một số người ngoại quốc, đông nhất là người Đại Hàn, các du học sinh từ Trung Hoa hay Đông Nam Á, và một số nhỏ quân nhân Hoa Kỳ bị bắt làm tù binh. Thời đó, người dân Nhật Bản đã quen với không khí chiến tranh, và những vụ không tập bằng máy bay B29 của Hoa Kỳ từ vài năm trước. Nhưng với sự tàn phá lớn lao ngoài dự tưởng này không ai hiểu Hoa Kỳ đã dùng vũ khí gì, và biến cố gì đã xảy ra. Quả bom thả xuống Hiroshima dài khoảng 3,3 mét, đường kính 0,7 mét, nặng khoảng 4 tấn, có sức tàn phá tương đương 15.000 tấn chất nổ TNT, là loại bom uranium (U-235), với tục danh "Little Boy" vì thon nhỏ, được thả và cho nổ từ trên cao để tạo ra sự tác hại lớn nhất. Trong quả bom này, chỉ có khoảng 15 kg U-235 mà thôi.
THẢ BOM XUỐNG NAGASAKI NGÀY 9/8/1945 Nhật Bản tuy bị thiệt hại nặng nề ở Hiroshima, nhưng vẫn còn bưng bít dư luận trong nước, chính phủ còn tung tin Nhật Bản cũng có vũ khí tương tự để đối kháng, và muốn tiếp tục cầm cư.. Phía Hoa Kỳ thì muốn sớm chấm dứt chiến tranh để tiết kiệm xương máu, vì qua các trận địa chiến ở Okinawa (Xung Thằng)... quân nhân và dân chúng Nhật đã chiến đấu hầu như đến người cuối cùng gây thiệt hại rất nặng cho Hoa Hỳ. Ba ngày sau vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima, lúc 11 giờ 2 phút ngày 9/8, Hoa Kỳ đã thả trái bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố cảng, chuyên về kỹ nghệ đóng tàu Nagasaki (Trường Kỳ) ở phía tây của đảo Kyushu (Cửu Châu), phía nam Nhật Bản. Nagasaki là cửa ngõ rất quan trọng của Nhật để giao thương bằng tàu với thế giới, nhất là Á Châu và Âu Châu, từ thế kỷ 16, người Bồ Đào Nhà đã tới đây buôn bán và truyền đạo Thiên Chúa Giáo. Tâm nổ là thượng không của chi lưu sông Shimo No Kawa (Hạ Xuyên). Trái bom lần này cũng gây tác hại lớn lao, với 73.884 người chết và 74.909 người bị thương, trong tổng số dân cư khoảng 240.000 người, khoảng 6,7 km2 nhà cửa bị tàn phá hoàn toàn, chiếm 1/3 nhà của thành phố. Quả bom thả ở Nagasaki tuy lớn hơn quả thả ở Hiroshima, nhưng sức tác hại ít hơn vì địa điểm thả hơi xa khu dân cư, và tại một vùng địa hình dài và hẹp. Quả bom thả xuống Nagasaki là loại bom plutonium (Pu-239), dài khoảng 3,25 mét, đường kính 1,52 cm, nặng khoảng 4,5 tấn, tương đương 21.000 tấn TNT, với tục danh "Fat Man" vì mập tròn, được thả và nổ ở cao độ 500 mét. Năm 2005, nhân kỷ niệm 60 năm thả bom nguyên tử, bà Genet, cháu của khoa học gia James Conant, người đã tham gia chương trình chế tạo bom nguyên tử đầu tiên của Hoa Kỳ đã cho xuất bản cuốn sách nói về chân dung các khoa học gia thời đó. Theo bà thì vị chuyện chế tạo bom nguyên tử, ông nội bà đã bị khổ tâm cho đến hết đời và việc thả trái bom thứ 2 xuống Nagasaki là không cần thiết. Phải chăng, nếu ông nội bà có quyền quyết định thì đã cứu được khoảng 200.000 người!?.
NHẬT BẢN ĐẦU HÀNG NGÀY 14/8/1945 Sau trái bom nguyên tử thứ hai nổ ở Nagasaki, Nhật Bản thấy sẽ tiếp tục bị thiệt hại nặng nề mà vô phương chống đỡ, vòng cầm cự đang bị thu hẹp dần, quân đội Hoa Kỳ cũng đang chuẩn bị đổ bộ lên chính quốc sau khi chiếm Okinawạ Nên ngày 14/8/1945, Nhật Hoàng Hirohito (Dụ Nhân), hiệu là Showa (Chiêu Hòa) lần đầu tiên lên tiếng trên đài phát thanh, tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Bằng giọng nói cảm động, Nhật Hoàng kêu gọi quốc dân đầu hàng, và nhẫn nhục chờ đón những ngày đen tối chưa từng có sắp đến. Ngay sau khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng, một số sĩ quan trẻ cấp tá vẫn còn hăng máu, muốn tiếp tục chiến đấu đã âm mưu đảo chính nhưng không thành. Một số quân nhân và thường dân khác đã đến trước hoàng cung tự sát để tỏ lòng trung thành với Nhật Hoàng, và tránh nỗi nhục bị chiếm đóng. Lời tuyên bố đầu hàng của Nhật Hoàng là dấu hiệu chấm dứt chiến tranh giữa Hoa Kỳ (cùng các nước Đồng Minh) với Nhật Bản, cũng đồng thời chấm dứt Thế Chiến Thứ 2, vì Đức Quốc đã đầu hàng quân đội Đồng Minh trước đó.
CHO NHỮNG NGƯỜI NẰM XUỐNG Thành phố Hiroshima và Nagasaki nay đã phục hưng hoàn toàn, nhà cửa to lớn hơn, đẹp đẽ hơn, và tất nhiên dân cư cũng đông đúc hơn xưa rất nhiềụ Du khách không thể nhìn thấy dấu vết bom nguyên tử nếu không tìm đến một vài nơi được bảo tồn làm kỷ niệm nhắc nhở người Nhật và nhân loạị Đó là căn nhà đúc bốn tầng với mái vòm trơ khung thép ở Hiroshima (nguyên là tòa nhà Khích Lệ Kỹ Nghệ của tỉnh Hiroshima, cách tâm nổ độ 100 mét), được gọi là "Vòm Nguyên Tử (Nguyên Bộc..., The Atomic Dome)", hay "tượng người đàn ông ngồi giơ tay chỉ thiên" ở Nagasaki. Các bảo tàng viện nơi đây chứa đầy các di tích và hình ảnh chết chóc, đền thờ, ngọn đuốc bất diệt nhằm thắp sáng lương tâm nhân loại... là nơi hàng năm tổ chức lễ kỷ niệm, và hội thảo chống bom nguyên tử của các phái đoàn quốc tế. Ngôi mộ tượng trưng cho những người chết ở Hiroshima được che bằng một mái bê tông cong, bên trong có để danh sách những người chết vì bom nguyên tử. Nguyên một tam giác châu lớn giữa hai con sông Motoyasu (Nguyên An) và Moto (Bản) được xây dựng đặc biệt gọi là "Công Viên Kỷ Niệm Hòa Bình" (Peace Park). Mỗi năm, tại Hiroshima, vào lúc 8 giờ 15 phút sáng (giờ nở bom nguyên tử) ngày 6/8, Thủ Tướng Nhật, các Bộ Trưởng, Tỉnh trưởng Hiroshima, nhiều phái đoàn quốc tế và hàng chục ngàn người Nhật tới đây làm lễ cầu nguyện. Tới buổi tối, hàng chục ngàn người lại đứng hai bên bờ sông Motoyasu ngay bên cạnh "Vòm Nguyên Tử", thả xuống nước khoảng từ 6.000 đến 7.000 chiếc đèn lồng cắm nến lung linh, ghi những lời cầu nguyện cho người đã khuất và cho hòa bình thế giới. Ba ngày sau đó là lễ tưởng niệm tại Nagasaki, vào lúc 11 giờ 2 phút ngày 9/8 với hàng chục ngàn người tham dự trong Công Viên Hòa Bình (Heiwa Koen, Peace Park) ở phía nam sông Urakami (Phổ Thượng), cạnh ga Matsuyama Machi (Tùng Sơn Đinh). Nơi đây có đài tưởng niệm là tượng một người đàn ông giơ một tay ngang và một tay chỉ lên trời gọi là "Heiwa Kinen Zo" (Hòa Bình Kỷ Niệm Tượng, tượng cầu nguyện hòa bình, Peace Statue) ở phía phải của tâm nổ, bên này bờ chi lưu Shimo No Kawa (Hạ Xuyên). Còn bên kia bờ sông, tức phía bên trái vị trí tâm nổ là bảo tàng viện Tư Liệu Nguyên Bộc Nagasaki (Nagasaki Genbaku Shiryokan, Atomic Bomb Museum)... Khu đất rộng phía bắc sông Urakami bị bom nguyên tử san bằng thì nay biến thành quần thể các sân vận đô.ng. Mỗi năm có hàng triệu người Nhật và du khách khắp nơi trên thế giới viếng thăm những nơi này để cố gắng hình dung khung cảnh hoang tàn và những tác hại ghê gớm do bom nguyên tử để lạị Một số người xếp những con hạc bằng giấy (origami, triết chỉ) đủ màu theo truyền thống của Nhật Bản để cầu nguyện cho hòa bình, và đem tới đây khi có dịp viếng thăm, các con hạc giấy được kết thành chuỗi để đầy chung quang các đài kỷ niệm. Riêng Hiroshima là nơi bị bom đầu tiên, lại bị thiệt hại nặng nhất nên được coi là biểu tượng chính. Mỗi năm có khoảng 600.000 em các trường Tiểu Học và Trung Học của Nhật được nhà trường tổ chức đi thăm bảo tàng viện hòa bình Hiroshima...
VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ ĐE DỌA NHÂN LOẠI Cho tới nay, tức hơn 55 năm sau, vẫn còn khoảng 30.000 người (kể cả một số người ngoại quốc) thời đó, và con cháu thuộc thế hệ sau ở Hiroshima và Nagasaki mang các chứng bệnh nan y do hậu quả của phóng xạ, họ sống lây lất, kéo dài cuộc đời tàn phế cho đến chết trong các bệnh viện. Vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, không phải chỉ là bài học riêng cho người Nhật, mà là bài học chung cho toàn thể thế giới. Do đó nhiều vị nguyên thủ các quốc gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo quốc tế đã viếng thăm hay cầu nguyện tại hai thành phố này, và hàng năm hội nghị hòa bình quốc tế đã chọn các nơi đây để tổ chức. Theo chân Hoa Kỳ, đã có hơn mười quốc gia đã chế tạo bom nguyên tử như Nga, Anh, Pháp, Trung Hoa, Ấn Độ, Nam Phi, Hồi Quốc và có thể cả Do Thái, Bắc Triều Tiên... số lượng đủ để hủy diệt toàn thể nhân loại nhiều lần!!! Hoa Kỳ và Nga đang có khuynh hướng giảm vũ khí nguyên tử, trong khi đó Trung Quốc và Pháp tiếp tục thử nghiệm, là những đe dọa lớn lao mà nhân loại phải đối phó và lên tiếng phản đối.
NHÂN LOẠI VÀ VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ Khoa học kỹ thuật của nhân loại vào hậu bán thế kỷ 20 đã tiến những bước vĩ đại, có thể ví như cấp số nhân so với các thế kỷ trước, đã đem lại những cải thiện lớn lao trong cuộc sống của con người. Khoa học tiên tiến thường được ứng dụng tức thời vào y khoa để cứu người càng sớm càng tốt, và cũng mỉa mai thay, đồng thời ứng dụng vào quân sự để giết người càng nhiều càng tốt. Những khám phá về thuyết tương đối, và công thức E = mC 2 (E: năng lượng, m: khối lượng vật chất, C: vận tốc ánh sáng trong chân không = 300.000 km/giây) của Einstein đã đưa bước chân khoa học đi khám phá những lãnh vực mới, với năng lượng vô song của vật chất, tức biến khối lượng thành năng lươ.ng. Đúng thời điểm đó, Thế Chiến Thứ 2 đang hồi kịch liệt, những phát kiến khoa học mới nhất liền được đưa vào ứng dụng chiến tranh thay vì hòa bình. Chương trình chế tạo bom nguyên tử Manhattan Project của Hoa Kỳ được tiến hành trong bí mật, và trái bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại dùng nguyên liệu plutonium được cho nổ thử tại Alamogordo, tiểu bang New Mexico ngày 16/7/1945. Sự thử nghiệm này thành công, đã đưa nhân loại vào một trang sử mới, đầy đe dọa, lo âu trước hiểm họa diệt vong. Nguyên lý của bom nguyên tử là bắn một hạt trung tính tử (neutron) vào một nguyên tử nặng như uranium (U-235) có độ đậm đặc (nồng độ) trên 90%, mang tính phân liệt. Do trọng lượng khác nhau, người ta lọc lấy ra U-235 bằng nguyên tắc ly tâm từ U-238 thiên nhiên, chỉ chiếm khoảng 1% trong số nàỵ Sự phá hủy U-235 sẽ sinh ra nguyên tố nhẹ hơn và các hạt trung tính tử mới. Các hạt trung tính tử mới này sẽ tiếp tục phá các nguyên tử U-235 bên cạnh sinh ra nguồn năng lượng khổng lồ. Đó là phản ứng dây chuyền (chain reaction) loại phân hạch (fission). Sau đó còn có cách dùng plutonium (Pu-239) để làm nguyên liệụ Plutonium là chất lọc ra từ các thanh nhiên liệu uranium dùng trong các lò phát điện nguyên tử, uranium sau khi cháy hết thì phát sinh ra plutonium, nên plutonium được coi là nguyên tố nhân tạo, cũng dùng làm nguyên liệu cho lò phát điện. Uranium hay plutonium có đặc tính gọi là hiện tượng lâm giới (rinkai, nghĩa là tới sát giới hạn). Khi để một số lượng hai loại đậm đặc này gần nhau, vượt một giới hạn nào đó thì sinh ra phản ứng. Như độ đậm đặc là 90% thì giới hạn là non 1 kg. Do đó, trong trái bom nguyên tử, người ta thiết kế nhiều khối lượng nhỏ hai chất này tách rời nhau và dùng chất nổ thường như TNT, cho phát nổ để đẩy cho các khối ấy gần nhau thì sinh ra phản ửng phân liệt, tức nổ nguyên tử. Năng lượng do bom nguyên tử phát ra, khoảng 15% thành phóng xạ tuyến, 35% thành nhiệt tuyến, và 50% còn lại thành cuồng phong. Sau này, khoa học còn tiến thêm bước nữa với nguyên lý của phản ứng kết hạch (fussion) cũng gọi là hợp nhân, kết hợp hai nguyên tử Hydrogen nặng (tức H đồng vị, có nhân là một proton + một hay hai neutron và một điện tử chạy vòng quanh), phản ứng này sinh ra nguyên tố nặng hơn là Helium (He, có nhân là một proton và hai điện tử chạy vòng quanh). Trường hợp bom H, thì dùng bom A làm mồi nổ, và phát sinh năng lượng lớn hơn phản ứng phân hạch cả 100 lần. Năm 2003, tổng.số vũ khí nguyên tử của một quốc gia chính được ghi nhận như sau: 1- Nga: 18.000 2- Hoa Kỳ: 10.600 3- Trung Quốc: 402 4- Pháp: 348 5- Anh: 185... Năm 2003, tổng số lần thí nghiệm nổ bom trong bầu trời là 512 lần, ngầm dưới đất là 1.525 lần, nhiều quốc gia đã ký hiệp ước cấm thí nghiệm, nhưng Ấn Độ, Pakistan, Do Thái, Bắc Triều Tiên... không ký. Tuy thực tế cho tới nay chỉ có hai quả bom nguyên tử được thả ở Nhật năm 1945, nhưng sau đó, vẫn có một số trường hợp bị nhiễm phóng xạ do thí nghiệm hay đào mỏ uranium. Như tại Kazakhstan ở Nga, Lonneprug ở Đức, Hanford (Washington State), Nevada, New Mexico ở Hoa Kỳ và Bikini ở quần đảo Marhall. Trong vụ Hoa Kỳ thử bom H tại Bikini, nhiều dân trên các đảo và thủy thủ chiếc tàu đánh cá Daigo Fukuryumaru (Đệ Ngũ Phúc Long Hoàn) của Nhật đã bị nhiễm phóng xạ khá nặng.
CON TÀU KÉM MAY MẮN DAIGO FUKURYU MARU HAY VỤ BỊ BOM NGUYÊN TỬ THỨ 3 Câu chuyện bi thương ít được dư luận thế giới biết đến, đó là con tàu đánh cá Daigo Fukuryu Maru từ tỉnh Shizuoka (Tĩnh Cương), với thủy thủ đoàn 23 người đã bị nạn khi đang đánh cá ngừ đại dương ở gần đảo san hô Bikini thuộc quần đảo Marshall. Vào ngày 1/3/1954, 9 năm sau Thế Chiến Thứ 2, Hoa Kỳ đã cho thử nghiệm bom H trong kế hoạch "Bravo", mạnh gấp cả trăm lần bom nguyên tử tại quần đảo nàỵ Một số cư dân trong vùng quần đảo được di tản nhưng con tàu Daigo Fukuryu Maru thì không hay biết gì, cho đến khi ánh sáng chói lòa, tiếng nổ khủng khiếp phát ra, và cột nước dâng cao cả trăm mét. Con tàu ở phía đông Bikini khoảng 160 km, khá xa để không bị thiệt hại về vật chất nhưng thủy thủ đoàn bị phóng xạ cấp tính rất nặng do "tro chết" (shinohai, tử hôi) tức bụi phóng xạ (thường tạo ra tạo ra cơn mưa đen) rơi suống con tàu 2 giờ đồng hồ sau... Ông Kubo (Cửu Bảo) mất ngay vào tháng 9 năm đó, khi mới 40 tuổi, năm sau, tỏng cộng 12 người chết. Do đó, với người Nhật, đây là vụ bị bom nguyên tử thứ 3 sau Hiroshima và Nagasakị Con tàu và di tích được triển lãm ở Hiroshima từ ngày 15/3 đến 30/6 năm 2005, có ông Oishi (Đại Thạch) là thủy thủ trên tàu làm nhân chứng sống tham dự.
DƯ LUẬN VỀ BOM NGUYÊN TỬ Năm 1995, nhân 50 năm chấm dứt Thế Chiến Thứ 2, dư luận thế giới như sống trở lại với những ngày lịch sử. Đặc biệt dư luận chia thành hai phái, chống hay ủng hộ việc bỏ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki trước đây. Dư luận ủng hộ, trong số có cả Tổng Thống Hoa Kỳ đương nhiệm là ông Clinton, cho rằng Hoa Kỳ phải dùng tới bom nguyên tử để tiết kiệm xương máu cho quân đội và cho cả người Nhật, vì nếu tiếp tục chiến tranh cổ điển thì sự thiệt hại cho cả hai bên còn lớn lao gấp bội. Dư luận phản đối thì cho rằng, Nhật Bản đã thua đến nơi, không cần dùng biện pháp mạnh quá đáng như vậy, gây thiệt hai lớn lao cho dân chúng, và nhất là để lại hậu quả tâm lý diệt vong chung cho nhân loại. Dù sao, Hoa Kỳ đã không chọn Tokyo (Đông Kinh) là thủ đô Nhật Bản, đương thời với năm đến bảy triệu người dân, hay Kyoto (Kinh Đô) là cố đô với những di tích văn hóa quý giá thì cũng là một điều an ủi lớn cho người Nhật. Hoa Kỳ đã quyết định ngưng phát hành tem có hình bom nguyên tử nổ để đánh dấu chấm dứt Thế Chiến Thứ II, và cũng ngưng đưa ra triển lãm chiếc máy bay B29 Enola Gay vì phản ứng chống đối của dư luận Nhật Bản, thế giới và ngay cả Hoa Kỳ. Tâm lý con người có lẽ thời nào cũng vậy, khi nghèo đói thì dễ hung bạo, liều mạng để cướp đoạt, nhưng khi giàu có thì sợ đổ máu. Người Nhật ngày nay cũng vậy, đã giàu có nhờ phát triển kinh tế trong hòa bình rồi nên rất sợ chiến tranh. Jieitai (Tự Vệ Đội), tức quân đội của Nhật Bản chỉ có độ 237.700 ngườị Với quân số ấy thực ra không đủ để tự vệ nên vẫn phải dựa vào sự hiện diện của khoảng 56.000 quân nhân Hoa Kỳ trú đóng ở Nhật Bản. Có lẽ đa số người Nhật cũng không oán trách Hoa Kỳ về việc thả bom nguyên tử trên đất nước họ, vì dù sao họ cũng là kẻ đánh lén, và gây chiến trước qua vụ tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor). Nhưng cũng đừng nên khơi lại những đắc thắng bằng bom nguyên tử, làm gợi lại trong họ hình ảnh đau thương mất mát lớn lao trong quá khứ khiến họ phải lên tiếng phản đối. Trong chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, Hoa Kỳ cũng đã tính tới việc dùng đại bác nguyên tử hay bom nguyên tử. Rất may, hoàn cảnh chưa thuận tiện để ra tay, nếu không Triều Tiên và Việt Nam cũng đã phải hứng chịu những tai họa thảm khốc như Nhật Bản. Cho nên bằng mọi giá, cầu mong nhân loại hãy hủy diệt tất cả các vũ khí nguyên tử, vi trùng... hơn là để các vũ khí ấy hủy diệt chính nhân loại. Khoảng năm 1977, 78, trước sự đe dọa của Trung Quốc, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã từng có ý định chế tạo bom nguyên tử, nhưng không thành vì thiếu mọi yếu tố cần thiết.
- - - - Các tài liệu tham khảo và trích dẫn: - Shite kudasai! Ano hi no koto o - Hibaku no igen - Atomic Bomb Hiroshima - Days To Remember: An Account of the Bombings of Hiroshima and Nagasaki - Eyewitness Testimonies: Appeals From The A-bomb Survivors - Merit Students Encyclopedia
Đỗ Thông Minh
http://www.huongduong.com.au/article_185.html?PHPSESSID=4d5
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire