1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

dimanche 8 avril 2007

Để đối-phó với Trung-Hoa,một thoả-hiệp chiến-lược mới giữa Tokyo và Washington

Để đối-phó với Trung-Hoa,một thoả-hiệp chiến-lược mới giữa Tokyo và Washington.

CÁC THAM-VỌNG QUÂN-SỰ CỦA NHẬT PHẢI THÔNG-QUA HIỆP-CHÚNG-QUỐC.

Không có ngừng nghỉ trong cuộc chạy đua võ-trang ở Châu Á. Trung-Quốc đã dự-trù gia-tăng các chi-tiêu quân sự thêm 14,7%,nâng các chi-tiêu này lên tới 35 tỉ đô-la cho năm 2006.Thủ-tướng Nhật-Bảnlo ngại về việc này,quên bẵng việc nói rõ là ngân-sách quốc-phòng của nước ông đã đạt tới...40 tỉ đo-la. Và thoả-ước chiến-lược mới với Hiệp-Chúng-Quốc sẽ tăng cường liên-minh chánh-trị và quân-sự giữa Tokyo và Washington.

Được mệnh-danh "Keystone của Thái-Bình-Dương" do vị thế trung-tâm trong địâlý chánh-trị ở Á-Châu,kể từ đệ nhị thế-chiến,đảo Okinawa đã chịu nhiều hậu-quả do những quyết-định của các chiến-lược-gia ở Tokyo và Washington.Sau khi đã là diễn-trường cho những cuộc đụng trận đẫm máu ở Thái-Bình-Dương vào năm 1945 (1),Okinawa đã trở thành một thuộc-địa quân-sự của Mỹ.Bị Hiệp-Chúng-Quốc chiếm đóng cho đến 1972 - 20 năm lâu hơn phần còn lại của Nhật-Bản -,từ đấy đảo này có 37 căn-cứ Mỹ,với 26.000 quân nhân và gia-đình họ trên một tổng số dân địa-phương 1,35 triệu người (2)
.
Một sự tập-trung quân-sự như thế trên môt lãnh-thổ giới-hạn - 100 cây-số chiều dài cho khoảng 15 cây số chiều rộng - và trong những vùng có mật-độ dân số cao đặt ra vô-số các vấn đề hằng ngày :phiền nhiễu về âm-thanh cao hơn mức-độ cho phép,tội ác hình-sự,tai-nạn trong các cuộc thaôdượt và sự nguy-hiểm của một số tập-huấn,đặc-biệt trong các cuộc thực-tập bằng đạn thật. Bắt đầu,Tomohiro Yara, cư-trú trong vùng phụ cận Kadena,căn cứ lớn nhất và hoạt động nhất trong số các căn cứ không-quân Mỹ ở Viễn-Đông,nói "Nững căn-cứ này,tôi thù ghét chúng.Có những khi,ngay cả 2 hay 3 giờ sáng,các tiếng động của máy bay đã đánh thức tôi dậy.Tôi có thể thấy các phản-lực-cơ bay qua trên đầu tôi,và một đôi khi những phần kim loại hay các vật dụng rơi rớtbtrong vườn của tôi". Vấn đề các căn cứ đã trở thành vấn-đề quốc-gia vào năm 1995,sau việc một bé gái bị ba thủy-quân lục-chiến Mỹ hãm-hiếp. "Điều đó đã là một chấn-động đối với công-luận.Tình-hình của Okinawa chưa bao giờ được báo-chí nói đến như thế kể từ khi trở lại dưới sự quản-trị của Nhật kể từ 1972 ",Một ký giả,thành-viên của ủy ban bình-luận một nhật-báo điạ phương The Okinawa Times đã nhớ thế.

Tuy thế,các vấn-đề như thế vẫn tồn tại,với biểu-tượng là căn-cứ không-quân Futemma,chiếm 4800 mẫu đất ngay giữa một trung-tâm thành-phố có hơn 80.000 dân.Người ta còn có thể nhận thấy ở gần căn cứ một toà nhà của viện Đại-Học bị phấhủy do một phi-cơ trực-thăng Mỹ bị rơi vào ngày 13 Tháng 8 năm 2004..

NGƯỜI CHỦ NHÀ RỘNG RÃI NHẤT CHÂU Á.
Mặc dù có những bãi biển thần tiên và những phức-hợp khách-sạn,,không-khí ở Okinawa nặng vẻ chán ngấy của dân chúng địa-phương đối với việc duy trì nguyêntrạng,trong khi chiến-tranh lạnh đã chấm dứt từ lâu.Nằm cách Tokyo 1500km,bao bọc một bên là biển Thái-Bình-Dương và một bên là biển Đông-Hải,tỉnh-lị nằm ở phiá cực nam Nhật Bản cho nthấy cảm-tưởng kỳ-dị là đã bị lãng quên trong một thời kỳ khác.Theo như Yara,"tình-trạng sẽ thay đổi.Nhân-dân Nhật cũng như các nhà lãnh-đạo không có thói quen suy nghĩ về những vấn-đề liên-quan đến quốc phòng vì,trong thời kỳ chiến tranh lạnh,đất nước được đặt dưới chiếc dù nguyên-tử Mỹ.Nhưng người ta không thể luôn luôn trông đợi nơi Hiệp-chúng-quốc,và ngày nay không thể nào thoát khỏi tranh-luận về việc này"Đó là mục-tiêu cuộc thoả-hiệp chiến-lược mới giữa Tokyo và Washington,mà một tường-trình giai-đoạnv đã vạch ra những điểm chính,(3)Ký kết chánh-thức của thoả hiệp này trên nguyên tắc sẽ thực hiện trước ngày 31 tháng 3,dự trù việc tái phối-trí lực lượng Mỹ,gồm 7000 người,từ Okinawa về đảo Guam,lãnh-thổ Hoa-Kỳ trong quần-đảo Mariannes.Rộng hơn mà lại ít dân hơn Okinawa, Guam lại có vị trí thuận-lợi hơn,theo như các chiến-lược-gia của Ngũ-Giác-Đài,để đáp ứng lại các hoạt-động của những nhóm hồi-giáo cực-đoan hoạt động trong vùng Đông Nam Á.Quyết định này - mà lịch-trình thực-hiện chưa được nói rõ - không phải là ngoạn-mục như bề ngoài thấy,nếu như người ta so sánh với dồ biể dành cho Đại Hàn.Nhật Bản,chưa chấp 89 căn cứ Mỹ,hãy còn chứa 40.000 quân nhân Mỹ trên đất nướ,sau khi một phần được chuyển về Guam,do nhà nước Nhật tài trợ với một ngân khoản lên tới 9 tỉ đô la,theo như những tin tức ấn-hành trên tờ nhật-báo quốc-gia The Japan Times(4) Quần đảo duy-trì vai trò đồng-minh thân-cận nhất và là trụ cột trong chiến-lược Mỹ ở Á-Châu.
Nam-Hàn,về phiá họ,sẽ thấy từ nay đến năm 2008 việc khởi-hành của 12.500 người trong số 37.500 GỊ5)Trong thành-trì quân-sự khác này của Mỹ trong vùng,việc phản-đối của dân-chúng và nỗ-lực hoà-giải với Bắc-Hàn đã hướng chánh-sách vào việc giữ khoảng cách với đồng-minh Mỹ, thuận -ợi hơn cho một chánh-sách đa-phương,dẫu vậy vẫn không đặt vấn-đề về hiệp-ước 1954 (6).
Sự khác-biệt giữa hai nước cũng hiện ra trên bình-diện tài-chánh.Nhật-Bản "người chủ nhà rộng rãi" của lực-lượng Mỹ ở nước ngoài,đã dành cho lực lượng này hơn 4 tỉ đô la mỗi năm,bao bọc 75% phí-tổn cho ,việc đồn-trú,trong khi Nam-Hàn chỉ có thể đảm-nhiệm 40% chi-phí này,tong môt sự đóng góp toàn diện khoảng hơn 840 triệu đô-la (7)
Bên ngoài việc sắp xếp lại sự hiện-diện quân-sự Mỹ ở Á-Châu sau thời-kỳ chiến-tranh lạnh,thoả hiệp song-phương mới đã hướng chánh sách ngoại-giao và quốc-phòng Nhật tiến về việc tăng cường chưa từng thấy trong liên-minh chánh-trị và quân-sự với Hiệp-Chúng-Quốc.Nó sẽ làm biến đổi thực sự "một cuộc hợp-tác chỉ có mục tiêu duy-nhất là phòng vệ Nhật Bản hay khả năng ổn-định trong vùng thành một cuộc "liên minh tổng quát",theo như chỉ-dẫn của bà Condoleezza Rice nhân dịp trình bày phúc trình sơ khởi ngày 29/10.2005(8)
Đánh giá là "lịch-sử" thỏa-hiệp đã tạo ra chặng đường to lớn thứ ba trong mối quan-hệ giữa hai nước kể từ khi ký kết văn kiện đầu-hàng của Nhật vào ngày 2/9/1945.Hiệp-ước an-ninh ký vào tháng 9 năm 1951,đính kết với hiệp-ước hoà-bình San Francisco,dự-liệu việc duy-trì các căn cứ và lực lượng Mỹ trên quần-đảo,một lãnh-thổ rộng lớn phi quân-sự trong khi bên ngoài diễn ra cuộc chiến Cao-Ly.Tháng giêng 1960,hiệp ước này,phản ảnh một tương quan lực lượng giờ đây đã đổi khác,đã được duyệt xét lại và biến thành hiệp-ước an-ninh hõỗ-tương và hợp-tác.Ký kết cho một thời hạn là 10 năm mà theo đó mỗi bên đều có thể rút ra chi với một thông-báo trước một năm,hiệp ước này đã ldẫn nhập khái niệm hỗ tương và cưỡng chế Hiệp-Chúng-Quốc phải tham-khảo Tokyo trước khi xử dụng các căn cứ Nhật của họ hay việc đưa võ khí nguyên-tử vào quần đảo.46 năm sau đó,một liên-minh mới làm gia tang việc hợp tác chiến lược để có thể trở nên hoạt động trong mọi tình huống.Sự diễn-tiến này nằm trong một khuynh-hướng xuất-hiện sau những chỉ trích của "cộng-đồng quốc-tế" đối với Nhật-Bản về cách dùng một nền "ngoại-giao chi-phiếu",nhân trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991.Cuộc chiến "chống khủng bố" do Hoa-Thịnh-Đốn lãnh-đạo kể tứ 11 tháng 9 năm 2001 và quyết-tâm của Tokyo tái xác nhận sự cam-kết của mình bên cạnh đồng minh đã làm thôi thúc phong trào.Cũng như việc ông Junichiro Koizumi,một người thân cận với tổng-thống Georges W. Bush đã trở thành người cầm đầu chánh-quyền Nhật vào tháng tư năm 2001.Những cơ-sở của liên-minh mới được luật-lệ đặc biệt ấn-định sau năm 2001,đã cho phép lực lượng phòng vệ Nhật (9) (FAD) được tham dự các nhiệm-vụ tổng-quát ngoài khuôn khổ LHQ -trái hẳn với các cuộc can-thiệp trước đây,kể từ cuộc can-thiập ở Miên vào năm 1992 - và không lệ thuộc về pháp-lý và khuôn khổ của thoả-ước song-phương năm 1960,theo như các phân-tách của Régine Serra một chuyên-gia về chánh-sách đối-ngoại và quốc-phòng Nhật (10).Sau "luật đặc-biệt chống khủng-bố" vào tháng 10 năm 2001 cho phép gởi lực lượng phòng-vệ Nhật vào vùng biển Ấn-độ-dương như hậu phương yểm-trợ cho liên-hợp quốc-tế chống lại chéđộ taliban ờ A-phú-hãn, "luật đặc-biệt yểm-trợ việc tái-thiết Irak" đã cho phép Nhật can thiệp ở Samawa trong vùng nam nước này vào năm 2003.
Bên ngoài sự tăng cườngtập-doàn lãnh-đạo Mỹ-Nhật trong "cuiộc chiến chống lại sự kinh hoàng" theo như chữ dùng của bọtrưởng quốc-phòng Donald Rumsfeld,nhân dịp trình bày với báo chí bản tường trình giai-đoạn vào ngày 29 tháng 10 năm 2005 ở Washington,sự mở rộng họp-tác giữa Tokyo và Washington phần lớn được thúc đẩy do việc trỗi dậy của cường-qu-&c Trung-Hoa.Chưa đầy một năm sau ngày ký kết,ngày 28 tháng 6 năm 2005,một hiệp-ước quốc-phòng gữa Hợp-Chủng-Quốc và Ấn-Độ,liên-minh mới với NHật-Bản nzằm trong chiến lược mỹ "ngăn chặn" Bắc Kinh.Bị Washington chỉ chọt về sự thi&ều minh-bạch trong các đầu-tư qsuân-sự,Trung-Hoa cũng còn bị Tokyo chỉ định với Bắc Hàn ở bên cạnh như "quan-ngại về an-ninh" trong chương-trình quốc phòng cho tài-khoá 2005.
Sự tranh chấp về ảnh-hưởng giữa hai đại-cường Á-châu cén nằm trên sự tranh-chấp lãnh-thổ,rõ nhất là các quần đảo Senkaku (Diaoyu theo Trung-Hoa) và những tranh cãi lịch sử được tinh thần quốc gia ở mỗi phiá nuôi dưỡng (11).Văn bản khởi thảo của liên-minh tổng-quát cũng đã nhắc đến những đe doạ mới từ những "xâm lược ở những hải-đảo xa"
Những lo nại chiến-lược của Nhật đối với chế-độ Bắc Kinh còn được tăng cường bởi viễn tượng một sự khẩdĩ thống-nhất Hàn-Quốc.Điều này có nghiã là có sự trỗi dậy của một cường quốc trung-bình,có khả năng có vũ khí nguyên-tử và chánh sách ngoại giao lại thiên về Trung-Hoa,ở Bình Nhưỡng cũng như ở Séoul,do những tiến-triển về xã-hội và chánh-trị đang diễn ra.
Trong khi "sự khả dĩ có sự tranh chấp lớn giữa những quốc gia vẫn cao hơn ở Á-Châu hơn là những vùng khác" theo như tường-trình của dự-án 2020 của cục tình-báo quốc-gia gởi cho CIA(12),Tokyo xem chừng đã có quyết-định tự trở thành một cường quốc ngoại-giao và quân-sự đứng hàng đầu trong bối cảnh vùng và trên bình-diện quốc-tế,một vị thế chưa từng thấy kể từ khi đệ nhị thế-chiến chấm dứt.Dù rằng có những trang-bị quân-sự rất tiến-bộ và một ngân-sách quốc-phòng quan-trọng,quãng chừng 40 tỉ đô la hằng năm -điều đã đặt Nhật đứng hàng thứ 4 trên thế-giới về chi-tiêu quân-sự,đứng sau Hiệp-chủng-quốc,Vương-Quốc Anh và Pháp - Nhật bản đã bị giới hạn trong việc can thiệp ở nước ngoài vì bản hiến-pháp hoà-bình và bởi vệc ngăn trở việc nước này ứng cử vào trách-vụ thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An L.H.QĐể có lại được một vài trò ngoại-giao toàn phần và một qui chế cường quốc quân-sự "bình-thường",việc tăng-cường trên lãnh-vực quốc-phòng với Hiệp-Chủng-Quốccho thấy là con đường hữu-hiệu nhất.
Một trong những khuí-cụ chính của chánh-sách này là việc "tăng-cường khả năng thay nhau điều-hoạt " giữa lực-lương của hai nước,như là đã dự liệu trong báôcáo sơ khởi ngày 29 tháng 10 năm 2005.Khái-niệm được trở thành một trụ cột trong việc biến-thái quân-sự Mỹ,được diễn dịch bằng việc tái tổ chức sâu rộng các trung tâm có khả năng quyết-định Mỹ và Nhật,trong mục tiêu tạo sự dễ dàng trong việc chia xẻ các tin tức ,các cuộc huấn-luyện và các cuộc diễn-tập chung.Tại Okinawa,Hiệp-chủng-quốc nhấn mạnh đến ý-định của họ cho phép xử-dụng chung hằng trăm căn cứ của họ. "Trái với những điều được chánh-quyền Nhật và Mỹ xác nhận,việc chuyển về Guam có thể chẳng làm nhẹ đi tầm quan trọng của những căn cứ trên đảo bởi vì lực lượng phòng-vệ rỗràng là sẽ thay chỗ cho các quân nhân Mỹ" tâthán của Takeshi Yamaguchi,nhân-viên giảng-huấn phân-bộ giáôdục đại-học Ryukyu tại Okinawa.Cũng được dự-liệu việc chuyển bộ tư-lệnh phòng-không Nhật từ căn-cứ Yokota,đông-bắc Tokyo,nhắm đưa xích lại gần cơ sở tương-đồng của Mỹ,cũng như việc tạo lập một trung-tâm phối-hợp diều-hoạt hành quân.Căn cứ Camp Zama,hiện là tổng hành-doanh quân-lực Mỹ,cũng ở gần
Tokyo,sẽ trở thành tổng-hành-doanh của một lực-lượng viễn-chinh chung.
Qua hệ-luận khả dĩ điều hoạt chung này là việc dự-trù "chuyển lực-lượng tự-vệ sang quy-chế lực lượng hành-quân hỗn-hợp" ; Vai trò và nhiệm-vụ của tổ chức mới này chưa được qui định rõ ràng trong bản tường trình giai-đoạn,nhưng điều này không giới hạn trong những can-thiệp hoàn-toàn có tính cách phòng-vệ lãnh-thổ Nhật Bản như là trường hợp Lực Lượng Phòng Vệ hiện nay.Chính đó là sự tinh tế của thoả-hiệp,không đủ rõ rệt và không ghi các cấm đoán để có thể xử dụng theo như ý người kết ước.Giáôsư Yamaguchi đã phẫn-nộ: "Sự cải-chuyển các lực lượng quân-sự Nhật này là một sự vi-phạm hiến-pháp".

Chấm dứt chủ-thuyết định-chế hoà-bình .?
Hiến-pháp năm 1947,lúc đó do các thế-lực chiếm đóng Mỹ làm ra,dưới quyền chỉ-huy của tướng Douglas MacArthur,thừa-nhận trong điều khoản 9 việc nhân dân Nhật từ bỏ chiến tranh,việc xử dụng bạo-lực trong việc giải-quyết các tranh-chấp quốc-tế và việc duy trì một thế-lực chiến-tranh.Điều này đã nhanh chóng trở thành mục tiêu cho một sự xét lại ngầm,vì trong khung cảnh chiến-tranh lạnh, MacArthur đã yêu-cầu Nhật-Bản,vào năm 1950,tạo-lập một lực-lượng cảnh-vệ lên tới 75000 người,bốn năm sau đó đã trở thành lực lượng phòng-vệ,hiện nay ,gồm khoảng 240.000 người.Mức độ những cuộc tranh-luận về tính cách hiến-định của lực lượng này đã tỏ lộ rõ qua sự việc là lực lượng này chỉ được đảng Dân-Chủ Xã-Hội (Shakai Minshuto) vào năm...1993 (13)
Sự thay đổi qui chế của Lực Lượng Phòng-Vệ trong khuôn khổ liên-minh với Hiệp-Chủng-Quốc đã đến trong giữa cuộc tranh-luận về cải tổ hiến-pháp.Đảng của ông Koizumi đã đệ trình,ngày 22 tháng mười một 2005,một dự án nhằm thay đổi các lực lượng này thành "lực lương quân sự"Dẫu sao,trong thời điểm này không một lịch trình nào được ấn-định,và việc cải-tổ này cần thiết có sự biểu-quyết của đa số hai phần ba của lưỡng viện quốc-hội cũng như đa số nhân dân qua cuộc trưng cầu dân ý.

Dẫu cho sự khiêm tốn chịu đựng sau khi đầu hàng vào năm 1945 có chiều hướng giảm đi được thay thế bằng sự trở lại của chủ-thuyết quốc-gia trong giới chính-trị,dân chúng vẫn gắn bó với chủ thuyết hoà bình hiến-định.Như là giáo-sư Osamu Nishi của phân-khoa luật Komazawa ở Tokyo : "Nếu như đa số dư luận thuận lợi cho việc xét lại hiến pháp,việc xét lại điều 9 chưa hẳn đã được nhất-thiết tán đồng" Dẫu sao,"đang có những thay đổi tinh-thần" theo như nhận định của Shohei Muta,nghiên cứu gia của trung tâm Ấ-Châu của văn-khố quốc-gia Nhật Bản(Japan Center For Asian Historical Records) tại Tokyo.Giai đoạn suy thoái đã làm các ý-tưởng bảo-thủ trong dư-luận tăng tiến và tạo ra một schánh sách hướng về hữu phái.Thủ Tướng Koizumi đã bảo vệ một đường hướng bảo thủ hơn là những người tiền nhiệm,nhất là trên vấn đề lịch-sử.Một dấu hiệu khác là,đặc-biệt trong những năm cuối cùng,nhiều cơ sở truyền thông đã tiến về những vị thế chánh-trị rất thiên hữu .Những ý kiến phe tả ngày càng ít được nghe theo".

Việc ký kết thoả-ước năm 1960 đã tgây ra những cuộc biểu tình gây ảnh-hưởng đến đời sống chánh-trị của đất nước này trong suốt hai tháng khiến chuyến viếng thăm của Tổng Thống Dwight Eisenhower phải bị hủy bỏ.Chỉ trích chính của phe đối lập lúc đó là khác với thoả ước 1951 là do phe chiến thắng áp đặt vào lúc kết thúc việc chiếm đóng,"thoả ước 1960 là kết quả của sự thương thảo của một chánh quyền tự do và toàn quyền hành động. (14) "Dù rằng thoả ước đã được Viện Dân Biểu phê chuẩn qua một cuộc biểu quyết ngoại lệ (vote-surprise),thoả ước đã nằm trong một khuôn khổ dân chủ.Việc xét lại thoả ước này ngày nay cũng gây ra những phản đối mạnh mẽ nhất là vế phiá những nhà lãnh-đạo và dân-cư tại những tỉnh có đặt căn cứ Mỹ.Như thể thành phố Iwakuni,nằm ở phiá tây-nam Hiroshima,nơi có kế hoạch tái phối trí dự trù tăng cường các đơn vị của căn cứ Mỹ,đã có sáng kiến tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vao ngày 12 tháng 6 năm 2006.Cuộc tham khảo này,chỉ có tính cách tượng trưng,đã cho một đa số áp đảo thuận việc bác bỏ dự án (89% số phiếu bầu)Như ng những phản kháng ở địa phương không có trọng-lượng,việc tái phối trí được những nhà cầm quyền quyết định từ thượng đỉnh,chẳng tham khảo nhân dân cũng như nghị viện.
Sự tăng cường khả năng điều hoạt chung cũng tàng ẩn việc cải-biến lực lương quân sự Nhật để cuối cùng ở ngang hàng với các đồng sự Mỹ,nhất là trên bình diện kỹ thuật.Cho nên thoả ước tương lai dự trù hai công việc "phát triển khả năng chuyên thuộc lãnh vực quốc-phòng" và " và "xử dụng triệt để các thành quả của việc cải tân kỹ thuật".Nhật Bản,cũng như những đồng minh của Hoa Thịnh Đốn trong vùng Á Châu Thái-Bình-Dương,lo ngại về khoảng cách gia tăng giữa họ và Hoa-Kỳ.Và điều này nằm trong chừng mực mà một số trở ngại về ngân sách,về định chế và hành chánh làm chậm hay ngăn cản sự cải-biến quân-sựđi tới chỗ như là Hoa Thịnh Đốn đã dấn bước,như là diều thấy được bản tường trình một cuộc hội thảo do Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Á Châu Thái Bình Dương (APCSS =AsiâPacific Center for Security Studies),một học viện nghiên cứu tùy thuộc vào bộ quốc-phòng Mỵ (15)
Trọng tâm cuộc họp tác giữa hai nước,đặc biệt kể từ khi có việc một hoả tiển Bắc-Hàn bay ngang lãnh thổ Nhật Bản vào năm 1998,những hoả tiễn phòng vệ (BMD =balistic missile défense) là điều "cải thiện trong việc phối hợp khả năng của mỗi phiá" theo như tường trình ngày 29 tháng mười.Việc chuyển giao các kỹ thuật quân sự mỹ đã trở thành một trận thế kỹ nghệ chính đối với Nhật Bản trong chừng mực một chỉ thị chánh trị đã cấm chỉ Nhật từ năm 1967 xuất cảng vũ khí và kỹ thuật quân sự(16)

Tuy nhiên nội các của Koizumi đã phần nào giải toả nguyên tắc này vào tháng 12 năm 2004,trong khuôn khổ cuộc hợp-tác với HoâKỳ về phòng-vệ chống hoẩtiển."Đối với Mitsubishi và Kawasaki Đại Kỹ Nghệ,hai nhà kỹ-nghệ chánh về vũ-khí của Nhật Bản,sự thách đố về kỹ thuật đã biện minh cho việc giải-toả các cấm chỉ (17)Régine Serra đã nhấn mạnh điều này.Gần đây,cục phòng vệ Nhật Bản cho biết họ có ý định trang bị 124 hoả tiển Patriot từ nay cho đến cuối năm 2010;ban đầu các hoả tiển này sẽ được nhập cảng từ HoâKỳ,sau đó sẽ chuyển cho Mitsubishi Heavy Industries Ltd chế tạo (18)
Các lân bang á châu của Nhật Bản,hãy còn trong trí nhớ hình ảnh thực dân Nhật ở thế-kỷ vừa qua,đã nhìn sự diễn tiến về việc xét lại hệ-thống sau thế chiến 45 được đặt trên chủ-thuyết hoà-bình với con mắt ác cảm.Chủ-nghĩa quốc gia quá mạnh và các trận thế chiến lược phối hợp với nhiều thoả hiệp an-ninh và hợp-tác ký kết giữa Hoa-Kỳ và các quốc gia Á-Châu Thái-Bình-Dương để duy trì một cuộc chạy đua võ trang trong vùng:nơi này đã trở thành thị trường vũ khí hạng nhì trên thế giới sau vùng Trung Đông,với một khối lượng mua sắm trên 150 tỉ đô la giữa 1990 và 2002 (19)

Đối với những quốc gia đồng minh và hợp tác với Hoa-Thịnh-Đốn,mà đứng hàng đầu là các nước Úc Đại Lợi,Đại-Hàn và Đài-Loan,cũng như đối trường-hợp Nhật Bản,họ phải luôn luôn ở trong tình trạnghoạt động với các lực lương Hoa-Kỳ,vì xác xuất của việc hành quân liên hợp với Hoa-Kỳ,như ở A-Phú-Hãn hay Irak, gia -tăng.Nhiều nước trong số này đã có được các trang bị mới của Mỹ,như là hệ thống chiến-đấu hải quân Aegis dành cho Úc,Nhật và Đại Hàn..
Nhiều nước trong vùng tuy vậy đã bày tỏ sự chỉ trích về tính cách quá độ của những kỹ thuật quận sự tuyệt điểm do Hoa Kỳ xuất cảng sang Á Châu kể từ khi có cuộc cách mạng trong dịch vụ quân sưrevolution in military affairs,RMA).Được coi như "thuộc về lãnh vực tư tửng,cải tân và kỹ thuật học",với một khuynh hướng "yêu kỹ thuật học là vì kỹ thuật học",các phương tiện này tỏ ra "không đáp ứng với những cuộc đe doạ có cường độ yếu,đặc biệt là đối với khủng bố và nổi dậy",diều nhấn mạnh trong một bản tường-trình của một cuộc hội thảo khác do APCSS tổ chức(20)
Các tham dự viên ở đây đã bày tỏ mối quan ngại về các tác-động do việc chuyển-hoá quân sự trong vùng.Trong chừng mực mà sự chuyển hoá này "có mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường ưu thế quân sự của Mỹ",điều này có thể đưa đến việc "tạo lập mhững mối đe doạ mới"
Các quốc gia không có khả năng để làm tiến triển việc phòng thủ quốc gia họ
thực ra họ có thể "tác động bằng cách đáp ứng bất cân xứng như tấn công ở mức độ thấp,hay mở rộng khả năng của họ bằng cách dùng các vũ khí có sức phá hoại khổng lổĐó là tất cả nghịch-lý của chánh sách an ninh của Hoa Kỳ trong vùng!

Bài của Emilie Guyonnet trích trong Le Monde Diplomatique số tháng 4/2006

Chú thích:
(&): trận chiến Okinawa diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6 1945 và làm hơn 230.000 người thiệt mạng,trong số có 94.000 dân-sự
(2): Tính gộp,có 50826 người Mỹ hiện diện,theo như con số ấn hành của tỉnh trong báo cáo nhan đề "US military issues in Okinawa.
(3): cf. "US-Japan alliance:Transformation and realignement for the futurẻ,báo cáo giai đoạn tiếp sau cuộc hôi kiến giữa các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của Nhật và Mỹ,tại Hoa Tịnh Dốn ngày 29/10/2005
(4)The Japan times,tokyo,25 tháng 9 năm 2005
(5)Quyết định do bộ quốc-phòng Mỹ loan-báo ngày 6 tháng 10 năm 2004
(6) Hiệp ước an ninh hỗ tương ký năm 1954 giữa Cộng Hoà Hàn Quốc và Hoa-Kỳ đặt nền tảng cho sự có mặt của quân đội Mỹ tại Nam Hàn.Người Mỹ cam kết giúp đỡ nước ,này trong tviệc có sự xâm lược từ bên ngoài
(7) Những tin tức sau cùng có được,trích từ bản kétoán năm 2004 về những đóng góp của đồng-minh,cho thấy,vào năm 2002,phần của Nhật lên đến 4,41 tỉ đô-la và của Nam Hàn là 842,8 triệu đô-la
(_) US-Japan alliance... nguồn tin đã dẫn.
(9) Cho đến nay,những hoạt động của lực lượng này giới hạn trong việc phòng thủ lãnh thổ quốc gia.
(10) Régina Serra, L'évolution stratégique du Japon:un enjeu pour l'Union, Institut d'études de sécurité de l'Union européenn,Bruxelles,juin 2005
(11) Lire Martine Bulard,"La Chine bouscule l'ordre mondial",Le Monde diplomatique,tháng 8 năm 2005
(12) Collectif,le rapport de la CIA,Comment sera le monde en 2020? Robert Laffont,Paris,2005
(13) Đó là đảng xã-hội trước kia,đổi tên vào năm 1991 và từ đó trở thành đảng Dân-chủ xã-hội
(14) Edwin O.Reischauer,Histoire du Japon et des Japonais,t.2 ,De 1945 à nos jours,Seuil,cool. "Points Histoire",Paris,2001
(15) Asia-Pacific center for security,Hawai,30 Mars - 1 Avril 2004
(16) Được biết đến dưới tên "ba nguyên-tắc",chỉ-thị này cấm chỉ việc bán võ khí và kỹ thuật quân sự cho các quốc gia thành viên của khố cộng-sản,cho các quốc-gia chịu sự phong-toả của LHQ về việc bán vũ khí và cho những quốc-gia dính líu hay khả dĩ dính líu đến trong các cuộc tranh chấp quốc-tế.Việc này được mở rộng cho mọi quốc gia từ năm 1976
(17) L'évolution stratégique du Japon..,đã dẫn
(18) "japan to build own Patriot missiles for defense shied" The Japan Times,Tokyo 13 tháng 9 năm 2005
(&9) Richard A Bitzinger,APCSS,Hawai ,Tháng 3 2004
(20) APCSS, "US defense transformation:implications for security in the AsiâPacific region" Hawai,1- 3 tháng 12 năm 2004

tinparis.net chuyển ngữ/

Aucun commentaire: