TẠI SAO CỘNG SẢN ĐƯA LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ RA XỬ VÀO LÚC NÀY
Ngày 30/03/07, Tòa Án Cộng sản Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên, đã kết án Linh mục Nguyễn văn Lý 8 năm tù ở và 5 năm quản lý ; anh Nguyễn Phong 6 năm tù ở và 3 năm quản chế ; anh Nguyễn bình Thành 5 năm tù ở và 2 năm quản chế ; cô Hoàng thị Anh Đào 2 năm tù treo và 3 năm thử thách ; cô Lê thị Lệ Hằng 18 tháng tù treo và 2 năm thử thách.
Người ta tự hỏi : Ai là người trong Trung Ương và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương vụ án này ; Đâu là những nguyên nhân sâu xa của có ; Thái độ của những người Việt đấu tranh cho tự do, dân chủ ở quốc nội và ở hải ngoại là thế nào.
I ) Ai là người trong Bộ Chính Trị chủ trương vụ án này
Có người còn nhớ vào những tháng đầu năm 2006, trong thời gian sửa soạn tổ chức Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam, dân Hà nội đã xôn xao bàn tán về « Ngã ba đường cụt « , tình trạng tiến thóai lưỡng nan của đảng, đưọc bàn trong Trung ương và đã được tiết lộ ra ngoài : Nếu đi theo Trung Cộng thì còn Đảng, nhưng mất Nước ; Nếu đi theo Mỹ thì còn Nước, nhưng mất Đảng. Đại Hội X đã qua ; nhưng trong Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn hai khuynh hướng này, nói một cách khác đi, là phe bảo thủ và phe cải cách. Phe bảo thủ chủ trương giữ Đảng, đi với Trung Cộng, không vào Tổ chức Thương mại Quốc tế, hay vào rồi thì đi thật chậm, sẵn sàng coi thường hay phản lại những Hiệp ước, những lời cam kết với quốc tế, ngay dù phải mất Nước. Phe cải cách chủ trương giữ Nước, đi theo Mỹ, giữ những cam kết quốc tế, ngay dù mất Đảng.
Theo một số nhà nghiên cứu về Đảng Cộng sản Việt Nam, thì hiện nay 4 người đứng đầu trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Việt Nam tiêu biểu cho 2 khuynh hướng này.
Phe bảo thủ đó là Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư và Lê Hồng Anh, nhân vật thứ nhì. Thực ra thì con người Nông đức Mạnh và Lê hồng Anh chẳng tài cán gì. Chính Nông đức Mạnh thường nói : « Tài cán tôi chỉ là làm Huyện Ủy, cao lắm là Tỉnh Ủy ; nay các ông đưa tôi lên làm Tổng Bí thư, thì tôi làm sao được ! " Cũng như dân Hà nội biết rất rõ là chiều chiều Nông đức Mạnh thường xách cặp đến nhà Đỗ Mười, cựu Tổng Bí Thư, để hỏi ý. Đứng sau Nông đức Mạnh là Đỗ Mười ; đứng sau Lê hồng Anh là Lê đức Anh ; hai tên bảo thủ. Người ta còn nhớ vào năm 1997, khi họp Tổ Chức APEC ở Canberra, lúc đó là thời của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, và của Thủ tướng Cộng Sản Việt Nam Phan văn Khải, nếu Việt Nam muốn gia nhập Tổ chức Thương Mại Quốc Tế, thì cần đặt bút ký là xong. Nhưng Đỗ Mười đã hỏi ý Trung Cộng, nước này cản, nên phải đợi tới 10 năm sau Việt Nam mới vào Tổ Chức này.
Phe cải cách là Nguyễn minh Triết và Nguyễn tấn Dũng, theo một số nhà nghiên cứu ; và đứng đằng sau là Phan văn Khải.
Nếu quả đúng thật như vậy, thì chính phe bảo thủ đã đưa Linh mục Nguyễn văn Lý và 4 nhà tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền ra tòa ; cùng bắt giam nhiều nhà đấu tranh khác.
Nhưng người ta tự hỏi phe bảo thủ với những Đỗ Mười, Lê đức Anh, tài cán xây dựng quốc gia, làm cho dân giầu nước mạnh, thì không có ; nhưng tài cán gian manh, quỷ quyệt cướp quyền và giữ quyền thì chúng có thừa, tại sao chúng lại đưa Linh mục Lý và 4 nhà đấu tranh dân chủ ra xử vào lúc này, mà lại không phải là trước đây hay sau này ?
I I ) Lý do đưa Linh mục Nguyễn văn Lý ra xử vào lúc này. Có 6 lý do chính :
1) Vì chính sách cổ điển của cộng sản là lúc xiết, lúc thả, xiết dân đến lúc dân có thể nổi dậy, thì chúng lại buông.
Thật vậy, sau khi thành công trong việc tổ chức Hội nghị APEC ( Hội Nghị Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương), được qui chế Bình thường Quan Hệ Kinh tế, Thương Mại vĩnh viễn với Hoa Kỳ, không bị coi là những nước đáng lưu tâm, Cộng sản Việt Nam, nhất là phe bảo thủ, bắt đầu xiết lại. Nhưng ở đây chúng ta phải kính phục linh mục Nguyễn văn Lý và những nhà đấu tranh cho dân chủ đã biết lợi dụng thời cơ đúng nhất, đúng vào lúc Hà nội sửa soạn, rồi tổ chức Hội Nghị APEC, có sự quan tâm quốc tế và cơ quan truyền thông, đã cho ra Phong Trào 8406. Phong trào 8406 và 2 đảng Thăng Tiến và Vì Dân đã làm một bước tiến thật dài, thật lớn trên con đường đấu tranh cho tư do, dân chủ của dân Việt Nam. Nó không những có tiếng vang trên trường quốc tế, mà còn được nhiều tầng lớp dân Việt hưởng ứng, nhất là giới trẻ. Nó đã nêu cao tinh thần bất khuất, quật cường của dân tộc.
2) Vì phe bảo thủ sợ Phong Trào lớn mạnh ở quốc tế cũng như ở quốc nội, ảnh hưởng đến cuộc bầu cử quốc hội giả dối, lừa bịp vào tháng 5/2007 sắp tới.
Linh mục Lý đã sáng suốt đưa ra 10 điều kiện để cho một cuộc bầu cử được diễn ra trong tự do, dân chủ. Cho tới nay không một điều nào được nhà cầm quyền cộng sản thực hiện. Chúng ta nhớ Linh mục Lý đã kết luận rõ ràng : « Kết : Nếu thiếu 1 trong 10 điều kiện cơ bản trên đây, các đảng phái DC và toàn Dân Việt Nam phải kiên trì tẩy chay bất cứ cuộc Bầu cử DC giả hiệu nào dù độc đảng hay đa đảng cho đến khi thực sự có đủ các điều kiện trên, vì nếu thiếu chúng, thì chỉ có Bầu cử DC giả hiệu thôi. «
3) Vì phe bảo thủ Cộng sản Việt Nam muốn tên công với Trung Cộng ; nên nhớ là trong thời gian đưa Linh Mục Lý ra tòa cũng là thời gian Trung Cộng họp Trung Ương Đảng ; và một câu hỏi lớn đặt ra cho Trung Ương Đảng Trung Cộng là ở lại hay rút ra khỏi Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế.
Vào những tuần cuối tháng ba, Đảng Cộng sản Trung Cộng họp Trung ương. Như báo chí loan tin thì vấn đề quan trọng được bàn cãi, đó là trở về quyền tư hữu. Nhưng theo một số người thạo tin thì một vấn đề quan trọng khác được nêu ra và bàn cãi, nhưng không được tiết lộ, đó là : Trung Cộng có nên tiếp tục ở trong Tổ chức Thương mại Quốc tế hay không. Đây là câu hỏi được đặt ra bởi những người bảo thủ, vì họ nhìn thấy rằng, đúng theo lời hứa , năm năm đã trôi qua, Trung Cộng phải mở cửa cho các ngân hàng quốc tế vào hoạt động bình thường, như những ngân hàng Trung Cộng. Chính vì vậy, mà cách đây gần một năm, Trung Cộng đã cải tổ hệ thống ngân hàng, mới phát hiện ra rằng, trong 4 ngân hàng quốc doanh lớn, sự tham nhũng, thất thoát ra nước ngoài cả hàng bao trăm tỷ $ ; nợ khó đòi lên tới cả ngàn tỷ từ xưa đến giờ, thường cho vay những hãng xưởng quốc doanh bị thua lỗ, hay sạt nghiệp. Chính vì vậy mà chính quyền đã sa thải hàng bao trăm nhân công ngân hàng.Trước viễn tượng đó, giới bảo thủ cộng sản Trung Cộng ý thức được rất rõ rằng, nếu để những ngân hàng quốc tế vào hoạt động như những ngân hàng Trung Cộng, thì dân sẽ bỏ tiền vào ngân hàng ngoại quốc, tín cẩn hơn. Như chúng ta đã biết, trong lãnh vực kinh tế, ngân hàng là trái tim ; và tiền bạc là máu của kinh tế. Nếu dân bỏ tiền vào ngân hàng quốc tế, thì trái tim và máu kinh tế Trung Cộng thuộc về nước ngoài. Từ đó người ta có thể dễ dàng gây ra một cuộc khủng khỏang tài chánh, rồi kéo theo một cuộc khủng khoảng kinh tế, tiếp theo là một cuộc khủng khỏang xã hội, và dễ đưa đến một cuộc khủng khoảng chính trị, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Đây là viễn tượng cũng có thể đến với Việt Nam. Nhưng Trung Cộng và Việt Nam hiện nay bị lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan : Nếu không vào Tổ chức Thương Mại Quốc tế, thì tự khép cửa, chơi một mình, kinh tế không phát triển. Nếu đi vào thì sẽ gặp những rủi do trên. Chính vì vậy mà có người bảo thủ trong Trung Ương đảng Trung Cộng đặt ra câu hỏi : Nên ở hay nên rút khỏi Tổ chức Thuơng mại Quốc Tế. Ta còn nhớ, năm 1997, Đỗ Mười và phe bảo thủ không muốn Việt Nam vào tổ chức này.
Phe bảo thủ cộng sản Việt Nam đưa Linh mục Lý ra tòa vừa là để cảnh cáo những nhà hoạt động dân chủ Việt Nam, vữa làm gương cảnh cáo những nhà hoạt động dân chủ Tàu, và vừa lập công với đàn anh Trung Cộng.
4) Vì phe bảo thủ muốn đánh phe cải cách, muốn làm thất bại chíến lược ngoại giao của Hoa Kỳ là từ từ tách Viện Nam ra khỏi ảnh hưởng của Trung Cộng ; và đồng thời cũng làm thất bại chính sách muốn bình thuờng hóa bang giao giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam.
Tòa Thánh Vatican gửi Phái Đoàn sang Việt Nam là muốn bình thường hóa bang giao với Việt Nam ; và từ đó ép Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng. Cũng như vậy, Hoa Kỳ chấp nhận cho Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Quốc tế, chấp nhận quan hệ bình thường kinh tế và thương mại vĩnh viễn cho Việt Nam, bán vũ khí cho Việt Nam v.. v… ; đó là Hoa Kỳ muốn giúp phe cải cách, tách Việt Nam từ từ ra khỏi ảnh hưởng của Trung Cộng, biến kinh tế Việt Nam thành kinh tế tư nhân, tách kinh tế ra khỏi Đảng và Nhà nước, có nghĩa chặt chân tay của phe bảo thủ. Chính vì vậy mà phe bảo thủ cộng sản Việt Nam đưa Linh mục Lý ra tòa là để phá chiến lược ngoại giao lâu dài của Hoa Kỳ và của Tòa Thánh, đặt Tòa Thánh và Hoa Kỳ vào một tình trạng khó xử. Tuy nhiên trong kinh nghiệm quá khứ, người ta thấy Tòa Thánh và Hoa Kỳ có một nền ngoại giao rất giỏi và rất kiên nhẫn. Đức Giáo Hoàng Jean Paul I I tiếp Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Sô Gorbatchev, sau đó không bao lâu thì Liên Sô sụp đổ. Hoa Kỳ chiến thắng Chiến tranh Lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ, điều này không phải là không khôn ngoan.
5) Vì phe bảo thủ nhận thấy bề ngoài Hoa Kỳ và Toà thánh có vẻ thân thiện với Việt Nam ; nhưng bên trong họ vẫn giữ vững lập trường là làm thế nào để tự do dân chủ, những quyền căn bản, trong đó có quyền tự do tôn giáo, được phục hồi, tôn trọng ở Việt Nam. Và đây cũng chính là cửa tử của phe bảo thủ.
Thật vậy, trên nguyên tắc, thì Tòa Thánh Đại diện cho Thiên Chúa Giáo, mà Thiên Chúa Giáo cũng như bất cứ tôn giáo nào từ Đạo Phật, Đạo Hồi, Đạo Tin Lành, Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo đều là đi theo chủ nghĩa duy linh, khác với duy vật. Hơn thế nữa cộng sản qua chủ trương vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo, luôn tìm cách triệt hạ tôn giáo. Các vị lãnh đạo tôn giáo, vì quyền lơị của giáo dân, vì ngọai giao giữa các quốc gia, có thể ngắn hạn thân thiện với các lãnh đạo cộng sản ; nhưng lâu dài không thể nào chấp nhận cộng sản. Tôn giáo và cộng sản là nước với lửa.
Đối với Hoa Kỳ cũng vậy. Hoa Kỳ là một nước dân chủ. Dân chủ và độc tài như hai thái cực. Độc tài không những là một chế độ khủng bố đối chính dân họ, mà còn là một chế độ khủng bố, đe dọa nền hòa bình thế giới. Vì vậy nên, mặc dầu vì ngoại giao quốc gia, vì hòan cảnh ngắn hạn, Hoa Kỳ có thể thân thiện với một nước độc tài nào đó ; nhưng dài hạn, Hoa Kỳ vẫn tìm cách giật sập những chế độ độc tài, để trừ khử khủng bố, kẻ thù chính của Hoa Kỳ và những nước dân chủ hiện nay.
6) Vì phe bảo thủ không còn cách nào, bị dồn vào chân tường ; nên đã hành xử như kẻ điếc không sợ súng, cùi không sợ hủi, coi thuờng dư luận và truyền thông quốc tế, dù phải đưa ra những hình ảnh bất lợi cho mình.
Chính vì ý thức được viễn tượng tương lai đen tối của mình, phe bảo thủ Đảng Cộng Sản Việt Nam cảm thấy bị dồn vào chân tường, đã có những hành động như kẻ điếc không sợ súng, cùi không sợ hủi, đã đưa cha Lý và 4 nhà đấu tranh dân chủ ra tòa. Đây là một òa án man dại, rừng rú, không có luật sư, không cho ai tham dự, ngay cả thân nhân. Nhưng đặc biệt, trái những phiên tòa cộng sản rừng rú khác, lần này lại cho phép phóng viên ngoại quốc tham dự, quay phim, dù ở xa. Tại sao vậy ?
Đây là một đòn cuối cùng, thí mạng của phe bảo thủ, nhằm phá hủy những kế hoặch của Hoa Kỳ và của những nước dân chủ ; và đồng thời nhằm triệt hạ phe cải cách. Nhưng cũng chỉ là những đòn vô vọng, vì phe bảo thủ đang đi ngược lại lòng dân, đi ngược lại trào lưu tiến bộ, dân chủ toàn cầu của thế giới. Người xưa có câu : « Quân như thuyền, dân như nước. Nước có thể chở thuyền, nhưng nước cũng có thể lật thuyền. » Thật vậy, nếu quân được lòng dân, thì dân ủng hộ quân. Nếu quân đi ngựơc lại lòng dân, thì dân lật quân. Hành động đưa cha Lý ra tòa là một hành động gian manh, quỉ quyệt, có suy nghĩ ; nhưng chỉ là hành động của một con thú nhìn thấy viễn tượng bị dòn vào chân tường, sắp chết, không thể nào dập tắt được phong trào dân chủ Việt Nam, và ngăn chặn được trào lưu dân chủ toàn cầu ; nên sinh ra làm liều, cho phép ký giả ngoại quốc chụp những hình ản man rợ của phiên tòa.
I I I ) Lập trường của những người Việt đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền là thế nào
Bạo quyền cộng sản hiện nay chỉ sụp đổ dưới ba sức ép : 1) Sức ép đến từ sự can đảm của người dân, noi gương linh mục Nguyễn văn Lý, Hòa Thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Cụ Lê quang Liêm, Mục sư Nguyễn hồng Quang, luật sư Lê thị Công Nhân, kỹ sư Đỗ nam Hải và nhiều nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ khác, can đảm đứng lên đấu tranh, đấu tranh cho chính mình, đòi quyền sống cho mình, cho con cháu mình ; 2) Sức ép đến từ cộng đồng quốc tế ; 3) Sức ép đến từ sự rạn nứt, chia rẻ nội bộ của Đảng Cộng sản. Cả 3 sức ép này có liên hệ hỗ tương ; và phải tiến hành đồng bộ. Tất nhiên điều chúng ta muốn là sức ép đến từ người dân phải là chính và chủ đạo, vì tương lai Việt Nam có tốt đẹp hay không là ở sức ép đầu tiên này, nó giúp cho đất nước bớt lệ thuộc ngoại bang, nếu sức ép thứ nhì mạnh ; nó sẽ phải tương nhượng với cộng sản nhiều hay ít ; nếu sức ép thứ ba mạnh. Nhưng, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta chỉ cần sức ép đầu mà quên hai sức ép sau. Phải tiến hành đồng bộ cả ba ; nhưng ưu tiên cho sức ép đầu. Ngay cả quốc tế họ cũng muốn dân tộc chúng ta can đảm đứng lên tranh đấu cho tự do, dân chủ. Chúng ta nhớ lời tuyên bố của Tổng Thống G. Bush, trong bài diễn văn nhậm chức kỳ nhì : » Chính phủ và Dân tộc Hoa Kỳ sẵn sàng đứng đằng sau lưng các dân tộc can đảm đứng lên tranh đấu cho tự do, dân chủ. » Những quân cán chính cộng sản, đã chán chế độ, nhận ra bộ mặt phản dân hại nước của chế độ, họ cùng cầu mong dân can đảm đứng lên lật đổ chế độ, để họ hùa theo.
Paris ngày 04/04/2007
Chu chi Nam
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire