1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

lundi 30 avril 2007

30/4/07 DCVOnline phỏng vấn Bùi Tín

DCVOnline phỏng vấn Bùi Tín

Mạc Việt Hồng - thực hiện



Việt Hồng: Thưa ông, nhân dịp ngày 30/4, DCVOnline chúng tôi muốn có cuộc trao đổi cùng ông với tư cách là một cựu đại tá quân đội Nhân dân Việt Nam, một nhà báo, về cuộc chiến đã qua. Xin ông cho biết, ông thường hay nghĩ về cuộc chiến 32 năm trước không và cảm giác của ông khi nghĩ về nó như thế nào?


Bùi Tín (11/2006)
Nguồn/Ảnh: DCVOnline
--------------------------------------------------------------------------------

Bùi Tín: (cười) Chiến tranh kết thúc đã lâu lắm rồi nhưng làm sao có thể quên được. Cảm giác của tôi là Đảng Cộng Sản (ĐCS) đã bỏ lỡ một cơ hội sau khi hòa bình thống nhất đất nước, bỏ lỡ cơ hội hòa hợp, hòa giải dân tộc để xây dựng một đất nước giầu đẹp hơn. Đó là điều hết sức đáng tiếc vì đó là cơ hội ngàn năm một thuở. Lúc đó chúng ta có điều kiện hòa giải dân tộc, thống nhất anh em sau nhiều năm chia rẽ.

Việt Hồng: Ông muốn nói tới những sai lầm của ĐCS sau khi thống nhất đất nước?

Bùi Tín: Đúng. Nếu ĐCS khôn ngoan, thông minh, có trách nhiệm với dân tộc thì phải tận dụng cơ hội này để thực hiện hòa giải hòa hợp dân tộc, thống nhất lòng người, xóa bỏ hận thù, không được áp đặt chính sách ta – địch, chính – tà nữa... ĐCS phải chịu trách nhiệm về chính sách "học tập cải tạo” đối với những người thất trận mà thực chất là giam cầm không xét xử hàng mấy trăm ngàn người, rồi sự ra đi của cả cả triệu người Việt Nam mà hàng trăm ngàn người đã chết chìm dưới biển cả. Càng nghĩ tôi càng lấy làm tiếc vì ĐCS đã tin vào một học thuyết vô lý, đề cao sự đối kháng giai cấp dẫn đến chia rẽ dân tộc, chia rẽ lòng người, chia rẽ gia đình... Nếu ĐCS biết tận dụng cơ hội đó thì đâu đến nỗi chúng ta thua kém Thái Lan, thua kém Đại Hàn... đến như vậy.

Tôi mong lãnh đạo sẽ tỉnh lại để "còn nước còn tát”, nhìn thẳng vào những sai lầm trước kia mà sửa chữa để hàn gắn lại đoàn kết dân tộc.

Việt Hồng: Thưa ông, những người Việt Nam vượt biên vào những năm sau khi chiến tranh kết thúc, trước kia bị Đảng cho là "con cháu của tàn quân Ngụy", là đám đĩ điếm chây lười lao động, chạy theo cơm thừa, sữa cặn của Đế Quốc Mỹ... Nay, tuy ĐCS không nói lời xin lỗi nhưng trên thực tế Nghị quyết 36 đã gọi họ là những Việt Kiều, là "bộ phận không thể tách rời của dân tộc”. Sắp tới đây, có thể Đảng còn miễn visa, chấp nhận song tịch... Vậy có thể nói là ĐCS đang sửa chữa sai lầm?

Bùi Tín: Tôi không thấy thế đâu cô à. Cách đặt vấn đề của ĐCS vẫn là kiểu trịch thượng của người chiến thắng, không thấy hết múc độ sai lầm đáng tiếc của mình. Đó là thái độ ban ơn, coi người Việt Nam ở nước ngoài ở một tầm rất thấp, chủ yếu nhìn vào cái túi Đô-la của họ thôi. Vì vậy có được bao nhiêu người hưởng ứng lời kêu gọi của đảng đâu. Theo thống kê chính thức của Hà Nội, bà con Việt Kiều mới đầu tư được trên 200 triệu Đô-la. Đó là chưa kể tới hàng mấy trăm ngàn trí thức Việt Kiều mà không mấy ai hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng cả. Bởi vì, đa số bà con Việt Kiều thấy không chấp nhận được nghị quyết 36 này.

Việt Hồng: Xin phép ông được quay lại với ngày 30/4 của chúng ta. Cách đây 32 năm, ông đang say sưa với niềm vui chiến thắng, cảm giác của ông khi đó như thế nào?

Bùi Tín: Vâng, ngày 30/4 khi chúng tôi vào Sài Gòn có thể nói là vui vô cùng. Vì sau mấy chục năm bao nhiêu hy sinh, nay hòa bình, thống nhất, đất nước đứng trước bao nhiêu triển vọng làm sao không vui được.

Việt Hồng: Khi nào thì ông bắt đầu thấy thất vọng hay thấy kém vui đi?

Bùi Tín: Từ khi tôi thấy những người lính miền Nam hay những người làm việc cho chế độ cũ bị đi "học tập cải tạo”. Là một nhà báo nên tôi đến các trại cải tạo đó. Thực chất đó là những trại giam do Cục Quản lý Trại giam của Bộ Công an quản lý. Ở đó có cả xà lim, phòng giam... Lúc đó tôi cũng nông nổi. Tôi nghĩ chắc chỉ học tập vài ba tháng, tôi biết đâu là người ta dử vào đó rồi không xét xử, bỏ tù vô thời hạn... Nếu là học tập thì phải tiếp thu một cách tự do, bình đẳng chứ.

Từ đó tôi bị hẫng, hàng triệu người bị hẫng. Hiện nay ĐCS vẫn không muốn nói một điều đáng tiếc về chuyện đó. Ngay cả ông Võ Văn Kiệt cũng không dám nói ra, mặc dù những người chủ trương đường lối phi dân tộc, phi nhân tính đó đều đã chết.

Rồi việc giải thể không kèn không trống Chính phủ Lâm thời, Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam... Đáng ra nên để lại để giữ quan hệ với phương Tây để giữ sự hòa hợp giữa hai miền Nam- Bắc.

Tôi đã từ bỏ tất cả những huân huy chương của tôi vì tôi cho rằng nó không có gì là vinh hạnh cả. Mấy triệu người VN chết mà toàn là anh em giết lẫn nhau. Cuộc chiến vừa qua là một trang đen tối trong lịch sử VN, không có gì để kiêu ngạo, để hãnh diện cả.

Việt Hồng: Để có những huân huy chương đó, ông đã tham gia những công việc cụ thể gì trong chiến tranh?

Bùi Tín: Tôi vào quân đội lúc 19, 20 tuổi, lúc đó còn hăng hái lắm. Lúc đầu là lính thôi, rồi tham gia cách mạng Tháng Tám, hoạt động ở mặt trận trong những năm 1945-1949. Sau Điện Biên Phủ tôi vào Hà Nội, rồi chuyển sang làm báo chí tuyên truyền. Sau đó tôi về báo Nhân Dân. Trong những năm chiến tranh (1965- 1975), tôi làm báo là chính, tôi cũng vẫn tiếp tục làm báo cho tới năm 1990 khi tôi sang Pháp. Sau 44 năm trong ĐCS, hơn 37 năm trong quân đội, bây giờ tôi là nhà báo tự do để tham gia một cuộc đấu tranh mới giành lại tự do dân chủ cho đất nước mình.

Việt Hồng: Thưa ông, thế hệ của các ông, thế hệ của những người:

"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Là một người cầm bút, một nhà báo, ông đã cổ vũ động viên những nam thanh nữ tú đó đi vào chiến trường mà thực chất là đi vào nơi chết chóc với lòng "phơi phới”. Chắn chắn trong sự viết lách của các ông khi đó, có những thông tin sai sự thật. Ông có thấy mình phải chịu trách nhiệm ít nhiều trong sự "phơi phới” đó hay không?

Bùi Tín: Có chứ, cô Việt Hồng. Cho nên tôi vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân tham gia vào những hướng sai lầm đó. Một con người không thể thoát khỏi hoàn cảnh lịch sử được.

Nếu tôi ở Miền Nam, có khi số phận tôi đã khác. Ở Miền Bắc, tôi phải theo cái xu hướng lịch sử như thế. Lúc đó, tôi nghĩ rằng cuộc kháng chiến là đúng đắn, rằng hòa bình, thống nhất sẽ có độc lập, tự do... Dù sao cũng may mắn là tôi đã tỉnh lại!

Việt Hồng: Ký ức mãnh liệt nhất về cuộc chiến của ông là gì?

Bùi Tín: Tôi thường hay nghĩ tới những người đồng đội của mình. Đồng đội của tôi chết nhiều lắm! Tôi vuốt mắt cho hàng trăm người, khi tôi là Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng. Thương lắm! Đau lắm! Tôi cứ suy nghĩ mãi, những người chết hình như là những người thông minh nhất, dũng cảm nhất... Nhiều anh trong đó đã thi đỗ đầu vào các trường đại học vậy mà vẫn xung phong vào chiến trường, rồi 10 đi thì 7, 8 không trở lại. Cả hai bên đều là những người đã xả thân vì lá cờ của mình, về những giá trị mà mình cho là thiêng liêng.

Việt Hồng: Thưa ông, ông vừa nhắc tới những người lính phía bên kia chiến tuyến. Ở chiến trường ông đã coi họ là những kẻ thù. Vậy xin ông cho biết từ khi nào nhận thức của ông về họ thay đổi?

Bùi Tín: Đó là khi tôi gặp họ trong các trại giam, tôi hỏi kỹ họ. Dần dần tôi nhận ra. Đến khi tôi ra nước ngoài, tôi gặp họ và bây giờ tôi kết thân với nhiều người lắm. Ví dụ như tướng Nguyễn Trọng Bá, rất thân với tôi và còn nhiều anh em tướng tá khác. Do hoàn cảnh lịch sử thôi, nếu tôi ở Miền Nam, chắc tôi cũng cùng cầm súng với họ. Nếu họ ở Miền Bắc, có khi cũng cùng cầm súng với tôi. Nhưng một số người thì có quan điểm cực đoan, quá khích, họ không tin tôi, cho tôi là cộng sản nằm vùng...

Việt Hồng: Còn với vong linh của những người lính đã mất, ông có muốn nói điều gì không?

Bùi Tín: Tôi coi họ ngang nhau, không hơn không kém với cả hai phía. Tôi thương khóc họ như nhau. Tôi tôn trọng tất cả các liệt sỹ của cả hai miền Nam - Bắc, cả những đồng bào đã mất trong cuộc chiến, dù Nam hay Bắc đều là những người ruột thịt của tôi.

Việt Hồng: Tôi nghĩ rằng, lịch sử của một dân tộc cũng giống như số phận của một con người. Đặt ra vấn đề "nếu như thế này...”, "giá như thế kia...” đều không giải quyết được gì cả. Nhưng nhiều người vẫn cho rằng, nếu ông Hồ Chí Minh (HCM) không đem học thuyết cộng sản vào Việt Nam thì đã không xảy ra một cuộc chiến mấy chục năm, thiệt hại vài triệu mạng người như vậy. Ông nghĩ sao về giả định này?

Bùi Tín: Đúng là ông Hồ đã đem chủ nghĩa Cộng Sản tới Việt Nam, nhuộm đỏ cả Bắc Việt Nam, muốn nhuộm đỏ cả Lào và Miên..., rồi còn muốn nhuộm đỏ cả Đông Nam Á, châu Á và tham gia vào việc nhuộm đỏ cả Thế giới. Đó là mục tiêu của ĐCS lúc bấy giờ, một mục tiêu được cho là rất cao cả (cười).

Việc đánh giá về ông Hồ phải rất thận trọng. Về việc này thì tôi có viết trong một cuốn sách. Việc coi ông Hồ là tội đồ của dân tộc, ngu dốt... hay việc đề cao ông quá đều không đúng. Nhưng nếu ông Hồ không tiếp thu chủ nghĩa CS từ Lenine, Stalin, không sang tận Nga để học tập... thì sẽ không có đảng CSVN, không có mặt trận Việt Minh, có thể cũng không có cuộc chiến tàn khốc và nước Việt Nam không bị nhuộm đỏ tới bây giờ. Chúng ta có thể sẽ như Thái Lan, Philippines..., tức là một nước dân chủ. Nhưng những sai lầm đó, tôi cho rằng HCM không cố tình mà đó là sai lầm mang tính lịch sử. Ông Hồ đã tưởng rằng chủ nghĩa Marx-Lenine là tốt đẹp

Trên hình thức thì ĐCS đã lãnh đạo kháng chiến thành công nhưng thực tế thì họ áp dụng học thuyết CS, thực hiện cương lĩnh của Quốc Tế III. Trong đó sai lầm nhất phải kể tới việc đấu tranh giai cấp. Từ việc theo học thuyết này, VN tự đặt mình đối lập với thế giới dân chủ....

Việt Hồng: Xin được hỏi ông một câu cuối cùng, hơi riêng tư một chút. Việc ông từ bỏ hàng ngũ ĐCS, tranh đấu cho tự do dân chủ, ĐCS cho ông là phản bội, còn ngay ở hải ngoại, một số người không tin tưởng ở ông, cho ông là nằm vùng... dùng những lời lẽ có thể nói là xúc phạm tới ông. Ông có buồn không?

Bùi Tín: Ồ, tôi cũng không có gì buồn cả vì khi dấn thân, tôi đã lường trước những khó khăn rồi. Sẽ có lúc tôi bị kẹt giữa 2 làn đạn. Trong nước họ bảo tôi là bất mãn, phản động nhưng tôi rất mừng là số đó ít thôi và ngày càng ít đi, chỉ có một số trong bộ máy tuyên truyền của công an, ban tư tưởng thôi. Còn tôi nhận được không biết bao nhiêu thư từ, e-mail của đồng bào trong nước, của thế hệ trẻ, người ta bày tỏ sự thông cảm, chia sẻ với tôi. Ở ngoài nước có một số người họ nhìn tôi cũng quá đáng, họ cho rằng tôi vẫn mang lập trường CS. Thậm chí cho rằng tôi là nhân viên tình báo làm việc cho CS, dân chủ cuội, nhưng tôi tin rằng đông đảo mọi người hiểu tôi. Tôi có ngày càng nhiều bạn, những người bạn tốt họ thông hiểu mình. Rồi những bài báo mà tôi viết ra, trong và ngoài nước họ thi nhau phổ biến đó cũng là an ủi lớn với tôi khi xa những người ruột thịt.

Việt Hồng: Xin cám ơn ông về cuộc phỏng vấn mà ông đã dành cho DCVOline.

Bùi Tín: Cám ơn Đàn Chim Việt đã đăng rất nhiều những bài viết của tôi. Tôi cũng đã đi dự cuộc gặp mặt ĐCV năm ngoái và được gặp anh em toàn những người trẻ tuổi khắp 5 châu. Xin cám ơn cô về những câu hỏi rất thú vị hôm nay.

© DCVOnline
dcv

30/4 Lòng dũng cảm đã cạn kiệt ?

Lòng dũng cảm đã cạn kiệt?

DCVOnline - RFA phỏng vấn Lưu Vũ


RFA: Mỗi năm vào những ngày cuối tháng Tư, người Việt khắp nơi thường kể cho nhau nghe câu chuyện của riêng tư của mình vào ngày mà nhiều nhà viết sử xem là một trong những ngày trọng đại nhất trong lịch sử của Việt Nam.

Cũng trong tinh thần đó, hôm nay Ban Việt Ngữ chúng tôi xin được gửi đến quý thính giả câu chuyện của một sinh viên Việt Nam, từng đi du học ở Ba Lan, bị bắt đưa về nước, và bây giờ đang sinh sống và hoạt động tại Ba Lan. Người chúng tôi muốn giới thiệu đến quý thính giả hôm nay là Ông Lê Diễn Ðức, Executive Editor của Nhật báo Online Ðàn Chim Việt (www.danchimviet.com).
Ông Lê Diễn Đức còn được nhiều người biết đến qua bút danh Lưu Vũ.

Như thường lệ, cuộc nói chuyện do phóng viên RFA Nguyễn Khanh thực hiện (ngày 28/04/2007), và chúng tôi xin gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần. Cũng xin thưa rằng những phát biểu của ông Lê Diễn Ðức không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do.

Nguyễn Khanh: Ngày 30 tháng Tư, 32 năm trước đây, lúc đó ông ở đâu và ông đang làm gì?



Nhà tù Hoả Lò (ảnh chụp từ trên cao)Nguồn: medalofhonor.com
Lê Diễn Đức: Thưa quý anh, ngày này 32 năm trước đây, tôi đang ngồi ở nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.

Nguyễn Khanh: Anh có thể giải thích lý do tại sao lúc đó anh đang ngồi tù, trong lúc cả nước đang đang xôn xao, một bên thì lo âu sắp thua trận, một bên đang vui mừng chờ chiến thắng?

Lê Diễn Đức: Thưa anh, trước đó mười mấy tháng, tôi đã ngồi tù ở trại giam ngoại thành Hà Nội, mà sau này tôi được biết hình như là nơi đã giam giữ các nhân vật bất đồng chính kiến như Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, được gọi là trại giam B15 gì đó. Sau đó một thời gian, tòa án Hà Nội đưa tôi ra xét xử với tội danh "trốn ở lại nước ngoài" và tôi thụ án tại nhà giam Hoả Lò.

Ðể giải nghĩa cho anh và thính giả biết thì, trong thời gian tôi đi du học tại Ba Lan thời đó, phía Việt Nam có luật lệ rất nghiêm ngặt, cấm đủ thứ… Nói chung du học sinh chúng tôi bị quản lý rất chặt chẽ, dưới con mắt giám sát của một cán bộ do Sứ Quán cử gọi là Trưởng Ðoàn, thí dụ như cấm chúng tôi không được để tóc dài, không được mặc quần jeans ra đường, cấm không được xem phim tư bản, cấm không được đến thăm gia đình người Ba Lan, cũng như cấm không được có tình yêu mà chỉ học, học vì tổ quốc...

Khi sang Ba Lan, chúng tôi còn trẻ lắm, chỉ độ 17, 18 tuổi. Anh bảo có cái chế độ nào, có cái luật lệ nào trên thế giới cấm người thanh niên chưa vợ, gái chưa chồng yêu nhau không? Thật là một luật lệ bất nhân. Cá nhân tôi, tôi không thể vượt qua đời sống bình thường của một con người, tôi đã có một mối tình với một cô sinh viên Ba Lan học chung ở Ðại Học Tổng Hợp thành phố Wroclaw, tôi tìm cách ở lại Ba Lan, bảo vệ tình yêu chân chính của mình và vì thế mà tôi bị tòa án kết tội trốn ở lại nước ngoài. Lúc ấy bất kỳ một ai vi phạm những điều mà tôi vừa nói đều bị Sứ Quán trục xuất đưa về nước.

Nguyễn Khanh: Khi ở trong tù, khi nào thì anh nghe được tin cuộc chiến kết thúc và cảm nghĩ của anh khi nghe tin đó như ra sao?

Lê Diễn Đức: Thưa anh trong mấy ngày cuối cùng của tháng Tư năm 1975, chúng tôi đã xôn xao trong tù, bởi "Nhân Dân" là tờ báo Giám thị thỉnh thoảng vẫn cho trưởng phòng hay phó phòng giam (là những người tù được giao trách nhiệm tự quản) mượn đọc nên tù nhân chúng tôi có thể đọc ké hoặc nghe nói lại. Chúng tôi biết Sài Gòn sắp được giải phóng. Nói chung không khí rất rạo rực. Ngày 30 tháng Tư khi được nghe tin đó thì chúng tôi rất phấn khởi. Riêng bản thân tôi thì vừa vui, vừa buồn.

Nguyễn Khanh: Rất phấn khởi, nhưng lại vừa vui, vừa buồn. Ý anh muốn nói là như thế nào?

Lê Diễn Đức: Tình cảm con người mà anh, khó nói lắm!!! Tôi sinh ra trong một “gia đình cách mạng”, lớn lên được đi du học tại Ba Lan. Tôi đã là nhân chứng của chiến tranh. Thời kỳ máy bay Mỹ ném bom miền Bắc, tôi đã từng tham gia đội cứu thương của thanh niên đi nhặt những xác chết bị bom xé tung ra từng mảnh; rồi làng thôn bị cháy, v.v… Dân tộc Việt Nam bất hạnh quá, bao nhiêu năm triền miên trong chiến tranh tàn khốc. Bản thân tôi, gia đình, cả dân tộc đã thoát khỏi vòng binh đao, chấm dứt cuộc chiến đầy tang thương, chết chóc, đất nước liền một cõi, thì làm sao mình không vui mừng được. Thấm chí rất hạnh phúc, rất sung sướng! Bây giờ đất nước đã có thể hồi sinh, đã có thể bắt đầu bắt tay vào công việc xây dựng. Cái vui của bản thân tôi cũng là cái vui chung của mọi người, mặc dù lúc đó tôi vẫn biết mình đang mang thân tù tội.

Nhưng mà có nỗi buồn ở trong tôi không dám nói ra, đó là với tấm lý lịch đã từng bị ở tù, tôi nghĩ rằng khi ra khỏi nhà giam Hỏa Lò, cuộc đời của tôi khó có thể tồn tại bình thường, khó có được sống cuộc sống đàng hoàng, tử tế trong chế độ cộng sản. Tôi biết như thế vì rất nhiều nạn nhân, thí dụ như của vụ Nhân Văn Giai Phẩm, họ có chính kiến bất đồng nên bị liệt vào danh sách lý lịch đen, đã phải sống một cuộc đời khổ nhục ra sao. Tôi cũng được nghe người thân trong gia đình kể lại thời Cải Cách Ruộng Ðất... Tôi thấy trước mắt mình một tương lai mờ mịt. Lúc đó tôi nghĩ rằng chắc rồi kiếp này tôi sẽ bị đưa về quê, đi cày ruộng… Cho nên trong thời gian ở tù tôi có hy vọng le lói rằng, ra khỏi tù, tôi sẽ vượt biên, bằng mọi cách phải ra đi, mình còn trẻ nên phải can đảm vươn lên, nếu không sẽ bị bị đầy đọa, chết chìm ở cái chế độ này. Tôi nghĩ như vậy, và con đường ngắn nhất như anh em trong tù nói chuyện bí mật với nhau là nên vào Nam rồi tính sau, bởi vì từ Bắc vào Nam chỉ qua con sông Hiền Lương rồi sau đó tìm cách tiếp cận vào trong, từ từ toan tính tiếp... Ðất nước thống nhất, giải phóng xong, thì như tôi vừa nói với anh, vui thật nhưng mà làm tắt lịm đi hy vọng le lói mà tôi dự tính trong đầu.

Nguyễn Khanh: Thế rồi khi nào anh đã vào Nam, và cảm nghĩ của anh khi đặt chân đến miền Nam như thế nào?

Lê Diễn Đức: Cũng có lẽ nhờ ngày 30 tháng Tư đất nước thống nhất, mà ngày mùng 2 tháng Chín năm 75 tôi được ân xá, ra tù trước thời hạn 5 tháng anh ạ. Tôi có một bà cô ruột sống ở Sài Gòn. Cô tôi vào Sài Gòn trước năm 1930. Hồi đó, sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, tất cả mọi người đi Sài Gòn đều phải có giấy công lệnh - nếu là cán bộ - hoặc phải có giấy phép của chính quyền địa phương. Tôi vất vả lắm mới xoay được tờ giấy phép này để vào thăm bà cô.



Góc Nguyễn Huệ–Lê Lợi ở Sài Gòn. Nguồn: medalofhonor.com

Mặc dù đã sống ở Châu Âu, nhưng khi vào Sài Gòn tôi vẫn bị choáng ngợp, vì tối thấy khác hẳn với miền Bắc quá. Những điều tôi được nghe rằng cuộc sống ở chế độ miền Nam thế này thế kia, nhưng ngay trên chiếc xe ca chạy suốt Bắc - Nam, tôi thấy cách sinh hoạt, ăn uống của lái xe, lơ xe và người miền Nam trên đường đi có cái phong thái thoải mái, tự nhiên rất Châu Âu. Cảm giác đầu tiên của tôi khi vào đến Sài Gòn là sự ngạc nhiên khi thấy khá nhiều nhà cao tầng, xe đi lại trên đường phố như mắc cửi, nhất là xe gắn máy, một điều rất hiếm hoi đối với miền Bắc. Lúc bấy giờ ở ngoài Bắc phương tiện đi lại chính của chúng tôi là xe đạp. Nhìn thấy xe gắn máy chạy rất nhiều như thế, tôi nghĩ rằng, chắc chắn cuộc sống của người miền Nam sung sướng hơn, phong phú và thịnh vượng hơn ở miền Bắc.

Sáng hôm sau, tôi mượn chiếc xe đạp mini của con cháu nhà bà cô, đi lên trung tâm và ghé vào tiệm cà phê (không biết bây giờ có còn không) MiniRex nằm giữa trung tâm thành phố Sài Gòn. Khi tôi ngồi xuống bàn thì thấy người phục vụ mặc áo trắng, thắt nơ, nói câu: “Thưa ông, ông dùng chi ạ!”… Tự nhiên tôi cảm thấy bàng hoàng và lúng túng! Trời ơi! Lâu lắm rồi tôi mới được một người gọi mình bằng “Ông”, giống như hồi mình vẫn được gọi thường ngày ở Ba Lan. Sau giây phút đó và những ngày tiếp theo đi thăm quan ở thành phố, vào thương xá Tam Ða, vào thương xá Tax, tôi cảm thấy ngay rằng, mình phải vào Nam sống, nó hợp với con người của mình, không thể sống ở Bắc được. Người miền Nam có cuộc sống khá sung túc, tính tình rất chân thật, ít để ý đến nhau. Với một tấm lý lịch đen như của tôi thì tốt nhất, kiểu nào thì kiểu, phải tìm cho mình nơi nào khả dĩ hơn, dễ thở hơn. Cái hy vọng le lói của tôi trong nhà tù đã bị dập tắt thì được khơi lại và ngay sau đó, tôi tìm mọi cách để vào Nam.

Nguyễn Khanh: Dường như anh muốn nói với chúng tôi là anh nhìn thấy danh từ “thống nhất” đất nước chỉ là thống nhất trên danh nghĩa chứ không phải trên thực tế. Có phải anh muốn trình bầy như vậy hay không?

Lê Diễn Đức: Tôi muốn nói về sự thống nhất địa lý hơn anh ạ. Cho đến bây giờ, cả tôi và anh chúng ta đều làm trong ngành truyền thông, có nhiều mối quan hệ với anh em bạn bè tứ xứ, từ Bắc sang Nam, đủ mọi thành phần xã hội, thì chắc anh cũng chia sẻ với tôi là lòng người hai miền Nam Bắc vẫn còn đầy những dị nghị, đầy những mối hận thù chưa được giải quyết, thiếu lòng bao dung, thiếu sự độ lượng… Chính vì cái thể chế hiện nay không có được điều cơ bản nhất cho phép con người được nói, được trình bày, được giải tỏa, thì tôi nghĩ, cái bế tắc này nó vẫn triền miên.

Ðúng, thống nhất đất nước rồi nhưng lòng người chưa thống nhất anh ạ. Cho đến giờ phút này, anh cứ xem tất cả những diễn đàn ở hải ngoại, hoặc những cuộc biểu tình, tranh đấu của những người Việt chống đối những đoàn của chính phủ Việt Nam đi sang Mỹ hoặc sang các nước tư bản, thì chúng ta thấy rõ, không cần nói chiều.

Nguyễn Khanh: Khi cuộc chiến kết thúc hồi 1975 chính phủ miền Bắc có nói là từ bây giờ chúng ta có tự do, dân chủ và độc lập ở trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo anh những điều đó bây giờ đã có hay chưa?

Lê Diễn Đức: Nếu chúng ta mà nghe báo chí hay các tuyên bố của chính quyền Việt Nam thì có ngay cảm nghĩ có lẽ Việt Nam đang là thiên đường anh ạ!!! Chúng ta không nên tự lừa dối nhau làm gì. Tất cả những điều họ nói đều là sáo rỗng. Việt Nam chỉ có chủ quyền về mặt lãnh thổ, mà chưa chắc đã hoàn toàn có chủ quyền một cách độc lập. Chúng ta biết ảnh hưởng của Trung Quốc như thế nào khi Việt Nam ký hiệp định nhượng đất, nhượng biển… Rõ ràng, tập đoàn lãnh đạo Ðảng Cộng Sản ở Hà Nội vẫn chịu sức ép rất lớn của thế lực lãnh đạo từ Bắc Kinh. Ðó là tôi nói về chủ quyền lãnh thổ.

Còn dân chủ, tự do? Làm gì có hả anh? Chúng ta biết rằng, để định nghĩa một nước có tự do, dân chủ hay không, trước hết chúng ta phải biết các quyền cơ bản nhất của con người có được tôn trọng hay không. Mà điều quan trọng nhất là quyền được nói, tức là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ở Việt Nam chúng ta không có một tờ báo tư nhân, không có một đài truyền hình, đài phát thanh tư nhân nào cả. Tôi chưa nói là những người có ý kiến bất đồng với quan điểm của nhà nước, chỉ gửi vài ba e-mail trên mạng cũng đã bị bắt, bị đọa đầy, giống như trường hợp của Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, hay là anh Nguyễn Vũ Bình còn ngồi tù… Không thể kể xiết được.

Nguyễn Khanh: Nhưng thưa với anh là nếu có dịp nói chuyện với những người trong nước, anh thấy rõ ràng người dân Việt Nam, dường như, hài lòng với cuộc sống của họ hiện tại. Ðó cũng là điều chính phủ Việt Nam thường hay trình bày cho thế giới biết. Anh nghĩ gì về điều này?

Lê Diễn Đức: Tôi quay lại Ba Lan từ năm 1989, và gia đình tôi định cư ở đây luôn. Trước khi tham gia báo Ðàn Chim Việt, tôi cũng sinh hoạt bình thường với cộng đồng, anh em đồng hương. Từ năm 1994, tình hình “đổi mới” đã cho phép tôi về Việt Nam nhiều lần không bị phiền toái gì. Cho đến khi tôi ra công khai là Tổng biên tập báo Đàn Chim Việt thì không còn đường về nữa. Thời gian ở Việt Nam, tôi có dịp tiếp xúc với bạn bè, anh em, người trong gia đình, cũng như quan chức cộng sản, kể cả những người bạn cũ của tôi hiện đang có những chức vụ lớn ở trong nước…

Thực ra mà nói, không thể nào giấu được, trong lòng bản thân họ, họ cũng rất chán chế độ Việt Nam hiện nay, một chế độ tham nhũng tràn làn, giá trị đạo đức của xã hội bị suy đồi, nền giáo dục xuống cấp thảm hại... Họ biết những điều đó. Có lần một người bạn học của tôi là người có quyền có chức nói: “Ðức à, cả nước đang bị lũ, chúng tao không sống với lũ thì chỉ có chết. Do vậy, đành chấp nhận phải sống với lũ!”.

Thành ra tôi rất tâm đắc với nhà văn Dương Thu Hương, bà đã viết trong một bài rằng, hình như lòng dũng cảm của người Việt Nam chúng ta giống như số tiền để trong bóp, đã ăn xài xả láng qua chiến tranh rồi, nên bây giờ cạn kiệt không còn nữa…

Chính nhờ công cuộc “đổi mới” trong 20 năm qua, mà từ cái cảnh ăn cơm độn bo bo giờ được ăn gạo trắng; đi bộ, đi xe đạp được thay bằng xe gắn máy, ở nhà tranh vách đất bây giờ được ở nhà gạch v.v…, nên nhiều người Việt trong nước bây giờ cảm thấy hài lòng (?). Rất nhiều người, ngay cả trong cộng đồng ở Ba Lan này, họ vẫn cứ tưởng đó là công lao của Ðảng, của Bác!

Nhưng sự thật là họ thiếu thông tin, nên rất ngô nghê. Lẽ ra, nếu không có Ðảng, không có Bác, cuộc sống của nhân dân Việt Nam có khi còn thịnh vượng hơn. Ðảng mới chỉ đổi mới 20 năm nay thôi, hòa bình thì đã 32 năm rồi, tại sao Ðảng không đổi mới trước đi để cho đất nước bây giờ ít nhất phải bằng các nước láng giềng như Thái Lan, Philippines, hay là Malaysia? Chính Ðảng đã phạm quá nhiều sai lầm. Những sai lầm đó đã đưa kinh tế đất nước đến bờ vực thẳm. Lúc ấy Ðảng mới hốt hoảng để làm chuyện “đổi mới”, rồi mức sống mới được nâng lên. Con người khi có miếng ăn ấm bụng thì thường tự mãn, tự bằng lòng với mình...

Họ sợ tuột mất cái đang có vì sau bao nhiêu năm chiến tranh thiếu ăn, thiếu mặc, họ không muốn cơm trong nồi bị mất tiếp nếu làm điều gì đó phật ý chính quyền. Ðây là cái điểm yếu chung của đại đa số người Việt Nam.

Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã tận dụng được sự tự mãn, tự bằng lòng ấy. Hơn nữa theo tôi nghĩ, người dân trong nước không có ý chí hãnh tiến, đòi thay đổi để vươn lên hơn nữa, chính vì họ thiếu thông tin, thiếu các thực tế từ các nước cộng sản cũ như là Cộng Hòa Czech, Slovakia hay Ba Lan, là những nước đã từ bỏ chế độ cộng sản và phát triển như thế nào. Nhân dân các nước này được nhiều hơn cái mức từ bo bo lên cơm trắng, từ xe đạp lên xe máy, anh ạ…

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn anh về cuộc nói chuyện thú vị hôm nay.

DCVOnline: Bạn đọc có thể nghe toàn cuộc phỏng vấn trên Đài Á ChâuTự Do - RFA). DCVOnline biên tập lại từ văn nói qua văn viết.

dcv

dimanche 29 avril 2007

TQ-VN, HCM, Toi ac cs, CCRD

· Chân Trời Việt
· Chính Trị
· ChiếnTranh TQ-VN
· Dân Oan
· Giữa Chúng Mình
· Hồ Chí Minh
· Phỏng vấn
· PT Dân Chủ
· Sách
· Tài Liệu
· Tội Ác CSVN
· Thảo Luận
· Thiên Hạ Sự
· Văn Học


[ Cải Cách Ruộng Đất ]
·
Nói Chuyện Với Nạn Nhân Cải Cách Ruộng Đất
·
Nói Chuyện Với Nạn Nhân Cải Cách Ruộng Đất
·
Cải Cách Ruộng Đất - phần 2
·
Cải Cách Ruộng Đất - phần 1
·
Cải Cách Ruộng Đất: Triệt Hạ 3 Đời
·
Tội Ác Cải Cách Ruộng Đất CSVN - Hữu Loan
·
Chứng Nhân Của Cải Cách Ruộng Ŀất
·
TC Nô Lệ Hóa CSVN qua cải cách Ruộng Đất

Giọt lệ Sinh Tồn_Sin Cowe Island, Cho quần đảo Hội Ngộ_Union Banks

Trường Sa_02

Giọt lệ Sinh Tồn_Sin Cowe Island,

Cho quần đảo Hội Ngộ_Union Banks


24/04/2007

Bách Việt Nhân.

http://www.vietnamexodus.org/vne/vnenews/thoisu/BaiDangViet_DaoSinhTon_TruongSa_02.htm
(hinh1)
Quần đảo Hội-Ngộ_Union Banks

Truờng hợp đảo Sinh Tồn cũng giống như trường hợp hai đảo Song Tử Tây-Song Tử Đông trong bài “Trường Sa_01 “Nỗi buồn Song Tữ” qua nghị định 65/2007ND/CP do Nguyễn Tấn Dũng ký thay mặt bộ chính trị Việt gian Hà Nội, sau đây là nguyên văn cuả website Doanh Ngiệp 24:

“…Thành lập xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.
Theo nghị định 65/2007ND/CP, điều chỉnh 8.934 ha DTTN cuả xã Cam Hải Đông về phường Cam Nghiã thuộc thị xã Cam Ranh để quản lý. Như vậy, phường Cam Nghiã có 10.509 ha DTTN và dân số là 13.094 nhân khẩu
Sau khi điều chỉnh thì huyện Trường Sa có ba đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Song Tử Tây, Sinh Tồn và thị trấn Trường Sa...”

Như thế việc làm trên chỉ có tính cách xử lý và điều hành các cơ quan hành chính nội bộ mà không cần phải “đao to, buá lớn” tuyên bố trên cả website thông tấn xã Việt Nam.

http://home.ciren.gov.vn/index.php?nre_site=News&nth_in=viewst&sid=3624
http://www.doanhnghiep24g.com.vn/cms/detail.php?id=9398
http://www.vnagency.com.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/97417/Default.aspx
http://www.ciren.gov.vn/index.php?nre_site=News&nth_go=save&sid=3607
http://www.vnagency.com.vn/pPrint.aspx?itemid=97417
http://www.dosm.gov.vn/default.aspx?sMaMnu=0&inLang=1&sMaObj1=2_4&sMaObj2=5&sMaObj3=2

Trong trường hợp nầy bộ chính trị Việt gian Hà Nội tuyên bố nghị định trên chỉ có mục đích nhằm che dấu dân tộc Việt Nam những phần lãnh hải, các đảo đã bị mất về tay TC, “trước năm 1988 và sau năm 1988.”

Nói đúng hơn là đã dâng hiến biển và các đảo cho TC.

Để cho rõ ràng hơn chúng ta nên tìm hiểu về vị trí và hiện trạng của đảo Sinh Tồn.
Đảo Sinh Tồn là một đảo thuộc quần đảo Union Banks (tạm dịch là quần đảo Hội-Ngộ) trong vùng biển đông thuộc lãnh hải Việt Nam, từ bắc vĩ độ 9 độ 58 phút (9o 58’N) chạy dài xuống bắc vĩ độ 9 độ 40’ (9 o 40’N) và từ đông kinh độ 114 độ 12 phút (114o 12’E) cho đến đông kinh độ 114 độ 36 phút (114 o 36’E).


(hinh2)
Quần đảo Hội-Ngộ_Union Banks nằm trong các kinh độ và vĩ độ có các mủi tên đỏ.

Quần đảo Hội Ngộ - Union Banks bao gồm các đảo:
1-Collins Reef-Cô Lin, Vũng Mây-Guihan Jiao.
TC chiếm từ 1988 vì bộ chính trị Việt gian đã không dám chống lại Hán tộc Bắc Kinh cho dù phải hy sinh đất, biển và sinh mạng cao qúi của những con dân Việt Nam.

(hinh3)
TC đang khai thác dầu trên đảo Vũng Mây_Collin_Guihan Jiao từ 1988
(hinh4)
Tàu chiến TC giử đảo Vũng Mây_Collin_Guihan Jiao từ 1988!?
(hinh5)
2-Grierson Reef- Đá Nham, Sinh Tồn Đông-Ranqing Shazhou, nghi vấn về tọa độ giửa tài liệu TC và tài liệu tây phương!?
Tọa độ của TC: 9°55'18.94"N ; 114°34'4.90"E
Tọa độ của tây phương: 9°54'0.00"N ; 114°34'60.00"E

(hinh6)

3-Hughes Reef- Đảo Hu Gơ-Dongmen Jiao, TC chiếm đóng từ 1988

(hinh7)

Đảo Hu Gơ_Hughes Reef_Dongmen Jiao TC đã xây căn cứ từ 1988

(hinh8)

4-Johnson South Reef- Đá Gạc Ma-Chigua Jiao, TC chiếm đóng 1988.

(hinh9)

Đảo Gạc Ma_Johnson South Reef_Chigua Jiao TC chiếm đóng 1988 xây căn cứ, sân bay.

(hinh10)

Tàu chiến TC trong khu vực đảo Gạc Ma_Johnson South Reef_Chigua Jiao.

(hinh11)

5-Kennan Reef- Đá Ken Nan-Ximen Jiao, TCchiếm từ năm1988.

(hinh12)
6-Loveless Reef- Đảo Vô Tình-Hua Jiao, TC có thể đã chiếm đảo nầy bán chính thức!

(hinh13)

7-Sin Cowe Island- Đảo Sinh Tồn-Jinghong Dao

(hinh14)

Theo tài liệu TC đảo nầy thuộc về TC từ năm 1978, như thế đảo nầy còn hay mất vẫn còn là nghi vấn.

(hinh15)

Đảo Sinh Tồn cùng dàn khoan dầu TC hay hố bom nguyên tử?

(hinh16)

8-Sin Cowe East Island-Sinh Tồn Đông-Ranqing Shazhou ?

(hinh17)

Có một nghi vấn về đảo Sinh Tồn Đông (vấn đề đảo nầy đã được đề cập trước, trong đề mục 2) có phải là đảo Grierson Reef còn gọi là đá Nhám của Việt Nam ?!
Hay đây là đòn hoả mù của TC để tạo sự ngộ nhận cho bọn chúng có cớ tiến chiếm, làm áp lực với bộ chính trị Việt gian, vì theo bản đồ không ảnh có hai tọa độ khác nhau?
TC củng có một đảo Sinh Tồn Đông được đặt tên là Ranqing Shazhou.

9-Whitson Reef- Đảo Ba Đào, Ba Đầu-Niue Jiao, TC chiếm đóng 1992.

(hinh18)

10o00’N ; 114o 43’E
Không ảnh đảo Whitson Reef_đảo Ba Đào_Niue Jiao căn cứ theo tọa độ của tài liệu dưới đây:
http://community.middlebury.edu/~scs/macand/gazetteer.htm

(hinh18)

Hình trên bao gồm toàn thể Union Reefs hay còn gọi là Union Banks
http://www.oceandots.com/pacific/spratly/

Ngoài ra còn các đảo khác do TC đặt tên như:
Anle Jiao_Hallet Reef
Bianshen Jiao_Tetley Reef
Nanmen Jiao_Edmund Reef
Zhangxi Jiao_Jones Reef
Jiyang Jiao_Gent Reef
Jiuzhang Quanjiao_Union Tablemount, Union Banks and Reefs

Có một vấn đề mà trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam từ 1930-1975 đã tạo nên những ngộ nhận trong ba nhóm người Việt Nam:
1-Người Việt miền Bắc do CSVN cướp chính quyền cai trị.
2-Người Việt có thái độ ba phải, lưng chừng không chống, không theo.
3-Người Việt miền Nam, đại diện là nhóm quân nhân trong Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hoà.

Đó là vấn đề phải nhận thức cho thật rõ nét sự “tồn vong” của dân tộc Việt Nam đứng trước hiểm họa “Hán tộc”.

Nhóm người miền Bắc cứ cho rằng dân miền Nam đã bán nước cho Hoa Kỳ vì thế mới có vấn đề đánh cho “Mỷ cút, ngụy nhào”. Cho đến khi Mỷ đã “cút”, ngụy và dân miền Nam đã vào tù trên 30 năm thế mà toàn dân cả nước vẫn cứ bám theo chủ thuyết “mắt xít” cuả Liên Xô và ôm chân Tầu cộng để rồi đất nước mất dần cho TC, từ bắc biên cương thổ cho đến lãnh hải cùng các hải đảo!? Nghiã là dân chúng miền Bắc đã bị Việt gian lừa đảo đến nỗi không còn đủ sáng suốt để nhận thức về hiểm hoạ “Hán tộc”

Thế mà cả nước trên 30 năm vẫn chưa “thức tỉnh!”.

Riêng nhóm người Việt “ba phải” thứ hai, bao gồm cả quốc nội lẫn hải ngoại chỉ biết lợi cho riêng chủ nghiã cá nhân của mình mà quên đi sự tồn vong của cả dân tộc trước nạn bành trướng chủ nghỉa “Hán tộc” Bắc Kinh theo sự điều động cuả bọn Việt, Hán gian “buôn dân, bán nước” đi kêu gọi “hoà hợp, hoà giải dân tộc!”, để có cơ hội kiếm chút “cháo!”. Họ không hiểu (hay không muốn hiểu!) rằng giửa dân tộc hai miền Nam, Bắc không có một sự thù hận nào cả (nếu có chăng chính cái chủ nghiã bán nước đã làm cho họ phải đóng kịch để sống còn) mà chỉ có sự “đùm bọc lẫn nhau”.
Bằng chứng là dân miền Nam (hơn phân nửa đã phải bỏ mình trên đường vượt thoát) sau khi ra hải ngoại vẫn “đùm và bọc cả nuớc” với số tiền từ 2 tỷ tăng dần lên đến gần 5 tỷ mỷ kim hằng năm để rồi “lột xác” từ “ma cô, đĩ điếm” trở thành “khúc ruột thừa” xa ngàn dậm!

Họ ra đi để có thể “sống còn”, để cho một đất nuớc Việt Nam ngày mai, để có thể đứng từ thế giới bên ngoài nhìn vào cho thật rõ từng tấc đất, tấc biển bị chuyển dần qua tay TC do bọn “buôn dân, bán nước” bắc bộ phủ!

Nhóm thứ ba, quân dân, cán chính Việt-Nam Cộng-Hoà đã ý thức và hiểu rõ nhiệm vụ “Bảo-Quốc, An-Dân” của mình chính vì thế mà họ đã sống và chết cho quê hương, dân tộc. Họ chỉ chống chủ nghĩa “bán nước, bán dân tộc” mà không chống chính dân tộc mình.
Đại diện là “Ngũ Hổ Tướng miền Nam” cùng một số quân dân, cán chính khác đã ở lại quê hương vỉnh viễn.

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam,
Thiếu Tướng Phạm Văn Phú,
Thiếu Tướng Lê Văn Hưng,
Chuẩn Tướng Trần Văn Hai,
Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ,
Cùng sĩ quan, binh sĩ thuộc cấp khác.

“Ngũ Hổ Tướng miền Nam” đã tuẩn tiết để tránh khỏi bị ô nhục, riêng thành phần quân dân, cán chính khác vẫn muốn dùng sức tàn lực kiệt cuả mình ngõ hầu xây dựng lại quê hương, thế nhưng trên 30 năm qua, đối với bọn “sâu dân mọt nước” họ chỉ là một “đồ phế thải!”
Ai “buôn dân, bán nuớc? ai “bảo-quốc, an-dân?” đến hôm nay ranh giới đã quá rõ ràng, chiến tuyến đã phân định, vì sự tồn vong của dân tộc Việt Nam trước việc bành trướng chủ nghiã “Hán tộc”, mọi hành động của những Việt gian, Hán gian, bọn đầu cơ chủ nghĩa sẽ phải đối đầu với dân tộc Việt Nam, cả quốc nội lẫn hải ngoại.
Đừng mong giở giọng “hoà hợp, hoà giải dân tộc” ra nửa.
Những ai vẫn còn dùng chiêu bài “hoà hợp, hoà giải” để đào sâu thêm hố chia rẽ dân tộc Việt Nam sẽ được xem như là kẻ thù của dân tộc, sẽ được cùng xếp loại như một bọn “Việt gian mới”, là tử đối đầu với dân tộc Việt Nam.
Tóm lại, “không nhân nhượng kẽ thù, không hoà hợp hoà giải.”

24/04/2007
Bách Việt Nhân

Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản (tóm tắt)

Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản

Minh Võ

BỐN CÔNG-TÁC KỸ-THUẬT CHÍNH-YẾU

Ðể đạt được mục-tiêu chiến-lược và chu-toàn các nhiệm-vụ sách-lược trên đây, Cộng-sản Quốc-Tế đã tự đề ra những công-tác kỹ-thuật tinh-vi mà cán-bộ khắp nơi , mọi lúc phải luôn luôn thực-hiện cho bằng được. Những công-tác này có thể thâu tóm lại 4 điểm chính : xâm nhập, tình báo, tuyên truyền và phá hoại . Cơ-quan đầu não chỉ-huy trực-tiếp hoặc giật dây từ cấp tối-cao là Trung-Ương Ðảng-bộ Nga-cộng. Các bộ-phận thi-hành hoặc trung-gian là các đảng Cộng-sản trá-hình. Với thủ-đoạn ném đá giấu tay chuyên-nghiệp, Cộng-sản ít khi lộ diện, mà thường dùng những tay sai đắc-lực. Những tay sai này có thể hoặc vô-tình khờ dại không biết rằng mình tiếp tay một cách đắc lực cho Cộng-sản. Nhưng cũng có một số tay sai ý thức rõ việc họ làm. Hoặc vì bất mãn với chế-độ hiện-hữu, hoặc vì ngây-thơ hy-vọng ở một chế-độ tương-lai tốt đẹp do Cộng-sản đem lại; những người này rất dễ trở thành những đảng-viên Cộng-sản tích-cực hăng-hái.

Xâm nhập

Trước hết, muốn xâm nhập một quốc-gia hay một tổ-chức nào, Cộng-sản thường nghiên-cứu hoàn-cảnh cụ-thể của quốc-gia hay tổ-chức đó, để tìm ra những kẽ hở. Những kẽ hở đó có thể là những mối bất bình, « mâu-thuẫn » xung đột giữa một lớp người này với một lớp người khác; hoặc là những cách-thức liên lạc lỏng lẻo rời rạc, hờ hững khinh thường giữa các phần tử, chủ chốt. Và bao giờ Cộng-sản cũng rất quan-tâm đến việc lựa chọn, đào tạo, hướng dẫn những cán-bộ nòng cốt như Trần độc Tú (Trung-cộng), Thorez (Pháp-cộng), Hồ-Chí-Minh, Trần-Phú (Việt-cộng), Souphanouvong (Lào-cộng), Sanzo Nosaka (Nhật-cộng), Togliati (Ý-cộng), Sekou Touré (Guinée) v.v…

Cũng có khi Cộng-sản Quốc-Tế phái cán-bộ nòng-cốt tới địa-phương với tư-cách cố-vấn kỹ-thuật, chuyên môn hay phái-đoàn liên-lạc để chọn lựa tại chỗ các phần-tử có thể trở thành đảng-viên Cộng-sản sau này. Trường-hợp Borodine ở Trung-Hoa vào những năm 1921, 1922 là một ví dụ.

Cũng có khi Cộng-sản chọn lọc và đưa những cán-bộ địa-phương có khả-năng nhất về đào tạo tại các trường cán-bộ trung-ương như trường-hợp lãnh-tụ Ý-cộng Togliatti và Việt-cộng, Hồ-Chí-Minh.

Những trường-hợp xâm-nhập bằng các toàn biệt-kích vào các vùng núi non hiểm-trở ở biên-giới cũng thấy xảy ra khi nước bị xâm nhập nằm kế cận 1 nước Cộng-sản như trường-hợp Ấn-Ðộ (các vùng Sikhim, Boutan, Ladak) và Ai Lao (Phong Saly, Sầm Nứa).

Một hình-thức thông thường nhấtg là xâm-nhập qua các tổ chức Quốc-tế và các phái-đoàn liên-lạc, thương-mại, văn-hoá, thể-thao v.v…

Ðối tượng xâm-nhập của Cộng-sản Quốc-Tế chia làm hai loại, quốc-gia và tổ-chức. Ðối với các quốc-gia Cộng-sản chú trọng nhất tới các nước kém mở mang và các nước bị trị. Kroutchev cũng như Mao Trạch Ðông đều nhắc đến các nước « Á-châu, Phi-châu và châu Mỹ La-tinh ». Ðối với các đoàn-thể, tổ-chức thì đầu tiên là các nghiệp-đoàn, các hội hoà-bình và các hội thanh-niên, sinh-viên.

Sau khi đã xâm nhập vào một nước hay một đoàn-thể, Cộng-sản liền tiến-hành song song 2 công-tác tiếp theo : tình-báo và tuyên-truyền.

Tình báo

Có thể nói tổ-chức tình-báo Nga-cộng là một tổ-chức hoàn-bị nhất, vĩ-đại nhất hoàn-cầu, không những vì tính cách đồ-sộ của nó ở Trung-ương, mà còn vì những mạng lưới chi chít của nó ở khắp các nước. « Mỗi đảng viên Cộng-sản phải là một cán-bộ tình-báo », đó là mục-đích huấn-luyện của các lớp huấn-luyện đảng-viên.

Cộng-sản không trừ một lãnh-vực nào mà họ không tìm cách đặt gián-điệp vào. Albert Vassart, một thành-phần trong ban bí-thư đảng Pháp-cộng, sau khi ra khỏi đảng, tiết lộ rằng : năm 1936 Mạc Tư Khoa đã ra lệnh cho gửi những đảng-viên chọng lọc, vững lập-trường vào các chủng-viện công-gaío để sau này có thể trở thành linh-mục.

Các công-chức Nga-cộng làm việc tại các toà đại-sứ hay lãnh-sự ở ngoại-quốc thường được chọn lọc rất cẩn thận và được huấn-luyện trước một cách chu-đáo, để có thể bảo-vệ bí-mật cho nước họ và triệt-để khai-thác các tin-tức liên-quan đến chính-trị, quân-sự và kinh-tế v.v.. ở nơi họ làm việc. Họ học tiếng địa-phương, học về phong-tục tập-quán và cách giao-thiệp theo từng vùng, từng xứ và cả cách gợi chuyện làm quen, để khai-thác tin-tức theo các kỹ-thuật tình-báo.

Các công-hàm ngoại-giao, các thành-phần phái-đoàn liên-lạc văn-hoá, thương-mại, thể thao v.v.. đều có thể là những hộp thư trong hệ-thống chuyển tin và tài-liệu về Mạc Tư Khoa. Thỉnh thoảng, người ta lại thấy loan tin một nhân-viên toà Ðại sứ Nga ở nước này hay nước kia, một tùy viên báo chí Nga ở xứ này hay xứ khác bị trục-xuất vị bị-cáo làm gián-điệp hay phá-hoại.

Tuyên truyền

Nhưng công-tác mà Cộng-sản Quốc Tế chú ý hơn cả và cũng gây ảnh-hưởng tai-hại nhất cho thế-giới tự-do là công-tác tuyên truyền .

Chúng tôi không có ý nói tới « nhiệm vụ lịch sử » của cán-bộ Cộng-sản là giáo-dục quần-chúng, dấy động quần-chúng trong nước đã thành-lập chế-độ theo « Xã-Hội chủ-nghĩa » bằng tuyên-truyền. Chúng tôi cũng không có ý nhắc lại những cơ cấu tuyên-truyền và dấy động quần-chúng vĩ-đại của Nga-Sô mệnh danh là bộ « dấy động và tuyên truyền » (Agit-Prop) (1) mà chỉ có ý trình bày ở đây về nhiệm-vụ và hoạt-động tuyên-truyền của cán-bộ Cộng-sản ở nước ngoài - ở những nước « kém mở mang và bị trị » cũng như ở các nước « tư bản mở mang, thống trị » với mục đích xâm-lăng mà thôi.

Mục-đích cuối cùng của Cộng-sản là thành-lập một chính-phủ hoàn toàn theo lệnh của Mạc Tư Khoa, để thực hiện các chính-sách kinh-tế chính-trị văn-hoá…theo chủ-nghĩa Mát-xít Lê-nin-nít. Nhưng công việc đầu tiên, không bao giờ họ tuyên-truyền ủng-hộ Cộng-sản hay đả đảo các « chân lý tư sản ». Họ rất xảo quyệt. Việc đầu tiên của họ ở đây cũng như ở các lãnh-vực khác, là triệt-để khai-thác các bất-đồng , mâu-thuẫn, thổi phồng nó lên để tuyên-truyền chia rẽ đối-phương. Rồi họ sẽ tuyên-truyền cho dân chúng đứng lên chống đối chính-quyền sở tại, vì họ đã nói cho dân chúng một nước nào đó ủng-hộ lập trường sống chung hoà-bình của ông Nehru – là một nhà ái-quốc không phải là Cộng-sản- hay ủng-hộ chính-sách trung-lập-hóa Ai Lao của thái-tử Sihanouk – là một quốc-trưởng không Cộng-sản-. Họ tuyên truyền cho những chính-khách có uy-tín ở "Á-châu, Phi-châu và châu Mỹ La-tinh" ủng-hộ lập-trường của Nga về tài-binh, về Bá-Linh, mà không cho biết đó là lập-trường Nga-Sô.

Họ tuyên-truyền cho dân chúng cũng như các chính-khách chống lại một tổ-chức xây-dựng một châu Âu tự-do, chống lại các tổ-chức Bắc Ðại-Tây-Dương, Ðông Nam Á, Trung-Ðông, nhưng không chống lại hiệp-ước Varsovie; đòi Mỹ rút quân-lực ra khỏi Âu-Châu, nhưng không đòi quân Nga ra khỏi Hung Gia Lợi.

Họ tuyên-truyền chống các lãnh-tụ chống Cộng uy-tín như Tưởng-Giới-Thạch, Ngô-Ðình-Diệm mà họ gọi là độc-tài , phong-kiến. Nhưng lại ủng-hộ các nhà độc-tài có tiếng ở Nam Mỹ, ở Guinée, ở Trung Ðông.

Ðể làm công-tác này, Cộng-sản đã xử-dụng những phương tiện, nhân sự và tài chính khổng-lồ mà chi-phí hàng năm, theo nữ sĩ Suzanne Labin, lên tới 2 tỷ Mỹ kim. Số người phục-vụ cho công tác này lên tới 500 ngàn (2)
Những phương-tiện mà Cộng-sản dùng vào công-tác này gồm đủ mọi loại, đặc biệt là phát-thanh, báo chí, sách vở, tranh-ảnh, triển-lãm, các tổ-chức hiệp hội thế-giới v.v..

Hãy lấy ví dụ một xứ Mễ Tây Cơ là xứ chỉ có chừng một vạn đảng-viên trong số 30 triệu dân; tại Quốc Hội, Mễ Cộng chỉ có 1 dân-biểu và 1 thượng nghị sĩ. Thế mà Cộng-sản cũng đã có tới chừng này tờ báo :

« Tiếng nói Mễ Tây Cơ », nhật báo;
« Giải phóng », nguyệt-san;
« Tháng một », bán-nguyệt-san;
« Vấn-đề châu Mỹ La-Tinh ;», nguyệt-san;
« Mãi mãi », tuần báo;
« Vĩ tuyến 20 », nguyệt-san;
« Văn-hoá Mễ-Tây-Cơ » phụ bản 2 tờ nhật-báo có tiếng « Novedales » và « Excelsior », bị Cộng-sản xâm nhập rất nhiều (3)

Tại bất cứ nước nào, một tờ báo không do Cộng-sản hoàn toàn chi phối đều có thể hoặc ít hoặc nhiều chịu ảnh-hưởng trực-tiếp hay gián-tiếp của chính-sách Cộng-sản. Nếu chủ-nhiệm không phải do Cộng-sản thì có nhiều Biên-tập-viên là Cộng-sản. Thường người đọc không gặp thấy trong bài họ viết những danh tính của Marx, Engels, Lénine, Staline hay những lý-thuyết mệnh danh là duy-vật biện-chứng-pháp, duy-vật sử-quan, thặng-dư giá-trị, cách-mạng vô-sản…Càng không thấy những âm-mưu xâm-lăng của Nga-cộng. Nhưng người đọc sẽ thấy nhan nhản những danh từ : « Trung-lập, sống chung hoà-bình, độc-lập, giải-phóng » theo ý nghĩa hoàn toàn riêng biệt của Cộng-sản đúng theo kế-hoạch của Mạc Tư Khoa hay của Bắc Kinh.

Phát thanh cũng được Cộng-sản triệt-để khai-thác theo chiều hướng đó. Trong cuốn « Chỉ còn 5 phút nữa » (Il est moins cinq), nữ sĩ Suzanne Labin đã so sánh và nhận thấy rằng tuyên-truyền của Nga-Sô bằng Phát –thanh, xét về thời-lượng, gấp bốn lần tuyên-truyền của Hoa-kỳ cũng trên phương-diện đó. Và đau đớn thay, chính nước Pháp của nữ sĩ lại chẳng có một chương trình phát-thanh nào bằng Nga-ngữ, để đương đầu với nửa tá các đài Nga không ngơi tấn-công Pháp trên các xứ thuộc-địa Bắc-Phi bằng chính ngôn-ngữ của người Pháp.

Nhà cầm quyền Ðông Ðức cũng đã cho thiết-lập ở Conakry một đài phát thanh với mục đích truyền-bá đường lối Cộng-sản và nhất là ủng-hộ các chính-sách ngoại-giao của Nga-Sô.

Ở Á châu, hoạt động tuyên-truyền Cộng-sản được thực-hiện bởi các cố-gắng của Trung-cộng. Tại đây cũng như tại các lục địa khác (5) hãng thông-tấn « Trung Hoa mới » (tức Trung-cộng) đặt phóng-viên hầu khắp các nước và cũng như phóng-viên hãng thông-tấn TASS ở Mạc Tư Khoa, các phóng viên này vừa là gián-điệp tình báo, vừa là cán-bộ tuyên-truyền. Chính ông Nehru, một chính-khách trung-lập nổi tiếng về đức tính mềm dẻo, kiên-nhẫn đối với Cộng-sản, cũng nhiều lần tố-cáo Hoa-kiều về hoạt động tuyên-truyền, phổ-biến tài-liệu có tính-cách khuynh-đảo chính-quyền Ấn. Và mới đây đã phải cho đóng cửa chi-nhánh của hãng thông-tấn Trung-Hoa -Mới tại Ấn.

Leland Stowe, nguyên giám đốc sở Thông-tin của hệ-thống truyền-thanh Âu Châu tự do trong một tác phẩm về âm-mưu bá-chủ hoàn-cầu của Trung-Hoa Ðỏ, đã nói rành mạch về kỹ thuật –hay đúng ra là thủ-đoạn – tuyên-truyền của Trung-cộng tại Miến-điện như sau (5) :

« Năm 1956 Trung-cộng đã bịt miệng một tờ nhật-báo chống Cộng ở Miến bằng cách dúi vào tay ông chủ báo một mối lợi lớn : hoạt động trong công-ty thương-mại của họ ở Ðông Phương. Ông Giám Ðốc của một tờ báo khác đã nhận được công việc có lợi của Công-ty Thương Mại hỗn hợp Miến-Hoa. Họ cũng cho các ông Giám-đốc các tờ báo khác vay mượn những món tiến lớn với điều-kiện con cái các ông này phải theo học ở các trường Cộng-sản. Và đến cuối năm, Miến Ðiện đã có 5 tờ báo thân Trung-cộng. »


Hiện thời tại rất nhiều nước, Trung-cộng đã phân-phối hai tờ báo lớn với hình thức, khuôn khổ theo kiểu các báo Âu Mỹ, với giá rẻ mạt; đó là tờ : « Trung Quốc Minh Hoạ » : 17 thứ tiếng và tờ « Trung Quốc Kiến Thiết » xuất bản bằng nhiều thứ tiếng và vừa mới thêm tiếng Tây Ban Nha để dành cho độc giả các xứ Châu Mỹ La-inh.

Ðài Phát thanh Bắc Kinh rất mạnh và có thể nghe được từ hầu khắp các xứ. Ngoài các nước Viễn Ðông, Ðài Bắc-kinh còn có những chương trình bằng tiếng Thổ và tiếng Á-Rập để dành cho các nước Trung Ðông.

Ðó là về báo chí và phát thanh là hai hình-thức chuyển đạt các đề tài tuyên-truyền cổ-điển. Ngoài ra Cộng-sản còn rất chú-trọng đến các hình-thức tuyên-truyền bằng các tổ-chức quốc-tế, các đại-hội quốc-tế, các phái-đoàn thiện-chí, các cuộc trao-đổi văn-hoá, y-tế, thể-thao, du-lịch v.v

Trong cuốn « Chỉ còn 5 phút nữa » nữ sĩ Suzanne Labin đã kể ra 13 tổ-chức Cộng-sản trá hình có tầm hoạt động quốc-tế, do Cộng-sản lập ra, phần nhiều có trụ-sở trung-ương ở các thủ đô các nước chư hầu Cộng-sản (6) . Ðó là chưa kể không biết bao nhiêu đoàn-thể hiệp hội do Cộng-sản điều khiển trực tiếp hay gián tiếp hoạt động trong phạm vi quốc-gia ở khắp các nước. Cũng theo bà Suzanne Labin thì nguyên ở nước Pháp đã có tới 140 tổ chức Cộng-sản trá hình.

Kể từ 1947, cứ 2 năm một lần, Cộng-sản lại cho tổ-chức 1 đại-hội thanh-niên và sinh-viên mệnh danh là « Ðại Hội Liên-hoan Thanh-niên, Sinh-viên Dân-chủ Thế-giới » (7) nhằm mục đích thu hút những phần tử hiếu động , ít kinh nghiệm.

Bề ngoài những đại-hội này được coi nhu có tính chất thuần túy liên-lạc văn-hoá. Nhưng bên trong bao giờ cũng có những buổi họp, bài diễn văn hoặc lời lẽ sặc mùi chính trị theo chính sách ngoại-giao của Nga Sô . Và thế nào cũng có những vấn đề cũ rích nhưng cốt tử của Cộng-sản là vấn-đề thực-dân, vấn-đề "các dân-tộc bị áp-bức", vấn-đề cấm thử võ khí nguyên-tử; những vấn-đề mà Cộng-sản biết rằng bất cứ thanh-niên nào đều tha thiết tới, những vấn-đề mà Nga Sô muốn nêu lên với mục đích tuyên-truyền thuần-túy để ve vãn , chinh-phục (đối với các xứ thuộc-địa) hoặc chia rẻ (đối với các cường-quốc Tây-phương)

Phá hoại

Ngoài các công-tác tình-báo và tuyên-truyền vừa kể, Cộng-sản còn ngấm ngầm điều-khiển hoặc giật dây các công-tác Phá-hoại nhằm làm suy-giảm lực lượng của các nước không Cộng-sản và, nếu có thể, khuynh-đảo chính-quyền của các nước này.

Công-tác phá-hoại này có thể có ba hình-thái khác nhau tùy theo nước chịu phá-hoại là nước độc-lập dân-chủ tân tiến, hay là nước bán khai mới độc-lập nhưng đa-số dân chúng còn nghèo khổ, kém học hay là nước bị trị.

Tại phần nhiều các nước nhỏ thuộc loại thứ nhất, Cộng-sản được hoạt-động công-khai, nên họ dùng tất cả mọi khả năng có thể vào việc củng-cố phát-triển các đảng Cộng-sản, làm sao số đảng-viên càng ngày càng tăng, số ghế trong Quốc-hội càng ngày càng thuộc về nghị-sĩ Cộng-sản càng nhiều và tìm cách lật đổ các chính-quyền của các đảng đối-lập. Thường Cộng-sản tìm mọi cách để nắm được các nghiệp-đoàn lao-động, các tổ-chức thanh-niên để xúi-dục đình-công, bãi-thị, khi cần phản-đối một chính-sách do đảng nắm chính-quyền đưa ra. Nhưng dẩu sao tại các nước này Cộng-sản cũng không hoạt-động được bao nhiêu. Vì dân trí phần đông rất cao, đủ sáng suốt để nhận-định một đường lối, một chính-sách, ít khi mắc mưu Cộng-sản . Ðời sống vật-chất cũng thường tương-đối khả-quan, ổn-định, nên những kẻ chỉ chờ cơ-hội nước đục thả câu không có dịp trổ tài.

Tại các nước mới độc-lập, dân-trí phần nhiều còn thấp kém, kinh-nghiệm chính-trị còn tương-đối non nớt, đời sốn vật chất cũng chưa ổn-định, tâm-lý đa số các nhà cầm quyền cũng như quốc-dân còn thù ghét chế-độ thực-dân. Cho nên Cộng-sản lợi dụng tâm-lý này để đặt họ đối-lập với các quốc-gia độc-lập Âu-châu, Mỹ-châu và nhất là các cựu đế-quốc. Nếu Cộng-sản không làm cho các chính-phủ các nước đó đứng hẳn về phía Cộng-sản để ra mặt chống-đối các cường quốc Âu-Tây, thì ít là họ cũng phỉnh gạt lòng tự ái của các lãnh-tụ, hay khai-thác mối cựu-thù của các dân-tộc, để giữ cho các quốc-gia theo một chính-sách trung-lập không theo hẳn về phía Cộng, cũng không đứng về phía các cường-quốc tự-do; nhưng vẫn mặc nhiên cho phép hoặc dung nạp các cán-bộ, tài liệu tuyên-truyền của Cộng-sản. Tại các nước này thường các đảng Cộng-sản cũng được công-khai hoạt-động, và các hoạt-động này trước tiên nhắm mục-đích đánh đổ chính-quyền hiện hữu, để thành-lập một chính-quyền hoàn toàn Cộng-sản .

Tuy nhiên, Cộng-sản vẫn khéo léo mơn trớn các chính khách trung-lập, để họ quên hiểm hoạ kế bên. Có thể nói tại các nước này, Cộng-sản chú trọng tới tình-báo và tuyên-truyền nhiều hơn.

Trong trường hợp các nước mới độc lập, theo một chính sách chống Cộng tích-cực, các đảng Cộng-sản hoạt đột một cách bất hợp pháp. Các điều-kiện sinh-hoạt, tổ-chức, liên lạc khó khăn hơn, nhưng Cộng-sản lại dồn lực lượng vào để phá-hoại. Trước hết, họ coi chính-quyền các nước đó là độc-tài, phong-kiến, và lợi dụng mọi bất đồng, bất mãn trong nước để chia rẽ dân chúng với nhà cầm-quyền và sau đó đánh đổ chính-quyền hiện hữu để đưa ra một chính-quyền thân Cộng hay trung-lập. Có thể nói hoạt-động phá-hoại của Cộng-sản các nước này cũng giống như tại các nước dân-chủ tân tiến, nhưng hoàn-cảnh ở đây thích-hợp hơn, vì dân-trí còn tương-đối kém, đời sống vật-chất bất ổn, cho nên kết quả thường Cộng-sản đã thu lượm nhiều hơn.

Tại các nước loại 3, nghĩa là các nước bị trị, Cộng-sản quốc-tế triệt để khai thác tinh thần yêu nước, yếu tố quốc gia, dân tộc của đại đa số dân chúng bản xứ. Hay nói theo kiểu các chiến-lược gia Mác xít, là khai thác "yếu tố mâu-thuẫn giữa đế-quốc thống-trị và nhân dân thuộc-quốc."

Lénine, Staline trong các tác phẩm bàn về chiến-lược, sách-lược , Kroutchev mới đây trong báo cáo 6-1-61 về Ðại Hội 81 Ðảng Cộng-sản và Công nhân tháng 11-60 cũng đều nhắc tới nguyên-tắc triệt-để khai-thác các mâu-thuẫn nầy. Mao-Trạch-Ðông khi bàn về mâu-thuẫn cũng xác nhận như vậy ( .Lưu Thiếu Kỳ hồi 1949 cũng viết:

"Trung Hoa (?) ủng-hộ hết mọi cuộc chiến-tranh giải-phóng quốc-gia ở khắp mọi nước thuộc địa"

Các biến-cố ở Cao-Ly (19530, Bắc-Việt (1954), Tây Tạng (1956), kênh Suez (1956), Liban (1958), Algérie, Congo, Cuba, Ai Lao xác-nhận điều đó.

********

Về kỷ-thuật, Cộng-sản phá-hoại bằng kinh-tế, văn-hoá, ngoại giao, hoặc bằng đình-công bãi thị, hoặc bằng các toán du-kích, biệt-kích chuyên môn phá khuấy các đồn biên-giới, cắt đứt đường giao-thông, phá cầu, phá đường, in bạc giả, tiếp tay cho bọn buôn lậu, ám sát các công-chức v.v..

Ðể thi-hành bốn công-tác kỷ-thuật chính-yếu kể trên, Cộng-sản tổ-chức tại khắp nơi các đảng Cộng-sản, mà cán-bộ cốt cán do Mạc Tư Khoa đào tạo và trực-tiếp ra chỉ thị. Hiện nay theo thống-kê của "Ðại Hội các đảng Công nhân và Cộng-sản" họp tháng 11-60, trên khắp thế-giới có tới 87 đảng Cộng-sản . Ðó là chưa kể các tổ-chức có tính-cách quần-chúng do cán-bộ Cộng-sản giật dây, cũng chưa kể một giới tay sai tình nguyện hay vô-tình ủng-hộ chính-sách ngoại-giao - nghĩa là xâm-lăng - của Ðệ tam quốc tế. Kể từ 5-5-1961, nghĩa là từ khi Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng Nga cộng thông qua một nghị-quyết đặc biệt "về biện-pháp cải-tiến việc lựa chọn và đào-tạo cán-bộ tuyên-truyền" Cộng-sản Quốc tế đã nghĩ đến việc đào tạo cán bộ tuyên truyền, dự trữ, tổ chức lại các trường Ðại học Marx-Lénine buổi tối, có nhiệm vụ đào tạo cán-bộ tuyên-truyền. Chương-trình ở các trường học đã có những môn đặc biệt về thực-tiển và phương pháp tuyên-truyền:

"Ngoài các ban lịch-sử học, triết-học, kinh-tế học, đã lập thêm các ban kinh-tế học cụ-thể, vô-thần học, quan-hệ quốc-tế và phong-trào Cộng-sản , công-nhân thế-giới "
"Ðể đào tạo lực lượng dư-trử, các thành-ủy, khu-ủy, đảng-ủy của các xí-nghiệp lớn phải tổ-chức những khoá học tại chức với thời hạn một năm.."

Ngoài các trường Ðại-học Marx-Lénine và "nhà học chính-trị", các trường Ðảng, các trường Ðại học đều có thể dùng làm chỗ dựa vật-chất cho các khoá học một năm đào tạo cán-bộ tuyên-truyền nông-thôn..." Tại các trường đảng cao cấp tại các Cộng-hoà, tổ-chức các lớp học liên tỉnh để đào tạo cán bộ tuyên-truyền của các ban chấp-hành Ðảng-bộ. Tại các tổ-chức Ðảng của nước Cộng-hoà xã hội chủ-nghĩa Sô-viết U-cơ-ren, hiện có trên 2500 phòng giáo-dục chính-trị. Ở Mạc Tư Khoa đã có trên 300 phòng và 500 hội-đồng nghiên-cứu phương-pháp tuyên-truyền (9)


Ngoài các trường đào tạo cán bộ Cộng-sản trong các nước thuộc khối Cộng, Nga Sô còn tổ-chức các trường-học có tính-cách quốc-tế với nhãn hiệu "liên lạc", "thân hữu", "hoà-bình" để ảnh hưởng tới thanh-niên trí-thức các dân tộc Á-châu, Phi-châu và châu Mỹ La-Tinh. Trong số các loại trường này phải kể trường "Ðại Học Hữu-nghị các dân-tộc" mới thành lập đầu niên-khoá 1960-1961, có tới 4000 sinh-viên, phần đông là da đen (10) .

Nhờ có một hệ-thống Ðảng chặt chẽ và những trường đào-tạo nhất loạt, thống-nhất, nên hoạt-động của Cộng-sản trên khắp thế-giới rất dễ phối-hợp và dễ theo một đường lối duy nhất. Cán-bộ Ðảng có một số kiến-thức lý-thuyết và thực-hành giống nhau, cùng theo một phương-pháp suy luận như nhau. Các học-viên không Cộng-sản bị nhồi sọ lý thuyết "cách mạng và kỹ-thuật tranh đấu cách-mạng" theo Cộng-sản , cho nên sau này sẽ lệ-thuộc vào đường lối lý-thuyết đó, dù họ có đủ can-đảm đứng ngoài Ðảng.

Tóm lại, về phương-pháp kỹ-thuật, kế-hoạch xâm-lăng của Cộng-sản , chú-trọng đặc-biệt đến 4 công-tác: xâm-nhập, tình-báo, tuyên-truyền và phá-hoại.

Ðể thi-hành 4 công-tác này, Cộng-sản đã đặc biệt khai-thác các yếu-tố cán-bộ, tổ-chức và tâm-lý quần-chúng. Các trường đào tạo cán-bộ mọc lên như nấm. Các đảng Cộng-sản được tổ-chức hầu khắp nơi ,có thể ví như những căn-cứ chiến-lược, trong cuộc chiến-tranh tâm-lý, chính-trị. Tâm-lý quần-chúng được nghiên-cứu tỷ mỷ và đối với mỗi loại tâm-lý Cộng-sản cho áp-dụng một kế-hoạch thu-phục hay đàn-áp thích-hợp.

Nữ sĩ Suzanne Labin, trong cuốn "Chỉ còn 5 phút nữa" sau khi đã làm một cuộc tổng-kê các phương-tiện và hoạt-động của Cộng-sản ở địa-hạt này, đã tóm tắt rằng Cộng-sản đã nổ-lực hơn thế-giới tự-do 100 lần trong cuộc tranh đua tâm-lý (11) . Như vậy, nếu cho đến nay mà Cộng-sản chưa bá-chủ hoàn-cầu, trái lại có rất nhiều đảng Cộng-sản sa sút ở Pháp, Ý, Áo, Nhật, Ấn nhất là Phi-luật-Tân, Mã Lai , Hy-Lạp v.v.. đó là vì một yếu-tố nào khác, chứ không phải vì Cộng-sản thiếu kỹ-thuật xâm-lăng (12) .


Chú-thích của tác-giả
(1) Agitation et Propagande
(2) Il est moins cinq – trang 53 (2e édition)
(3) Il est moins cinq – trang 23, 24 (2e édition)
(4) Hiện nay hãng thông tấn « Tân Trung Hoa » (tức Trung-cộng) đã có cơ-sở ở Ai-cập, Soudan, Liban, Irak, Maroc, Guinée, Ghana, Cuba và Congo (theo Leland Stowe)
(5) Sélection Reader’s Digest, tháng 1-1961
(6)

1.- Hội đồng Hoà-bình thế-giới : trụ sở tại Prague (Tiệp) thành lập năm 1949
2.- Liên Hiệp Nghiệp-đoàn thế-giới : trụ sở tại Prague (Tiệp) thành lập năm 1945
3.- Liên Hiệp Thanh niên Dân chủ thế-giới : trụ sở tại Budapest (Hung) thành lập năm 1945
4.-Sinh-viên Quốc-tế đoàn kết : Prague, 1946
5.- Liên Ðoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế : Ðông Bá Linh (Ðức), 1945
6.- Liên Hiệp nghiệp đoàn giáo gìới quốc tế : Paris, 1945
7.- Hiệp Hội Luật-sư dân chủ quốc tế : Bruxelles (Bỉ), 1949
8.- Liên Ðoàn lao-động khoa-học thế-giới : Londres, 1946
9.- Tổ-chức ký-giả quốc-tế : Prague, 1946
10.- Ðại Hội Y-sĩ thế-giới : Vienne (Áo), 1954
11.- Tổ chức vô-tuyến truyền thanh quốc-tế : Prague, 1946
12.- Liên Ðoàn quốc tế kháng nhân, nạn nhân và tù nhân Phát-xít : Paris và Vienne, 1951
13.- Ủy-ban quốc tế phát-triển thương-mại : Vienne, 1951


(7)

1947 : tại Prague (Tiệp)
1949 : tại Budapest (Hung)
1951 : tại Ðông Bá Linh (Ðức)
1935 : tại Bucarest (Bảo)
1955 : tại Mạc Tư Khoa (Nga-Sô)
1959 : tại Vienne (Áo)


( Xin coi lại phần trên về sách-lược Lénine-Staline-Mao-Trạch-Ðông

(9) Tài liệu của cán-bộ Nga-cộng M.I-va-nốp đăng trong "Những vấn đề hoà-bình và chủ-nghĩa xã hội". Cũng theo tài liệu này thì cho đến năm 1960, Nga Sô đã có 6.800.000 người lao-động ngoài đảng tham-gia các lớp học tập Mác-xít Lê-nin-nít theo hệ thống Ðảng. Những con số này nguyên ở Nga Sô và trong một phạm vi nhỏ thôi. Nếu kể cả hệ-thống giáo-dục và tuyên-truyền ở các nước khác như Trung Cộng , Tiệp-Khắc v.v.. thì con số 20 trường đào tạo cán bộ mà bà Suzanne Labin nói ở cuốn "Chỉ còn 5 phút nữa" là một con số tối htiểu chứ không có gì quá đáng. Xin xem cuốn này (bản chữ Pháp) trang 51. Cũng theo nữ sĩ thì ngay ở Pháp, một nước dân chủ, không phải Cộng-sản mà Cộng-sản cũng có tới 6 trường đào tạo cán-bộ tuyên truyền.

(10) Sau này, sau khi Lumumba (Congo) chết, trường này mới được đặt tên là trường "Patrice Lummumba"

(11) Op. Cit. trang 54. Muốn rõ các chi tiết lý-thú và đáng ngạc nhiên xin coi sách nói trên từ trang 19 đến trang 56.

(12) Một yếu tố khiến Cộng-sản thất bại phải chăng là vì Cộng-sản không có chính nghĩa, hành động trái với lòng NGƯỜI nghịch với lẽ TRỜI


Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản (khá đầy đủ)

Vài nét về lịch sử cận đại VN

Đôi dòng về Ngày Quốc Khánh 2 tháng 9 của Cộng Sản Việt Nam

Phan Đức Minh
2005


Việt gian Cộng sản Việt Nam lúc này lại đang chuẩn bị mừng "Ngày Quốc Khánh 2 tháng 9" một cách rầm rộ để gây tiếng vang trong cũng như ngoài nước, phô trương thanh thế, quảng cáo những thành tích, thành công tưởng tượng hòng che đẩy những thất bại nặng nề về mọi mặt: nô lệ ngoại bang phương Bắc, đấu đá nhau tranh giành thế lực trong hàng ngũ lãnh đạo, dân tình đói kém lạc hậu, thanh niên chạy chọt đi làm công nhân lao động, cu li ở nước ngoài, phụ nữ từ tài tử điện ảnh, ca sĩ có hạng, người mẫu đắt giá cho đến con gái ở nông thôn cũng tìm đường, ngõ ngách đua nhau đi làm điếm, gái mại dâm để kiếm sống hoặc cao hơn thì chạy theo cuộc sống đo bằng tiền bạc, đô la mà bọn cầm quyền từ trung ương xuống đến cơ sở thấp nhất đang thi nhau vơ vét trước khi chế độ tan hàng, rã ngũ trước đà tiến hóa của nhân loại, trước sức mạnh của "Đại danh tướng Đô La," tính đâu gọn đó. Chỉ riêng tên Năm Cam, đầu trộm đuôi cướp, ma cô đầu đường xó chợ, buôn lậu, chứa điếm, mà khi nó có mớ đô la khá lớn trong tay, nó đã "mua đứt" gần một nửa hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Việt gian cộng sản Hà Nội. Vụ này vỡ lở, cộng sản Hà Nội hoảng hồn, đã phải mau chóng khóa miệng nó lại, xử án tử hình rồi cho nó hết sống, kẻo nó khui ra hết thì còn cái chi để mà lãnh đạo ai nữa. Thế thì những "thế lực phản động quốc tế " có trong tay hàng trăm tỉ đô la, với những chuyên viên "xóa sổ nhà nghề " nay đã tràn ngập Việt Nam, từ Hà Nội vào đến Sài Gòn, ngõ ngách, hang cùng ngõ hẻm... thì "chúng nó" để sống ngày nào còn cần thiết, có lợi, được ngày đó. Ngày nào hết cần, không có lợi, nó "xóa sổ" bỏ đi cái một. Lúc này, còn Tướng Lãnh, quân đội nào, trí thức, sinh viên chân chính nào tin vào học thuyết Marx - Lenin chủ quan, láo lếu, dở hơi, làm cho thành trì của "Cách Mạng vô sản - Proletarian revolution" là Liên Bang Sô Viết đã đổ sụp tan tành cùng với đám chư hầu Đông Âu, Đông Đức. Thời đại nguyên tử, khám phá không gian, khoa học kỹ thuật tối tân ngày nay mà lá cờ cộng sản còn sài "cái Búa, cái Liềm" tượng trưng cho quyền lãnh đạo xã hội nằm trong tay giai cấp công nhân đói rách, phải đi làm cu li cho thiên hạ, nằm trong tay nông dân nghèo khổ sống bằng miếng khoai, củ sắn thì còn đúng vào cái chỗ nào được đây? Bọn lãnh đạo cộng sản Hà Nội hiện nay, còn tên nào tiêu biểu cho công nhân sống bằng cái Búa, tiêu biểu cho nông dân sống bằng cái Liềm nữa không, hay là chúng nó đều thuộc giai cấp "tư bản đỏ thời đại mới" giầu sụ, có trong tay, của chìm, của nổi, trong và ngoài nước trị giá cả triệu, cả tỉ Mỹ Kim? Kể tội chúng nó cần phải nhiều cuốn sách mới hết.

Viết bài này, chúng tôi mong uớc có dịp nói chuyện tâm tình với các bạn trẻ Việt Nam ở hải ngoại, là những người, vì nhiều lý do, không có dịp biết nhiều về lịch sử Việt Nam. Nhất là lúc này môn học "Văn Học & Lịch Sử Việt Nam" đã được giảng dậy tại nhiều Trường Đại Học của Hoa Kỳ, trong lúc Cộng Đồng người Việt định cư tại Mỹ ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, có nhiều nhân vật nam, nữ gốc Việt tham gia vào những hoạt động Chính Trị, Tư Pháp,Văn Hóa, Kinh Tế, Xã Hội trong chính quyền cũng như xã hội Mỹ, ở những vị trí quan trọng. Đôi khi cần, chúng tôi xin phép ghi chú thêm bằng Anh Ngữ để các bạn trẻ dễ nhận rõ những sự việc đã xẩy ra trong Lịch Sử dân tộc chúng ta.

1.- Việt Nam trước 19 tháng 8-1945:

* Đi theo đường lối, chính sách cuả hai triều Vua tiền nhiệm: Các Vua Minh Mệnh và Thiệu Trị cuả nhà Nguyễn, Vua Tự Đức không chấp nhận mọi việc liên lạc, giao thiệp với các quốc gia khác, dù chỉ là trên căn bản thương mại mà thôi.

* Các chính phủ Anh, Pháp, Tây Ban Nha lúc đó đang trên đường đi tìm kiếm thuộc địa hầu đáp ứng đà phát triển cuả nền công kỹ nghệ trong nuớc về tài nguyên, nhân công, thị trường tiêu thụ vv... cho nên đã giúp đỡ cho nhiều tầu buôn của tư bản nuớc mình, mang theo giấy giới thiệu để xin vào Việt Nam liên lạc buôn bán làm ăn. Vua Tự Đức thẳng tay chối từ, không chấp nhận.

* Cũng trong thời gian này, các vị Giáo Sĩ từ Âu Châu tới Á Châu cũng như Việt Nam để truyền bá Đạo Thiên Chuá. Vua Tự Đức ban hành Dụ cấm đạo: người ngoại quốc vào Việt Nam giảng đạo sẽ bị tử hình, các Linh Mục Việt Nam không chịu bỏ đạo sẽ bị khắc chữ vào mặt và bị đưa đi các trại giam ở vùng núi rừng hiểm độc. Phải đối phó với các vụ nổi loạn cuả các lực lựợng còn hoài vọng Nhà Lê, chống lại triều đình Nhà Nguyễn, lại thấy các Giáo Sĩ Tây Phương vào truyền đạo ngày một lan rộng, trái với chính sách cuả triều đình lúc đó là "Tuyệt đối không liên lạc, giao thiệp với nuớc ngoài duới mọi hình thức," Vua Tự Đức ban hành thêm Sắc Dụ ngày 21-3-1851, trong đó có nói: xử tử hình tất cả các Giáo Sĩ Tây Phương cũng như Việt Nam trên toàn lãnh thổ đất nước. Các giáo dân bị coi là đồng loã với quân phản nghịch ngoại quốc nên cũng chịu chung hình phạt. Ngày 1-5-1851, Giáo Sĩ Augustin Schoeffler bị chém đầu ở Sơn Tây. Năm sau, Giáo Si Jean Louis Bonnard bị chém đầu cùng với nhiều giáo dân ở ngoài Bắc...

* Chính phủ Pháp- đang cần có thêm nhiều thuộc địa (Colonies), nhân dịp này, tạo cơ hội để đưa quân vào đánh chiếm Việt Nam. Đánh chiếm Gia Định trong Nam. Sau đó chiếm Đà Nẵng năm 1858. Năm 1867, Nam Bộ trở thành nhượng địa, trực tiếp cai trị bởi chính phủ Pháp (1867: Cochinchina annexed by France). Năm 1875, quân Pháp đánh chiếm Thành Hà Nội. Năm 1884, tất cả phần còn lại cuả đất nuớc Việt Nam bị đặt dưới sự bảo hộ cuả nuớc Pháp (1884: French protectorate imposed over the rest of the country).

2.- Người Pháp cai trị Việt Nam:

* Năm 1897, ông Doumer làm Toàn Quyền Đông Dương (Governor General of Indochina - Viết dựa theo gốc chữ Pháp: Gouverneur Général), đặt ra các thứ thuế đinh, điền, thổ trạch, muối, thuốc phiện, xuất nhập cảng. Trong thời gian này, nền nông nghiệp, công kỹ nghệ tại Việt Nam được mở mang, canh tân, phát triển, đường xá, cầu cống được xây dựng. Năm 1902, Ông Beau thay ông Doumer trong chức vụ nói trên, thiết lập chuơng trình dậy học dựa theo kiểu cuả người Pháp. Pháp ngữ là ngôn ngữ chính được dùng trong các truờng học lớn nhỏ, thay thế cho nền nho học chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Các cơ sở bưu điện, y tế được xây dựng vv... Bộ mặt bên ngoài cuả đời sống xã hội Việt Nam qủa thực có nhiều thay đổi tiến bộ. Tuy nhiên, người Pháp tới Việt Nam, một thuộc địa tốt nhất về nhiều mặt so với các thuộc địa của Pháp đã có lúc bấy giờ, không phải vì lòng tốt, giúp cho dân tộc Việt Nam tiến bộ, phát triển với "Tinh thần tương trợ quốc tế - Spirit of International Mutuality" như trong các sinh hoạt của cộng đồng quốc tế ngày nay. Những công trình mở mang, phát triển lúc đó trên lãnh thổ Việt Nam, chính yếu là thúc đẩy Việt Nam theo kịp với nhu cầu đòi hỏi cuả người Pháp trong việc khai thác thuộc địa, phục vụ cho sự phát triển cuả nền kinh tế tại Pháp Quốc đang được kỹ nghệ hoá (industrialized) một cách mạnh mẽ trong nội địa cũng như trên "thương trường quốc tế - International market."

* Người Pháp cũng cứng rắn dập tắt mọi sự chống đối đưa đến "nỗi loạn, khởi nghiã - Revolt, rising up in arms" cuả dân bản xứ. Người Pháp không quên đào tạo lớp người bản xứ được hưởng khá nhiều quyền lợi, để tiếp tay với họ cai trị thuộc điạ này. Sự căm hờn, uất ức của giới trí thức, lớp người hiểu biết, có tinh thần quốc gia, yêu nước, thương xót dân tộc cứ càng ngày càng âm ỉ rồi lớn mạnh dần lên.

* Cụ Phan Tây Hồ đã gửi cho nhà cầm quyền Pháp 1 bức thư, nói: "Chính phủ nên chọn hiền tài, trao quyền hành cho họ, lấy lễ mà tiếp, lấy thành mà đãi, nới rộng quyền ngôn luận cho các nhân sĩ, báo chí để thông đạt tình dân, thưởng phạt nghiêm minh, kiểm soát quan lại tránh cho dân những điều bất công, oan trái, sưả đổi luật pháp, giảm bớt sưu thuế,khuyếch trương công nghệ thì sĩ dân sẽ vui lòng giúp chính phủ. Lúc ấy sẽ không còn ai lo toan tính đến việc chống lại chính phủ nưã..." Người Pháp khi nào chịu nghe những lời khuyến cáo cuả Cụ Phan-Tây-Hồ cũng như gạt bỏ lý thyết "Pháp-Việt đề huề - French-Vietnamese Concord" do Cụ Phan Bội Châu đưa ra để thực hiện một cuộc "Sống chung" trong an bình vui vẻ giữa chính phủ cai trị và dân chúng bản xứ.

3.- Những cuộc chống đối cuả tầng lớp trí thức mới: Ở đây, vì khuôn khổ hạn hẹp, chúng tôi chỉ nêu lên những vụ tiêu biểu, điển hình nhất mà thôi.

* Cụ Phan-Bội-Châu vận động cho phong trào Cách Mạng chống Pháp, nhờ sự giúp đỡ cuả Trung Hoa và Nhật Bản lúc đó. Cụ bị bắt năm 1925 tại Thượng Hải rồi bị dẫn về Việt Nam trị tội. Do sự phản kháng cuả dân chúng trong nước lên cao dữ dội nên người Pháp không dám quyết liệt hạ thủ Cụ Phan, mà chỉ liên lạc với Nhật Bản trục xuất Cụ.

* Năm 1917, Ông Lương-Ngọc-Quyến từ Nhật Bản về Việt Nam gây dựng lực lượng đấu tranh chống Pháp, nhưng Ông đã bị mật thám Anh (British secret police) bắt tại Hương Cảng rồi giao lại cho Pháp vì lúc đó Anh và Pháp là những "Đế quốc - Imperialist nations" đang cai trị nhiều thuộc địa trên thế giới, có quyền lợi chính sách giống nhau nên là bạn đồng minh với nhau. Ông Quyến bị giam vào nhà tù ở Tỉnh Thái Nguyên, miền thượng du Bắc Việt.

* Ít lâu sau, Ông Đội Cấn chỉ huy cuộc khởi nghiã chống Pháp nhưng sức yếu nên bị quân đội Pháp dẹp tan trong vài tháng.

* Sau Thế chiến thứ I, năm 1919, một Hội Nghị Hòa Bình được tổ chức tại Versailles ở Pháp, một nhóm nhân vật dấu tranh cho Độc Lập của Việt Nam đang cư trú tại Thủ Đô Paris, trong đó có Nguyễn Ái Quốc (Nguyen, the Patriot), tức Hồ Chí Minh, cán bộ Cộng Sản Quốc tế và lãnh tụ cộng sản Việt Nam sau này, soạn thảo một chương trình 8 điểm cho cuộc đấu tranh giành Độc Lập cho Việt Nam và gửi tới Hội Nghị Hòa Bình nói trên. Nguyễn Ái Quốc tìm gặp Tổng Thống Mỹ Woodrow Wilson (1856 - 1924, vị Tổng Thống thứ 28 của Mỹ, 2 nhiệm kỳ, và được coi là 1 trong những vị Tổng Thống vĩ đại của Hoa Kỳ) để yêu cầu ủng hộ cho chương trình 8 điểm nói trên, nhưng vị Tổng Thống Mỹ lại muốn Việt Nam đi đến Độc Lập theo chương trình 14 điểm của Ông dành cho tất cả các dân tộc trên thế giới đang bị cai trị bởi một quốc gia khác. Mỹ chống đối chính sách thuộc địa. Thế là mộng ước của Nguyễn Ái Quốc không thành.

* Năm 1923, một thanh niên Việt nam yêu nước, Phạm Hồng Thái, đã cho nổ bom mưu sát viên Toàn Quyền Đông Dương lúc đó là Martial Merlin, đi công cán ở Nhật Bản rồi về Sa-Điện, thuộc Quảng Châu, Trung Hoa. Merlin thoát chết, nhưng một số người Pháp, tổ chức tiệc tùng đón tiếp, bị chết và bị thương. Chiến sĩ Phạm Hồng Thái đã nhẩy xuống sông để tự sát, không cho Pháp bắt và khai thác lấy tài liệu, tin tức. Tinh thần chống chính quyền cai trị cuả thực dân Pháp (French colonialits) càng dâng cao như bão nổi ở Việt Nam.

* Năm 1925, Vua Bảo-Đại lên ngôi lúc 12 tuổi. Sau đó sang Pháp tiếp tục con đường học vấn.

* Tại Quảng Đông, Trung Hoa, Nguyễn Ái Quốc thành lập "Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội" - (The Revolutionary Youth League of Vietnam), tổ chức nòng cốt đầu tiên của Phong Trào Cộng Sản quốc tế ở Đông Dương (the first truly Marxist organization in Indochina), với mục đích cộng sản hóa toàn thể vùng này (Vietnam, Laos & Cambodia). Một Chi Bộ (Party cell) được đưa về Việt Nam gây dựng cơ sở và lực lượng chống Pháp, tạo chính nghĩa (Just cause) cho cuộc đấu tranh lâu dài. Cũng thời gian đó Việt Nam Quốc Dân Đảng (The Vietnam Nationalist Party) được thành lập với đường lối chủ trương đối lập hẳn với tổ chức cộng sản nói trên.

* Năm 1929, thấy thời cơ đã thuận lợi, Nguyễn-Ái-Quốc - người đã được đào tạo, huấn luyện rất thuần thục về mọi chiến thuật, chiến lược đấu tranh (struggling tactics & strategy) tại Nga Sô, đổi tên "Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội" thành "Đông Dương Cộng Sản Đảng - Indochinese Communist Party" để ra mặt hoạt động, đấu tranh theo đường lối, chính sách của phong trào cộng sản toàn cầu.

* Năm 1930, Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học , lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng khởi nghiã vũ trang (Rising up in arms) chống Pháp tại Tỉnh Yên Bái, miền thượng du Bắc Việt vào ngày 10 tháng 2, nhưng thất bại vì lực lượng không cân xứng, lực lượng quân đội Pháp được trang bị vũ khí tối tân và mạnh hơn gấp nhiều lần. Lãnh Tụ Nguyễn Thái Học cùng các nhân vật lãnh đạo cuả Đảng, 13 người, bị bắt và bị xử tử: chặt đầu bằng máy chém (Guillotine) ngày 17-6-1930. Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí bình thản, hiên ngang bước lên máy chém, không chút sợ hãi. Nguyễn Thái Học còn để lại cho hậu thế câu nói bất hủ "Không thành công thì cũng thành nhân." Ông muốn nói: không đạt được mục tiêu của đại cuộc thì ít nhất cũng xứng đáng làm một người con yêu nước của Đất Mẹ Việt Nam.

* 1932, Vua Bảo Đại từ Pháp trở về nước để thực sự điều hành việc nước với hi vọng người Pháp sẽ giúp Ông cai trị đất nước một cách tốt hơn, nhưng người Pháp phải bảo vệ quyền lợi của nước Pháp trước hết. Do đó ông Bảo Đại cũng chẳng làm gì được gì cho Đất Nước như Ông muốn, trong khi các tổ chức đấu tranh chống Pháp ngày một lan rộng, mạnh mẽ hơn bao giờ, làm cho Ông Bảo Đại càng thêm lúng túng, nhận rõ là mình không có thực quyền.

* Năm 1937, Mặt Trận Bình Dân (Popular Front) lên cầm quyền tại Pháp, chính sách của Pháp đối với các thuộc địa có nhiều thay đổi, dễ chịu hơn cho nên ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo Cách Mạng các Đảng Phái công khai đứng lên tổ chức ra Đông Dương Đại Hội Nghị, tập trung sức mạnh, yêu cầu chính phủ Pháp cải cách chính sách cai trị và phóng thích các tù nhân chính trị. Trước sức mạnh đó, chính phủ Pháp nhượng bộ, chấp nhận phần lớn các đòi hỏi của lực lượng đấu tranh tại Việt Nam.

* Năm 1940, Thế Chiến thứ 2 lan tràn sau khi bùng nổ, quân đội Nhật Bản tiến vào Việt Nam, thế đứng của Pháp bị đe dọa nên Phục Quốc Quân (Reconquering troops) Việt Nam khởi binh đánh Pháp ở nhiều nơi tại miền thượng du Bắc Việt, dựa lưng vào Trung Hoa Quốc Dân Đảng.

Khoảng thời gian này là cơ hội thúc đẩy phong trào Cách Mạng tại Việt Nam bùng lên, nhằm giành quyền Độc lập, Tự Do cho quốc gia, dân tộc.

* Ngày 10-5-1941: Sau cuộc Hội Nghị Đảng Cộng Sản tại Pác Bó, là Trung Tâm Chỉ Huy của Nguyễn Ái Quốc, ở miền cực Bắc Việt Nam, "Mặt Trận Việt Nam Độc lập Đồng Minh- Vietnam Independence League" gọi tắt là "Việt-Minh" được thành lập, nhằm lôi cuốn các lực lượng quốc gia chống Pháp riêng rẽ khó thành công, kết hợp lại thành một lực lượng lớn mạnh có tổ chức chặt chẽ, nhưng dưới sự lãnh đạo chính yếu là của Nguyễn Ái Quốc. Họ Nguyễn ra lệnh cho Võ Nguyên Giáp thành lập lực lượng võ trang, tổ chức chiến tranh du kích, nhằm vào những nơi yếu kém của quân Pháp mà đánh. Điều này chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng Sản có Sách-Lược (Policy & Strategy) đấu tranh khôn khéo và hữu hiệu (effective) hơn nhiều tổ chức đấu tranh quốc gia khác cũng trong giai đoạn này.

Sau đó (1942), Nguyễn Ái Quốc sang gặp Lãnh Tụ của Trung Hoa, là Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) xin giúp đỡ phương tiện, nói là để cùng với Trung Hoa chống Nhật Bản, nhưng chính yếu là phát triển lực lượng võ trang của cộng sản. Tưởng Giới Thạch đã có chính sách cho Việt Nam, lại biết rõ Nguyễn Ái Quốc là cộng sản nên cho người bắt giam 13 tháng. Lúc này, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (The Vietnam Revolutionary League), được thành lập với sự giúp dỡ mọi mặt của Tưởng Giới Thạch để chống Nhật ở Việt Nam và sau này, khi Đồng Minh đánh bại Nhật Bản thì tổ chức này sẽ kết hợp với các lực lượng không cộng sản giành chính quyền tại Việt Nam. Đồng Minh Hội không thành công trong sứ mạng được giao phó nên Nguyễn Ái Quốc thuyết phục chính quyền Tưởng Giới Thạch là sẽ chống Nhật theo đường lối của Họ Tưởng. Vì nhu cầu chống Nhật, Nguyễn Ái Quốc được thả và trở về Việt Nam, tiếp tục lãnh đạo lực lượng cộng sản đấu tranh không theo đường lối của Họ Tưởng mà theo đường lối của chính mình, với cái tên mới Hồ Chí Minh (Ho, the Enlightened One) nằm trong phong trào cộng sản quốc tế. Vì Họ Hồ chống Nhật thực sự tại Việt Nam cho nên Ông ta đã nhận được sự giúp đỡ của Trung Hoa và cả Hoa Kỳ qua cơ quan OSS (tiền thân của CIA sau này) để cầm chân quân đội Nhật Bản tại vùng này theo ý muốn của phe Đồng Minh. Trong lúc này, Hồ Chí Minh bí mật ra lệnh cho Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng nhân dân vũ trang ngày càng phát triển, tiêu diệt luôn cả các lực lượng quốc gia (Nationalist forces) để mưu toan độc chiếm chính quyền khi Nhật Bản bị Đồng Minh đánh bại.

* Ngày 22-12-1944: Theo lệnh của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp thành lập trung đội võ trang tuyên truyền (Armed propaganda section) gồm 34 người, làm Lễ Tuyên Thệ xuất quân tại xã Tân Trào, và chỉ 2 ngày sau, tấn công đánh chiếm vài đồn binh của Pháp ở Bắc Việt Nam, lúc đó tinh thần đã suy sụp, gây tiếng vang và phát triển lực lượng võ trang bằng cách "lấy súng địch tiêu diệt địch." Kế hoạch này của con cáo già Nguyễn Ái Quốc đã thành công rõ ràng.

4.- Cuộc đảo chính ngày 9- 3-1945: Thế chiến thứ 2 bùng nổ là thời cơ thuận lợi cho các nước thuộc địa trên thế giới, trong đó có Việt Nam, nổi lên giành Độc Lập và Tự Do vì chính quyền của các nước cai trị bị lôi cuốn vào cuộc chiến lớn lao này. Chính quyền cai trị của Pháp tại Việt Nam bị mất liên lạc với chính phủ Pháp ở Âu Châu khi pháo binh (Artillery) của phát xít Đức nổ như mưa bão bên bờ sông Rhine/ Rhin - con sông dài nhất ở Âu Châu, chẩy qua 6 quốc gia của lục địa này - khi không quân Nhật Bản oanh kích căn cứ của các quốc gia Đồng Minh (chống phát -xít Đức-Ý-Nhật) tại Thái Bình Dương (Pacific Ocean).

Để giữ vững chính quyền, thực dân Pháp (French Colonialists) ra sức bắt bớ tù đầy các chính trị phạm và thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh, khởi nghĩa. Tuy nhiên các phong trào đấu tranh nổi dậy vẫn không ngừng bùng lên. Ở Nam Bộ, Lê Hồng Phong và vợ là Nguyễn Thị Minh Khai, cấp lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, sau Hồ Chí Minh, vận động, hô hào dân chúng khởi nghĩa, giành chính quyền. Ở Thượng Du Bắc Việt, Ông Đội Cung chỉ huy quân đội Bảo-An (của Pháp) chiếm Đồn Binh tại Đô Lương. Phục Quốc Quân do Thủ Lãnh Trần Trung Lập chỉ huy, từ đất Trung Hoa kéo về đánh chiếm Tỉnh Lạng Sơn. Tình hình càng thêm rối ren, hỗn loạn. Dân chúng Việt Nam phải chịu chung sự khổ sở cùng cực do quân phát xít Nhật gây ra và sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Pháp cai trị. Bao nhiêu lúa gạo để sống đều bị quân Nhật thu vét để ăn, quân Pháp thu vét lập kho dự trữ chờ ngày quân Đồng Minh đổ bộ vào Việt Nam. Cả Nhật lẫn Pháp đều dùng mọi cách triệt nguồn sống của dân chúng Việt Nam, nhằm tiêu diệt sức đề kháng, nổi dậy chống quân xâm lược. Ruộng đất sản xuất lúa gạo bị trưng dụng (equisitioned) để trồng các các loại cây: bông, gai, thầu dầu vv... cung ứng cho nhu cầu chiến tranh của Nhật. Quan lại nhân dịp "Đục nước thả câu - Fishing in troubled waters" tha hồ vơ vét, dân chúng vô cùng căm hờn, bất mãn cơ hồ không còn chịu nổi. Thêm vào đó, một nạn đói vô tiền khoáng hậu (Unparalleled Famine) xẩy ra khắp nơi tại Bắc và miền Trung Việt Nam, làm chết gần 2 triệu người, xác chết nằm rải rác khắp thành thị đến thôn quê, đầu đường, xó chợ, bên vệ đường, có những người sắp chết vẫn còn cố ráng bứt cỏ, cho vào miệng theo phản xạ sinh tồn (Surviving reflex), có những trẻ em thơ dại sắp chết vì đói sữa nhưng vẫn còn ôm cứng người Mẹ tìm sữa bú trong lúc người Mẹ đã chết cứng từ lúc nào. Lửa căm thù Nhật-Pháp dâng lên ngùn ngụt.

* Sáng ngày 9-3-1945, quân Nhật làm một cuộc đảo chánh, và chỉ trong vòng 24 giờ, toàn thể bộ máy cai trị của Pháp tại Việt Nam hoàn toàn xụp đổ. Người Nhật tung ra khẩu hiệu "Châu Á của người Á Châu" để lôi cuốn dân chúng Việt Nam sau 80 năm sống kiếp nô lệ dưới sự cai trị của người da trắng phương Tây. Người Nhật khôn ngoan tìm giải pháp (Solution): chính phủ của Người Việt Nam cai trị đất nước Việt Nam trong lúc Nhật Bản phải lo đối đầu với cuộc Thế Chiến hứa hẹn nhiều trận đánh quyết liệt, khủng khiếp, long trời, lở đất. Chính Phủ Trần Trọng Kim ra đời, gồm nhiều nhân vật có đức, có tài, do Học giả (Scholar) Trần Trọng Kim làm Thủ Tướng. Dù thế nào đi nữa cũng là chính phủ của người Việt Nam, nên được sự hoan nghênh nhiệt liệt của dân chúng khắp nước, từ Bắc vào Nam. Chính phủ Trần trọng Kim chọn Quốc Kỳ và Quốc ca cho nước Việt nam mới. Bộ Trưởng Giáo Dục, Giáo Sư Thạc Sĩ Hoàng Xuân Hãn đưa ra ngay 1 chương trình giáo dục mới, hoàn toàn bằng tiếng Việt, mọi công văn giấy tờ của cơ quan công quyền đều bằng tiếng Việt. Bộ trưởng Nội Vụ, Bác Sĩ Trần Đình Nam, tẩy uế bộ máy chính quyền từ trên xuống dưới, loại trừ mọi quan chức tham nhũng, xóa bỏ mọi tàn tích của chế độ thực dân Pháp để lại, mời người tài giỏi ra giúp nước. Giáo Sư Phan Anh, Bộ Trưởng Thanh Niên, diễn thuyết, kêu gọi dân chúng, thanh niên tuổi trẻ hãy đứng lên xây dựng lại đất nước, phát huy tinh thần yêu nước, đưa Việt Nam tiến lên con đường phồn thịnh và hùng cường. Bầu trời Hà Nội như muốn vỡ tung ra trong những tiếng hô vang, những cánh tay giơ lên, biểu hiện một tinh thần Việt Nam mới, dân tộc Việt nam quyết chí tiến lên vv...

* Trước tình thế này, các Đảng Phái quốc gia hầu hết lại dè đặt, nghe ngóng, dò xét thái độ của người Nhật. Một điều thật đáng tiếc! Riêng Đảng Cộng Sản, vì tổ chức chặt chẽ hơn, được sự yểm trợ của Quốc Tế Cộng Sản, có cơ sở khắp nơi, được huấn luyện kỹ lưỡng chu đáo, người lãnh đạo lại khôn ngoan, mưu lược, nhiều thủ đoạn cho nên khác hẳn, họ nắm lấy cơ hội này, tăng cường gấp rút các hoạt động công khai cũng như ngấm ngầm, phát triển lực lượng quần chúng (Masses' forces), thành lập các Đoàn Thể chính trị nằm trong "Mặt Trận Việt Minh," võ trang thô sơ: gậy gộc, giáo mác, lưỡi lê, dao găm, mã tấu, vài quả lựu đạn, mấy khẩusúng của Tầu, của Tây sử dụng từ hồi Thế Chiến thứ I, liên tục biểu tình, đấu tranh với khẩu hiệu "Đánh Pháp, đuổi Nhật," đáp ứng đúng với tâm lý quần chúng đang căm thù Nhật-Pháp. Họ chặn bắt các tầu buôn chuyên chở thực phẩm, dầu ăn, dầu thắp sáng, vật dụng hàng ngày vv... lưu thông trên các sông lớn, nhất là ở Miền Bắc, rồi dùng loa kêu gọi dân chúng quanh vùng, tự do đến lấy thoải mái đem về mà ăn, mà dùng. Làng này đồn đại đến làng khác, dân chúng kéo tới đông như kiến. Chính kẻ viết bài này đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng nói trên. Trong lúc đang thiếu đói cùng cực mà được như vậy thì dân nào mà chẳng theo? Cộng sản khôn ngoan, mưu lược, thủ đoạn như thế cho nên đã chinh phục được khối dân chúng đông đảo, không những bằng cách khích động lòng yêu nước, đánh Tây, đuổi Nhật, giải phóng dân tộc mà còn qua con đường "lãnh đạo bao tử quần chúng" nữa. Người dân lúc đó đại đa số không cần biết cộng sản là cái gì, họ chỉ cần được no cơm, ấm áo, không bị áp bức, bóc lột. thoát cảnh nô lệ của Pháp, của Nhật mà thôi.

* Nhật bắt buộc phải đầu hàng vô điều kiện (unconditionally surrendered) trước lực lượng Đồng Minh ngày 13-8-1945, sau khi 2 quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống, làm tiêu tan 2 thành phố lớn và quan trọng về chiến tranh của Nhật là Hiroshima và Nagasaki.

* Pháp và Nhật không còn cai trị Việt Nam nữa, Việt Nam như một cái nhà bỏ không vì chính phủ Trần Trọng Kim không có Bộ Quốc Phòng, không có quân đội, chỉ làm được việc khi còn quân đội Nhật bản đứng đằng sau lưng mà thôi. Thế là hai lực lượng: Một bên là Mặt Trận Việt Minh của Đảng Việt gian Cộng Sản, với Việt gian Hồ Chí Minh là Lãnh Tụ, lãnh đạo về chính trị, liên lạc với quốc tế, có Võ Nguyên Giáp lãnh đạo lực lượng quân sự, còn một bên là Đại Việt Quốc Gia Liên Minh, một Mặt Trận quốc gia bao gồm nhiều Đảng Phái mà nòng cốt là Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Xã, tranh nhau giành chính quyền.

Như trên đã nói, Mặt Trận Việt Minh, do Đảng Việt gian Cộng Sản lãnh đạo, với lãnh tụ là Việt gian Hồ Chí Minh, cán bộ cộng sản quốc tế, khôn ngoan, mưu mẹo, thủ đoạn ghê gớm, cộng sản lại có nhiều cán bộ, đảng viên được huấn luyện thuần thục, có cơ sở ở khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê cho nên lúc này, cộng sản nhanh tay hơn, chỉ huy các cuộc nổi dậy cướp chính quyền ở hầu hết khắp nơi, ở Tỉnh Thành cũng như ở các Phủ Huyện. Chỉ trong vòng mấy ngày từ 15 đến 19 tháng 8-1945, bộ máy chính quyền mới coi như nằm gọn trong tay Việt-Minh Cộng Sản. Ngày 25 tháng 8 Vua Bảo Đại thoái vị (abdicated), chính phủ Trần trọng Kim bị giải tán và Chính Phủ lâm Thời (Temporary / provisional Government) do Việt gian Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch (President), có các nhân vật thuộc cơ quan OSS của Hoa Kỳ đứng bên cạnh (September 2-1945, in Hanoi, with American OSS Officials at his side, Ho Chi Minh Proclaims The Independent Democratic Republic of Vietnam...) ra mắt dân chúng Hà Nội ngày 2 tháng 9-1945, trong bầu không khí Cách Mạng, giải phóng dân tộc sôi nổi như muốn làm vỡ tung Hà Nội, và Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời từ giờ phút đó... Hoa Kỳ thì phân vân, khó xử: không muốn chế độ thuộc thuộc địa của Pháp tồn tại, nhưng Hoa Kỳ cũng không muốn Việt Nam rơi vào quỹ đạo của Phong Trào cộng sản Quốc Tế, một mối đe dọa còn nguy hiểm hơn cả Phát Xít Đức - Ý - Nhật nữa (... the U.S. Government at this time is in a quandry : not wanting to support French colonialism but not wanting to turn Vietnam over to a Communist Administration...), nhưng biết làm sao vào lúc này?

***


Mặt Trận Việt Minh, do Việt gian Cộng Sản lãnh đạo, với tay lãnh tụ tối cao là Việt gian Hồ Chí Minh, cán bộ cộng sản quốc tế khôn ngoan, mưu mô, thủ đoạn, lão luyện kinh nghiệm đấu tranh, nắm bắt tình hình chặt chẽ để quyết định hành động cướp chính quyền một cách mau lẹ trong lúc tình hình Việt Nam như một căn nhà vô chủ. Các Đảng phái quốc gia không theo kịp chuyện đó nên đã bỏ mất cơ hội ngàn năm một thuở để cho sau này xẩy ra quá nhiều rối loạn, thiệt hại kinh khủng, và Đất Nước cũng như Dân Tộc Việt Nam phải đắm chìm trong bể khổ cho tới tận bây giờ...

San Diego, California
Phan Đức Minh
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=238&start=0&postdays=0&postorder=asc&highlight=

---
Diễn Đàn Công Dân: 05-07-07: Câu chuyện thời sự: Bình luận gia Lý Đại Nguyên
---
- Sự kiện giai đoạn lịch sử VN ...1975-2000-2007
- Vài nét về lịch sử cận đại VN
- Hành trình thế kỷ: Ba mươi năm chiến tranh 1945-1975

30/4/07 DCVOnline phỏng vấn Bùi Tín
30/4 Lòng dũng cảm đã cạn kiệt ?
Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản
Vài nét về lịch sử cận đại VN
QUỐC HẬN và HÒA GIẢI
Hồ Chí Minh và Minh Cưu Chính Sách Nhất Cả Việt Na...
Nhận định một cựu chiến binh đã trải qua hai cuộc ...
Ở cuối hai con đường
Tại sao huynh đệ tương tàn ?
Vì sao có Quốc Hận ?
Phóng sự đặc biệt 30/4/2007: Lời phát biểu của LM. Phan Văn Lợi
Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 Và Thế Hệ Trẻ - Phùn...
30/4 Có một thời muốn quên nhưng ...càng rất nhớ
Nguyễn Ngọc Lan và Những Nhà Tu Tiếp Tay Việt Cộng...

Tầu Cộng: "Mở Rộng Không Gian Sinh Sống"
Giọt lệ Sinh Tồn_Sin Cowe Island, Cho quần đảo Hội...

QUỐC HẬN và HÒA GIẢI

QUỐC HẬN và HÒA GIẢI

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất


Sau thất bại quân sự tết Mậu Thân và những năm sau đó, tập đoàn Hanoi bằng lòng ký kết Hiệp Ước Paris 1973 để dưỡng quân, bổ túc và tái tổ chức lại các đơn vị đã bị thiệt hại hoặc tan rã. Sau 2 năm hoàn tất công tác đó, mùa xuân 1975, CS bất chấp những gì đã ký kết, lại tung ra một trận tấn công quyết tử khác mang tên là chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến dịch này được những người tự nhận là thành phần thứ ba tại Saigon xuống đường hết lòng yểm trợ. Cuối cùng CS Bắc Việt đã kéo được lá cờ của chúng trên nóc dinh Độc Lập tại Saigon

Từ đó xã hội miền Nam hoàn toàn sụp đổ. Quân cán chính khăn gói vô tù. Người dân tìm cách bỏ nước ra đi. Bây giờ nghĩ đến cuộc di cư của người Việt nam tỵ nạn mình, tôi thường liên tưởng đến cuộc Thế chiến II khi quân Đức Quốc-xã tiến vào Liên-Sô. Trong chiến dịch Đông Tiến Barbarossa này, Hitler máy bay đủ loại, cùng với nhiều trăm ngàn xe cơ giới, chiến mã, tấn công ba mũi hướng thẳng vào Moscow, trù tính chỉ trong vòng từ tám đến mười hai tuần lễ se thanh toán hoàn toàn mặt trận phía Đông. Thế địch như chẻ tre. Stalin cứ lui quân từng chặng, từng chặng, và cuối cùng đành phải rút về phòng thủ cứ điểm cuối cùng là thủ đô Moscow. Tình thế nước Nga lúc đó thực là bi thảm và thất vọng. Đàng trước, địch quân đang hùng hổ xốc tới. Đàng sau, Nhật-bản luôn hăm he rình rập. Thế nhưng, Ông Trời, thực vậy Ông Trời, đã ra tay cứu nước Nga của Stalin. Mùa dông năm đó (1941) đã đến thật sớm, và cái lạnh lại khắc nghiệt hơn bất cứ một cái lạnh nào từ một nửa tế kỷ qua. Quân Quốc xã không chịu nổi cái lạnh và sự thiếu thốn lương thực và nhiên liệu vì không biết tiên liệu, nên cứ thế mà tan rã. Quân Nga chẳng cần đánh mà thắng.


Việc di tản của người Việt tỵ nạn cũng giống như quân đội Liên Sô hồi đó, có khác là khác về độ dài thời gian của cuộc chiến. Trong suốt nửa thế kỷ qua, người Việt Quốc Gia luôn luôn phải tháo chạy trước sự tấn công ngừng nghỉ của CS, từ vùng CS kiểm soát vào vùng an toàn của Quân Đội Quốc Gia. Rồi từ Bắc vào Nam. Và cuối cùng từ miền Nam di tản đi khắp nơi trên thế giới. Phiêu bạt ra ngoài hải ngoại rồi mà VC vẫn không buông tha chúng ta. VC vẫn không ngừng tấn công hầu khuất phục đám người tỵ nạn chúng ta cho bằng được. Nước Nga trước sự xâm lăng của phát xít Đức, dù sao cũng còn được ông Trời giúp đõ, và được đồng minh Tây Phương cứu nguy. Còn chúng ta? Chúng ta cần thành thật nhìn nhận rằng hoàn cảnh của chúng ta khốn đốn hơn nhiều, thê thảm hơn nhiều, nếu không muốn nói là tuyệt vọng. Năm châu bốn bể bạn bè chẳng còn ai. Chúng ta trở thành những kẻ vô tổ quốc cô độc nhất trên thế giới. Sức mạnh của một ý chí phục quốc là tinh thần đoàn kết thì nay đã hầu như hoàn toàn tan rã. Đây là cứ điểm cuối cùng rồi. Thua lần này nữa, chúng ta chạy đi đâu? Và ai chịu cho chúng ta tá túc? Trước nghịch cảnh đau lòng này, người bền chí nhất cũng không khỏi đôi lúc cảm thấy thất vọng.


Trong niềm thất vọng sâu xa đó, một số không nhỏ cá nhân và tổ chức chính trị đang lăm le đầu hàng. Họ mơ một cuộc làm ăn chung với CS dưới chiêu bài đa đảng. Nhưng chỉ có uống thuốc liều mới dám thách đố đa đảng và tranh đua bầu cử với CS trong bối cảnh Vietnam hiện nay. Cứ thử suy nghĩ và tính toán mà xem:


1. Cụ thể bằng một con toán nhẩm.


Dân số Vietnam hiện nay ước lượng là 85 triệu. Con số những người đến tuổi và đủ điều kiện đi bầu tạm ước lượng gần một nửa, tức khoảng 40 triệu cử tri.


Đảng CS có 2 triệu đảng viên. Trung bình mỗi gia đình đảng viên này có thêm 2 người có quyền đầu phiếu là vợ và một con đã trưởng thành. Chưa tính đến những lá phiếu sẽ bầu cho CS hoặc vì lý do thân thuộc, hoặc vì tình cảm bạn bè, lối xóm, hoặc vì quyền lợi cấu kết vv. Số cử tri bầu cho CS mà chúng có thể nắm chắc ước lượng khoảng 20% trên tổng số. Các tổ chức không phải đảng CS sẽ chia nhau 80% tổng số phiếu còn lại, tức khoảng 32 triệu phiếu.


Trên đây là giả thiết 100% cử tri đi bầu trong điều kiện lý tưởng. Nghĩa là mọi người được đi bầu tự do, không bị đe doạ, không bị mua chuộc, hoặc bị bất cứ áp lực nào.


Các đảng phái và tổ chức ra tranh cử chắc sẽ rất đông. Cứ ước tính khiêm nhượng là 30 tổ chức thôi. Như vậy trung bình mỗi tổ chức sẽ kiếm được một số phiếu bầu cho mình khoảng trên dưới 1% tổng số phiếu.


Trong tình hình phân hoá cùng cực của xã hội Vietnam hiện nay, thật khó có thể tưởng tượng được một chánh đảng nào có đủ uy tín để thu hút được số phiếu bầu vượt trên đảng CS.


Kết quả là đảng CS sẽ dẫn đầu trong cuộc bầu cử mà không cần gian lận hay mánh mung gì cả. Thế nhưng, nếu không gian lận và không mánh mung thì CS sẽ không còn phải là CS nữa. Với bản chất ma giáo, lưu manh, và bịp bợm sẵn có, CS chắc chắn sẽ còn thắng vẻ vang hơn thế nhiều. Nếu tin rằng CS hoàn toàn vô tư và ngay thẳng trong cuộc bầu bán thì thật là một niềm tin bệnh hoạn.


2. Những thực tế không thể bỏ qua.

Hiện nay quân đội, công an, chính quyền các cấp từ trung ương cho đến địa phương đều nằm trong tay đảng CS. Đảng CS còn có khả năng khống chế được toàn dân nhờ Mặt Trận Tổ Quốc và những ngoại vi của nó. Hơn thế nữa, những phương tiện và dịch vụ liên quan đến bầu cử như truyền thông báo chí, giao thông vận chuyển, an ninh trật tự vv.. cũng đều nằm trong tay đảng CS. Như thế hiển nhiên CS hưởng được lợi thế tuyệt đối so với các tổ chức khác. Và một điều quan trọng hơn hết không thể không biết đến. Đó là CS vừa là một đảng chính trị có tổ chức và được rèn luyện, vừa là một tập đoàn tư bản giầu có hơn bất cứ đảng chính trị nào.


CS nắm những ưu thế đó trong tay, ai dám tin sẽ đánh bại được CS bằng tuyển cử?


Những lợi điểm của CS cũng chính là những bất lợi cho các đảng phái quốc gia. Nếu cứ khơi khơi đòi đa nguyên đa đảng mà không khắc chế được những bất lợi kia và hoạch định được những kế hoạch tỉ mỉ cần thiết để đối phó, rồi khi CS đồng ý chấp nhận cuộc chơi, tức đồng ý cho bầu cử đa đảng, thì lòng tự tin tất thắng rất có cơ sẽ biến thành một màn tự sát chính trị.


Nói hoà hợp hoà giải là ta nói cho suông miệng mà thôi. Thật ra nó bao gồm hai tiến trình trước, sau riêng biệt. Cả hai liên hệ nhân quả với nhau. Phải hoà giải trước xong rồi mới có hoà hợp được. Không thể nào có hoà hợp được trong khi sự chia rẽ, bất hoà chưa được giải quyết.


Hoà giải là giải quyết sự bất hoà giữa hai hay nhiều đối tượng của bất hoà. Nếu nói rằng đã hoà hợp là có hoà giải, và ngược lại có hoà giải là có hoà hợp thì thật là hồ đồ và thiển cận. Đành rằng hoà giải thì dễ đưa đến sự hoà hợp, nhưng rất nhiều trường hợp trong hoà hợp không hề có sự hoà giải. Chính phủ Liên Hiệp 1946 là một điển hình hoà hợp nhưng không hề có hoà giải.


Trong lịch sử nước ta từ thời lập quốc đến nay, chưa bao giờ thấy xẩy ra sự bất hoà giữa các thành phần dân tộc một cách qui mô và trầm trọng, dù là khác biệt về chính kiến, về tôn giáo hay chủng tộc. Nguyên nhân sự bất hoà dân tộc hiện nay xuất phát từ đảng cộng sản Vietnam . Như thế đặt cho đúng vấn đề HHHG là phải nói hoà giải giữa nhân dân Vietnam và đảng CSVN với khoảng 2 triệu đảng viên. Thật là sai lầm nếu nói hoà giải dân tộc theo ý nghĩa là hoà giải giữa các thành phần đông đảo quần chúng bị trị với nhau. Những thành phần dân tộc này giữa họ với nhau không hề làm gì có chuyện bất hoà để phải kêu gọi họ hoà giải.


Nếu đảng CS muốn hoà giải thực sự thì điều kiện cần thiết là họ phải thành tâm. Không thể vừa nói quên đi quá khứ vừa ban hành Nghị Quyết 36 chẳng hạn. Đó la lưu manh bịp bợm. Cũng không thể vừa hô hào xoá bỏ thù hận, vừa đốc xúi chánh phủ Mã Lai và Indonesia phá bỏ đài kỷ niệm vượt biên, vừa đập tượng thánh, giật sập chùa chiền, thánh đường v.v. Đây rõ ràng là gây thêm thù hận. Đảng CS phải ý thức rõ điều đó.


Điều đáng suy mghĩ là chưa bao giờ người ta thấy đảng CSVN, thậm chí một tên lãnh đạo CS nào, công khai đặt ra vấn đề hoà hợp và hoà giải dân tộc như một chính sách quốc gia. Bộ máy tuyên truyền của đảng chỉ mập mờ đánh trống thổi kèn rùm beng những xảo ngữ ru ngủ như xoá bỏ hận thù, quên đi quá khứ, nhìn về tương lai vv. Điều đó cho thấy CS không hề có một chút thực tâm nào trong việc hoà giải, mà chỉ là trò bịp nhắm mục đích chiêu dụ đầu hàng mà thôi.


Chủ tịch công đoàn Đoàn Kết Ba Lan trước đây, ông Lech Valesa, sau khi đã thành công giải thể chế độ CS tại nước ông, đã đưa ra một nhận định rất chí lý về chế độ ông vừa lật đổ như sau: “CS là con đường dài nhất để đi từ Tư Bản Chủ Nghĩa đến Chủ Nghĩa tư bản". Vô Lý những người VN tỵ nạn bây giờ lại lại muốn trở lại con đường vô định mà nhân dân Ba Lan đã quẳng đi?


Việt Nam quả thật là một định mệnh nghiệt ngã và tàn nhẫn có một không hại trong lịch sử nhân loại. Hiển nhiên, xoá sổ đảng CS như Ba Lan là một chọn lựa lý tưởng nhất để đưa đất nước tiến lên. Nếu vạn nhất đảng CS có muốn thực tâm hòa giải với quốc dân VN, chúng cũng phải thực hiện tối thiểu ba đòi hỏi sau đây:


1. Trả lại danh dự cho những người bị lăng nhục. Đây là vấn đề danh dự.


Khi chiếm được miền Nam , CS gom chung tất cả mọi thành phần dân tộc tại miền Nam vào một giỏ gọi là "Ngụy". Rồi từ đó phân ra thành "ngụy quân", “ngụy quyền", và "dân ngụy". Đó là một sự lăng nhục đau đớn và tủi hổ nhất hằn sâu trong tâm thức mọi người dân Viet không phải là CS tại miền Nam . Vết thương này cho đến bây giờ vẫn còn rỉ máu tươi hàng ngày CS nếu thực tâm muốn hoà giải với nhân dân miền Nam , họ cần phải tối thiểu nói lên một lời xin lỗi công khai. Nếu người CS tự hào về tinh thần yêu nước của họ (sic), thì họ cũng không thể phủ nhận lòng yêu nước của nhân dân miền Nam . Người miền Nam yêu nước theo đường lối và cung cách riêng của người miền Nam . Chủ nghĩa xã hội (CS) không phải là di sản Vietnam . Do đó người miền Nam không yêu thích chủ nghĩa xã hội không có nghĩa là họ không yêu nước.


Riêng đối với đồng bào tỵ nạn, không có ai dù yêu nước đến đâu, muốn trở về xây dựng đất nước với thân phận của một tên ma cô, hay đĩ điếm, hay cặn bã xã hội , những danh từ khả ố mà Phạm Văn Đồng, thủ tướng của chế độ CS liệng theo sau lưng những người chạy trốn chế độ bạo tàn này. Trở về giúp nước với thân phận đó không khác gì hơn là trở về như một tên đầy tớ bầy tỏ sự ăn năn hối lỗi van xin CS tha thứ cho mình. CS nếu muốn hoà giải thực sự, họ cũng phải công khai xin lỗi cộng đồng tỵ nạn tại hải ngoại và rút lại những lời lẽ thô bỉ và vô giáo dục này. Không thể khi giận dữ ghét bỏ thì chửi bới là ma cô, đĩ điếm. Rồi khi cần đến thì lại dở giọng nịnh bợ là khúc ruột ngàn dặm. Muốn nói chuyện tử tế mà xuống nước hạ cấp như vậy xem ra nặng mùi và lợm giọng lắm. Đảng CSVN nên biết điều đó, bỏ những giọng điệu đểu cáng đó đi mới mong nói chuyện hoà giải được.


2. Phải xác định rõ thế đứng trong cộng đồng dân tộc. Đây là vấn đề nguyên tắc.


Tờ Thanh Niên ở bên Pháp của Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) số ra ngày 20-12-1926 viết: "Chủ nghĩa ái quốc là một điều nguy hiểm", và "Giai cấp vô sản không có tổ quốc". Tờ Người Cùng Khổ (Le Paria) cũng của Nguyễn Ái Quốc, năm 1931 xác định lại một cách rõ ràng hơn: "Vô sản Đông Dương không có tổ quốc". Qua hai bài báo, người CS đã phủ nhận 2 điều : tổ quốc của mình và lòng yêu nước. Còn nữa, không biết bao nhiêu sách vở, bao nhiêu bài viết ngày nay được kể là sử liệu cho biết đảng CSVN là một chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế , và Hồ chí Minh là một cán bộ của tổ chức quốc tế này Chính HCM khi còn mang tên Nguyễn Ái Quốc đã tuyên bố: "Nhận chỉ thị của Quốc Tế CS giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ ...." Vậy thì hiện nay người CS lấy tư cách gì để nắm quyền cai trị đất nước khi họ tự nhận mình vô tổ quốc? Và, họ cầm quyền để phục vụ cho ai vì họ đã phủ nhận chủ nghĩa ái quốc? Họ phủ nhận tổ quốc tức là phủ nhận tư cách công dân của mình. Vậy họ có còn là thành phần trong cộng đồng dân tộc không? Họ có còn là công dân của nước Vietnam không? Nếu người CS không xác định rõ vấn đề này, thiết tưởng việc đặt ra vấn đề hoà giải giữa đảng CS với nhân dân Vietnam rõ ràng là một chuyện tào lao phi lý.


Một chuyện quan trọng khác nữa mà đảng CSVN cũng cần phải làm sáng tỏ trước khi bắt tay nói chuyện hoà giải. Đó là việc họ phải phổ biến công khai cho nhân dân Vietnam biết các bản Hiệp Ước về biên giới và về vịnh Bắc Việt mà họ đã âm thầm ký kết với đảng CS Trung Quốc. Đã từ lâu, vì nhân dân Vietnam không được cho biết nội dung các Hiệp Ước này nên dư luận nghi ngờ và gán tội cho là đảng CSVN bán nước. Đảng CS cần minh bạch chuyện quan trọng này với nhân dân. Họ có quyền biện bạch. Sự phán xét là quyền của của đồng bào Nếu nhân dân Vietnam nhận định quả thực đất đai và hải phận của Tổ Quốc bị vô cớ dâng hiến cho ngoại bang thật thì đảng CS khó tránh khỏi cái tội bán nước. Nếu đảng CS đã thực sự phạm tội bán nước thì việc đặt ra vấn đề hoà giải không còn cần thiết nữa. Nhân dân Vietnam nhất quyết không dung thứ cho bất cứ ai phạm tội bán nước được. Ai chấp nhận và đứng chung với những kẻ bán nước đều là đồng loã bán nước vây. Thay vì đặt ra vấn đề hoà giải, công việc bấy giờ thuộc thẩm quyền của công luận, của luật pháp quốc gia và của lịch sử.


3. Phải trả lại các quyền tự do, dân chủ lại cho nhân dân. Đây là vấn đề quyền lợi tối thượng của Dân Tộc. Đảng CS không có quyền nhân danh bất cứ lý do gì để tước đoạt.


Kết luận rút ra từ một sự thực hiển nhiên không cần biện chứng và cũng không thể chối cãi là, chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa VN là nguyên nhân duy nhất làm cho nhân dân VN phải lầm than đói khổ, sinh linh đồ thán, lòng người ly tán, nền kinh tế tụt hậu mất định hướng, xã hội băng hoại, đất nước mất chủ nguyền vv. Đảng CS phải thành khẩn tự kiểm điểm để thấy rằng việc họ tự ý áp đặt chủ nghĩa CS lên trên dân tộc VN là hoàn toàn sai lầm. Do đó họ phải trả lại các quyền tự do và dân chủ lại cho người dân. Những việc họ cần phải làm là:


1. Tức khắc và vô điều kiện trả tự do cho những tù nhân lương tâm và tù chính trị.
2. Ban hành các quyền tự do, trước hết là quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.
3. Giải tán Quốc Hội, bãi bỏ Hiến Pháp và các luật lệ mang tính chất đàn áp và kềm kẹp.
4. Giải tán các tổ chức và đoàn thể công cụ dùng để đàn áp nhân dân như công an, dân phòng, du kích, các đơn vị cơ động tỉnh, huyện, Mặt Trận Tổ Quốc và các tổ chức ngoại vi của Mặt Trận vv. Điều kiện này cần thi hành triệt để nếu muốn có bầu cử thực sự tự do và công bằng.
5. Mời các nhân sĩ độc lập giầu lòng yêu nước tham gia thành lập một cơ cấu chánh quyền trung ương để điều hành việc nước, có thể gọi là một Chính Phủ Lâm Thời. Sau đó, chính quyền trung ương do đảng CS thiết lập lên sẽ tự động giải tán để Chính Phủ Lâm Thời tổ chức cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến. Vietnam sẽ thực sự trở thành một quốc gia tự do dân chủ sau khi có Hiến Pháp mới.


Trên đây là những điều kiện tối thiểu và cần thiết đảng CS phải thi hành nếu họ thực tâm muốn hoà hợp hoà giải. Những đổ vỡ, những mất mát, những giết chóc thủ tiêu, những tịch thu cướp đoạt vv mà đảng CS đã gây ra cho nhân dân đều khó có thể bù đắp được. Ly nước đã tạt đi khó hốt lại đầy. Những gì cần luật pháp can thiệp hãy để toà án sau này giải quyết. Đó là con đường duy nhất đúng để cứu nước và đưa đất nước tiến lên.


Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=1729