1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

dimanche 13 mai 2007

ĐÂU LÀ SỰ THẬT TRONG CUỘC CHIẾN VIỆT NAM ?

ĐÂU LÀ SỰ THẬT TRONG CUỘC CHIẾN VIỆT NAM ?

Bức Màn Sắt :

Sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt năm 1945 , thì kể từ năm 1946 trở đi . Sự mâu thuẩn giữa đồng minh của thế giới Tự do và Nga sô đã lộ diện . Bức màn sắt đã buông xuống !
Du kích quân CS với sự hổ trợ của Nga sô bùng lên ở Thổ Nhị Kỳ , Hy lạp . Ở Ý đảng CS chiếm 30% số cử tri , còn ở Pháp thì chiếm 20% , cả hai đảng CS đều có đại diện ở quốc hội và trong nội các !

Đại Sứ Hoa Kỳ Jefferson Caffrey ở Pháp mật báo về chính phủ Mỹ là CS có đủ lực lượng với sự ủng hộ của dân có thể đảo chính bất cứ lúc nào !

Tại Anh Quốc , giới trí thức chỉ lo về tình trạng xã hội chứ không để ý đến sự suy thoái chính trị ! Bằng chứng là khi Churchill đọc bài diễn văn nói đến bức màn sắt đang bao trùm Âu Châu thì bị chỉ trích !

Chính phủ Anh bổ nhiệm Bevin làm ngoại giao – Bevin đưa ra nhiều kế hoạch ngăn chặn ảnh hưởng CS Nga ở Châu Âu .

Tại Mỹ cũng kgông khá gì hơn - lạm phát và thất nghiệp gia tăng đưa đến sự xáo trộn xã hội và chính trị ! Đảng CS cũng đã bắt đầu nhen nhúm và có cơ bộc phát mạnh .
Tại Nga , Stalin tuyên bố : “ sẽ không có hòa bình vỉnh cửu cho thế giới nếu còn tư bản “Đi kèm với lời tuyên bố , Stalin cho tổ chức một cuộc diển binh để biểu dương sức mạnh của Hồng Quân .

Từ Moscow phụ tá đại sứ Harriman là George Kennan gởi về Bộ Ngoại Giao một điện tín dài 7.000 chử để giải thích cặn kẻ kế hoạch tuyên truyền ý thức hệ CS trên toàn thế giới của Stalin .

Bức điện tín nầy là nền tản của chủ thuyết Containment ( ngăn chận ) làn song CS bằng một sức phản công tương ứng ở mọi chiến tuyến bất cứ ở đâu và bất cứ thời gian nào . Bằng lý tưởng tự do và sức mạnh của nền kinh tế Tư bản .

Âu Châu :

Ở Âu Châu với chủ thuyết Marshall – Marshall cho rằng sự nghèo đói mất tin tưởng vào chính phủ sẽ đẩy người dân đến chủ thuyết CS . Vì vậy , đồng minh Anh , Mỷ , Pháp bỏ ra hang tỷ Mỷ kim để phục hồi kinh tế cho Đức , Ý hay bất cứ quốc gia nào ở Châu Âu miển sao họp tác với đồng minh .

Chương trình marshall đánh ngay tim đen của Stalin và làm cho chiến tranh lạnh , lạnh hơn ! Để chống lại chương trình nầy , Nga lập tức lập ra Cominform . Phòng thông tin CS điều hợp tin tức về kế hoạch tuyên truyền chủ nghỉa CS trên toàn thế giới . Đến đây thế cờ chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỷ được cài chặt theo từng bước chính trị , quân sự và kinh tế .

Á Châu :
Những gì đang xãy ra ở Châu Âu giữa Hoa kỳ và Nga chỉ là hồi một của lịch sử chiến tranh lạnh - Hồi hai của chiến tranh lạnh đang diển ra ở Á Châu bởi một nhóm người cuồng tính hơn cả CS Nga – Đó là Mao Trạch Đông toàn thâu Hoa Lục năm 1949 .

Tình hình Á Châu trở nên chuyển động , phức tạp và hiểm nguy . Việt Nam là cửa ngỏ tiến về Đông Nam Á ! Ngày 25-6-1950 Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ họp để đối phó với tình hình Đông Dương .

Tổng Thống Eisenhower quyết định tiến hành mọi kế hoạch chóng CS ở Việt Nam . Vì vậy ông Ngô Đình Diệm được Mỷ hổ trợ lên làm Thủ Tướng và sau đó được bầu làm Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa .

Việt Nam Trong Thế cờ Quốc Tế

Khi Tổng Thống Laniel từ chức , tân Thủ Tướng Mendes France tuyên bố “Ông sẽ thương thuyết với Việt Minh “. John Dulles Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỷ không còn chọn lưa nào khác hơn là để Pháp đi một mình ở Geneve và Hoa Kỳ sẽ tìm cách đi một mình ở Việt Nam-nơi đó chúng ta “ sẽ lập một nền tảng mới “ John Dulles nói .

Ngày 12-8-1954 Hội Đồng An Ninh Quốc Gia họp dưới quyền chủ tọa của John Dulles đưa ra huấn lệnh NSC5412 . Huấn lệnh cho phép các cơ quan liên hệ dùng mọi khả năng để họat động bí mật gây chia rẽ trong khối CS , phá hoại chính quyền miền Bắc bằng mọi cách và xâm nhập tình báo vào đất đối phương . Đây là huấn lệnh đầu tiên của nhiều huấn lệnh mà John Dulles và em là Allen Dulles giám đốc cơ quan tình báo CIA , cho phép đại diện Hoa Kỳ tại các địa phương hoạt động bí mật phá hoại CS .

Lansdale được CIA trọng dụng , nhiệm vụ của ông xếp vào loại tối mật – Lansdale được đề cử đến Việt Nam thiết lập một tổ tình báo hổn hợp không lệ thuộc vào trưởng phòng CIA ở Sài Gòn mà trực thuộc với giám đốc CIA ở Hoa Thịnh Đốn . Toán có tất cả 12 nhân viên – phân nửa ra Bắc để đào tạo điệp viên , phần còn lại ở Sài Gòn lo xây dựng cơ sở chiến lược .

Tại miền Nam , chính phủ Ngô Đình Diệm được thành lập theo thể chế tự do , dân chủ với nền kinh tế thị trường . Để quần chúng Mỷ không còn xa lạ với Viêt Nam và với chính phủ Ngô Đình Diệm . Hội người Mỷ bạn Việt Nam được thành lập vào năm 1956 . Hội viên gồm những nhân vật có tiếng tăm trong chính quyền Hoa Kỳ , họ lo mọi mặt để quần chúng Mỷ cũng như quốc tế hướng về Viêt Nam bằng cặp mắt thiện cảm và ủng hộ đường lối của Mỷ ở Việt Nam . Để đối đầu với cuộc đấu tranh ý thức hệ CS , Hoa kỳ bắt đầu xây dựng nền móng dân chủ tại Việt Nam . Tháng 5 năm 1957 Tổng Thống Ngô Đình Diệm sang thăm Hoa Kỳ được đón tiếp long trọng và được Tổng Thống Eisenhower hứa sẽ bảo vệ VNCH khỏi sự xâm lăng của CS trong tương lai .
Sau hiệp định Geneve được ký kết năm 1954 VN chia đôi từ vỉ tuyến 17 - Lẻ ra CS Bắc Việt phải rút toàn bộ cán binh của họ về Bắc , nhưng trên thực tế họ chỉ rút một phần tượng trưng , còn một phần ém lại chờ cơ hội .

Năm 1957 đến năm 1959 CS ở miền Nam bắt cóc và ám sát hơn 8.000 nhân viên chính phủ miền Nam - Để giải quyết vấn nạn nầy chính phủ Ngô Đình Diệm cho ra đời kế hoạch ấp chiến lược nhằm mục đích loại CS ra khỏi dân để dẽ dàng tiêu diệt - Kế hoạch nầy đã gây khó khăn cho VC nằm vùng , 70% đến 80% cơ sở VC bị quyét sạch và có cơ nguy tiêu diệt .

Tháng 1 năm 1959 Đại Hội Đảng Bộ thứ 15 tại Hà Nội – Bí Thư Lê Duẩn nhận thấy tình hình tại miền Nam đã đến giai đoạn nguy kịch bởi vì tất cả tổ chức Đảng đã gặp nguy hiểm và có thể bị tiêu diệt nên đã đề ra nghị quyết 15 nhằm xúc tiến yểm trợ , đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị để bảo tồn lưc lượng quân sự và cơ cấu tổ chức đảng CS .

Tháng 5 năm 1959 . Hà Nội đưa đoàn 559 vào Nam đặt các trạm binh và giao liên trên đường Trường Sơn nằm sâu trong nội địa nam Lào và Cambot giáp ranh với VN . Trong số các tiểu đoàn đi theo đoàn 559 có thể tiểu đoàn 65 do Trần Quốc Dân chỉ huy , đánh trận đầu tiên - tấn công một tiền đồn VNCH thuộc sư đoàn II đóng tại Tiến Lảnh thuộc quận Tiên Phước thuộc tỉnh Quảng Nam . Trận nầy CSBV bị thua đậm , thiếu úy Hưng đại đội trinh sát của tiểu đoàn ra hồi chánh và khai báo tất cả tin tức liên quan đến sự xâm nhập - Tiếp theo thiếu tá Trần Quốc Dân . Tiểu Đoàn Tưởng về hồi chánh tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I ở Đà Nẳng .
(10/59, TT Diem ra luat truy lung VC pha hoai, khung bo)

Hà Nội không còn hy vọng chiến thắng bằng quân sự ở miền Nam nên tìm mọi cách để liên lạc với TT Ngô Đình Diệm bằng nhiều ngả . Năm 1962 , ông Ngô Đình Nhu , trong một buổi hội kiến với Đại Sứ Mỷ CaboLodge có sự hiện diện của Đại sứ Ý Giovanni d’Orlandi cố vấn Nhu lên tiếng rằng : “ Phe CS nhờ ông đến làm trung gian để đàm phán “Ông Nhu giải thích : Chính quyền Hà Nội đã đề nghị "đàm phán hòa bình" , không những về sự thành công của ấp chiến lược ở miền Nam ngoài ra , họ rất khó chịu về áp lực của Trung Quốc - Họ nhận thức rằng sự mua bán giữa Nam Bắc sẽ có lợi cho cả hai miền - Đại Sứ Ý d’Orlandi cũng đồng tình với cố vấn Nhu và nói rằng CS không hề đòi hỏi trung lập hóa miền Nam .

Năm 1963 Luật sư Mieczylaw Maneli là đảng viên CS Ba Lan được sự giới thiệu qua các đại sứ Canada , Pháp và Ý , ông Maneli đến gặp chủ tịch Hồ Chí Minh và thủ tướng Phạm văn Đồng để làm gạch nối Bắc Nam .

Ông Maneli hỏi Phạm văn Đồng : “ Tôi phải làm gì khi gặp ông Nhu ? “
- Đồng trả lời : Sắp xếp vài cuộc gặp gở và chú trọng trong tìm hiểu họ muốn gì – Trên thực tế chúng ta có thể thỏa thuận vài sự việc .
- Maneli nói rằng : Hà Nội đề nghị có sự gặp gở giữa Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh trực tiếp không qua các cường quốc .
Sau đó , Đại sứ Pháp Roger Lalouetle , Đại sứ Ý Giovani d’Orlando , Đại sứ Ấn Độ , Đại Diện Tòa Thánh Vatican Salvatore d’Asta cố gắng sắp đặt cho một cuộc gặp gở giữa Đại sứ Mieczylaw Maneli và cố vấn Ngô Đình Nhu .

Quyền ngoại trưởng Trương Công Cửu có nhiệm vụ tổ chức một cuộc tiếp tân , các nhân vật ngoại giao nầy ngày 25-8-1963 . Trong buổi tiếp tân có sự hiện diện Đại Sứ Cabot Lodge và ông Ngô Đình Nhu .
Sau khi Maneli được giới thiệu với Đại Sứ Cabot Lodge – Ông chỉ hỏi một câu xã giao vắn tắt rồi bỏ đi ! Kế tiếp đại diện Tòa Thánh Vatican Salvatore d’Asta giới thiệu Đại Sứ Maneli với ông Nhu – Các Đại Sứ Pháp Ý và Ấn Độ lần lượt được giới thiệu . Ông Nhu đang đàm đạo với các vị nầy khoảng 10 phút thì tại Tòa Bạch Ốc Tổng Thống Kennedy công khai lên án chính quyền ông Diệm đàn áp Phật Giáo ! Vì thế các nhà ngoại giao các nước khác cho rắng : Kennedy đã dồn hai ông Diệm , Nhu vào chân tường !

Sự kiện xảy ra nêu trên cho thấy chính phu Mỷ không muốn có hòa bình ở Việt Nam vì nếu có hòa bình ở VN thì thế giới sẽ bị hổn loạn vì chủ thuyết CS . Nga, Tàu rảnh tay sẽ đánh phá các nơi khác và bộ mặt thật của Cs còn được dấu kỷ phiá bên kia bức màn sắt .

Tàu, Nga khích tướng ngầm Mỹ qua csbv. Mỷ cố tình lật đổ chế độ Diệm, Nhu để có thể đổ quân ào ạt vào Việt Nam khiêu khích khối CS quốc tế nhất là Nga, Tàu, bắt buộc Nga , Tàu phải sử dụng CS Bắc Việt đối đầu với Mỷ tại Việt Nam.
Để khuyến khích CS Bắc Việt mạnh dạn lấn chiếm miền Nam bằng cách Mỷ cho hủy bỏ chương trình ấp chiến lược – Vì chính chương trình nầy đã loại cán bộ nằm vùng ra khỏi dân làng và là mũi nhọn đâm thẳng vào tim chiến tranh nhân dân , một thế chiến lược mà CS thường xử dụng . Sau đó , hành pháp và lập pháp Mỷ với kế hoạch rầm rộ đem quân sang Việt Nam biến cuộc chiến VN thành cuộc chiến của người Mỷ .

Mỷ Tham Chiến Tại Việt Nam

Tổng Thống Eisenhower quyết định tiến hành mọi kế hoạch chóng CS VN . Hết nhiệm kỳ , Kennedy lên thay vẫn tiếp nối cuộc chiến VN không lay chuyển dù gặp khó khăn
Năm 1961 chính phủ Kennedy cử Taylor , Lansdale và Rostow sang Sài Gòn , ba ông nầy chia nhau mỗi người mỗi ngả đi nhiều nơi để thu thập tin tức và nhận định tình hình .
Sau đó , tờ tường trình của ba ông được trình lên Tổng Thống Kennedy với sự nhận định và đưa ra một số đề nghị .

- Nhận định : Cuộc xung đột Bắc Nam là một cuộc xung đột có tính chất quốc tế .

- Đề nghị : Nếu không muốn đánh CS ở VN thì phải rút ra ngay từ bây giờ .

Kennedy chọn giãi quyết đối đầu và huấn lệnh NSAM 111 ra đời , kế tiếp là huấn lệnh NSAM 115 – Kennedy muốn dùng VN làm nơi thử lửa với CS Quốc tế . Kennedy nói với ngoại trưởng Rusk : Ông chọn Việt Nam Cộng Hòa vì VNCH quyết tâm chóng cộng và sẽ chiến đấu - Việt Nam là mặt trận – nói cách khác VN là bải chiến trường để CS và Tư Bản so tài - để biết ai thắng ai trong chiến tranh ý thức hệ nầy .
Tổng Thống Kennedy chọn Taylor làm cố vấn quân sự , George Bundy làm cố vấn an ninh quốc gia và Walt Whitman Rostow . Rostow là hiện than của Bundy về đường lối hoạt động . Bundy phát Họa ý nghĩ . Rostow là người viết thành dự án để hành động . Bundy là ai ? Bundy là một nhân tài được mọi người nhìn nhậnvà ca tụng như một thiên tài , có khả năng giãi quyết mọi nan đề của thế giới .
Rostow đưa ra kế hoạch tấn công thẳng vào Bắc Việt nếu Bắc Việt còn du nhập kháng chiến vào Nam Việt Nam. Đường lối của Rostow được phe diều hâu ủng hộ .
Kế tiếp Kennedy bị ám sát , Johnson lên thay . Johnson cho phép gia tăng ảnh hưởng và sự hiện diện của Mỷ trên mọi lảnh vực ở Việt Nam và ông tuyên bố : Ông sẽ không là vị Tổng Thống để cho Đông Nam Á bị mất vào tay CS và ông sẽ không để mất VN . Đây là giai đoạn dung vủ lực mạnh để chóng lại Nga , Tàu và CS Bắc Việt , bằng huấn lệnh 273 Với huấn lệnh nầy tình báo Mỷ dưới quyền điều động của CIA đảm nhiệm các công tác bí mật ở Lào và Bắc Việt .

Tháng 2 năm 1964 , Tổng Thống Johnson yêu cầu bộ trưởng quốc phòng Mc Namara , tham mưu trưởng liên quân Taylor và xếp CIA John A Mc Cone đến VN để duyệt xét tình hình mới - Bản báo cáo và đề nghị được trình cho Tổng Thống Johnson sau khi phái đoàn quan sát – Sau khi nghiên cứu kỷ bản tường trình – TT Johnson cho viết thành huấn lệnh NSAM 288 - Với huấn lệnh nầy cho phép chính phủ Mỷ viện trợ them vủ khí để trang bị cho 55 ngàn quân tân binh của VNCH . Ngoài ra , Hoa Kỳ cho VNCH một ngân khoản viện trợ khác để giúp chính phủ VNCH ổn định thế lực chính trị ở Miền Nam . Ban tham mưu liên quân đề nghị TT Johnson phải dung áp lực quân sự đối với miền Bắc ngay lập tức . Nhưng ông Mc Namara đề nghị Hoa Kỳ nên tạo một áp lực chậm và từ từ đối với miền Bắc !

Từ sau cuộc đảo chính 1-11-63 MAV cố gắng thuyết phục giới quân sự VNCH cho phép họ đưa cố vấn xuống từng đơn vị nhỏ cấp tiểu đoàn và hành chánh cấp quận . Các tư lệnh quân sự VNCH cho rằng sự có mặt của quân nhân Mỷ ở các vùng quê sẽ bất lợi vì có thể gây ngộ nhận . Cố vấn Mỷ là một loại lính viễn chinh mới – Nhưng Mc Namara muốn MACV phải làm áp lực với VNCH để các cố vấn Mỷ có mặt ở các đơn vị và địa phận mà họ muốn . Ngủ Giác Đài ra lệnh cho MACV : “ Vấn đề cố vấn không được đi kèm các đơn vị dưới dưới cấp trung đoàn là chuyện không thể chấp thuận được “ Bộ Ngoại Giao cũng nhấn mạnh với Đại Sứ Cabot Lodge “ Sự có mặt của cố vấn ở quận và các đơn vị cấp tiểu đoàn là cần thiết …Nếu không thì làm sao có thể giãi thích sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Việt Nam . - Nếu chúng ta không được phép quan sát tình hình ở mọi lảnh vực “ .

Sau khi Nguyễn Khánh thay Dương văn Minh – Hoa Kỳ được phép cho cố vấn theo các đơn vị quân sự , hành chánh như ý muốn . Người Mỷ trong giai đoạn nầy tin chắc họ sẽ chiến thắng – Hoa Kỳ muốn đem quân vào VN . Khiêu khích khối CS Quốc Tế mà Cs Bắc Việt là nơi thử lửa - chắc chắn CS Bắc Việt sẽ bị thúc đẩy lấn sâu vào kế hoạch quân sự để nước Mỷ có cớ trả đủa và chứng minh sức mạnh quân sự của một cường quốc .
Năm 1964 – Dean Rusk ở Bộ Ngoại Giao và Mc Namara ở Bộ Quốc Phòng muốn Hoa Kỳ dung sức mạnh quân sự để làm áp lực chính trị với Bắc Việt hầu có thể giãi quyết vấn đề VN càng sớm càng tốt – Mc Namara rất hảnh diện khi cuộc chiến VN được gọi là cuộc chiến Mc Namara – Ông trả lời một Thượng Nghị Sỉ “ Tôi không phản đối khi được gọi là cuộc chiến của Mc Namara “ . Tôi nghĩ : Đây là một cuộc chiến rất quan trọng , tôi thỏa mản khi tên tôi đi liền với cuộc chiến tranh Việt Nam .

Ngày 4-8-1964 TT Johnson xuất hiện trên đài truyền hình thong báo cho quốc dân biết : Hai khu trục hạm Maddas và Turmer Joybị BV Nam bắn trong lúc tuần hành tại hải phận quốc tế đêm 2 và 4-8-1964 và việc nầy được báo cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc .
Ngày 5-8-1964 cuộc ném bom trả đủa vào cơ sở quân sự Bắc VN , nhưng Trung Quốc và Liên Sô không hề lên tiếng !

Ngày 7-2-1965 , thời gian George Bundy đang thăm miền Nam để thẩm định tình hình – Cùng lúc đó , đặc công CS Bắc Việc pháo kích bải trực thăng ở camp Halloway tại Pleiku và đánh vào một trại cố vấn nằm gần đó . Mỷ thiệt hại hơn 20 phi cơ , 8 tử thương và hơn 100 bị thương . Hoa Kỳ lập tức trả đủa bằng cách dội bom xuống Đồng Hới . Ba ngày sau ở Qui Nhơn đặt công CS đặt chất nổ phá hủy một trại cố vấn Hoa Kỳ gây tử thương 23 người và 40 người bị thương . Hoa Kỳ tiếp tục dội bom 267 phi vụ trong 3 ngày liền - Giới quan sát cho biết CSBV muốn chứng tỏ cho Nga Sô biết họ có khả năng tấn công Hoa Kỳ nếu được viện trợ , vì cùng thời gian trên Thủ Tướng Nga Kossygin đang có mặt tại Hà Nội , Ông lên tiếng : ủng hộ CSBV – Ngày 13-2-1965 Johnson chấp thuận kế hoạch dội bom dài hạn miền Bắc dưới tên Rolling Thunder.

Ngày 30-3-1965 đặc công CS cho nổ một xe chở đầy mìn trước Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ , ngày hôm sau Hoa Kỳ cho 70 phi cơ oanh tạc nát mật khu Bời Lời gần Tây Ninh .

Ngày 22-6-1965 Johnson cho phép ban tham mưu liên quân gởi TQLC đến Đà Nẳng trong sự ngở ngàncủa phía VNCH vì không được báo trước . Cuối năm 1965 số quân Mỷ hiện diện tại VN là 184.300 - đến cuối năm 1966 là 3853000 và con số nầy còn tiếp tục gia tăng trong những ngày kế tiếp . Đến nay Hoa Kỳ đã muốn gánh vác cuộc chiến VN hoàn toàn theo ý họ .

Để đấu tranh chính trị với khối CS Quốc Tế, chính phủ Mỷ hất chân Pháp khỏi Đông Dương để xây dựng một thể chế Tự Do Dân Chủ ở nơi đó . Đặc biệt là miền Nam Việt Nam .

Người Mỷ đổ quân ào ạt vào nam Việt Nam để khiêu khích khối CS Quốc Tế mà Điạ diện là Nga , Tàu . Chiến lược Mỷ ở Việt Nam vừa đàm vừa đánh , còn CS thì ngược lại vừa đánh vừa đàm . Tại sao có sự trái ngược đó ? Vì người Mỷ muốn phát động một cuộc chiến tranh chính trị là chính , còn quân sự là phụ nhầm mục đích hổ trợ cho thế chiến lược chính trị để chóng lại ý thức hệ CS vì tư tưởng sẽ chỉ đạo cho hành động.

Thắng một trận đánh chưa hẳn là thắng , thắng được mặt tư tưởng thì đó mới là thắng thật sự .

Người Mỷ đến Việt Nam để xây dựng miền Nam trở thành một nước dân chủ đa nguyên , đa đảng - Người dân được quyền lập hội, được quyền biểu tình , được tự do báo chí , tự do tôn giáo …. Cho nên bọn CS nằm vùng như bà Ngô Bá Thành , ni sư Huỳnh Liên , Huỳnh Tấn Mẫm …..bị VNCH bắt giữ , dưới áp lực Mỷ buộc phải thả.

Nhóm tình báo của Lansdale được đào tạo và hoạt động bí mật ở Bắc và Nam Việt Nam - họ trà trộn trong chính quyền cũng như trong quần chúng để xúi dục , kích động chíến trường và chính trường ở cả hai miền Nam Bắc đi theo chiều hướng chính giới Mỷ mà giới chính trị Mỷ muốn .

Một nguồn tin đáng tin cậy cho biết : tình báo VNCH đã xâm nhập vào cục R nhưng phía chính quyền Mỷ không cho tiêu diệt ! Đường mòn Hồ Chí Minh cũng không được phá hủy và cái chết của tướng Đổ Cao Trí cũng không được điều tra ! Máy radar dò tìm du kích hoạt động ban đêm , với tầm quan sát 10 Km đường kính thiết bị cho các đồn bót xa thành phố . Tất cả mọi di động đều được phát hiện và cho luôn tọa đô để pháo binh dập chính xác . Tôi có dịp vào đồn thăm bạn và được xem máy radar nầy - chừng 3 tháng sau thì máy được gỡ đi ! Bom có tầm sát hại lớn CBU viện trợ cho VNCH khá nhiều nhưng chỉ có 3 ngòi nổ mà thôi ! Ba quả bom nầy làm cho sư đoàn 341 Bắc Việt thiệt hại nặng phải rút lui khi tấn công vào sư đoàn 18 của VNCH tại tỉnh Long Khánh ngày 11-4-1975 .

Tết Mậu Thân , nhân dịp hưu chiến khoảng 50% sĩ quan , binh sĩ về quê ăn tết . Bất ngờ đến đêm giao thừa , Việt Cộng bất ngờ đồng loạt tấn công trên toàn lảnh thổ miền Nam Việt Nam . Trong vòng ba ngày đầu cuộc tấn công của địch - địch né tránh các căn cứ của Mỷ. Về phía Mỷ cũng án binh bất động trong ba ngày đó ? ! Dù quân lực VNCH được trang bị súng đạn cổ lổ sỉ của thời đê nhị thế chiến , trong khi Việt Cộng được trang bị AK 47 và các loại vủ khí tối tân hơn nhiều – Dù vậy quân lực VNCH đã anh dũng đẩy lui từng đợt tấn công ào ạt với quân số đông gấp 3 , 4 lần quân phòng thủ làm cho Việt Cộng thiệt hại nặng nề phải tháo chạy .

Kết quả , Quân lực VNCH 4.954 tử thương 15.097 bị thương , 900 mất tích . Phía Việt Cộng : 181.000 tử thương , 271.000 bị thương ,17.000vủ khí bị tịch thu , 9.461 bị bắt .
Điều đó chứng tỏ khả năng và tinh thần chiến đấu của QLVNCH rất giỏi và can cường . Cũng trong trận tết Mậu Thân nầy , một số cán binh Việt Cộng chạy không kịp chui vào đống rác ở trung tâm tiếp huyết gần tổng y viện cộng hòa - bị bắt – khai rằng : “ các anh xâm nhập vào tới đây nhờ xe có sao trắng chở vào “ tức xe của Mỷ !

Trận đánh tết Mậu Thân – cán bộ CS nằm vùng bị lộ diện . Hầu hết đều bị bắt hoặc bị giết , cán binh VC ra hồi chánh khoảng 40.000 người có thể nói VC hoàn toàn thảm bại không còn hy vọng chiến thắng bằng quân sự ở miền Nam Việt Nam . Về mặt chính trị , VC cũng không còn hy vọng quần chúng sẽ tổng nổi dậy như họ mong muốn trong kế hoạch tổng tấn công - họ tới đâu , dân chúng bỏ chạy về phía Quốc Gia VNCH để được bảo vệ !
Cộng Sản Bắc Việt thất bại nặng trong hai đợt tổng công kích gần như kiệt quệ ! Sợ CSBV nản lòng hủy bỏ tham vọng thôn tính miền Nam - Tổng Thống Johnson liền tiêm thuốc kích thích cho Bắc Việt để được hồi sinh !

Tối chúa nhật 31-3-1968 lúc 9 giờ đêm tại Tòa Bạch Ốc , Tổng Thống Johnson đọc một bài diễn văn làm mọi người sửng sốt ngay đối với những người thân cận soạn bài diễn văn đó ! Ông bắt đầu bài diễn văn bằng câu : “Đêm nay tôi muốn nói với quốc dân về cuộc chiến ở Việt Nam và nền hòa bình ở Đông Nam Á …..” . Rồi ông thông báo , ông sẽ không ra tranh cử lần thứ nhì và Hoa Kỳ sẽ đơn phương ngưng oanh tạc miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở xuống chờ thái độ của Hà Nội về một thương lượng đình chiến ! Bài diễn văn của Johnson đêm 31-3-1968 đưa cuộc chiến Việt Nam đến giai đoạn hoàn toàn mới – CS đang thua nhưng Hoa Kỳ và VNCH chưa tuyên bố chiến thắng được . Vì chính phủ Hoa Kỳ quyết định bỏ cuộc !

Hết nhiệm kỳ , Johnson không ra tái ứng cử , lúc đó có 3 ứng viên ra tranh cử . Ông sợ kế hoạch của ông không được tiếp tục ! Johnson bèn gọi 3 ứng viên Tổng Thống cho họ biết kế hoạch của ông . Ông mong ba ứng cử viên sẽ ủng hộ đường lối của chính phủ trong lúc nầy và trong tương lai khi một trong ba người trở thành Tổng Thống – Nixon hứa sẽ ủng hộ đường lối của Johnson . Đường lối của Johnson là đường lối gì ? Nếu là đường lối chiến bại , thua cuộc thì cần gì phải lo sợ không được tiếp tục ?

Sau khi Nixon đắc cử ông liền goi ngay cho Johnson biết : “Ông hết lòng ủng hộ đường lối của Johnson “ Trong buổi họp đầu tiên giữa Nixon và Nội Các ngày 11-11-1968 , lúc đó có mặt Johnson . Nixon xác định them một lần nửa sự ủng hộ nầy .

Trong bài diễn văn nhậm chức , tân Tổng Thống Nixon nói “ Quốc gia chúng ta đang liên hệ đến một cuộc chiến …..Nhưng chúng ta muốn hòa bình “ và vị tân Tổng Thống muốn có hòa bình bằng mọi giá ! Bài diễn văn nầy để thông báo cho nhân dân Mỷ biết đường lối của Nixon về cuộc chiến Việt Nam trong nhiệm kỳ của ông - đồng thời cũng thông báo cho Hà Nội biết hãy tiếp tục chiến đấu để thôn tính Miền Nam như ý họ muốn . Vì Nixon muốn có hòa bình bằng mọi giá nói cách khác CSBV muốn giá nào chính phủ Mỷ cũng chấp nhận !

Nhận được tín hiệu nầy CS Bắc Việt hứng chí cố gắng tấn công Mỷ trên hai mặt : chính trường và chiến trường . Tại bàn hội nghị CS Hà Nội đưa ra những đòi hỏi hoàn toàn phi lý . Trên chiến trường CS hà Nội vét cạn thanh thiếu niên đưa vào chiến trường tấn công mạnh vào Quảng trị , Komtum , Bình Long với quân số đông gấp 4 lần lực lượng phòng thủ ! và một số tỉnh ở vùng 4 chiến thuật vào năm 1972 .

Thật chất , sau hai lần tấn công qui mô lớn vào năm 68 va 69 , CS Bắc Việt thua đậm nên giới lảnh đạo quân sự và chính trị CSBV phải thú nhận họ không thể chiến thắng bằng quân sự nếu quân đội Mỷ còn có mặt ở Việt Nam . Quyết nghị 9 chỉ thị cho cấp dưới thi hành kế hoạch mới là : ” Cố gắng tạo điều kiện để quân đội Mỷ rút khỏi chiến trường VN càng sớm càng tốt “ .
Khi CSBV ồ ạt xua quân chủ lực tấn công VNCH , Nixon nóng mặt vì thái độ của Hà Nội trên bàn hội nghị đã làm tổn thương danh dự của một vị Tổng Thống , đích thân Nixon chỉ huy cuộc phản công những ngày đầu khi CSBV tấn công toàn diện miền Nam năm 1972 . Ông ra lệnh phong tỏa các giang cảng , bến tàu ở BV bằng thủy lôi . Đồng thời oanh tạc BV liên tục cho đến khi nào Hà Nội chịu ngồi lại thương thuyết .

Đến cuối tháng 9-1972 cuộc tổng tấn công của CSBV hoàn toàn thất bại – An Lộc được giải tỏa , Kontum vẫn nằm trong tay quân đội VNCH và cờ VNCH đã tung bay trở lại ở thành Quảng trị . Đối diện với sự thất bại quân sự , Hà Nội mới chịu trở lại bàn hội nghị .
Đường lối diều hâu nầy của Nixon được 67% dân chúng ủng hộ . Trong khi đó Kissinger cố vấn của Nixon đi gặp Chu Ân Lai tháng 6/1972 ; Kissinger đã thông báo cho Chu Ân Lai biết : Hà Nội có thể chiếm miền Nam sau khi Mỷ rút quân trong một thời gian vừa phải , Mỷ sẽ không can thiệp . (Dĩ nhiên Chu Ân Lai đã báo tin nầy cho Hà Nội)

Do đó , dù BV thiệt hại nặng nề phải chấp nhận trở lại bàn hội nghị Paris , nhưng cố bám giữ những điều kiện như lúc ban đầu ! Tổng Thống Thiệu không chấp nhận những điều kiện của Hà Nội đưa ra là Mỷ rút quân ra khỏi Việt Nam toàn bộ , còn quân BV ở lại miền Nam không rút về Bắc .

Với những điều kiện như vậy , không cần đến nhà ngoại giao lổi lạc mới nhìn thấy ; một người dân bình thường cũng hiểu rằng – ký kết một hiệp ước như vậy với đối phương chẳng khác nào chấp nhận một kẻ cướp ở chung trong nhà !

Tổng Thống Thiệu đã phản đối nhiều điều khoảng bức ép VNCH từ thời Tổng Thống Johnson . VNCH không chấp nhận ngồi vào bàn hội nghị ; Các thẩm quyền trong nội các Hoa Kỳ quyết định không thể chờ VNCH được nửa ; chúng ta sẽ nói với ông Thiệu , đã quá trể để quyết định . Đây là ý muốn của Tổng Thống và nhân viên Mỷ !

Đến thời Tổng Thống Nixon tiếp tục gây sức ép VNCH bắt buộc VNCH phải ngồi vào bàn hội nghị . Tổng Thống Thiệu đưa ra những đòi hỏi công bằng và hợp lý . Nixon biết rằng sự thương lượng giữa Hoa Kỳ và Hà Nội trở nên vô nghĩa nếu VNCH từ chối ký vào bản hiệp định Nixon viết cho TT Thiệu một lá thư khẩn nài sự hợp tác của TT Thiệu chấp nhận bản hiệp định. Tuy nhiên nếu cần , Hoa Kỳ sẽ ký vào bản hiệp định một mình . Nixon nói : “Ông không thể nào quyết định khác hơn – TT Thiệu gửi Đại Sứ Bùi Diễm và ngoại trưởng Trần văn Đổ qua Hoa Thịnh Đốn để thuyết phục Hoa Kỳ là VNCH không thể ký một bản án tự sát ! Phái đoàn VNCH được Kissinger , ngoại trưởng Rogers và hầu hết những nhân vật thẩm quyền Mỷ tiếp chuyện . Trong lần nói chuyến nầy , thẩm quyền Hoa Kỳ cho biết : “ Họ phải tiến hành chấp nhận bản hiệp định ngưng bắn với Hà Nội vì họ không còn chọn lựa nào khác – Như vậy người Mỷ sẳn sàn bức tử VNCH để ký hiệp định với CSBV nếu cần !!! “ .

Nhưng Nixon hy vọng chuyện đó sẽ không xãy ra , ông muốn Hoa Kỳ và VNCH vẫn là hai người bạn sau những năm dài chiến đấu bên nhau . Nixon hứa ông sẽ phản ứng mảnh liệt nếu CSBV vi phạm hiệp định , đồng thời Nixon gửi thư cho TT Thiệu nhiều bức thư riêng cam kết bảo vệ VNCH và trừng phạt nặng nề CSBV không tôn trong hiệp định . VNCH khơng có con đường nào khác để lựa chọn ! bắt buộc phải đi theo con đường mà chính phủ Mỷ đã vạch . Thế rồi hiệp định Paris được ký ngày 27-01-1973 tại thủ đô Pháp Quốc . Ngay sau khi ngoại trưởng William Roger đại diện chính phủ Mỷ - VNCH – CSBV và chính phủ lâm thời miền Nam vừa đặt bút ký Nixon viết : Chúng ta đã thắng cuộc chiến ở VN . Chúng ta đã đạt được mục đích chính trị mà chúng ta đã chiến đấu cho nó . Nhân dân miền Nam sẽ có quyền định đoạt tương lai chính thể của họ .

VÉN BỨC MÀN SẮT

Khi chủ nghĩa CS bành trướng mạnh mẻ xuất phát từ Liên Sô, rồi đến Trung Cộng là hai nước lớn có trọng lượng nguy cơ nhuộm đỏ thế giới .

Ngày 5-7-1945 , Đức Quốc Xã chính thức đầu hàng , ngày hôm sau Winston Churchill và Harry S Truman tuyên bố đó là ngày chiến thắng Âu Châu – thì một loại Tháng 2-1946 Stalin gây chấn động cho giới lảnh đạo Mỷ . Khi Stalin tuyên bố : ”Sẽ không có một nền hòa bình vỉnh cữu cho thế giới nếu còn tư bản “đi kèm với tuyên bố trên, Stalin cho tổ chức một cuộc diễn binh để biểu dương sức mạnh của Hồng Quân , từ đó chủ thuyết “ Containment “ ra đời nhầm mục đích ngăn chận làn song CS bằng một phản công tương ứng ở mọi chiến tuyến , ở từng quốc gia , từng lục địa và với mọi thời gian . Kiên nhẩn chận làn song đỏ bằng lý tưởng tự do và sức mạnh kinh tế tư bản .

Hoa Kỳ tin rằng những dân tộc yêu chuộng tự do có quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc họ. Sự nghèo đói và mất tin tưởng vào chính phủ sẽ dẫn người dân đến chủ thuyết CS . Để chống lại, chính phủ phải tạo ra một nền kinh tế thịnh vưọng , một xã hội tự do dân chủ để người dân khỏi rơi vào cạm bẩy CS. Vì vậy chủ thuyết Truman ra đời ( còn gọi là chương trình Marshall ) mầm mục đích phục hồi tiềm lực kinh tế , chính trị cho Anh , Pháp , Đức , Ý và nhiều quốc gia Âu Châu khác .

Chương trình nầy đánh ngay tim đen của Stalin . Để chống lại , Nga lập tức ra phòng thông tin CS - điều hợp tin tức và kế hoạch tuyên truyền chủ nghĩa CS trên toàn thế giới - Đến đây thế cờ chiến tranh ý thức hệ giữa Nga và Mỷ được được cày chặt theo từng bước chính trị , quân sự , kinh tế …. Tham vọng của CS Nga muốn nhuộm đỏ toàn thế giới nhất là khi Mao Trạch Đông đánh Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan ngày 9-12-1949 .

Đến giờ phút nầy , người Mỷ lo sợ hiểm họa CS hơn bao giờ hết . Dân chúng và nhiều hội đoàn biểu tình trước bộ ngoại giao yêu cầu cách chức ngoại trưởng Dean Acheson vì thứ trưởng dưới quyền ông là Alger Hiss , đã bị đưa ra tòa về tội trao tài liệu cho CS . Báo chí cũng đã rầm rộ phê phán chính quyền đương thời đã mềm dẽo với CS quá độ . Mọi người nghi kỵ và hốt hoảng trước làn sóng CS , coi chừng CS , gần như là khẩu hiệu chung cho nước Mỷ .

Sau khi toàn thâu Hoa Lục . Tháng 2-1950 Mao Trạch Đông ký với Stalin một hiệp ước cam kết hai quốc gia sẽ bảo vệ nhau nếu một trong hai bị tấn công . Hiệp ước muốn nói đến Mỷ , kèm theo hiệp ước , Nga cho Trung Cộng mượn 300 triệu Mỷ Kim và viện trợ một số máy bay và chiến đỉnh đổ bộ .

Tháng 4-1950 Trung Cộng chiếm đảo Hải Nam, Tháng 5 - ban tham mưu liên quân Hoa Kỳ báo động về những phản công của CS ở Phi Luật Tân và VN – tháng 6-1950 Bắc Hàn xua quân qua vỉ tuyến 38 đánh thẳng vào thủ đô Nam Hàn.

Giờ đây , cuộc chiến ý thức hệ giữa CS và Tư Bản đã lan tràn trên toàn thế giới !
Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ nhóm họp hai ngày chúa nhật và thứ hai 25-26 tháng 6-1950 để đối phó với tình hình ở Đại Hàn và Đông Dương.


Tại Đông Dương , VN được chọn nơi thí điểm xem ai thắng ai . Nói cách khác CS hay tư bản thắng trong cuộc chiến tranh ý thức hệ nầy .

Giờ đây , CS và tư bản theo sát nhau trong cuộc chạy đua nầy . Khối CS muốn tiêu diệt khối tư bản và nhuộm đỏ toàn thế giới. Khối tư bản trong thế bắt buộc, muốn sinh tồn phải chóng lại khối CS.

Sau đệ nhị thế chiến , đồng minh của Mỷ gần như kiệt quệ , nên Mỷ gần như một mình bao sân . Sau khi hiệp định Geneve được ký kết ngày 27-7-1954 chia đôi Nam , Bắc VN ngay vỉ tuyến 17 .

Để chận đứng CS tràn xuống phương nam , Mỷ yểm trợ miền Nam nhiều mặt để biến miền Nam thành tiến đồn chống cộng cho cả vùng Đông Nam Á .
Muốn chống lại chủ nghĩa CS có hiệu quả , chỉ có một con đường duy nhất là làm sao người dân hiểu được chủ nghĩa và con người CS hoàn toàn không đem lại ấm no hạnh phúc cho người dân như họ đã tuyên truyền
.

Với lý thuyết CS : Chế độ CS không có người bốc lột người , mọi người đều bình đảng , chính quyền CS là đầy tớ của nhân dân , nhân dân làm chủ đất nước ! Những lời ngon ngọt nầy đã cám dỗ hằng triệu người trên toàn thế giới .
Vì bức màn sắt mà Stalin buông xuống không ai nhìn thấy được những dã man , tàn bạo , người dân bị tước đoạt mọi quyền sống , bị đưa vào các trại tập trung cưởng bức lao động dở sống dở chết dưới bàn tay sắt của đảng CS nắm quyền !!!


Người Mỷ đến VN trước tiên ngăn làn song đỏ , đồng thời xây dựng Nam Việt Nam thành một quốc gia tự do dân chủ , với nền kinh tế phát triển , đoàn công tác dân sự vụ Mỷ , và đoàn xây dựng nông thôn VN đến tận làng xã giúp dở dân xây dựng nhà ở , khám bệnh cho dân nghèo . v ..v ….

Song Song , người Mỷ viện trợ cho chính sách người cày có ruộng để dân làng có ruộng cày , giúp người dân có cuộc sống khá hơn . Nhờ đó , người dân không dễ dàng bị CS dụ dỗ .
Để trắc nghiệm kết quả , người Mỷ bịt mắt để cho CS tấn công toàn bộ miền Nam trong ngày tết Mậu Thân – Mà CS gọi ngày đó là ngày tổng nổi dậy ! Thực chất CS đến đâu dân chạy về phía VNCH để được bảo vệ đến đó . Chính quyền Mỷ thấy rõ thời gian đã đủ cho miền Nam VN. Có thể rút ra , để CS đánh chiếm miền Nam . Nhưng một trở ngại lớn cho người Mỷ trong kế hoạch của họ là miền Nam cương quyết chống cộng – quân lực VNCH . Khá mạnh và đã anh dũng phản công nhiều đợt tấn công của CS với những vủ khí tối tân và với số quân đông hơn gấp bội , trong khi VNCH lúc đó chỉ được trang bị những loại vủ khí phế thải từ thời đệ nhị thế chiến ! Hơn nửa , quân số có mặt ở đơn vị lúc đó còn khoảng 50% còn 50% đã về quê ăn tết vì hưu chiến !
Cộng Sản thua đậm trong cuôc tấn công nầy , hạ tầng cơ sở gần như quét sạch . Đến tháng 3-1968 , trong khi Sài Gòn và những thành phố lớn ở VN vẫn còn mù mịt trong khói lửa , trong khi quân dân VNCH đang xả thân nói lên tiếng nói sống chết với những người CS hiếu chiến , thì chính phủ Hoa Kỳ quyết định bỏ cuộc . Họ bỏ cuộc ngay thời điểm quan trọng và quyết liệt nhất đối với sự sống còn của VNCH !!!

Ngay thời điểm nầy , cho phép chúng ta nhìn thấy được ý đồ của chính phủ Mỷ : Đánh Để Thua nhưng trớ trêu thay, quân dân miền Nam cương quyết bảo vệ Nam VN ! để không lọt vào tay CS BV .

Trong buổi nói chuyện với Đại Sứ Bunker , ông Thiệu tuyên bố : “ Như tôi đã lên tiếng nhiều lần , nếu đồng minh không tiếp tục hổ trợ , chúng tôi sẽ chiến đấu một mình “ . Hoa Kỳ thấy được lập trường chính trị quyết liệt đối với CS của VNCH . Chính phủ Johnson bắt đầu tạo áp lực ! và VNCH tìm phương pháp chống đở ! Một trong những nhân vật tạo áp lực và có thái độ gần như hăm dọa chính phủ VNCH là bộ trưởng quốc phòng Clifford .

Clifforf cố gắng thuyết phục các thẩm quyền có trách nhiệm về Việt Nam cùng tạo chung áp lực với ông để khuất phục VNCH đi theo đường lối Hoa Kỳ đề nghị !!!
Đến thời Nixon thì cũng không khác , Tổng Thống Nixon sau khi đắc cử xác định tiếp tục đường lối của Johnson . Nixon cũng làm áp lực với VNCH phải ngồi vào bàn hội nghị Balê để ký kết những điều khoản bất bình đẳng do CS BV đưa ra ! Tổng Thống Thiệu khước từ …VNCH cương quyết đánh đến cùng - để đạt được một chiến thắng bằng quân sự - Trong khi Nixon chỉ muốn thắng về mặt chính trị !

Vừa nhậm chức , bộ trưởng quốc phòng Laird bay sang VN vào tháng 3-1969 để quan sát tình hình ( Melvin Laird thay Clark Clifford ) . Khi trở lại Hoa Kỳ , Laird gởi bộ tư lệnh MACV ở Sài Gòn một huấn lệnh : Quân đội Hoa Kỳ sẽ rút đi theo lịch trình và số lượng định sẳn bất chấp tiến trình hay khả năng thay thế của quân đội VNCH .

Cuối năm 1969 , nhằm ngày thứ bảy buổi họp gồm có Đại sứ , ba Đại tướng sáu Trung tướng , năm Thiếu tướng , chin Chuẩn tướng , năm Đại tá và bốn năm nhân viên dân sự cao cấp . Để nghe Đại tướng Abrams đọc huấn lệnh . Những người đang có mặt là đại diện cho tất cả sức mạnh của Hoa Kỳ ở VN nếu không muốn nói là của cả vùng Thái Bình Dương .

Sau khi nghe huấn lệnh của Laird , tất cả những người có mặt trong buổi họp đều ngở ngàng bực tức…!!! và cảm thấy xấu hổ đối với người bạn đồng minh VN ! Sự xấu hổ đó được Đại Tướng Abrams diễn tả khi ông kết thúc buổi họp . Ông nói : Tôi vẫn thường nói , ngày vui nhất của tôi là ngày Đại Tướng Cao văn Viên gọi điện thoại và xài xễ tôi . Ngày đó là ngày tôi vui nhất , nhưng tướng Viên đã không làm điều đó ; ông ta quá lịch sự !!

Thời Tổng Thống Johnson . Kế hoạch VN hóa được soạn thảo : Bộ Quốc Phòng ước lượng quân đội BV sẽ rút ra khỏi lảnh thổ miền nam , vai trò của quân đội VNCH chỉ giới hạn vào mục tiêu đương cự với các lực lượng VC còn lại ở miền Nam .

ThờiTổng Thống Nixon - Kế hoạch Việt Nma hóa vai trò của quân đội VNCH không chỉ giới hạn chống lại quân Việt Cộng mà còn có nhiệm vụ đương đầu với các đơn vị chính qui từ Bắc đưa vào dù quân đội BV có rút khỏi miền Nam hay không !
Kế hoạch Việt Nam hóa của Nixon là một tín hiệu gửi cho CS BV có thể đánh chiếm miền Nam khi Mỷ rút quân ?

Tổng Thống Thiệu nhiều lần phản đối và không chấp nhận ngồi vào bàn hội nghị Balê . Nixon vừa hăm dọa , vừa viết nhiều bức thư riêng cho ông Thiệu với nhiều hứa hẹn và nhiều cam kết bảo đảm sẽ tăng viện cho VNCH và sẽ trừng phạt nặng nề nếu BV không tuân hành những điều khoản đã ký kết . Để Tổng Thống Thiệu yên lòng gởi phái đoàn tham dự hòa đàm và ký vào hiệp định Balê ngày 27-1-1973 .

Để cho TT Thiệu tin tưởng và cho ông thấy sức mạnh của Hoa Kỳ . Trước ngày ký kết hiệp định, nhân cơ hội phía CSBV muốn dậm chân tại chổ trên bàn hội nghị để câu giờ.

Ngày 18-12-1972 Nixon ra lệnh tái oanh tạc BV với một cường độ khốc liệt liên tục trong 11 ngày đêm . Hà Nội không còn khả năng phòng thủ không phận của họ trước sức mạnh khủng khiếp của không lực Hoa Kỳ . Chịu không nổi trận oanh tạc , Hà Nội đồng ý trở lại bàn hội nghị - Giờ đây Hoa Kỳ quay sang uy hiếp VNCH . Ngày 19-12-1972 ông Haig đến Sài Gòn với bức thư của Nixon . Trong thư Nixon khẩn nài sự hợp tác của Tổng Thống Thiệu chấp nhận bản hiệp định . Tuy nhiên nếu cần , Hoa Kỳ sẽ ký vào bản hiệp định một mình !

Dù với áp lực nặng nề về phía Mỷ - Chính phủ VNCH vẫn chưa chịu ngồi vào bàn hội nghị Balê như ý chính phủ Mỷ mong muốn .

Nixon bèn cử đại tướng Haig đến Sài Gòn với lá thư của Nixon để đưa tận tay Tổng Thống Thiệu nội dung bức thư vừa hăm dọa vừa hứa hẹn và cho biết : Hoa Kỳ đã quyết định thỏa ký vào ngày 23-1-1973 và sẽ ký một mình nếu cần , đồng thời Nixon cam kết nếu VNCH đồng ký vào bản hiệp định như đã dự trù mà bị CSBV vi phạm thì ông sẽ phản ứng một cách mảnh liệt . Bước đường cùng , TT Thiệu phải chấp nhận ngồi vào bàn hội nghị với hy vọng vào những lời cam kết riêng của Nixon một vị Tổng Thống của Hoa Kỳ .
Ký hay không ký vào hiệp định Balê miền Nam VN cũng phải rơi vào tay hiếu chiến của CSBV . Vì chính phủ Mỷ muốn như vậy . Đó là thế chiến lược chóng cộng toàn cầu của Mỷ. Đó là chủ thuyết Domino đã triệt buộc tại VN .

Tổng Thống Thiệu đã nhiều lần nhắc nhở : Đừng nghe những gì Cộng Sản nói , mà hãy nhìn kỷ những gì Cộng Sản làm.

Tướng Do Thái Moshe Dayan đến thăm VN trước năm 1975 đã nói : Muốn thắng Cộng Sản phải để cho miền Nam VN sống với Cộng Sản.

Tại sao vậy ? Vì chủ thuyết CS đọc qua lý thuyết rất hấp dẫn người nghe . Dân tộc VN nói riêng và cả dân tộc trên thế giới nói chung rất dẽ dàng bị cám dổ , nhưt là các nước nghèo và chậm tiến. Vì CS luôn miệng tuyên bố chế độ CS là chế độ của giai cấp công nhân đứng lên chống lại mọi áp bức , bốc lột và giãi phóng dân tộc khỏi cảnh nghèo khổ …..

Ngay cả bản thân tôi , một người cầm sung chống cộng còn mơ hồ chủ nghĩa Cộng Sản, thì làm sao các dân tộc khác đang sống trong cảnh thanh bình biết được CS là gì ? Nếu có biết , chỉ biết qua mớ lý thuyết suông , hấp dẫn chết người , chảng khác viên thuốc độc bọc đường !

Dùng sức mạnh để lột mặt nạ giả nhân giả nghĩa CS rất khó. Chỉ còn một cách duy nhất là để CS tự lột mặt nạ thì dễ dàng hơn . Cuộc chiến VN phải để thua về mặt quân sự giúp CSBV chiếm miền Nam VN, nhờ thế họ tự vén bức màn sắt chui ra . Chiếm xong miền Nam , CS BV đem chủ nghĩa CS thực thi tại miền Nam cái mà họ gọi là giãi phóng.

Trên hai triệu người trốn chạy , bỏ nước ra đi bằng mọi cách và bằng mọi giá , không biết bao nhiêu người chết trên biển cả , kẻ chết trong rừng sâu , người chết vì hải tặc , kẻ thì bị cầm tù hoặc bị giết bởi bọn CS .v…v…..dù đầy hiểm nguy như vậy , nhưng người dân đủ mọi thành phần , tìm mọi cách trốn chạy bất chấp mọi hiểm nguy trước mặt !!!

Giờ đây bộ mặt thật của CS được lộ nguyên hình làm cho cả thế giới bừng tỉnh và ghê tởm, ngay cả những người trước đây có nhiều thiện cảm với chế độ cũng đã thốt lên những lời hối hận ! Chủ nghĩa CS không còn chiêu dụ được ai nửa – Trong nội bộ CS ung thối , đồng loạt tan rã . Hiểm họa CS trên toàn thế giới đã được giãi quyết qua cuộc chiến VN. Cái bất hạnh của VN là bị làm nơi thí điểm , xem ai thắng ai giữa chủ nghĩa CS và Tư Bản !!!

Cuộc chiến VN là một cuộc chiến vô cùng tế nhị và nhạy cảm nên còn nhiều bí ẩn vẫn chưa được tiết lộ !

Hội chứng VN vẫn còn đeo đẳng mãi trong chính giới Mỷ, do sự phản bội của họ đối với người bạn đồng minh, chỉ vì quyền lợi của nước Mỷ và quyền lợi của thế giới tự do.
Hội chứng nầy chỉ có thể chấm dứt khi nào chính giới Mỷ họp cùng thế giới tự do giúp đở VN bằng mọi cách để đưa VN ra khỏi gông cùm tàn bạo dã man đang đè nặng lên dân tộc VN trên 30 năm qua kể từ ngày chính quyền Mỷ bức tử Việt Nam Cộng Hòa.


TTD
(forum saotrang)

------
Radio:

nguyên nhân của chiến tranh Việt Nam theo tui nghĩ là xuất phát từ sự phân chia Bắc-Nam do tập đoàn csvn chủ xướng, mặc dù là về phía Việt Nam (đại diện là cố Hoàng Vương Bảo Đại) nhất định không chịu chia đôi Việt Nam, và về phía Việt Nam cũng không có ký vào cái hiệp định Genevè 1954.

Nếu Việt Nam đi theo con đường chính trị của cố Hoàng Vương Bảo Đại là lấy lại Độc lập cho Việt Nam và nằm trong Liên hiệp Pháp (như tất cả các quốc gia trong vùng Đông Nam Á Châu lúc đó cũng làm đối với Thực dân Anh (Tại Mã lai Á, Miến Điện & Tân gia Ba); đối với Thực dân Hòa Lan/Bồ đào Nha (Tại Nam Dương)), để rồi sau đó Cố Tổng thống Ngô đình Diệm hất chân Pháp khỏi Đông Dương vĩnh viễn, thì sẽ không có chiến tranh Việt Nam.

Tưởng cũng nên nhắc lại là Cố Tổng thống Ngô đình Diệm chính là người đã tống cổ thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam, chứ không phải là csvn, như csvn từng láo khoét bao nhiêu lâu nay. Sự hiện diện của Mỹ tại Nam Việt Nam đúng ra chỉ là một sự tình cờ sau Korea War, và lúc đó Mỹ đang chủ trương giải tán chủ nghĩa thực dân tại mọi nơi ở Đông Nam Á, Phi Châu rồi nhìn thấy sự đe dọa cộng sản đang bành trướng tại Đông Nam Á Châu.

Kẻ chủ động trong cuộc chiến tranh Việt Nam phải nói là trước hết là Trung cộng, kế đến là Liên Sô với sự trợ giúp đắc lực của phe phái hồ chí minh đảng viên Komintern (Cộng sản thế giới). VNCH và Mỹ chỉ là phe phải phản ứng để tự bảo vệ.

Giai đoạn I trong chiến tranh Việt Nam thì Trung cộng đóng vai trò chính để thọt lét Mỹ vì chuyện Taiwan được Mỹ ủng hộ cho vai trò của Tưởng giới Thạch trong Hội đồng bảo an LHQ. Giai đoạn II của chiến tranh Việt Nam (bắt đầu từ năm 1967) là do Liên Sô chủ xướng cùng Hà Nội để thay đổi cán cân Tự do/Cộng sản tại Âu Châu như Liên Sô đưa quân lính đàn áp Tiệp Khắc, Hung gia Lợi lập chính phủ theo Liên Sô. Để tránh sự can thiệp quân sự trực tiếp của khối NATO, thì Liên Sô dùng hồ chí minh thi hành sứ mạng cộng sản tại Việt Nam là xua quân csbv tấn công VNCH vào Tết Mậu Thân 1968 để nhằm hạ uy tín bảo vệ Thế giới Tự do của Mỹ, đồng thời gây hoang mang cho các đồng minh của Mỹ trong Khối SEATO.

Sau Khi Nixon kéo được Mao về phía Mỹ để bao vây Liên Sô từ 2 phía Đông-Tây, qua đó csvn cũng sẽ yếu thế không còn có thể gây chiến tranh với VNCH, thì Liên Sô xử dụng con bài Lê Duẩn để lật ngược lại Trung cộng là tăng viện trợ cho Hà Nội để Hà Nội đưa quân, đưa vũ khí vào VNCH. Trong giai đoạn này người dân, quân lính VNCH đã dạy cho csvn những bài học quân sự rất tuyệt vời qua những cuộc hành quân trong Mùa Hè Đỏ Lửa. Cũng trong giai đoạn này vị thế của Nixon còn rất cao, chưa có xẩy ra chuyện Watergate. VNCH cũng đã chứng minh với chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh" chống sự xâm lăng của csbv là một đều mờ VNCH làm được, An Lộc, Quảng Trị ... mồ chôn cho những con thiêu thân csbv tay sai cộng sản Liên Sô.

Trên thực tế đã cho thấy là sau Hiệp định Hòa Bình Paris 1973 thì người Mỹ đâu còn hiện diện tại VNCH như trước đó, mờ tại sao csbv cứ huyênh hoan là đi "giải phóng", đi "chống Mỹ kíu nước" ? Tại sao csbv không chỉ vào mặt tụi Liên Sô mờ nói: Mỹ đã cút khỏi VNCH rồi, sứ mạng đánh tư bản Mỹ tại VNCH đã thành công, xin lệnh rút quân về bắc Việt?

....

Ngày hôm nay nhìn thấy lũ vẹm cứ hà hít mờ chui vào dái Mỹ, bởi thế cả dân tộc Việt mới chán chê đám vẹm/vẩu! Tư cách không có, thì làm sao mờ có được ý dân? Chính từ như vậy nên chẳng thể nào mờ VN ngóc đầu lên được, quá khứ mờ không giải quyết được, thì tương lai cũng không có. Để cứu Việt Nam rồi để cho Việt Nam có được con đường đi vào tương lai sáng lạng, thì chính lũ csvn phải tự lôi cái quá khứ của chúng nó ra mờ thú nhận.

Người dân Việt nói đúng ra chẳng ai mờ ngu hơn đám côn đồ csvn, chỉ có đều là người dân Việt còn rất sợ cái AK47 của đám côn đồ csvn, nên phải chịu đựng. Một ngày nào đó cái AK47 của côn đồ csvn bị dẹp bỏ, thì lúc đó chính là sự thăng hương cho Tổ quốc Việt Nam, cho Dân tộc Việt.

(forum saotrang)

------
Bài liên quan:
Tại sao Quân Cộng sản có đủ khả năng cưởng chiếm V...
xcafevn: Chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiế...
Việt Nam Cộng Hoà 1975, Nguyên Nhân Sụp Đổ.

Kinh nghiệm hòa giải hòa hơp với csvn 1968-73-75
30 THÁNG 4, BA MƯƠI HAI NĂM SAU LOẠT BÀI CỦA VIỆN BẢO TÀNG VIỆT NAM SAN JOSE PHỔ BIẾN
Nhớ chuyện xưa... HGHH 1992

Ba Mươi Tháng Tư Và Những Chặng Đường Dân Chủ
30 năm sau: kẻ “chiến thắng” xin qui hàng

Nhận định một cựu chiến binh đã trải qua hai cuộc chiến tại Việt Nam
30/4/07 DCVOnline phỏng vấn Bùi Tín

- (click here)

Hứa Hoành : viết về giai đoạn lịch sử 1945-54-75
Ông Võ Văn Kiệt nói chuyện với BBC vào 30/4/2007 :...
Sai lam cua hcm va hau due (NTD)
Hiến pháp VN

Aucun commentaire: