1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

lundi 21 mai 2007

Những phát hiện thêm về Hồ Chí Minh

Những phát hiện thêm về Hồ Chí Minh
Nguyễn Thái Hoàng

“… nếu một người có học vấn cao, tầm nhìn xa, hiểu biết rộng đã không đẩy đất nước vào thảm cảnh đau thương khốn cùng mà lịch sử Việt Nam đã từng có …”



Phạm Đỉnh: Nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ từng bỏ ra nhiều công phu tìm hiểu về nhân vật đã bị màn khói tuyên truyền bất thường của xã hội theo truyền thống "sùng bái cá nhân lãnh tụ" che khuất dung mạo thực. Những bài viết của chị về nhân vật này chứa đựng nhiều cảm xúc mạnh của một thế hệ trẻ Việt Nam bị lừa dối, và nay phải nỗ lực tự giải toả khỏi vòng vây trói kìm hãm tri thức. Nhân hôm nay là ngày 19 tháng 5, chúng tôi nghĩ về chị qua bài viết kí dưới bút hiệu cũ, cách nay đã hai năm.
Trong dịp kỷ niệm "60 năm đất nước nở hoa độc lập" (1945-2005), 600 đầu báo của Việt Nam, báo nào cũng nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh - người Cha già dân tộc - người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đồng thời là người sáng lập ra những tờ báo cách mạng Việt Nam.

Đại loại, các báo viết: …Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng nhiệt tình, đầy biến động và vinh quang của mình, Bác Hồ luôn gắn bó với báo chí, bác coi báo chí là phương tiện để vận động tập hợp lực lượng cách mạng, tổ chức thực hiện mục tiêu cách mạng một cách nhanh chóng, sâu rộng, hiệu quả nhất. Chính vì vậy dù trong hoàn cảnh khó khăn đến đâu và vào bất cứ giai đoạn tình thế nào, Bác cũng vẫn quyết sáng lập, chỉ đạo, phát hành những tờ báo cách mạng (Từ tháng 3-1922 lúc còn ở Pháp đến khi về nước (tháng 1-1941).... Tờ báo đầu tiên do Bác sáng lập là tờ Le Paria (Người cùng khổ). Năm 1921, Bác lấy tên Nguyễn Ái Quốc cùng một số chính khách thành lập Hội liên hiệp thuộc địa và năm 1922 ra tờ Le Paria. Tờ Le Paria là cơ quan ngôn luận của hội, nhằm thực thi tinh thần giải phóng con người. Số đầu đầu tiên xuất bản ngày 010/4/1922. Nguyễn Ái Quốc trở thành trụ cột của tờ báo, vừa là phóng viên, nhiếp ảnh viên, vừa là biên tập viên chính, kiêm việc quản lý phát hành và Bác đã viết tới 38 bài cho báo này...

Tất nhiên đây chỉ là một trích dẫn nhỏ, mang tính khái quát điển hình trong cả trăm nghìn các trích dẫn mang tính “bốc thơm”, ca tụng khác. Nếu có ý định làm một tuyển tập về sự trích dẫn này, hẳn số trang in gấp trăm, nghìn lần cuốn Hồ Chí Minh toàn tập (10 quyển). Bước chân vào bất cứ thư viện nào, dù quốc gia hay địa phương, số sách viết về ông cũng đồ sộ, rầm rộ nhất, chiếm kín một góc lớn của nhà sách hay thư viện... Từ Búp sen xanh (Sơn Tùng); Sáng tháng năm (Tố Hữu). Khóc trước lăng người (Chế Lan Viên), Ca ngợi Hồ Chí Minh (Hồi ký Nhiều tác giả), Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người (Thơ - Nhiều tác giả), Bác Hồ - Người cho em tất cả (Nhạc - nhiều tác giả) v.v và v.v.

Tuy nhiên thế hệ trẻ - những người một thời đã phải nhai nhải hát bài hát "Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng, ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em Việt Nam" nay đã thành thanh niên, trung niên ưa tìm tòi khám phá, thích vượt qua những bức tường lửa ken dày để lướt trên mạng, đọc lại các tác phẩm của người, lại không dễ dàng bị thuyết phục, nếu không nói là quá thất vọng về thần tượng của dân tộc mình.

Trong hàng ngũ “công thần, lập quốc” của lãnh đạo Việt Nam, người được đào tạo cơ bản nhất là đại tướng Võ Nguyên Giáp, từng là giáo viên trường tiểu học Thăng Long, còn lại đúng như nhận định của nhà văn Vũ Thư Hiên: "Người dân thất học, còn lãnh đạo khinh học". Không kể đến thành phần bất hảo như Đỗ Mười là dân nhà quê cục cằn, chuyên nghề hoạn lợn, đã từng bị dân làng vác đòn gánh đuổi theo đánh cho chí chết... Gã chột Lê Đức Anh vốn là cai đồn điền, đã nhiều lần đánh đập anh em công nhân, mật báo quan thầy lĩnh thưởng, nhờ khai man lý lịch mà leo cao, luồn sâu... lên tận chức chủ tịch nước. Bộ trưởng bộ công an Trần Quốc Hoàn xuất thân từ kẻ trộm vặt, khi bị bắt, nhờ trà trộn vào đám tù chính trị, phục dịch Lê Đức Thọ trong tù, mà trở thành tay sai của đảng, được cất nhắc, đề bạt...

Cụ Hồ - ngôi sao sáng giá nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam lại chỉ tốt nghiệp tiểu học Pháp Việt Đông Ba (Huế) năm học 1906-1907, khi 17 tuổi. Chưa đầy một năm sau đó tháng 5-1908 đã bị đuổi khỏi trường Quốc học Huế... Nói như ngôn ngữ dân gian: Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. Quả thực sự học của cụ “chưa đầy một vốc chữ”, viết những bài báo đơn giản, mang tính chất độn, tàm tạm còn được, chứ làm sao viết ra nổi những tư tưởng to lớn như báo chí cộng sản bốc thơm. Nào sáng lập ra tờ Le Paria (Người cùng khổ). Nào thành lập hội người Việt Nam yêu nước. Nào soạn thảo bản yêu sách tám điểm gửi hội nghị Véc Xây. Nào viết bản án chế độ thực dân Pháp v.v và v.v (Theo Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch. Nhà xuất bản chính trị quốc gia-1985).

Chính vì nền tảng học vấn thấp, khó tạo ra tư tưởng của chính mình, nên ngày nay ta bắt gặp nhan nhản các câu đạo trích của cụ trong các tư liệu để lại. Ngay điều quan trọng nhất là tuyên ngôn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đọc vào ngày 02/09/1945 - sau khi “cướp” được chính quyền ( nhờ Nhật, Pháp bắn nhau và cơ hội của chúng ta) cũng ăn cắp lộ liễu ở bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791: Hỡi đồng bào cả nước! Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...

Sau khi bị đám con cháu "chôn nổi", các phương tiện thông tin đại chúng trong nước vẫn leo lẻo nhắc đi nhắc lại câu tuyên ngôn bất hủ của thời đại Hồ Chí Minh: "Chính quyền là của dân, được lập ra do dân, và vì dân”. Thực chất câu này là của tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865). Hiện còn khắc trên mộ ông.

Trước đó, trong bài viết về Hồ Chủ Tịch, tác giả Phương Nam (tức Đỗ Nam Hải) cũng đưa ra rất nhiều chi tiết có tính thuyết phục. Cụ thể tờ báo Người Cùng khổ (Le Paria) năm 1922, do người Pháp sáng lập, chứ không phải người Việt. Vậy mà theo lời Trần Dân Tiên kể lại trong cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch và báo chí cộng sản tuyên truyền thì Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa (năm 1914) và năm 1922 ra Le Paria là cơ quan ngôn luận của hội, nhằm thực thi tinh thần giải phóng con người. Ban biên tập do Nguyễn ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút, mọi việc còn lại giao cho Nguyễn Thế Truyền đảm nhiệm. Quả là sự lạ, vì kẻ chưa đỗ ông nghè lại “đe” được chính các ông nghè còn lại, vừa vượt trình độ, bằng cấp, nghiệp vụ văn chương lại ở Pháp trước ông. (Nguyễn Thế Truyền vốn là cử nhân với hai bằng văn chương và hoá học, vợ là người Pháp chính gốc, ông sang Pháp từ 1910). Ấy thế lại là người được "anh Nguyễn" trực tiếp nâng đỡ dìu dắt giới thiệu vào hiệp hội và đảm nhiệm công việc làm báo dưới quyền anh?

Trong yêu sách tám điểm gửi hội nghị Véc Xây, 1919 người ta cũng dễ dàng nhận thấy rất nhiều điểm trong "Bản yêu sách gửi Khâm sứ Trung Kỳ, gửi Toàn quyền Đông Dương và gửi Chính phủ Pháp" của nhà cách mạng Phan Châu Trinh (1872 -1926) bị anh Nguyễn đạo chích. Cho dù anh Nguyễn có nói thật trong khi kể lại chuyện đời mình (Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch), là: "Ý kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn đề ra, nhưng lại do luật sư Phan Văn Trường viết vì lúc bấy giờ ông Nguyễn chưa viết được tiếng Pháp" cũng không thể coi là do anh Nguyễn soạn thảo được. Chính cụ Phan Châu Trinh (sang năm 1911) và Phan Văn Trường (sang năm 1908) mới là người có mặt và hoạt động liên tục ở Pháp trước đó. Cả hai đều là sáng lập viên của Hội đồng bào thân ái (1914). Hơn nữa các cụ còn là người có lòng yêu nước ngang với trình độ của mình, cái tâm có thể theo kịp cái trí. (Cụ Trinh thi đậu phó bảng cùng khoá với Nguyễn Sinh Sắc (1901) bố đẻ Hồ Chủ Tịch). Cụ Trường là người đầu tiên đỗ tiến sĩ tại Pháp. Vì vậy anh Nguyễn với trình độ tiểu học, lại sang sau, làm sao vượt mặt các cụ được, trong khi tiếng Pháp còn ngọng nghịu, võ vẽ?


Phan Châu Trinh - Nguyễn An Ninh - Phan Văn Trường


Thành thử đã ăn cắp tư tưởng của người khác, phải nhờ người giỏi tiếng Pháp viết hộ lại dám ngộ nhận là của mình? Điều này vốn khó tin vì cụ Phan Văn Trường là tiên chỉ của làng văn hoá Đông Ngạc. Cuốn Xã Đông Ngạc do ban nghiên cứu văn hoá Lịch sử xã Đông Ngạc viết, nhà Xuất bản Hà Nội in 1994 nói rõ: Năm 1917, Nguyễn ái Quốc hoạt động chính trị tại Paris. Lúc này ở Pháp có khoảng 3 vạn người Việt Nam, phần lớn là binh lính bị đưa sang Pháp trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Ông Phan văn Trường, người làng Đông Ngạc, là một trong những người Việt Nam đầu tiên cùng cụ Phan Châu Trinh giúp đỡ và cùng hoạt động yêu nước với Nguyễn.

Phan Văn Trường thuộc dòng dõi tiến sĩ Phan Phù Tiên. Ông đến nước Pháp từ năm 1908, với truyền thống thông minh hiếu học và yêu nước, chỉ vài năm ở Pháp ông đã đỗ tiến sĩ luật học, và là người đầu tiên đỗ tiến sĩ tại Pháp. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, ông cùng cụ Phan Châu Trinh (đang bị quản chế tại Paris) lập các tổ chức "Đồng bào thân ái", "Người An Nam yêu nước", hoạt động trong binh lính người Việt. Khi Nguyễn Ái Quốc đến Paris, với lòng mến phục người thanh niên yêu nước nồng nàn, Phan văn Trường trân trọng đón tiếp Nguyễn, nhường nhà ở, giúp đỡ Nguyễn nâng cao trình độ tiếng Pháp, vào Đảng xã hội Pháp, tiếp xúc với nhiều chính khách tiến bộ của nước Pháp, giúp Nguyễn sưu tầm sách của Các Mác và Ăngen, giúp Nguyễn tiến hành những bước đầu tiên trong việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận họp tại Véc-xây (Pháp) để phân chia lại thế giới, Nguyễn đã gửi đến hội nghị Véc-xây bản yêu sách tám điểm nổi tiếng đòi quyền tự quyết cho các dân tộc Đông Dương, Phan Văn Trường đã cùng Nguyễn soạn thảo văn kiện này. Khi Nguyễn ra báo Người cùng khổ, Phan là người cộng tác tích cực, ông đã viết trước sau 20 bài lên án chế độ thuộc địa vạch tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với các dân tộc thuộc địa.

Năm 1923 Nguyễn Ái Quốc rời Paris đi mạc Tư Khoa. Năm sau Phan Văn Trường trở về Việt Nam. Tại sài gòn ông cộng tác với tờ Tiếng chuông rè, tiếp đó ông ra báo Nước Nam (L' An Nam)... (trang 45,46 sđd). Nghĩa là vào thời điểm ấy ông may mắn được gặp hai nhà yêu nước họ Phan và đón nhận sự giúp đỡ của họ, chứ không phải ngược lại ông sáng lập “Hội đồng bào tương ái”, nghĩ ra tám điểm yêu sách để Phan văn Trường viết hộ...

Ngay cuốn sách duy nhất là Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) cũng không thể là của anh Nguyễn viết với vốn tiếng Pháp thấp như vậy. Nguyễn kém nhất trong nhóm Ngũ long cùng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, gồm 5 nhà yêu nước vừa kể trên: Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, và Nguyễn An Ninh (sinh viên năm thứ 2 trường luật), vì vậy viết báo đã khó, huống hồ viết sách? Điều này chính Trần Dân Tiên khẳng định: Quyển này gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong những sách của người Pháp viết để ở thư viện Quốc gia" (sđd.,trang 34). Nghĩa là anh Nguyễn chỉ có công lục lọi từ tủ sách trong thư viện, rồi trích dẫn và chép lại mà thôi. Sao lại biến một "thợ chép" thành tác giả đại tài được?

Sau này trong công việc điều hành đất nước, người dân Việt Nam cũng bắt gặp nhan nhản những đạo văn của cụ trong văn thơ cổ. Cụ thể bài "Khuyên thanh niên" người viết:
Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.


có nguồn gốc từ sách Ấu học ngũ ngôn thi (Thơ 5 chữ cho trẻ em) nội dung như sau:
Tạc sơn thông đại hải
Luyện thạch bổ thanh thiên
Thế thường vô nhân sự
Nhân tâm tự bất kiên.

Dịch sang tiếng Việt là:

Đục đá thông ra biển
Đội đá, vá trời xanh
Trên đời không việc khó
Chỉ sợ lòng không kiên.

Quả là với vốn liếng tiểu học mà bắt chước được như thế cũng đã là siêu (!). Tiếc thay gần như cả dân tộc Việt Nam, các nhà báo nhà văn hễ trích dẫn câu này đều khẳng định là thơ Bác Hồ khuyên thanh niên Việt Nam [1].

Câu nói của Quản Trọng thời Chiến Quốc: “Kế sách một năm không gì hơn là trồng lúa. Kế sách mười năm không gì hơn là trồng cây. Kế sách mười năm không gì hơn là trồng người” đã được cụ khéo léo gạt bỏ ý đầu tiên đi, coi như việc ăn không quan trọng, không có thực vẫn cứ vực được đạo, để sửa lại: “ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Thế là trong lĩnh vực giáo dục nước nhà, hễ mở miệng là người ta lấy câu này của cụ ra như một bảo bối quốc gia để căn dặn lớp trẻ.

Ngay cuốn Ngục trung nhật ký (hay Nhật ký trong tù) của cụ, đọc lên rất nhiều người nghi ngờ, thậm chí cả tác giả hải ngoại Lê Hữu Mục đã để công nghiền ngẫm và khẳng định là tác giả tập thơ ấy là của một người khác, cũng hoạt động cách mạng và bị bắt trước cụ. Trước khi mất, muốn gửi gắm lại tư tưởng của mình cho hậu thế nên đã nhờ cụ cất giữ". Sau 1945, tình cờ, lục lọi lại trong đống tư liệu cũ, cụ đã tìm lại được và vì sự "vĩ đại", toàn tài của mình mà cho công bố tên tác giả là Hồ Chí Minh. Theo Lê Hữu Mục, ngay cả thời điểm cụ bị cảnh sát của quân Tưởng Giới Thạch bắt (28/08/1942) cũng không trùng với thời điểm ghi “Dưới hai cánh tay bị xích” (1931).

Lời lẽ trong thơ của Ngục trung nhật ký uyển chuyển, uyên thâm, sâu sắc, rõ ràng là của một người giỏi tiếng Hán. Còn cụ, dù có lấy vợ Tàu (Tăng Tuyết Minh), như tài liệu của Trung Quốc công bố, viết tiếng Việt còn đầy lỗi chính tả, sao có thể sử dụng tiếng Hán nhuần nhuyễn mà làm thơ theo kiểu thơ Đường được?


Bà Tăng Tuyết Minh thời trẻ (trái) và lúc về già(phải)
Bà vẫn treo hình ảnh người chồng, và đợi ! (góc trên)


Suy xét thơ cụ sau thời buổi nước nhà được độc lập, thấy rất rõ trình độ học vấn cấp tiểu học của cụ, ví dụ bài thơ "Hòn Đá" kêu gọi mọi người đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật:
Hòn đá to,
Hòn đá nặng
Một người nhắc
Nhắc không đặng

Hòn đá nặng
Hòn đá bền
Nhiều người nhắc,
Nhắc lên đặng.

Hay "Bài ca du kích":

Ào ào ào
Già nào
Trẻ nào
Lính nào
dân nào,
đàn ông nào,
đàn bà nào
Ai có súng dùng súng
Ai có dao dùng dao
Người có cào dùng cào
Không có gươm thì dùng cuốc, xẻng gậy gộc...
Những bài như thế này, nếu xếp vào danh mục thơ, quả là một sự xúc phạm ngôn từ lớn, trên thực tế nó chỉ là thứ văn xuôi ghép lại cho vần mà thôi.

Một loạt các bài thơ chúc Tết của cụ cũng vậy, lổn nhổn những khẩu hiệu, lời chúc gói trong nền cờ cách mạng, từ 1942 đến 1966, năm nảo năm nào cũng na ná giống nhau về giọng điệu, thủ pháp, ngôn từ, đọc một bài là thấy cả chục bài. Cho dù viết giữa bầu trời xuân, song chỉ gợi lên sự nhàm chán, đơn điệu, tẻ nhạt:
Tháng ngày thấm thoắt chóng như thoi,
Năm cũ qua rồi chúc năm mới
Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong
Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi,
Chúc đồng bào ta đoàn kết mau
Chúc Việt Minh ta càng tiến tới
Chúc toàn quân ta trong năm này
Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới
Năm này là năm Tết vẻ vang
Cách Mạng thành công khắp thế giới.
v.v và v.v.

Ba bài chúc cuối cùng của cụ được coi là tiêu biểu nhất, thực chất cũng chỉ là một sự dự báo thời cuộc trong thơ, cho nên lượng thơ hầu như không đáng kể và tầm nhìn xa không quá bản thân người.
Xuân về xin có một bài ca
Gửi chúc đồng bào cả nước ta
Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi
Tin mừng thắng trận nở như hoa.
(1967)
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp mọi nhà
Nam bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên toàn thắng ắt về ta!
(1968)
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to...
(1969)
Thơ cụ viết cho các cháu thiếu nhi cũng vậy, vẫn là bút pháp dễ dãi, thấp tay và đơn giản, chẳng có vẻ gì là của một lãnh tụ thi nhân cả:
Bác được tin rằng
Cháu làm liên lạc
Bị giặc bắt được
Lại trốn thoát ngay
Mang hai lính tây
Theo về bộ đội...
(Tặng cháu Phạm Đỗ Hải, chiến khu II)
Một trong số những bài thơ được coi là tiêu biểu, đưa vào sách giáo khoa lớp 2 cho toàn thế học sinh học là bài "Con cáo và tổ ong":
Tổ ong lủng lẳng trên cành
Trong đầy mật nhộng ngon lành lắm thay
Cáo già nhè nhẹ lên cây
Định rằng lấy được ăn ngay cho giòn...
lại bị xem là giống thơ ngụ ngôn của La Fontaine.

Bài "Tặng đồng chí Trần Canh" - cố vấn quân sự Đảng cộng sản Trung Quốc, làm 1950 trong chiến dịch biên giới, chỉ khác bài "Lương Châu Từ " của Vương Hàn đời Đường có mấy chữ, đọc là nhận ra ngay.Thơ Vương Hàn viết:
Bồ đào rượu ngọt chén lưu ly
Toan nhắp tỳ bà đã giục đi
Say khướt sa trường anh chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về?
Được cụ sửa thành:
Sâm banh, rượu ngọt, chén lưu ly
Toan nhắp tỳ bà ngựa giục đi
Say khướt sa trường cười chớ vội
Chẳng cho địch thoát một tên về.

18 ngày điều dưỡng ở Hoàng Sơn, khu du lịch nổi tiếng của Trung Quốc với những đỉnh núi nguy nga kì vĩ, những cây thông xanh ngắt, khoẻ khoắn hiên ngang, những suối nước trong veo in bóng những tảng mây cuồn cuộn trên bầu trời, được người dân đặt tên là Hoàng Sơn tứ tuyệt gồm: kỳ tùng, quái thạch, vân hải (biển mây), ôn tuyền (suối ấm)... tưởng tâm hồn cụ phải lộng gió thi ca, ai ngờ cụ chỉ viết được 6 bài, hệt chuyện nhân quả sắp xếp của các đầng thân linh, chỉ sự mạt vận, điểm chết: 4 tấm dài, 2 tấm ngắn, trong đó 2 "tấm" ngắn còn tàm tạm ở mức trung bình, còn 4 dài thì thật vô cùng ngớ ngẩn, như thể sự lộng gió trên núi cao đã thay bằng sự "phải gió" trong cơ thể cụ vậy.
I
Hoàng sơn các cháu thật là ngoan
Hễ gặp tôi: cháu chào bác ạ
Má như táo chín, miệng như hoa
Tình cảm với tôi nồng thắm quá

II
Cụ Đổng tặng tôi bài thơ dài
Tôi muốn làm thơ hoạ lại người
Nhưng việc nước nhà đang chống Mỹ
Hoàn toàn chiếm trọn trái tim tôi

III
An huy tự cổ bao hào kiệt
Hào kiệt ai tháng tân tứ quân
Theo Đảng khắp nơi trừ cường bạo
Làm chủ từ nay là công nhân

IV
Đồng chí địa phương thật quý khách
Với chúng tôi chu đáo hết cách
Ngày nào cũng được đi tham quan
Tối tối lại còn mời xem kịch
Đành rằng trong khi làm chính trị cũng nên có những lời thơ mộc mạc giúp nhân dân hiểu mọi việc dễ dàng hơn, vì dân tộc Việt Nam mấy nghìn năm chìm trong đêm trường nô lệ, dân đâu có được học hành nhiều... Nhưng nếu là con người có sự biệt hoá cao độ, có tầm hiểu biết sâu rộng hơn hẳn số đông như báo chí vẫn ca ngợi, thì sự "lóe sáng" phải được thể hiện nhiều lần, trong nhiều trường hợp. Ngược lại suốt từ thời điểm 1945, cho đến 1969, suốt nhiều năm ông bị cánh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ vô hiệu hoá, cho theo dõi phong trào "Người tốt việc tốt" của các tỉnh thành, bị cấm vận về tình cảm lứa đôi, phải hạn chế từ ý kiến đóng góp đến các tư tưởng, đường lối, kế hoạch, quan điểm, v.v., rồi sang Bắc Kinh chữa bệnh. Không ít phút nhàn tản, rỗi rãi, bao nỗi niềm, tâm tư cháy bỏng mà cụ cũng không hề làm nổi bài thơ nào ra hồn? Khi được người khác tặng thơ mời hoạ lại thì thoái thác "nước nhà đang chống Mỹ" để tránh phải bộc lộ khả năng nghệ thuật cấp tiểu học của mình.

Sự thật, nếu đã là nhà thơ, là danh nhân văn hoá, hẳn gia tài thơ văn không chỉ vỏn vẹn thế được, càng không chọn cách lấy tư tưởng người khác làm tư tưởng của mình. Danh ngôn thế giới nhận định: "Nhai lại của mình thì chóng chán, nhai lại của người khác thì mất vệ sinh". Cả tư tưởng của Khổng Tử, cách cụ vài trăm năm bốc mùi lạc hậu cũng được cụ nhai lại một cách ngon lành: “Chúng ta không sợ ít, không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng", mà không hiểu một điều đơn giản là đã thiếu, đã ít, thì tránh sao khỏi sự không công bằng?

Tranh không lời


Ngay cả câu cụ dạy thanh niên (1942): Người quân tử phải có đức, nền của đức là nhân, Nhân có 12 chữ: Nhân ái (Nhân Tình, Nhân tính, Nhân văn, Nhân Bản, Nhân đạo, Nhân luân, Nhân Cách, Nhân Phẩm, Nhân Hậu, Nhân Từ, Nhân Chính)... Muốn thực hiện đầy đủ phải có trí có dũng... Thế nhưng các bậc túc nho lại khề khà mà rằng: "Chắc cụ lại bệ từ sách Tàu mà ra thôi, nếu không nhầm thì người ta nói rõ tới 13 chữ “Nhân”, nghiã là cả “Nhân mạng”, hay là “Nhân vật” kìa. Không hiểu sao cụ lại cắt béng chữ “Nhân” thứ 13 tối quan trọng như vậy nhỉ, vì bản lĩnh cao cả, đạo đức sáng ngời trong tư tưởng, biến cụ thành thiên sứ (sư thiến?) hay vì cụ bị Đảng thiến béng chất đàn ông đi rồi. Có lẽ mới vỏn vẹn 46 tuổi đã buộc phải làm "Cha già dân tộc" nên cụ vứt béng chữ “Vật” của chữ “Nhân” thứ 13 đi ?!

Tóm lại nếu một người có học vấn cao, tầm nhìn xa, hiểu biết rộng đã không đẩy đất nước vào thảm cảnh đau thương khốn cùng mà lịch sử Việt Nam đã từng có như "Cải cách ruộng đất”, “cải tạo thương nghiệp”, “chỉnh huấn chỉnh quân”, “hợp tác hoá nông nghiệp",… v.v. Song song là sự phá hoại đến tận cùng nền tảng đạo lý truyền thống của dân tộc, vừa phản bội nông dân về ruộng đất, bơm máu đen vào cơ thể Đảng. Chưa đủ. Còn trấn áp, chà đạp lên tri thức, văn nghệ sĩ theo chủ nghĩa thành phần và nạn chứng lý lịch cuồng.

Việc cụ cố tình đưa đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, lấy tư tưởng Mác Lê Nin làm “kim chỉ nam”, hướng dẫn mọi hành động tư tưởng của triệu triệu đồng bào Việt Nam, thực sự là vật cản cho sự phát triển tự nhiên của đất nước hôm nay, bắt đất nước đi vòng trên đường thẳng mà kết quả nhỡn tiền là sau 30 năm kết thúc chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam vẫn không tiến bằng mức mà người Mỹ bỏ lại từ thập kỷ 70 tại miền Nam.

Giữa hai gạch nối của hai năm Ất Dậu 1945-2005 Đảng tung hô, bịa đặt bao nhiêu điều, tưởng chừng không triều đại lịch sử nào có thể đạt được. Thần kỳ về Cách mạng tháng Tám 1945, thần kỳ về kháng chiến chống Pháp, thần kỳ về kháng chống Mỹ đến thần kỳ về đổi mới v.v. , cũng không thể bỏ qua thực tế của nước nhà, sự nhận thức của người dân. Đặc biệt là thế hệ trẻ, khi biết vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mình quyết định đưa đất nước đi theo con đường của Lê –Nin, không biết rằng Lê-Nin là một tội đồ của lịch sử, một nhà lãnh đạo dốt nát, bị tướng lĩnh quân đội Liên xô đánh giá là "hành xử vô cùng điên khùng, rồ dại và vô văn hoá". Một kẻ mà ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, trung tướng Volkognov đã phải tuyên bố: "Đảng cộng Sản Liên xô đã phanh phui những tài liệu tuyệt mật ở văn phòng Lê Nin gồm rất nhiều bút tích, đủ để kết luận rằng: chính Lê -Nin đã từng giết oan, bỏ tù không xét xử tới 70% uỷ viên trung ương - đều là những đồng chí thân tín của mình...”.

Ngoài ra theo vết xe tồi tệ của Mác [2], coi tôn giáo là một trong những thứ đê tiện nhất từng có trên trái đất, Lê-Nin đã tự xác định thái độ: "Chúng ta phải đấu tranh với tôn giáo. Đó là điều sơ đẳng của toàn bộ chủ nghĩa duy vật chủ nghĩa Mác". Vì thế chỉ trong năm 1917, riêng trong khu vực Matxcơva người ta đã phá huỷ 426 nhà thờ, đóng cửa và làm hư hỏng nặng nề 340 ngôi trong tổng số 846 ngôi, chưa kể hàng nghìn nhà thờ trong toàn quốc bị phá trong suốt thời gian chính quyền Xô Viết trị vì.

Cũng bởi những hành động tội ác này, nguyên uỷ viên bộ chính trị (thời Gorbachov) Alexandre Yakovlia phát biểu: "Chủ nghĩa cộng sản Nga không thể nào trốn thoát được trách nhiệm trước nhân dân vì đã thiết lập một nền chuyên chính thù ghét con người, đã khiến 60 triệu người phải bỏ mạng". Người dân Liên Xô đại đa số là hiền lành và yêu kính Chúa lòng lành của mình, khi biết tin này đã phải biểu tình đòi dẹp bỏ lăng tẩm của Lê - Nin [3].

Ấy thế, khi viết chuyện mình để hậu thế tôn vinh, Hồ Chí Minh còn mạo phạm tới liệt tổ, liệt tông khi dám so sánh mình với những người anh hùng dân tộc: "Bác Hồ được nhân dân ta coi là Cha già dân tộc, bác còn vĩ đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Đạo vì đã đưa dân tộc ta vào kỷ nguyên xã hội chủ nghĩa". (Trần Dân Tiên, sđd).

Quả là không còn lời gì để nói về con ngườì "huyền thoại," "lỗi lạc", đồng nghĩa với lỗi thời, lạc hậu này.
Hà Nội, 21/8/2005
Nguyễn Thái Hoàng

[1] Thơ Hồ Chí Minh (nhà xuất bản Văn hoá thông tin 2002), trang 282, ghi chú: "Bài này Hồ chủ tịch làm khi ghé thăm một lán trại của thanh niên xung phong làm đường, trong kháng chiến chống Pháp."
[2] Mác quan niệm: Tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ nhân dân
[3] Nguyễn Minh Cần dịch. Xem: Nguyễn Minh Cần, Công Lý Đòi Hỏi. Nxb. Văn Nghệ, USA, 1997

---
Nói về HCM (audio)
SH-19-05-07_KyniemngaysinhcuaNguyenTatThanhPhan1.mp3
SH-19-05-07_KyniemngaysinhcuaNguyenTatThanhPhan2.mp3
sh20070521veHCMbai3.mp3
sh20070521hcm-bai4.mp3
sh20070521hcm-bai5.mp3
sh20070521chinhtri.mp3

Aucun commentaire: