1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 31 mai 2007

Bài học Việt Nam cho Iraq

31 Tháng 5 2007 - Cập nhật 17h20 GMT
Bài học Việt Nam cho Iraq


Kissinger: Không nên thảo luận quá gay gắt tới nổi không tìm ra được giải pháp

Trong cuộc chiến Việt Nam có một lúc khi những cuộc thảo luận trên nước Mỹ lên tới mức quá gay gắt đến nổi mọi cuộc bàn thảo hợp lý nhất để tìm một giải pháp dù là nặng tay để giải quyết , đã bị gạt ra bên ngoài.
Ông Henry Kissinger, cựu thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia và sau đó là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đã viết như trên trong một bài xã luận đăng trên tờ Los Angeles Times số ra ngày 31 tháng Năm 2007.

Ông viết thêm rằng tình trạng tiến thoái lưỡng nan này đã bóp chết tất cả các nỗ lực của Hoa Kỳ tại Việt Nam, và không nên để xảy ra tại Iraq.

Chúng ta phải gạt bỏ huyền thoại cho rằng chính quyền Nixon cầm quyền năm 1972 với các điều kiện đưọc đặt ra hồi năm 1969, do đó đã kéo dài cuộc chiến một cách không cần thiết.

Liệu Hiệp Định Paris ký hồi tháng Giêng năm 1973, có khả năng bảo toàn được một miền Nam Việt Nam độc lập và tránh được cảnh đổ máu sau khi Đông Dương rơi vào tay Cộng Sản, thì cho đến giờ này không ai biết được.

Những gì chúng ta biết là tình trạng mất đoàn kết tại nước Mỹ đã không đưa ra một hệ quả như vậy khi mà Quốc Hội Mỹ biểu quyết cấm xử dụng sức mạnh quân sự để giữ vững Hiệp Định này và đồng thời cắt viện trợ quân sự sau khi tất cả các quân nhân Mỹ -ngoại trừ vài trăm cố vấn quân sự -đã rời miền Nam Việt Nam.

Quân đội Mỹ ra đi khiến cho bộ đội Bắc Việt Nam ồ ạt xăm lăng, vi phạm rõ rệt các thỏa hiệp đã ký kết, và các nước mà đã hậu thuẫn cho các thỏa hiệp này đã quay lưng lại.

Ôn cố tri tân

Có hai câu hỏi đưọc nêu lên từ cuộc chiến Việt Nam mà vẫn còn giá trị cho cuộc chiến Iraq.

Thứ nhất: Liệu biện pháp đơn phương rút quân là một sự lựa chọn khi ông Nixon lên cầm quyền ?

Thứ nhì : Liệu thời gian dành cho chiến lược mà ông Nixon đề ra, có lâu hơn là thời gian dân chúng mong đợi để có được kết quả, cho dù kết quả đó có ra sao đi chăng nữa hay không ?

Khi ông Nixon lên cầm quyền, thì lúc đó có hơn 500.000 binh sĩ tại Việt Nam, và con số này càng ngày càng tăng.

Lập trường chính thức của chính quyền Johnson là quân đội Mỹ sẽ bắt đầu triệt thoái sáu tháng sau khi Bắc Việt rút quân.

Quan điểm " bồ câu" của hai thượng nghị sĩ Robert F.Kennedy và George McGovern, bị đại hội đảng Dân Chủ bác bỏ hồi năm 1968, cho rằng hai bên phải rút quân.

Không có một nhóm nào lúc đó chủ xướng phải đơn phương rút quân cả.

Không khả thi

Giải pháp đơn phương rút quân là không khả thi, bởi vì tái bố trí hơn nửa triệu binh sĩ là một cơn ác mộng trên phương diện tiếp vận, ngay cả trong thời bình.

Tại Việt Nam lúc đó có hơn 600.000 bộ đội cộng sản võ trang có mặt trên chiến trường, và rất có thể sẽ có một số đông binh sĩ trong quân đội miền Nam Việt Nam sẽ có động thái có lợi cho cộng sản, vì cảm thấy bị đồng minh bỏ rơi.

Trong tình huống này, quân đội Hoa Kỳ sẽ biến thành con tin và thường dân sẽ trở thành nạn nhân.

Vào lúc đó, cũng không hề có một giải pháp ngoại giao nào khác.

Hà Nội nhất mực cho rằng muốn có được ngưng bắn, thì Hoa Kỳ phải thỏa mãn hai điều kiện tiên quyết.

Thứ nhất, Hoa Kỳ phải lật đổ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, giải tán cảnh sát và quân đội và thay thế bằng một chính phủ mà đa số thành viên là cộng sản.

Thứ nhì, Hoa Kỳ phải lập ra một thời biểu rút quân vô điều kiện mà Hoa Kỳ phải tuân thủ bất kể các cuộc đàm phán liên hệ có kéo dài đến đâu đi chăng nữa.

Sự hiện diện của bộ đội Bắc Việt tại Lào và Kampuchea được tuyên bố không phải là một đề tài thích hợp để đàm phán.


Các điều kiện do TT Nixon đưa ra vào tháng Giêng 1972 đã được chấp thuận

TT Nixon đã tóm lược một cách chính xác các lựa chọn khi ông bác các điều khoản 1969 như sau:

"Liệu chúng ta sẽ rời Việt Nam trong cung cách này - bằng chính hành động của mình - và giao đất nước này một cách có ý thức cho cộng sản chăng ? Hay chúng ta nên rời đất nước này và tạo cho người miền Nam Việt Nam có được một cơ hội hợp lý để sống còn như là dân tộc có được tự do ?"

Iraq cũng giống như Việt Nam

Trong hiện trạng nước Iraq, giải pháp đơn phương rút quân đã tạo ra một vấn đề tương tự.

Khi cách cuộc đàm phán bế tắc, chính quyền Nixon đã xoay sở hết mức để hành động đơn phương, mà không phá tán đi cơ cấu chính trị của miền Nam Việt Nam.

Từ năm 1969 đến năm 1972, Hoa Kỳ đã rút đi 515.000 binh sĩ, chấm dứt vai trò chiến đấu vào năm 1971 và giảm số thương vong người Mỹ đến gần 90%.

Do đó, một cuộc rút quân từng phần mà ngăn ngừa được các tín đồ Hồi giáo chiếm lĩnh tình thế tại Iraq cũng là một thách thức nghiêm trọng tại nuớc này.

Tại Việt Nam, vào năm 1972 chiến lưọc mà chính quyền Nixon đề ra đã bất ngờ tạo ra được một đột phá trùng với chiến dịch phản công lại tổng tấn công mùa xuân của Bắc Việt.

Khi Hoa Kỳ gài thủy lôi trong các vịnh ở miền Bắc, Hà Nội cảm thấy bị cô lập, vì Bắc Kinh và Liên Xô đứng ngoài cuộc nhờ Hoa Kỳ mở cửa thân thiện với Trung quốc vào năm 1971 và hội nghị thượng đĩnh năm 1972.

Cuộc tấn công của Hà Nội đã bị quân đội Việt Nam Cộng Hòa đánh bại hoàn toàn với sự yểm trợ của hỏa lực không quân Mỹ.

Khi đối diện với thất bại quân sự và bị cô lập về ngoại giao, ông Lê Đức Thọ, thương thuyết gia chính của Hà Nội đã bỏ các yêu sách năm 1969 của Hà Nội vào tháng 10 năm 1972.

Ông công khai chấp nhận các điều kiện do TT Nixon đưa ra vào tháng Giêng 1972.

Thuận lợi và trở ngại

Hiệp định Paris đưa đến kết quả là Bắc Việt chấp nhận ngưng bắn vô điều kiện và trao trả tù binh, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục hiện diện, Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ kinh tế và quân sự cho chính phủ này, lực lưọng Bắc Việt không được xăm nhập miền Nam, quân đội Hoa Kỳ tiếp tục rút số quân còn lại, bộ đội Bắc Việt phải rút ra khỏi Lào và Kampuchea.

Quan trọng hơn hết là không có điều nào nêu trên có trong thỏa thuận năm 1969.

Chính quyền Nixon quả tin rằng đã đạt được một cơ hội cho nhân dân miền Nam Việt Nam để tự định đoạt được số phận, và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa có đủ sức để vượt qua các vụ vi phạm Hiệp Định Paris bằng chính sức mạnh quân sự của mình, Hoa Kỳ sẽ chỉ trợ giúp trong trường hợp có tấn công toàn diện và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ đủ năng lực để xây dựng xã hội.

Sự mất đoàn kết trong xã hội Hoa Kỳ là một yếu tố quan trọng phá tán đi tất cả các hy vọng này. Vụ Watergate đã đánh một đòn chí tử vào chính quyền Nixon và cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ năm 1974 đã đưa đối thủ của ông Nixon lên cầm quyền.

Viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa đã bị cắt đứt do đó hiệp định Paris không được thưc thi đúng mức như đã được dự trù.

Có hai bài học đã xuất hiện từ sự thể này cho tình hình Iraq : thứ nhất bất cứ một mô hình chiến lược nào cũng không thể thành công nếu có một thời hạn chót máy móc, cứng nhắc, mà phải phản ánh được điều kiện thực tế tại chỗ. Thứ nhì là một giải pháp chính trị vẫn là một điều bắt buộc.


BBC

Kissinger
Kissinger NSA

Aucun commentaire: