1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

dimanche 20 mai 2007

Từ Sinh Nhật Giả Tới Di Chúc Giả Và Đạo Đức Giả

Từ Sinh Nhật Giả Tới Di Chúc Giả Và Đạo Đức Giả

[19/05/2007 - Tác giả: admin1 - Vietnam Review]

Đinh Từ Thức
19.05.2007


Hình: Ô. Hồ Chí Minh tại Hà Nội, 1963.

Từ 61 năm qua, ngày 19 tháng 5 đã được cộng sản Việt Nam coi là ngày sinh nhật chính thức của Hồ Chí Minh. Như nhiều người đã biết từ lâu, đây không chắc là ngày sinh nhật thật, mà có thể chỉ là một ngày được coi là sinh nhật của Hồ Chí Minh, để dùng cho một mục tiêu khác: lấy cớ mừng sinh nhật, để huy động dân chúng cắm cờ, đón đoàn quân Pháp trở lại Hà Nội vào tháng 5.1946. Dù ngày 19 tháng 5 là sinh nhật giả, cũng là chuyện dễ hiểu. Sống trong một xã hội mà mọi người đã quen với giả nhiều hơn thật: Độc lập giả, tự do giả, hạnh phúc giả, dân chủ giả, bầu cử giả, bằng giả, hàng giả, thành tích giả, đạo đức giả, sư giả, linh mục giả, v.v... Nên nếu cả nước có mừng một ngày sinh nhật giả, cũng chẳng sao!

Nhưng, nếu sinh nhật của Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 5 thật hay giả, là điều còn bàn cãi, thì di chúc của Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản công bố năm 1969 chắc chắn là giả. Hiện nay, trên báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam có cả hai bản di chúc của Hồ Chí Minh, một giả, một thật.

Bản di chúc được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam công bố vào năm 1969, sau khi Hồ Chí Minh qua đời, đề ngày viết là 10 tháng 5 năm 1965, là bản di chúc giả. [1] Bản di chúc đề ngày viết là 15 tháng 5 năm 1965, được cho lên báo điện tử của Đảng Cộng sản ngày 9 tháng 7 năm 2005, là di chúc thật. [2]

Người ta có thể nói rằng cả hai bản di chúc, dù khác nhau, đều là thật, vì bất cứ ai cũng có thể sửa lại, hay viết lại di chúc của mình nhiều lần. Nhưng ta có thể chắc, bản di chúc được công bố năm 1969, đề ngày 10 tháng 5 năm 1965 là giả, vì chẳng những khác về nội dung với di chúc sau này, mà còn một sơ sót tuy nhỏ nhưng chủ yếu, mà Bộ Chính trị đã không nhận ra. Chỉ riêng sơ sót nhỏ này đã đủ để chứng tỏ di chúc thứ nhất công bố năm 1969 không do Hồ Chí Minh viết năm 1965, mà do Bộ Chính trị viết năm 1969, khi Hồ Chí Minh qua đời.

Điều sơ sót chủ yếu trong di chúc thứ nhất để phân biệt thật giả chỉ gồm có 6 chữ, là: “Năm nay, tôi vừa 79 tuổi”. Di chúc này đề ngày viết là 10 tháng 5 năm 1965. Năm sinh chính thức của Hồ Chí Minh là 1890. Vậy, nếu vào năm 1965 Hồ Chí Minh đã 79 tuổi, thì năm sinh phải là 1886, không thể là 1890. Hơn nữa, Hồ Chí Minh qua đời năm 1969, thọ 79 tuổi. Thành ra, di chúc thứ nhất viết “tôi vừa 79 tuổi”, là viết vào năm 1969, rồi đề cả ngày, tháng, và năm giả, là 10 tháng 5 năm 1965.

Di chúc thứ nhì là thật, Hồ Chí Minh đề ngày 15 tháng 5 năm 1965, nói rõ viết vào dịp mừng sinh nhật thứ 75, có Lê Duẩn chứng kiến, và 6 chữ chủ yếu là: “Năm nay, tôi đã 75 tuổi”. Năm 1965 đã 75 tuổi, tức là sinh vào năm 1890, hợp với năm sinh chính thức.

Di chúc giả do Bộ Chính trị viết, và di chúc thật do Hồ Chí Minh viết có phần giữa giống nhau, nhưng phần đầu và phần cuối khác hẳn nhau. Phần đầu, di chúc giả viết:

“… Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.

Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta. Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta…”

Bộ Chính trị Ðảng Cộng sản Việt Nam, chẳng những đã viết ra một di chúc giả mạo, còn đặt vào miệng Hồ Chí Minh những lời lẽ khá nực cười. Bởi vì, trong di chúc, không bao giờ, và không ai viết tôi sẽ đi thăm nơi này nơi kia, hay sẽ gặp người này người khác, vì một lẽ giản dị là đã chết rồi, làm sao có thể đi đâu, hay gặp ai được nữa.

Trong di chúc thật, không có phần đầu nực cười vừa rồi, mà có phần cuối nói về việc riêng, khá chi tiết, nguyên văn như sau:

“… Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân.

Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là "hoả táng". Tôi mong rằng cách "hoả táng" dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện, thì "điện táng" càng tốt hơn.

Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.

Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp.

Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam.”

Ngày 7 tháng 11 năm 2006, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã ký Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. [3] Cuộc vận động này bắt đầu từ ngày 03-02-2007 và tổng kết vào ngày 03-02-2011, có sơ kết hàng năm vào dịp sinh nhật “Bác” (19-5).

Tư tưởng chớ nên tổ chức đám táng linh đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân, là tư tưởng hay, tuy chẳng mới mẻ gì. Muốn đốt xác thay vì chôn, cũng là theo ý hướng tốt. Bộ Chính trị mở cuộc vận động học tập và làm theo gương Hồ Chí Minh, nhưng đã viết di chúc giả, và làm ngược hẳn với di chúc thật của Hồ Chí Minh. Bằng chứng hiển nhiên là thay vì đốt xác theo di chúc, đã bắt chước Liên Xô, ướp xác “Bác” rồi trưng bày trong lăng miếu đồ sộ, khiến nhân dân không những lãng phí thì giờ và tiền bạc một lần cho đám táng linh đình, mà đã lãng phí thì giờ thăm viếng, và tiền bảo trì lăng cũng như bảo trì xác từ gần 40 năm qua.

Bộ Chính trị đã vận động nhân dân theo gương Hồ Chí Minh, trong khi hành động trái ngược hẳn với ý muốn tốt của Hồ Chí Minh. Và mỉa mai thay, cùng lúc ấy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hình như cũng không hề biết ngượng mồm, khi tuyên bố với cả nước rằng ông yêu nhất sự thật, và ghét nhất sự giả dối.

--------------------------------------------------------------------------------
[1]Đọc di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (công bố năm 1969):
http://cpv.org.vn/details.asp?id=BT530749814 Di chúc thứ nhất, khi tác giả viết bài này, ghi năm 1965, nhưng đến khi hoàn thành bài viết thì năm ghi đã thay đổi thành 1969; Bạn đọc có thể tìm thấy bản di chúc có mâu thuẫn trong website của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh:
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=614
[2]Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh bút tích các bản thảo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1965-1969): http://cpv.org.vn/details.asp?id=BT97055044 .
[3]Đọc chỉ thị số 06CT/TW: http://cpv.org.vn/details.asp?id=BT254076790

http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=article&sid=6359

Aucun commentaire: