1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mercredi 9 mai 2007

Vua vi hiến hay cha phong kiến?

Vua vi hiến hay cha phong kiến?
Ngày: 04-09-2006
Đề tài: Diễn Đàn


Thiên Ðức - Tranh luận với Trần Mạnh Hảo bài 1/3



Ông Trần Mạnh Hảo vừa phổ biến bài viết “Nhà Nước Việt Nam liên tục vi phạm hiến pháp” trên DCVOnline, ngày 18/08/2006.

Trên tinh thần hướng đến một cuộc sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, tác giả đã chứng minh trong thời gian qua nhà nước đã ban hành những văn bản luật lệ dưới hiến pháp lại vi phạm hiến pháp trầm trọng đi ngược lại điều 146: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam là luật cơ bản, có hiệu luật pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp”. Ví dụ các điều luật qui định quyền của người dân bị chà đạp:

Điều 68: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Điều . 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

Điều .70: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hay không theo một đạo nào.

Từ đó, nhà nước Việt Nam được phong tặng là Vua Vi Hiến. Như vậy ông Trần Mạnh Hảo đã công khai cạnh tranh với Thiên Ðức trong công việc này.

Thật vậy trong loạt 4 bài viết “Cách mạng trắng tức là cuộc cách mạng giáo dục tại Việt Nam” của người viết có đoạn:

“b) -Trường hợp dân oan khiếu kiện:

Hiện nay, người dân ăn chực, nằm vạ ở cơ quan công quyền hằng chục năm, từ đời này sang đời khác để xin khiếu kiện mà vẫn không được giải quyết, là bởi lý do tác phong khiếu kiện của người dân sai nguyên tắc cơ bản xã hội chủ nghĩa (XHCN) là xã hội nào con người đó, hay nói đúng hơn xã hội nào, phải áp dụng đúng phong cách của xã hội đó.

Trong xã hội phong kiến, quan quyền là cha mẹ dân (phụ mẫu chi dân) thì người dân muốn xin xỏ điều gì thì phải lạy lục, chấp hai tay trước ngực, khúm khúm núm lạy thật sự, quan quyền sợ bị tổn thọ nên phải giải quyết.

Chế độ cộng sản hiện nay mang danh là chế độ XHCN nhưng thực chất là chế độ “cha phong kiến”. Thật vậy, trong chế độ phong kiến, người dân bị áp bức, người dân có quyền khiếu kiện, người dân có quyền tin tưởng theo lý tưởng của mình như là Khổng giáo, Lão Tử, Mạnh Tử, hay các triết thuyết tây phương, không ai có quyền ngăn cản, và quan cai trị vẫn phải tôn trọng ý kiến khác biệt đó, tức là đa nguyên lý.

Thế mà trong chế độ XHCN không những đã độc tài theo kiểu phong kiến gia trưởng, mà còn độc quyền chân lý, người dân khiếu kiện không được giải quyết, trẻ thơ người lớn đều bị đầu độc bởi một lý thuyết duy nhất là XHCN. Như vậy chế độ CS hơn chế độ phong kiến một bậc thì phải làm cha phong kiến là vậy.”

Vì thế người dân dùng phong cách công dân của xứ sở văn minh là quần rách áo ôm, đệ đơn đến các tầng lớp quan lại cha phong kiến, để xin giải quyết quyền lợi theo hiến pháp và pháp luật thì làm sao mà thành công được.

Người dân khiếu kiện ngày nay nên học tập phong tục tập quán Việt Nam của người xưa trong khiếu kiện. Ðối với chế độ phong kiến người nào bị oan ức thì chỉ người đó quỳ lạy nơi công đường xin giải quyết thôi. Nhưng đối với chế độ “cha phong kiến” thì một người oan ức ra quỳ lạy trước cơ quan theo mức độ của người xưa sẽ không ăn thua gì, mà phải cả gia đình, con cái, dòng họ, từ trẻ thơ đến già yếu thậm chí cả làng xã nếu đó là vụ kiện tập thể, đến trước các cơ quan công quyền quỳ lạy năm này qua năm khác may ra mới được quan cộng sản giải quyết sớm. Ðó mới đúng là phong cách khiếu kiện của người dân ở chế độ XHCN. (Nguồn: DCVOnline)

Danh xưng cha phong kiến được phong tặng cho chế độ XHCN Việt Nam không phải xuất phát từ nổi bức xúc tình cảm nhất thời hay bôi bác chế độ mà là kết quả của một nghiên cứu nghiêm túc trên cơ sở hiến pháp, điều lệ đảng và văn bản chính thức được công bố trên trang web chính phủ và đảng cọng sản. Nội dung này chưa được phổ biến đầy đủ vì không nằm trong phạm vi đề tài giáo dục nói trên

Ðối với danh xưng Vua Vi Hiến của ông Trần Mạnh Hảo, người viết nhận thấy hoàn toàn không phù hợp với Nhà Nước CHXHCNVN bởi hai lý do như sau:

1) - Vua là danh xưng trong đó có hàm ý là nhiều người hay nhiều đơn vị cùng cạnh tranh nhau ví dụ như trong đám người mù kẻ chột mắt làm vua. Nếu chỉ có một mình múa gậy vườn hoang thì không thể gọi là vua được ví dụ trường hợp Robinson, một người lạc lõng sống ngoài hoang đảo, không ai gọi là vua cả.

Ở Việt Nam chỉ có một nhà nước, một đảng và một nhân dân mà thôi. Ba tập thể này có thứ bậc khác nhau rõ ràng đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, không thể đặt ngang hàng cạnh tranh với nhau để bầu chọn ngôi vua.


Nguyễn Tấn Dũng: Chống tham nhũng không loại trừ một ai cả. Thôi, bỏ đi tám. Nổ quá!
Nguồn: vnn.vn
--------------------------------------------------------------------------------

Nếu nói nhà nước làm vua tức là nói nhà nước dám qua mặt đảng cộng sản trong việc vi hiến hay sao? Như vậy Nhà nước có thẩm quyền cao hơn đảng hay sao? Ví dụ như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố chống tham nhũng không loại trừ một ai cả chứng tỏ ông Dũng uống mật gấu dám chống cả Nông Ðức Mạnh tổng bí thư đảng lẫn Nguyễn Phú Trọng chủ tịch quốc hội chăng?
Vì thế Ông Nguyễn Phú Trọng cũng như ông Nông Ðức Mạnh phản đối và chỉ đồng ý chống tham nhũng từ cấp thứ trưởng trở xuống là mới hợp với tôn ti trật tự tổ chức đảng hiện nay.

Ngoài ra nếu cho nhà nước là vua vi hiến tức là thừa nhận đảng Cộng Sản từ trước cho đến nay chấp hành nghiêm túc hiến pháp chỉ có nhà nước mới vi hiến mà thôi chăng? Và nhân dân vi hiến ít hơn nhà nước chăng? Oan ơi ông địa! Nhân dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) có được phép sống và tuân hành theo hiến pháp đâu? để được nâng lên ngang hàng nhà nước, xét tranh đua vi hiến..

2)- Vi Hiến là một hành động bất thường vượt ra khỏi quá trình chấp hành nghiêm túc hiến pháp. Nói nhà nước liên tục vi hiến tức là mặc nhiên công nhận trước đây nhà nước CHXHCNVN đã có thời gian chấp hành nghiêm túc hiến pháp nhất là những điều khoản quy định các quyền tự do của công dân. Nay vì một lý do nào đó mà vi hiến? Cũng giống như một học sinh vi phạm kỷ luật nhà trường, điều này có nghĩa là học sinh này đã chấp nhận và từng tuân hành kỷ luật nhà nước mới vào học, nay vì lý do khách quan hay chủ quan đã có những hành vi vi phạm kỷ luật thì tùy theo mức độ để có hình thức chế tài hữu hiệu. Còn nếu từ khi nhập học, học sinh này chưa bao giờ tuân hành kỷ luật nhà trường thì không thể gọi là vi phạm được, mà phải nói là học sinh này chống đối kỷ luật nhà trường. Học sinh này là kẽ đối nghịch, phải bị đào thải theo qui luật khách quan.

Trở lại với nhà nước Việt Nam, chỉ có thể công nhận là vi hiến nếu chứng minh được đã có thời gian tuân hành nghiêm túc hiến pháp nhất là các quyền cơ bản của nhân dân, tức là đã một thời người dân sống dưới chế độ XHCN đã hưởng đầy đủ quyền tự do cơ bản như tự do ứng cử, tự do ngôn luận, tự do hội họp, biểu tình... theo hiến pháp. Hạnh phúc thay! dân tộc Việt Nam có được giai đoạn này trong quá khứ để chứng minh Thiên Ðức nói sai. Người viết cũng mong lời trình bày là sai lầm.

Nếu không chứng minh được thì chỉ có thể kết luận là nhà nước chống lại hiến pháp như ví dụ em học trò nói trên. Nhà Nước cố ý làm trái hiến pháp thì phải là một tội phạm của chế độ chứ không thể kết luận là vi hiến được.

Trong tinh thần cạnh tranh công khai, dân chủ, ông Trần Mạnh Hảo chỉ mới trình làng sơ khởi vấn đề nhà nước trong quá trình tranh ngôi vua vi hiến, như vậy, phải chăng những bài viết về đảng cs vi hiến thua nhà nước chưa thuận tiện ra mắt bạn đọc chăng?

Riêng Thiên Ðức đã giới thiệu chế độ cha phong kiến và bây giờ nếu không trình bày tỏ tường sẽ có lỗi nhiều với bạn đọc và sẽ là một thua thiệt lớn trong công việc canh trạnh phong tặng danh xưng cho chế độ vậy.

- Cha là ngôi thứ lớn nhất trong gia đình và đã là cha thì không chịu sự ràng buộc của bất cứ một ai trong gia đình (ngoại trừ thế giới mẫu hệ).
- Phomng kiến là chế độ quân chủ, người có vị trí cao nhất gọi là vua. Chế độ hiện nay là chế độ cha phong kiến có nghĩa là một chế độ mà giới lãnh đạo luôn luôn hơn hẳn chế độ phong kiến một bậc trong mọi vấn đề.
Ví dụ: Trong chế độ phong kiến vua là con ông trời (Thiên tử) thế nhưng cũng phải chấp hành luật pháp của vua ban. Nhưng dưới chế độ cọng sản (chế độ cha phong kiến) sau khi ban hành hiến pháp, người lãnh đạo không những không chấp hành mà còn đứng ngoài và đứng trên hiến pháp.

• Thời đệ nhất Cộng Hòa, được phong tặng là chế độ độc tài, phong kiến, gia đình trị. Thế nhưng ông Ngô Ðình Diệm với trách nhiệm và lương tâm của mình trong tư cách là vị nguyên thủ quốc gia đã dũng cảm tuyên bố công khai trước quốc dân đồng bào “Sau lưng hiến pháp còn có tôi” điều này có nghĩa là phải bước qua xác của ông Diệm mới có thể chà đạp hiến pháp và lịch sử đã chứng minh ông Diệm đã bị ám sát hèn hạ, hiến pháp mới sang trang.

• Ngày nay với chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, tự xưng là chế độ văn minh, tiến bộ nhất loài người, lại được phong tặng danh xưng Cha Phong Kiến, ông Nông Ðức Mạnh Tổng Bí Thư đảng csvn có còn đủ liêm sỉ đối diện với sự thật của vấn đề “Sau lưng hiến pháp CHXHCNVN 1992 có cái gì....” hay không?

Những bài viết sau đây chính là trả lời câu hỏi đó:

Bài 1: Ðảng lãnh đạo ngoài vòng hiến pháp và pháp luật vơi nội dung:

* Ðảng lãnh đạo trên cơ sở pháp lý nào? có quyền cướp của, cướp công và bóc lột xương máu của nhân dân? những điều luật đã hợp thức hóa những hành vi này?

* Ðảng chống tham nhũng từ cái lưng quần trở xuống chân:

- Ðiều luật nào ép buộc công dân vn chối bỏ tổ quốc và dân tộc để trung thành với đảng khi gia nhập quân đội hay nhà nước?
- Ðiều luật nào cho phép đảng sống và hoạt động bằng ngân sách nhà nước, nhưng không ai được phép đụng tới lông chân của đảng?

* Ðảng cs và Bí Thư Ðảng Nông Ðức Mạnh có tư cách gì để hô hào chống tham nhũng?

- Việt Nam cam kết với thế giới xây dựng chế độ minh bạch và dân chủ, đảng cọng sản cho đảng viên bóc lột không giới hạn, bản chất của đảng hoàn toàn thay đổi vậy vấn đề nghiêm túc đặt ra:
Tồn tại hay không tồn tại? ai phải trả lời? Ðảng viên cs hay lá phiếu của người dân?

Bài 2: Nhà nước chống lại hiến pháp.

* Quốc hội phản bội hiến pháp

- Vi hiến về quyền bầu cử.

- Vi hiến về quyền ứng cử.

- Vi hiến về bản chất đại biểu quốc hội.

- Phản bội hiến pháp qua sự việc trốn chạy trước cử tri.
- Vi hiến qua luật cán bộ, công chức.

* Chính phủ chà đạp hiến pháp và pháp luật

- Vi hiến từ thành phần tham gia chính phủ.

- Chính phủ chà đạp hiến pháp và luật pháp qua qui định “tụ tập 5 người phải xin phép”.

- Hiến pháp không quy định nhưng cũng không cấm công dân đấu tranh bảo vệ các quyền tự do đã ghi trong hiến pháp và pháp luật.

* Ủy ban nhân dân là lãnh chúa địa phương

- UBND xã có quyền ban hành chính sách, nghị quyết, luật pháp tại địa phương với trình độ chống nạn mù chữ?

Nội dung những bài viết trên sẽ được trình bày với những vấn đề pháp lý còn bỏ ngỏ với mục đích để cho bạn đọc cùng tham gia đối thoại nhằm tìm đến một tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền nhanh chóng đi vào hiện thực và người dân được quyền: ”Sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật".

California, 1/09/2006


Copyright © 2006 DCVOnline

Thiên Đức
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=print&sid=2262

Aucun commentaire: