1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 17 mai 2007

Vì sao ĐCS Pháp chết, còn Ý thì sống?

Vì sao ĐCS Pháp chết, còn Ý thì sống?

Lưu Vũ - Chuyển ngữ bài của Leopold Unger (*)


Sao quá tĩnh mịch trên chiếc quan tài! Thậm chí phải hô to lên. Vẫn yên lặng. Chiến thắng của Sarkozy làm mờ nhạt sự kiện lịch sử khác - cái chết của Đảng Cộng Sản Pháp.

Trong cái này có điều gì thật lâm ly thống thiết. Một đảng đã đồng lãnh đạo nước Pháp sau chiến tranh thế giới II, có lúc chiếm tới 30% số phiếu cử tri, đã từng có đủ khả năng thông qua các công đoàn do mình kiểm soát làm tê liệt cả nước bằng các cuộc đình công, đã từng cám dỗ được cả Aragon, Joliot-Cuire, Picasso và cả cuộc sống trí thức Pháp nói chung – thế mà chỉ giành được 1,9% tại vòng I từ cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Một kết quả tệ hại nhất trong toàn bộ lịch sử của mình.

Không chỉ riêng Đảng Cộng Sản Pháp một thời đã có vầng hào quang và sức mạnh. Những người cộng sản Italy (Ý) cũng đã từng làm rung chuyển đất nước. Nhưng những người cộng sản Ý đã tránh được thất bại. Sự khác nhau là gì?

Tại nước Pháp, khi những người cộng sản vẫn giương cờ búa liềm, hát vang bài Quốc Tế Ca, thì tại Ý, những người cộng sản đã đoạn tuyệt với tên gọi cộng sản và ý thức hệ tư tưởng, bước qua Euro- và Hậu cộng sản với bài ca trên môi: ‘‘Bầu trời màu xanh” để chuyển sang vị trí của công cuộc tái thiết cải cách.

Khi những người cộng sản Pháp cúi đầu trước Moscow, bảo vệ cuộc xâm lăng Afghanistan của Liên Xô nhằm nhổ tận gốc ‘‘quyền của đêm đầu tiên”, thì người Ý từ lâu đã tỉnh táo – sau vụ thảm sát Budapest 1956, cuộc can thiệp vào Praha, Tiệp Khắc 1968 và lệnh thiết quân luật 13/12/1981 tại Ba Lan, và sau cùng là bức tường Berlin bị sụp đổ.

Khi những người cộng sản Pháp luôn luôn bị lôi kéo về phía Moscow và các cuộc cách mạng, thì Đảng Cộng Sản Ý đã hạ cánh nhẹ nhàng trên đường bay dân chủ-xã hội.


Thủ tướng Italia: Romano Prodi tại Hội nghị Thượng đỉnh G8
Nguồn: www.wikimedia.org
--------------------------------------------------------------------------------

Khi Đảng Cộng Sản Pháp bị loại ra ngoài lề của lịch sử, thì những người cộng sản Ý đã tạo nên một thành tố không thể tách rời trong liên minh trung tả của Prodi, hiện đang cầm quyền tại Roma. Và cuối cùng họ có cho mình (nghĩa đen và nghĩa bóng) một thoả hiệp lịch sử đắt giá.

Thế nhưng vấn đề lại mang tính hiện đại đầy đủ nhất. Không chỉ riêng với những người cộng sản mà cho cả phái tả. Tôi nhớ rất kỹ khoảnh khắc công bố kết quả bầu cử vào lúc 20 giờ (giờ Paris), thì 20 giờ 1 phút, cùng trên một TV, bài bình luận của nhà xã hội Pháp thông thái bậc nhất Dominique Straus-Khan không nói đến thắng lợi của Sarkozy mà nói về thất bại của đảng mình. Tất cả - ông nói – cần thay đổi cơ bản. Cần những cơn sóng thần, thay đổi nền tảng, dân chủ-xã hội muôn năm.

Cần phải có cú đập bầu cử để rốt cuộc gióng lên hồi chuông điểm giờ cải cách cho cánh tả nước Pháp. Cuộc khủng hoảng nhìn thấy rất rõ từ những lý do lịch sử, cả về nhân sự, là vì không thích ứng với những đòi hỏi của thời cuộc hiện đại, của sự thay đổi mà cả thế giới đang phải đi theo. Lưỡng diện (bipolarization), hệ thống chính trị lưỡng đảng (cánh tả và cánh hữu) đang thống trị châu Âu. Phe tả hoặc trong chính phủ hoặc đối lập, ở mọi nơi đều là công cụ của thể chế cầm quyền dân chủ. Vấn đề ở chỗ là: Phe tả như thế nào? Hiện nay chưa ai nghĩ ra mô hình nào tốt hơn những người dân chủ-xã hội trên bán đảo Scandinavian (Bắc Âu). Tại nơi đây, và cả trong New Labour (Đảng Lao Động nước Anh) và SPD (Đảng Xã hội-Dân chủ nước Đức), những người cộng sản Ý tìm cảm hứng cho mình từ các chương trình hành động, từ tiếng nói của hiện đại, mở cửa ra với thế giới, từ thị trường xã hội và tự do hoá kinh tế, từ lòng bao dung và các lý tưởng của nền cộng hoà. Sự chuyển hoá này đã bảo đảm cho những người hậu cộng sản Ý chỗ đứng trong chính trị, và thậm chí có một vai trò thực chất. Sự thiếu vắng chuyển đổi này đã loại những người cộng sản Pháp ra ngoài cuộc chơi. Và đe doạ những người xã hội (socialist) của nước Pháp.


Marie-George Buffet: lãnh đạo đảng cộng sản Pháp, 707.268 phiếu (1.93%) tại vòng I kỳ bầu cử TT vừa qua
Nguồn: wikimedia.org
--------------------------------------------------------------------------------

Chỉ thiên kêu gọi cải cách, về cơ bản không hấp dẫn. Cuộc bầu cử quốc hội Pháp sẽ tới vào tháng 6 này. Sau chiến thắng của Sarkozy, khó mà nói đến kết quả của những người xã hội.

Nếu không cải cách, không chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội sang dân chủ-xã hội, thì cũng khó mà nói đến kết quả nào đó của những người xã hội sau 5 năm nữa, trong các cuộc bầu cử tiếp theo.

Cánh tả có khả năng đáp ứng được thử thách. Với điều kiện tính hiện đại (aggiomantento) của mình xuất hiện. Trong hòm phiếu đôi khi có những phép màu. Nhưng ở đó không có chủ nghĩa quá khích.


© DCVOnline
DCVOnline: (*) -Tác giả Leopold Unger là nhà bình luận thường xuyên (columnist) của nhật báo Gazeta Wyborcza, một nhật báo lớn hàng đầu tại Ba Lan. Bài dịch trên đây được đăng tải ngày 15/05/2007.

dcv

BÀu cử Tổng ThÓng Pháp năm 2007 có gì đặc biẹt hơn các lần trước không?

Aucun commentaire: