1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mercredi 30 mai 2007

Trần Thị Hồng Sương: Phía sau ba tấm ảnh

Trần Thị Hồng Sương: Phía sau ba tấm ảnh
Gửi vào Thứ bảy, Ngày 26, Tháng 5

Phía sau ba tấm ảnh
Trần Thị Hồng Sương

Ngày 30.3.2007 bức hình Cha Lý được phát tán tràn ngập toàn thế giới. Có cả “hình bụm miệng” này in trên áo thun để trình làng một VN là “biểu tượng vi phạm nhân quyền” tệ hại nhất thế kỷ 21. Bức hình Mao Trạch Đông ở quảng trường Thiên An Môn thì vừa bị tấn công bằng bom, cháy nám nửa mặt. Đó là thông điệp dân Trung Quốc gửi vào nhân vật của quá khứ này lòng căm ghét, cho dù ông ta đã chết. VN cũng đang rất sính lăng mộ tượng đài một cách vô cùng tốn kém và làm nổi bật sự lạc hậu. Người miền Nam từng không chịu suy tôn Ngô Tổng Thống, bây giờ thấy tượng ông Nguyễn Tất Thành ngày càng lớn, lớn đến độ muốn quay phim chụp hình toàn cảnh thì chỉ thấy tượng ông Nguyễn Tất Thành chiếm ¾ ảnh còn Tổng thống Đức và ông Nguyễn Minh Triết thì... nhỏ xíu, loi nhoi ngồi phía dưới!

Quá khứ không “uy hiếp” nữa mà “bao trùm” hiện tại và sẽ “nhấn chìm” tương lai chăng ?

Có lẽ nhiều thư lại CSVN còn chưa biết câu Phật dạy, không cần có lăng mộ tượng đài chùa lớn mà thành chánh quả: “Kìa! đệ tử hãy nhìn theo ngón tay ta mà thấy mặt trăng, nhưng ngón tay ta không phải là mặt trăng!” Phật không cho tu sĩ chỉ biết vái lạy mình mà phải biết suy nghiệm lời Phật dạy. Tu mà phải đến ở chùa là... cách tu dễ theo trình tự, thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tại chợ, thứ ba tại chùa! Dù xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người! Tư duy VN nhân bản lắm mà!

Thật sự tôi không quá tin vào hình ảnh vì thấy sự lầm lạc quá độ của thanh niên thiếu nữ trở thành fan “cuồng mộ” các tài tử hay dân Hà Nội đọc truyện thần tiên xem tivi ca ngợi về ông Nguyễn Tất Thành đã ngây thơ yêu kính, thần tượng hoá, một người... rất ảo, thành cuồng tín, bỏ mạng vì lý tưởng cao cả không hề có trong thực tế... Với ông Nguyễn Tất Thành có thể trích một đoạn lời phán xét Yeltsin dành cho ông: “Ông dính dáng đến nhiều sự kiện trọng đại nhất của quốc gia, gây những lỗi lầm to lớn nhất!”.

Không thể không đặt ra câu hỏi về sự kiện: Ông Nguyễn Tất Thành ngưỡng mộ Mỹ, nhưng với Mỹ ông Nguyễn Tất Thành không được đánh giá cao, tham vọng lãnh tụ tất yếu khó thành trước lợi thế của ông Bảo Đại, ông Diệm trong cách nhìn của phe đồng minh. Nhiệm vụ Cộng Sản quốc tế giao sẽ không thành và người ăn lương tình báo Liên Xô này có phải sẽ “khó sống” với tình báo Nga nếu theo Mỹ không ? Ông đã quyết theo Liên Xô để tồn tại và may ra được làm lãnh tụ ! Khi được Lãnh tụ liên Xô tiếp kiến, giao nhiệm vụ, anh đầu bếp, người lao động cào tuyết nghèo thất chí như ông sao khỏi hình thành óc “đồng bóng vỹ cuồng”! Ông cứ thế lao ra khỏi lòng dân tộc như “ông đồng bà bóng” nông thôn, bỏ đời sống bình thường để sống trong hoang tưởng với thần thánh “cõi trên“ ! Ông Nguyễn tất Thành đã tự hào công nhận sau trận Ðiện Biên Phủ: “Nhận chỉ thị của Quốc Tế Cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”.

Thật ngạc nhiên vì sao không ai gán tội vọng ngoại tay sai nước ngoài cho Ông và Tố Hữu? Không có chứng tích nào là sáng suốt cao cả thì tôi lấy gì để yêu kính? Không có độc lập tinh thần tư tưởng mà là cái bóng của Liên Xô Trung Quốc thì lấy gì để tin? Nhìn lại thì ông gây toàn thất bại, đem đến toàn tai họa cho đất nước.

Ông Nguyễn Tất Thành là người khá vô cảm nhẫn tâm, ác một cách “vô tư”, như các giáo sĩ Hồi giáo, giết người rất dễ và an nhiên vì tưởng rằng đó là điều cần thiết là hữu ích. Cá nhân ông không phải là người xấu hiểu theo nghĩa “tham vặt, chơi hoang” ham xa hoa hay lười nhác, nên ông có các thành công giúp ông nuôi dưỡng sai lầm. Có phải vì tham vọng làm “người hùng, lãnh tụ” quá lớn và quá đáng ao ước so với tài sức ông, hình thành ham muốn duy nhất mà ông gắn vào ham muốn độc lập cho đất nước là yêu nước! Thực tế chứng minh ngược lại ông không biết yêu bất kỳ thứ gì mà không có ông là hàng đầu là lãnh tụ ở đó ! Ông bỏ hết đời mình, bỏ người vợ cưới hỏi Tăng Tuyết Minh làm vừa lòng một nhóm người trong đảng CS xét nét ông. Ông cố gắng làm người khó thể thiếu, đứng giữa những con người CS hung hăng, gây hấn mâu thuẩn dữ dội với nhau. Ông thăm dân, đóng kịch, lấy lòng.

Tính ác của con người bị kềm chế trong Phật giáo bỗng chốc được giải phóng trong bạo lực chiến tranh và cộng thêm triết lý “bạo lực cách mạng” “vô thần“ đã nâng “sát nhân khủng bố” lên hàng “sứ mệnh” làm biện pháp hữu hiệu để lãnh đạo. Giáo sĩ Hồi giáo hứa hẹn một thiên đường và bảy trinh nữ làm vợ, thưởng công cho kẻ nghe theo lệnh giáo sĩ sát nhân khủng bố thành sứ mệnh thiêng liêng bảo vệ thánh Alah. Ông Nguyễn Tất Thành được Mao công nhận lãnh tụ và trung thành với Mao hết mực. Ông hứa hẹn chức Bí thư Đảng cho Lê Duẩn, cho Trường Chinh, Tố Hữu như Mao dành nhà nước cho Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình vì cách cam chịu nhục trước Mao!

Ông Nguyễn Tất Thành không khó hiểu mà khó hiểu nhất là những người “không điên” không bất tài sao lại “cuồng tín” chánh trị hay vì sợ hãi cộng với tham vọng làm tiêu tan phẩm giá con người ? Sao lại có cuộc đời như Tố Hữu ? Tôi đoan chắc 100% chưa đứa trẻ nào có ý thức chánh trị để mơ được gặp lãnh tụ chánh trị, vậy mà nghệ sĩ CS viết cho được bài ca: “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ !”, giống như ru ngủ trẻ con “chăn trâu sướng lắm chứ” hay “gắng sức người sỏi đá cũng thành cơm” chỉ là ẩn dụ để ru ngủ cam phận tạo... hy vọng! Nếu không biết, cứ tin yêu, cứ làm theo đi, thử coi dốt và chết đói hay khôn và có cơm ăn!

Tivi VN cho đến nay vẫn còn tràn ngập hình ảnh Ông Nguyễn Tất Thành đóng phim bế cháu bé, đạp nước vào ruộng với nông dân, chống gậy Trường sơn đi hành quân. Thực tế ông Nguyễn Tất Thành lo nghĩ gì, có yêu trẻ hay không thì chỉ có... trời biết. Ông có chạy trốn Pháp rút vào lán trại miền sơn cước Việt Bắc nhưng chưa một ngày làm nông dân... ai cũng biết. Nhìn đoạn phim “ông Hồ cuốc đất” xung quanh quan chức và các nàng sơn cước xinh xắn xếp hàng đứng nhìn... cười, tôi nghĩ dân vận và truyền hình VN ta trình độ thấp thật chứ chẳng không!

Dân VN nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” cứ thờ riết tượng đất sét hoá thành thiêng. Dưới màn sương của đêm trăng lạnh “sỏi đá hoá ngọc ngà” hay ở một góc nhìn phản chiếu dưới ánh nắng, mảnh chai bể cũng lấp lánh chói loà chẳng kém kim cương.

Cô Thùy Trâm nhìn hình Ông nghe lời tuyên truyền mà tự yêu tự tin vào đó, cô dấn thân vào con đường tự hủy diệt đầy lời ca ngợi lời mời gọi để khi đối mặt với hiểm nguy chỉ còn biết thảng thốt gọi một ảo ảnh chỉ có trong trí tưởng tượng như con người khổ... kêu trời! Tín đồ Thùy Trâm lãnh viên đạn găm vào giữa trán, chết trong cảnh bơ vơ cùng tiếng kêu tuyệt vọng:

“Bây giờ trời nước mênh mông,
Bác ơi có thấu tấm lòng trẻ thơ!”

Dù chưa hoàn toàn tán thành cách huyền thoại hoá như thế nhưng tạm lấy câu viết của báo Hà Nội Mới năm 2004 viết về nhân vật truyện phim của Phan Vũ được biến thành anh hùng lịch sử Lê Văn Tám làm kết luận, khi nhìn lại quá nhiều huyền thoại về Ông Nguyễn Tất Thành: “Thời chiến, có thể dùng mọi biện pháp, miễn hữu ích. Nay cũng cần trả lại sự thật cho các các sự kiện lịch sử”.

Hình ảnh có tác dụng lớn nói lên sự thật và cũng dàn dựng sự dối trá cho nên dù nhìn hình Cha Lý bị bịt miệng thấy thất vọng đến sững sờ, bức xúc đến độ chỉ biết... im lặng, lắc đầu... Tôi phải suy nghĩ lâu mới nói về bức ảnh đó.

Lý tưởng như mũi tên đến đích, điều xấu như viên đá cũng leo đến cực điểm rồi mới chịu chúi đầu rơi xuống. Cần phải suy xét về bức ảnh bịt miệng Cha Lý sao cho vừa đúng thực trạng, bộc lộ được thủ phạm và nguyên nhân.

Nhìn lại lịch sử qua ba tấm ảnh

Ba tấm hình về chánh trị rất đáng được so sánh theo trình tự thời gian hiện nay là:

1- Bức ảnh của nhà nhiếp ảnh Mỹ Eddie Adams ghi cảnh Tướng Loan xử bắn một đặc công Việt Cộng, bối cảnh là giữa đường phố Sài gòn nhưng không gợi cho thấy đang trong cuộc hành quân tái chiếm, Tết Mậu Thân 1968.

2- Bức ảnh thứ hai là ảnh người thanh niên Trung Quốc đứng cản đường đoàn xe tăng 4 chiếc đang tiến vào quảng trường Thiên An Môn, tháng Sáu năm 1989.

3- Bức ảnh thứ ba ngày 30.4.2007 là ảnh an ninh chìm CSVN tên Nguyễn Minh Tân, PA 24 Sở công an tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế, mặc thường phục dùng hai bàn tay bịt miệng và cánh tay gân guốc ghì đầu Linh mục Nguyễn văn Lý đang ngồi trước vành móng ngựa vào bụng mình, hai tay cha Lý đã bị còng càn có hai Công an CSVN mặc cảnh phục canh giữ, bối cảnh rõ là giữa một phiên tòa.

1/ Tấm hình Tướng Loan bắn đặc công VC



Chuyện tướng Loan đã được đánh giá lại đúng và có thể để cho nó chìm vào quá khứ cuộc nội chiến không đáng có của miền Bắc tiến công vào Nam. Nhưng do mới tháng 4.2007, nó được hâm nóng, đưa vào quyển sách "Không thể chuộc lỗi", dịch lại quyển "Failure to Atone, the true story of a jungle surgeon in Vietnam" của Bác sĩ Allen Hassan. Tác giả có cha người Palestine Hồi giáo, mẹ Mỹ gốc di dân. Bà mẹ đã tự tử sau khi sinh ra ông, khi bà mới ở độ tuổi hai mươi. Ông Allen Hassan không nói nhưng có thể đoán là vì mâu thuẩn với người chồng Hồi giáo khắt khe. Cần phải cung cấp thông tin đầy đủ về tác giả như thế cho độc giả quyền sách Không thể chuộc lỗi về bức ảnh tướng Loan có trong tập sách đó.

Bộ chỉ huy chiến tranh không bao giờ có thể chỉ huy được hành vi từng người lính khi họ phải tự tìm cách sinh tồn và tự do ứng xử. Hành vi tranh sống, phẫn hận bộc phát giữa cuộc hành quân, là nguyên do khiến cho chiến tranh luôn có gương mặt tàn nhẫn có khi ngoài cả ý muốn của kẻ gây chiến.

Không có bóng dáng phóng viên ở Huế khi chiến sự đang ác liệt. Khi CS bị đánh bật khỏi Huế năm 1968. Bộ đội Bắc Việt không thể mang theo tù binh cũng không thả người chưa được xét xử mà gây ra thảm sát cho ít nhất là 2.800 người. Những oan hồn này không bị CS nghi giết người, đa số chỉ là công chức hành chánh dân sự của Huế cho nên mức ghê rợn không phải gấp 2.800 lần mà là triệu triệu lần! Đây là sự thật gây ra tiên lượng sẽ có tắm máu sau 1975!

Báo Tuổi trẻ ngày Thứ Ba, 21/09/2004, trong bài viết vĩnh biệt nhà nhiếp ảnh Eddie Adams xác nhận Tướng Loan đang hành quân giữa bãi chiến trường còn tiếng đạn réo, như sau: “Hôm đó ngày 1-2-1968, Sài Gòn rung chuyển bởi cuộc tổng tấn công Mậu Thân. Giữa tiếng đạn ríu rít, Adams cùng nhóm quay phim NBS trông thấy binh lính ngụy áp giải một chiến sĩ biệt động bị còng tay sau lưng. Người chiến sĩ biệt động được đưa đến một góc phố ở khu vực Chợ Lớn, tưởng như để tiến hành tra vấn.” Tướng Loan được báo cáo liên tục tin tức làm ông xúc động bàng hoàng. Trước đó có tin CS Bắc Việt giết toàn gia tám người của một sĩ quan để lấy mật mã xe tăng kể cả bà mẹ già một cách vô cùng thảm khốc tàn nhẫn. Ngay ngày hành quân truy quét thì, theo phóng viên Neil Brian Davis (Úc) tường thuật lại, tướng Loan vừa nhận được tin VC bắn chết toàn gia một sỉ quan cảnh sát, trong đó có hai đứa con đỡ đầu của Tướng Loan.

Đặc công tên tuổi nay còn chưa khẳng định là Bảy Lốp Nguyễn Văn Lém hay Nguyễn Công Nà này bị bắt gần khu vực gia đình sĩ quan cảnh sát bị sát hại toàn gia giữa lúc đang thay chiếc áo đẫm máu, mặc vào chiếc áo sọc. Tất cả thông tin đó đã khiến Tướng Loan không kềm chế đã bắn chết vì khả năng chính người này có liên can đến thảm sát rất cao, giữa lúc Tướng Loan còn phải tiếp tục hành quân truy lùng với toán quân nhân trong ảnh. Tướng Loan bị thương gãy chân trong một cuộc hành quân và được đưa sang Úc chữa trị.

Tác giả không theo sau quân Bắc việt và không có các bức ảnh thảm sát khi rút lui của Bộ đội Bắc Việt lúc sát hại thường dân, công chức, dân sự, gia đình sĩ quan ở Huế... Báo chí theo sau lưng cũng cần phải tránh hứng thú trở thành kẻ “đâm sau lưng chiến sĩ” như thế này. Việc nhà báo theo dõi nhắc nhở ngăn cản là cần thiết, nhưng chắc chắn cũng từng êm ái mắc mưu ông Phạm Xuân Ẩn, bi kịch hoá các bức ảnh về tướng Loan.

Cuộc chiến du kích không chiến trường của VC bám chặt vào dân mà dân chúng Mỹ không hề biết rõ nét đặc thù này. Dân nước Mỹ muốn cuộc chiến tranh mang tính chánh nghĩa chứ không mang óc trả thù như chuyện thảm sát Mỹ Lai. Phạm nhân phải được đưa ra toà kết tội dù có thể cũng bị tử hình sau đó. Điều này rất đúng và ...khó thể tuân theo giữa cuộc chiến tranh. Dân Mỹ không sai, nhưng soi tìm lý tưởng qua từng vụ việc giữa đạn lửa chiến tranh là hoang đường. Phải chống biện pháp chiến tranh. Người lính ra chiến trường nói họ chỉ cần biết phải giết ai để thắng và bảo toàn sự sống đảm bảo an toàn cho đồng đội. Bao nhiêu đó đã là quá khó! Họ không có thì giờ suy xét cân đong đo đếm một tình huống phức tạp. Trong chiến tranh VN, CSVN bám chặt vào dân, lấy dân làm lá chắn và cả cơm áo gạo tiền để sống nên gây ra các bi kịch đau lòng.

Luật cấm giết tù binh trên đường hành quân, phải được xét xử ở toà án theo công ước quốc tế về tù binh nhằm giảm nhẹ tính tàn bạo của chiến tranh, dù hiệu quả thật sự không bao nhiêu. Người lính trẻ cả hai bên bị động viên làm nghĩa vụ quân sự thừa hành và khó biết hết đúng sai về cuộc chiến. Có khi biết cũng không thể làm khác vì chánh quyền hiếu chiến hay độc tài chủ chiến như Pháp Ý Đức Nhật và Bắc VN. Chánh phủ có trăm phương ngàn kế để áp bức thúc đẩy dân và chỉ cho biết vừa đủ để còn mang thừa ngộ nhận cần thiết, lao vào chiến tranh, phá hoại, giết người. Nước Pháp ghét Mỹ vì Mỹ chống chanh sách đô hộ nhưng hướng dân Pháp chệch đi chê văn hoá Mỹ tự hào dân tộc Pháp ...! Chống Mỹ gây chiến tranh Iraq, nhưng thật ra do Pháp là chủ nợ phải nuôi con nợ Iraq để thu hồi tiền cho vay!

Đặc công là người tình nguyện, chủ động, giả dạng dân, làm nhiệm vụ “sát thủ” khủng bố, cho nên thân phận không phải là người lính mà là khủng bố nguy hiểm hơn gắp bội. Thời 1968 chưa có khái niệm rõ về khủng bố, đặc công sống len lỏi trong dân đe dọa trả thù người dân nào dám tố giác. Chiến lược nào đáp trả khi VC bám chặt vào dân, lấy dân nuôi mình sống và làm bia đở đạn? Lãnh đạo cuộc chiến thì rút xa tận bên kia biên giới Campuchia trong rừng sâu và ngoài Bắc.

Bức hình Tướng Loan làm các phóng viên nhà chánh trị khó tánh nước ngoài sửng sốt và bỏ ăn sáng, nhưng không gây nhiều cảm xúc ở người VN đến vậy! Dân VN sống trong khó khổ và từng ở trong cảnh theo bên nào cũng chết, không theo bên nào cũng chết! Dân VN bị CSVN bám chặt trên đường chạy loạn nên cũng bị đạn pháo từ máy bay Mỹ! Dân VN là những người đang nhận chịu các thương vong từ không phải hai mà là ba phía. 1968 dân thường chết nhiều do pháo kích vào thành phố, do bị VC thảm sát và cả do bom đạn Mỹ.

Trong vấn đề ông Loan người VN không tán thành nhưng không gán cho bức ảnh nhiều ý nghĩa tàn bạo. Sàigòn biết đó chính là số phận nghiệt ngã của một người lính muốn không còn phải chấm dứt chiến tranh. Do chiến dịch pháo kích vào thành phố dày đặc dân cư, Sài gòn 1968 tỉnh ngộ rằng CS sẽ chẳng từ chuyện giết dân chứ không giống như dân Sài gòn từng chống việc Mỹ dội bom miền Bắc. Lời tuyên bố sẽ dội bom nát Sài gòn, không có hiệp định Paris gì hết.

Tướng Loan sau khi chữa trị thương bị bắn gãy chân trong chiến dịch ở Úc về VN bị ra toà án binh, bị loại khỏi quân đội và VNCH mất hậu thuẫn vì quần chúng Mỹ quá nhạy cảm. Cuộc tham chiến của Mỹ ở VN là một đáp trả thụ động và gặp khó khăn khi dân chúng VNCH nghĩ đến thương lượng nhiều hơn.

Tấm hình Tướng Loan đã bị suy diễn quá xa khiến gây tức giận nhiều hơn mức cần thiết. Bức ảnh không nói lên được bối cảnh là giữa cuộc hành quân truy quét các khu vực bị lực lượng Bắc Việt lấn chiếm chứ không phải giữa một Sàigòn yên bình. Nơi nào bị chiếm đóng trong Tết Mậu Thân cũng có cảnh thảm sát gia đình sĩ quan VNCH. Người chết nhiều nhưng thương thay... không còn có tiếng nói.

Chuyện tướng Loan đã được giải quyết thoả đáng, nhất là sau khi được chính nhà nhiếp ảnh xin lỗi và đăng trên báo chí ở công luận Mỹ anh và các nước. Chủ nhân bức ảnh sau đó đã rất ân hận xin lỗi gia đình Tướng Loan về ảnh hưởng quá lớn của bức ảnh lên cuộc sống tướng Loan. Eddie Adams viết trong tạp chí Time: “Viên tướng Loan giết người Việt Cộng, còn tôi giết tướng Loan bằng máy ảnh của tôi. (The general killed the Viet Cong; I killed the general with my camera)”

Ông loại bức ảnh “sự thật một nửa” từng gây ngộ nhận tai hại này khỏi bộ sưu tập 500 bức ảnh của ông dù nó từng đoạt giải và công nhận bức ảnh đã không nói lên hết được sự thật. Ông nói “Hình ảnh chỉ là một nửa sự thật.” (They are only half-truths). Và khi phối kiểm tình tiết khẩn trương của một ngày nóng bỏng ông Adams hỏi nếu bạn là tướng lãnh trách nhiệm trước thương vong thảm sát của đồng đội: "Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không bóp cò!” (How do you know you wouldn't have pulled the trigger yourself?" ) .

Ngày 14 tháng 7 năm 1998 tướng Nguyễn Ngọc Loan từ trần. Nhà nhiếp ảnh Eddie Adams đã gửi lời viếng và bày tỏ sự ân hận vì những tác động của bức ảnh lên cuộc sống của tướng Loan: "Người này là một anh hùng. Nước Mỹ đáng lẽ phải tiếc thương ông ta. Tôi rất tiếc là đã để cho ông ta ra đi như thế này, trong khi người ta không hề biết một chút gì về ông ta cả." ("The guy was a hero. America should be crying. I just hate to see him go this way, without people knowing anything about him.")

Về phía phóng viên tạo ảnh hưởng trên dư luận, chỉ đứng bên lề cuộc chiến, đứng ở một phía, lại là phía sau nhưng lại muốn biến công việc thành trọng tâm và dùng đánh giá toàn diện cuộc chiến! Sự thật không thể nắm bắt một cách đơn giản dễ dàng như thế. Nhà nhiếp ảnh Eddie Adams đã nhận giải thưởng Pulitzer về bức ảnh, nhưng phóng viên truyền hình Neil Brian Davis (Úc) dành cho ông Loan sự đồng cảm và có cái nhìn bao quát hơn, đúng đắn hơn. Nước Mỹ là con cọp thật nhưng CSVN nhanh chóng thấy ra những người nhạy cảm như Adams là các con cọp giấy có thể tận dụng để phá hoại!

Dù sao, sau đó nhà nhiếp ảnh Eddie Adams này cũng thấy ra thiếu sót và thấy ra cần phải có hoạt động bổ sung sửa chửa sai lầm cần đem lại tác dụng để các bức ảnh không chỉ tạo ra cảm xúc yêu ghét thiên lệch mà còn phải có tác dụng góp phần thay đổi. Hậu quả một phần bức ảnh Eddie Adams mang lại là những chuyến hải hành liều chết của đàn bà trẻ con. Ông quyết định tiếp tục chụp ảnh cuộc chạy trốn hậu chiến sau 1975.

Sau 1975 Eddie Adams tuy vẫn còn nghĩ rằng người ta có thể viết rất hay nhưng ảnh là điều tuyệt diệu hơn. Đề tài ông muốn làm tiếp theo là về thuyền nhân Việt Nam. Ông cũng muốn bức ảnh có đời sống và hành trình tác dụng thay đổi thế giới chứ không dừng lại chổ tạo ra cảm xúc mà thôi. Ông cũng rút kinh nghiệm nên những bức ảnh sau này đều có kèm theo bài viết của các tác giả khác.

Khi Eddie Adams chọn đề tài thuyền nhân ông đã liên lạc mọi nơi nhưng không nơi nào có thông tin, vì không nước nào cho phép tàu của thuyền nhân cặp bến. Họ trôi giạt và sống chết ra sao giử trời nước mênh mông không chổ dung thân không nước nào của thế giới văn minh nhanh chóng cứu giúp. Ông thương lượng để cùng đi tuần tra và được đội tuần duyên Thái Lan chấp thuận, vừa lúc có một thuyền cặp bến Thái Lan và tuần duyên Thái Lan đang sẵn sàng để tống khứ đẩy tàu và thuyền nhân ra khỏi lảnh hải và lãnh thổ Thái Lan. Vào ngày lễ Thankgiving 1976, ông kể trong một bài phỏng vấn: “Tôi đột ngột hỏi một người Việt Nam tôi có thể cùng đi với họ không - Tôi mua nhiên liệu và gạo. Các thuyền nhân đã không còn nhiên liệu để có thức ăn cho 49 người kể cả trẻ con trên chiếc thuyền đánh cá dài 30 thước. Ngay ngày đó một bé sơ sinh ra đời. Người Thái đẩy thuyền ra khỏi hải phận trôi đi vô định hướng. Trong khoang thuyền không có chổ nằm phải ngủ ngồi và không thể nào tả nổi hết sự thất vọng. Các bà mẹ với đứa con nửa sống nửa chết trong tay. Tôi chợt nhận ra sự thể tồi tệ nhất. Ngay trong trại tạm cư của di dân hay thời chiến, chết chóc bệnh tật khủng khiếp, khi bạn đến làm phóng sự vẫn có trẻ con tụ tập trước ống kính và cười. Nhưng nơi đây lần đầu tiên trong đời tôi không thấy trẻ con cười. Tôi gọi các bức hình là “Chiếc thuyền không có nụ cười”(I called the pictures, "the boat of no smiles.")

Một tàu Thái khác đến gần và tuần cảnh Thái dùng loa và súng yêu cầu tôi tách ra. Họ sợ người khác cho tàu cặp bờ khi thấy có người Mỹ trên tàu. Tôi có cảm giác lẫn lộn khi được tách ra. Tôi viết bài và gửi hình, cùng lúc đó có bài của Peter Gregg Arnett một ký giả người Mỹ gốc New Zealand (New Zealand-American journalist) và vài người khác. Trong vài ngày chánh quyền Tổng thống Jimmy Carter yêu cầu trình bày vấn đề trước quốc Hội và đi đến kết quả là hơn 200 ngàn người được vào nước Mỹ định cư.

Peter Gregg Arnett cũng từng được giải Pulitzer viết trong chiến tranh VN nhưng trong chiến tranh Iraq ông bị 34 nghị viên quốc hội Mỹ kết tội là ký giả không yêu nước. Toà bạch ốc kết tội lợi dụng chiến tranh Iraq cung cấp thông tin sai cho CNN. Tháng 3.1997 ông là người có thể phỏng vấn Osama Bin Laden. Vài tuần sau khi chiến tranh Iraq bắt đầu ông là ký giả duy nhất có thể cho khán giả thấy chiến tranh nhìn từ phía Iraq. Có 40 ký giả ở Iraq nhưng đều phải rời khỏi Iraq.

Ông viết bài về việc Mỹ dội bom một cơ sở sản xuất sữa ở Iraq gây ra tranh luận. Giới chức quân sự Mỹ cho là cơ sở trá hình để sản xuất vũ khí sinh học. Chắc chắn quân đội Mỹ không dội bom cơ sở sản xuất sữa nhưng theo ông không có gì chắc là tin tình báo hoàn toàn đúng. Về phía quân sự sản xuất bom sinh học thì vô cùng nguy hiểm đáng là mục tiêu triệt hạ. Cuộc điều tra được mở ra, Michel Wery, người Pháp, người tham gia xây dựng cơ sở cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Cơ sở sản xuất sữa bắt đầu năm 1979. Cơ sở đóng cửa năm 1980 khi nhà kỷ thuật Pháp cuối cùng rời Baghdad. Không một ai ở cơ sở Wery trở qua từ đó. Wery cho biết cơ sở được sản xuất lại nhưng ông không chắc có thể vận hành sau 10 năm ngưng.

Tháng năm 1990 có hai kỹ thuật viên sang thăm nhà máy và điều gây nghi ngờ là đồng phục nhân viên mặc toàn bộ còn y nguyên do Pháp cung cấp hơn mười năm trước đó. Bộ đồng phục không thể còn sử dụng tốt sau mười năm nếu nhà máy có hoạt động sản xuất sữa. Tháng tám 1990 Richard Roth ghi lại hình ảnh nhân viên ăn mặc toàn đồ mới may ghi dòng chử tiếng Anh “Cơ sở sản xuất sữa" (Iraq Baby Milk Plant). Người Iraq nói họ nhận sữa nguyên liệu từ hảng Nestlé, nhưng hãng này cho biết tin đó sai vì chưa hề cung cấp sữa cho nhà máy. Sau điều tra nội bộ Arnett bị truyền hình CNN sa thải. Năm 2003 ông còn bị cáo buộc đã xuất hiện trên truyền hình do nhà nước kiểm soát của Iraq và đưa ra chánh kiến cá nhân nhất là trong thời chiến.

Arnett cho là ông đã có quyết định sai lầm khi xuất hiện 15 phút trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Iraq mà không có sự chuẩn bị trước. Ông chỉ đã nói những điều về chiến tranh ai cũng biết và nói đến có sự trì trệ bổ sung chánh sách, có nhiều điều gây ngạc nhiên. ("My stupid misjudgment was to spend fifteen minutes in an impromptu interview with Iraqi television. I said in that interview essentially what we all know about the war, that there have been delays in implementing policy, there have been surprises"). Ông được một tờ báo nhỏ chống chiến tranh là tờ Daily Mirror thuê và bị NBC đả kích. Ông viết rằng: "Tôi có cảm giác bối rối thất vọng khi bị đả kích."

Dư luận xôn xao khi Thầy Thích Nhất Hạnh lập lại câu nói của Arnette là Mỹ phá hủy thành phố Bến Tre. Trong chiến tranh VN chính là Arnett cũng từng tường trình chỉ trích khi một quân nhân Mỹ trả lời câu ông hỏi vì sao phải dùng vũ khí quá nhiều ở một ngôi làng nhỏ. Arnette được trả lời: “Chúng tôi phải phá hủy làng mạc để cứu nó”. Arnette không hài lòng việc Mỹ dùng bom đạn. (Arnett quoting a U.S. army officer in Vietnam, when asked about the background for the use of much heavy artillery against a small village. "We had to destroy the village in order to save it.")

“Tình hình đã khiến cần phải phá phá hủy làng để cứu nó”. Đó là phát biểu của giới chức quân sự nói sau khi dội bom phá hủy nhà cửa ở Bến Tre bị VC cố thủ tết Mậu Thân. (It became necessary to destroy the village in order to save it. An American major after the destruction of the Vietnamese Village BenTre)

Còn ngày 16.3.1968 một nhóm quân nhân Mỹ đến làng Mỹ Lai 4 ở Việt Nam. Một quân nhân chứng kiến sau đó xác nhận “Lệnh đưa ra là giết và phá hủy tất cả những gì có trong làng. Điều này được giải thích rõ ràng là không có tù nhân”. (On March 16, 1968 a company of U.S soldier went into the village of Mỹ Lai 4, in Vietnam. A soldier later testified,” The order we were given was to kill and destroy everything that was in the village. It was clearly explained that there were to be no prisonners)

Khi dội bom miền Bắc cũng với ý đồ phá hủy mọi thứ, trong câu nói khó cho người VN hay thế giới văn minh chấp nhận: “Bỏ bom cho chúng trở về thời đồ đá!" (Bomb them back to stone age)

Tất cả cho thấy chiến tranh luôn tạo ra thảm kịch đau lòng. Ai cũng muốn giết nhau thật nhiều để chiến thắng. Lính Mỹ phải chiến đấu nơi mà việc phân biệt bạn thù là không thể làm được nên giết hết . Phía Bắc Việt lợi dụng tối đa việc đeo bám dân để làm lá chắn và có lương thực vì lính Bắc Việt chỉ được cấp vũ khí mà không được cấp quân lương. Chỉ tìm thấy ba khẩu súng không có ổ kháng cự ở Mỹ Lai. Nhưng ba khẩu súng tìm được là đủ chứng cứ dân làng đã phải im lặng chịu đựng sự xăm nhập đeo bám của du kích chứ chưa phải dân làng là VC. Thảm sát dân chúng rất đáng tội nghiệp. Dân chúng không chống lại nổi bên nào trong vùng xôi đậu cả!

Cuộc chiến quân sự của quân Mỹ là chống Cộng Sản, nhưng với người VN nông thôn ít học, trước mắt chỉ có một đội quân cái bang người VN du kích và Bắc Việt đói cơm khát tình, sống chui lủi tội nghiệp, một bên dù sao cũng không phải là VN, không biết rõ vì sao lại ở xứ VN mình làm chi, sao hết Pháp lại Mỹ! Bi kịch này khiến chỉ có thể nghĩ chiến tranh không bằng đàm phán.

Dân miền Nam bị dụ vào bi kịch, không hoan nghênh CS nhưng cũng không chịu tin rằng cần phải giết những người VC này để có tự do dân chủ phát triễn giàu mạnh. Tại sao người VN không thể nhường cơm sẻ áo cùng sống an lành với nhau? Chắc chắc không ai tin rằng những người VC này mang đến cuộc sống tốt hơn khi cuộc sống của chính họ quá đói nghèo. Họ chủ động lao vào cuộc chiến tranh và chính họ nhận lấy chết chóc nhiều hơn gắp bội. Chánh phủ CHMNVN chẳng lẽ không biết gì về miền Bắc về CCRĐ về Nhân văn giai phẩm về việc miền Nam chỉ đàm phán với lực lượng VN không CS? Vì sao đã không giữ lời hứa với dân miền Nam?

Người dân Nam VN với óc nhân bản và tình dân tộc đã không vì bất cứ lý do gì đem nộp người CSVN cho Mỹ hay cả cho chánh quyền Nam VN trừ vài trường hợp hạ sát thân nhân mình như trường hợp Tướng Loan. Người Mỹ và VNCH khó lòng thuyết phục người dân VN tin rằng cần giết nhau mới có thể có tự do dân chủ phát triển. Cuộc chiến tranh rất cần phải kết thúc trong thương lượng hoà bình. Kể cả các nhà sư và các ông Cha Thiên Chúa, Tin lành cũng từng coi bộ đội miền Bắc là tình anh em không thể giết nhau. Nói một chút về quá khứ chiến tranh trong Nam để nhắc CSVN miền Bắc nhớ lại, đừng cắt đoạn lịch sử, kích hoạt cựu chiến binh rơi vào tâm trạng điên loạn chống đối xúc phạm các người hoạt động vận động dân chủ như cụ Hoàng Minh Chính.

Người CS được dạy không có tình dân tộc trong tâm thức qua tuyên truyền chỉ còn có “nỗi sợ và nỗi ghét” dân chúng miền Nam Mỹ Ngụy đáng giết chết. Điều CSVN không ngờ là khi miền Bắc tiếp cận miền Nam biết ra sự thật thì hầu hết dân chúng không còn căm thù ”Mỹ Ngụy“. Tuy chỉ có nhà văn Dương Thu Hương dám nói ra, viết ra điều đó nhưng hầu hết ai từng biết đều dù không nói ra cũng đều nghĩ như thế! Hiện bây giờ, chính các nhà đấu tranh dân chủ miền Bắc tích cực đi tìm tự do nhất.

Biết rõ lầm lạc và thế giới CS rất bạo lực, cho nên chánh phủ Mỹ từng tin rằng phải đánh đuổi CS Bắc Việt qua bên kia vĩ tuyến mới phát triễn được Nam VN. Người dân miền Nam chỉ hiểu và tin điều này sau 1975 khi sống dưới chế độ Cộng Sản và khi so sánh Nam VN ngày nay với Nam Hàn, Singapore để hối tiếc ! Cho nên nay mới có phong trào đòi dân chủ nhân quyền nhọc nhằn gian khổ giữa người Việt hai miền với Đảng CSVN!

CS Hà Nội quen coi thường dân chúng và từng tung nhiều tin ra báo chí nước ngoài để chính báo chí nước ngoài “phản chiến” lập lại. Một thí dụ cụ thể là việc tung tin Sàigòn có 500 ngàn gái điếm, báo Úc đăng lại tin này không cần suy nghĩ! Một học giả miền Nam ngồi tính từ bản thống kê dân số và gửi phản hồi cho báo Úc như sau: Sàigòn lúc đó có 3 triệu dân, 1,5 triệu vị thành niên, 300 ngàn trên 60 tuổi. Còn lại 1,2 triệu thì 50% là đàn ông. Vậy tính ra gần như tất cả phụ nữ Sàigòn vào tuổi sinh đẻ đều là gái điếm! Tất cả cho thấy nguy hại của báo chí lá cải khai thác cảm xúc theo thiên kiến cá nhân! Phải có phản biện như thế mới không còn những thông tin tuyên truyền sai lạc.

2/ Bức ảnh Thiên An Môn



Bức hình một thanh niên tham gia biểu tình đứng chặn đầu xe tăng ngày mồng 4 tháng 6 năm 1989... Bức ảnh nổi tiếng này do Jeff Widener cho thấy một người biểu tình đơn độc, được cho là công dân Wang Wei-Lin ở Bắc Kinh, đứng chặn một đoàn xe tăng bốn chiếc trong hơn nửa giờ. Tạp chí Time của Mỹ đã bầu anh thanh niên đứng trước 4 xe tăng là một trong 100 anh hùng của thế kỷ 20. Người ta gọi anh là Unknown rebel. Một phóng viên Mỹ thuật lại: Anh này là một sinh viên vừa đi chợ về, tay còn xách làn, nhảy ra trước mũi xe tăng, mở nắp lên và hét vào trong xe câu gì đó - và sau đó đã bị giết. Tiếp đến 72 giờ nghẹt thở! Có từ 400 đến 800 dân thường thiệt mạng, và từ 7,000 đến 10,000 người bị thương. Sinh viên biểu tình vì chính phủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo quá tham nhũng và hà khắc, tình trạng rất giống VN hiện nay. Đặng Tiểu Bình bị đảng CS Trung Quốc mất tín nhiệm sau vụ thảm sát này, sau đó phải rút lui và mất quyền lực.

Theo lời kể của một nhân chứng, một số giáo sư Trung Quốc tóc đã bạc cũng đi trong nhóm cầm biểu ngữ có câu: “Quỳ gối lâu rồi nay chúng ta phải duỗi chân cho thẳng”. Ý nghĩa đau đớn của thân phận trí thức trong nhãn quan chánh trị của phong kiến lẫn cộng sản trong biểu ngữ này. Phong kiến đốt sách chôn học trò và khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, trí thức luôn bị chỉ trích đã phá từ phong trào này, phong trào khác. Bị đối xử tàn tệ và trước họng súng phải chịu đựng trong im lặng. Nay, các giáo sư đại học muốn ngẩng cao đầu và dương cao khẩu hiệu. Ở Trung Quốc duy nhất ông Mao đứng, Chu Ân Lai chỉ được phép quỳ gối và vâng dạ. Đặng Tiểu Bình cũng từng là nạn nhân bị sỉ nhục. Vậy mà đến phiên mình, ông cũng lại ra tay đàn áp giết chết sinh viên. Điều này cho thấy vì sao, sau khi lôi cuốn dân chúng đấu tranh loại bỏ phong kiến và ngoại bang đô hộ chiếm đóng thì người CS lại thay chân đô hộ chính dân tộc họ chứ không biết xây dựng nổi nhà nước dân chủ.

Sau chuyến Mỹ viếng thăm năm 1972 có sự đồng ý ngầm để Mỹ dội bom Miền Bắc. Bắc Việt suy yếu là mục tiêu chung của Mỹ và Trung quốc. Chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979 ngăn ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á khi Liên Xô đang ủng hộ mạnh mẻ Bắc Việt. Trước khi cho quân tấn công Việt Nam, Đặng Tiểu Bình đã thăm Mỹ và tâm đắc với ý tưởng chống Liên Xô của Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh của tổng thống Jimmy Carter. Kết quả là Tổng thống Jimmy Carter quyết định công nhận Trung Quốc sau khi ngưng quan hệ ngoại giao chính thức cấp nhà nước với Đài Loan.

Hoa Kỳ và Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình cũng ủng hộ vị trí của Polpot tại Liên Hiệp Quốc lên án Việt Nam đưa quân sang Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng. Đặng Tiểu Bình tỏ ra căm ghét các nhà lãnh đạo Việt Nam khi ấy và muốn dạy cho Việt Nam một bài học. Suốt một thời gian dài sau đó, chính sách bao vây kinh tế và pháo kích biên giới của Đặng Tiểu Bình đã gây nhiều khó khăn cho Việt Nam. Vấp phải thiệt hại nặng của cuộc chiến biên giới 1979 khiến Trung Quốc thúc đẩy hiện đại hóa quân đội.

Cũng phải qua hai cuộc chiến, nước Mỹ mới bắt đầu coi VN là nước có độc lập, theo liên Xô và không chịu nằm dưới sự điều khiển của Trung Quốc như Trung quốc luôn muốn tỏ ra như thế và luôn cùng các cường quốc dàn xếp số phận VN bất chấp ý nguyện của VN. Ông Lê Duẫn nếu có thành công thì chính là trong cuộc chiến có toàn dân tham gia đánh Khmer đỏ ở Campuchia và cuộc chiến phía Bắc mà tính chất đúng là "chống Tàu cộng bành trướng cứu nước" CS Trung quốc chính danh là xâm lược Bắc Kinh.

Mỹ đã sai khi vì quyền lợi nước Mỹ cùng Trung Quốc ủng hộ chế độ diệt chủng Polpot bất chấp sự diệt chủng đang diễn ra trái ý nguyện dân chúng Campuchia và Việt Nam. Nước Mỹ đã tỏ ra khá thực dụng, chia xẻ quyền lợi giữa các siêu cường, khai thác mâu thuẩn Xô Trung. Mỹ thành nhà lãnh đạo có thể học hỏi nhưng cũng khá khó ưa. Khi vì quyền lợi nước Mỹ, nước Mỹ sẵn lòng làm ngơ trước cái xấu!

Văn hoá Châu Á và Hồi giáo Trung Đông đề cao danh dự gia thế và không trân trọng sinh mạng con người. Châu Á chưa bao giờ có truyền thống dân chủ, nặng óc phong kiến, áp bức, đàn áp khai thác người khác cho cuộc sống ích kỷ của mình. Suốt thời Khổng giáo, Phật giáo từng kềm chế tính ác nên dù sao cũng không có cảnh thảm sát dân trong nước như các cuộc thảm sát diệt chủng của Khmer đỏ ở xứ sở Phật giáo. Nhưng Khổng giáo Phật giáo không nói gì đến chiến tranh. Albert Einstein mới nói đến chống chiến tranh và chống quân dịch.

Ông Đặng Tiểu Bình đã dùng tay Khmer đỏ gây ra diệt chủng cho dân Campuchia. CSVN từng đào tạo giúp Khmer đỏ đánh chiếm Campuchia để VN có thể sử dụng đất Campuchia gây chiến tranh với VNCH. Nếu không có việc Khmer đỏ cuối cùng theo Trung Quốc chống VN vì Trung Quốc cung cấp viện trợ thì chắc VN lại im tiếng hay khen Khmer đỏ đã áp dụng thành công hoàn tất cải tạo giai cấp, loại trừ hết bằng cách giết hết giai cấp địa chủ phản động v.v...

3/ Tấm ảnh Cha Nguyễn văn Lý bị bịt miệng tại toà


Bức hình Cha Lý bị bịt miệng tại Toà làm người xem quá đỗi ngạc nhiên đến sững sờ. Ngày ngày, đâu đó trên đất nước VN đều có ngàn vạn chuyện như đùa tệ hại hơn, kỳ dị hơn qua vô số các vi phạm, khiến cho sai trái, sơ sót đã thành ra điều tất yếu không tránh khỏi, khỏi cần tiên đoán. Thí dụ như việc Công An say xỉn cạo đầu dân, truy xét làm cháu bé quá sợ hãi tâm thần... Cao điểm hơn là dằng co xô đẩy với ông đại sứ Mỹ ở VN, chuyện ném mắm thối, xông vào phá nhà, họp cựu chiến binh làm chứ dân không chịu nói không chịu làm để khủng bố chà đạp nhân phẩm, chuyện gây tai nạn xe để đe doạ người không theo phe đảng CSVN mà Bà Dương Thu Hương và vợ các nhà và những người bất đồng bị tù phải trải qua, chuyện gây mất việc cho người muốn nói về dân chủ.

Nhưng ảnh Cha Lý bị bịt miệng tại toà gây sững sờ vì không nghĩ sự thô thiển lại quá tệ như thế trước con mắt quốc tế. Ngoài việc ra toà còn bị còng thì việc không cho nói đã là cấm kỵ vì bị cáo có quyền phản cung! Chuyện “Bịt miệng” thì ai mà tưởng tượng ra nổi!

Trong ảnh anh an ninh chìm rất cơ bắp, nhưng mang vẻ mặt “nông dân” âu lo tội nghiệp hơn là hung ác. Hai cảnh vệ mặc cảnh phục cũng có nét hiền lành lúng túng. Nếu được đào tạo luật pháp hình thành “phản xạ có điều kiện”, anh Tân sẽ phải biết ra toà là phải chờ lệnh toà, dẫn giải bị cáo khỏi toà. Khi có lệnh toà anh hoàn toàn có thể bế xốc cha Lý ốm yếu bị còng tay ra khỏi vành móng ngựa.

Họ là những người được sử dụng như con rối, không được đào tạo gì cả. Chỉ có VN mới có cụm từ “không nghề nghiệp có chỗ làm”. Công an, Hải quan và hầu hết bộ máy của CSVN đến tận chức Chủ tịch, Thủ tướng như Ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Minh Triết cũng không biết đâu mà lần, chỉ được cầm tay chỉ việc, học lấy cả cái đúng lẫn cái sai truyền lao hết người này qua người khác... Việc gì bất ngờ giật mình thì làm theo “phản xạ tự nhiên”. Bình luận bức ảnh là “điển hình vi phạm nhân quyền” cũng đúng mà bình luận “khi CA vô sở học” cũng được. Ai học nhiều, học đàng hoàng đều khó thể chịu cảnh nhà nước biểu gì làm nấy, vì đã có nhận thức trách nhiệm, có ý thức công dân, có lòng yêu nước đúng đắn hơn, hiểu nhiều hơn, sợ hậu quả không dám “làm ẩu” làm càn, chịu đấm ăn xôi. Khi tôi làm công chức tôi đã nhã nhặn thân tình nói thẳng với ông Giám đốc sở: “Chú có thể cách chức cháu chứ không thể buộc cháu làm sai chuyên môn, ảnh hưởng đến bệnh nhân vì khi tốt nghiệp cháu học nghĩa vụ luận và lời thề “Không dùng chất độc hại người. Bất cứ thứ gì không chắc an toàn cho người bệnh thì không đem bệnh nhân ra thử nghiệm”. May mắn là tôi chưa bị mất chức!

Làm điều tốt như bắn ra một mũi tên, từ từ đến đích. Làm điều xấu giống như bắn ra một hòn đá không bao giờ đến đích, tuy nhiên cũng cố lên đến điểm cao rồi mới chịu rơi nhào đầu xuống. Sự cố bịt miệng Cha Lý tại toà sẽ đi vào lịch sử đất nước VN như một điển hình của một chế độ tự thân hỏng hóc nhiều mặt mà hỏng nhất là về tri thức, tâm thức con người do bị sử dụng không qua đào tạo!

Chuyện này giống như khi cán bộ CS trong rừng ra dám thay tên “phòng sanh” ở bệnh viện thành “xưởng đẻ" ! Người cực kỳ dốt mà cực kỳ tự tin khi “nói chữ” khiến ngày đó dân Sàigòn ai cũng phải thấy ra Mỹ thành công biến CS trở về thời đồ đá!

Cá nhân Cha Lý dù là trong tư cách một công dân VN bất bình bị lấy đất thì có quyền kháng cự. Tôi ước gì tuổi trẻ biết kháng cự như thế chứ không để bị còng tay như em kỹ sư nghe lời lãnh đạo cha chú, nghe lời đảng viên, tham gia bè phái chia chác, bị quay phim còng tay trong vụ án cầu Văn Thánh.

Ông Lê Dũng nói “Ở VN không ai bị giam giữ vì chánh kiến”. Phải ngóng cổ chờ, khi nào nhà nước vui, cho đóng góp thì mới đóng góp ý kiến riêng với nhà nước ư? Chủ động bày tỏ chánh kiến khác nhà nước sẽ bị ghép vào tội tuyên truyền chống nhà nước và kết án!

Chuyện viết bài nếu nói sai vu khống thì truy tố tội dân sự sao bắt người ghép tôi hình sự mà cho là không ai bị bắt vì bất đồng chánh kiến? Chẳng lẽ nhà nước cho dân có quyền nghĩ khác, nhưng phải chỉ được “sống để dạ, chết mang theo” ? Cách nhà nước nêu tội trạng đã phải hiểu là như thế: “Riêng Trần Quốc Hiền đã lợi dụng việc giúp đỡ nhân đạo cho số đối tượng đi khiếu kiện để làm quen rồi phỏng vấn, ghi âm, chụp hình... chuyển cho các đối tượng chống phá Nhà nước, viết bài phát tán trên mạng nhằm vu cáo, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước VN. Nghiêm trọng hơn, Hiền còn tổ chức, tập hợp người dân đi khiếu kiện để biểu tình...” (VietNamNet). Thật sự không có ai nói dối không có xúc phạm mà chỉ giúp dân đòi công lý, sao lại bắt?

Ông Lê Dũng có biết là gán tội những “dân biểu tự nguyện, sứ giả dân chủ” này là nhà nước đang vi phạm điều cuối cùng của Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà VN đã ký kết là “không được tự ý diễn dịch trái tinh thần công ước để vi phạm dân chủ nhân quyền" ?

Với hình ảnh Cha Lý bị bịt miệng và các bản án khác thì có thể có bằng chứng chính thức rõ ràng để khiếu kiện ra toà án quốc tế để hủy án nếu VN không hủy án. Thời Tây còn để lại nhiều câu nói như cộng sản ra toà hô to “HCM muôn năm!” không có ai bị Tây bịt miệng! Không còn chối cãi gì là CSVN áp bức dân VN còn hơn Tây nhé!

Mới đây tháng 4.2007 có ý kiến đề nghị giám đốc CIA Mỹ cần phải xuất thân dân sự. Nhìn lại VN rất đáng buồn khi ông Triết ông Dũng đều coi việc mình có thời là lính và mớ học thuyết bạo lực Mác-Lê như một ưu thế, nhưng đáng lẽ phải là kiến thức chánh trị xã hội tâm lý thời hoà bình nhân bản khác hơn như các ý tưởng khác hơn nhân bản hơn như con người một thời chỉ biết phẫn nộ đàn áp mà không biết thương lượng thông cảm trong bài diễn văn của Ông Putin nhân kỷ niệm thắng Phát xít ở mặt trận phía Tây đó. Người lính mang tâm thức bạo lực, hình thành thói quen hạ sát để sinh tồn, hoàn toàn không thích hợp để lãnh đạo đất nước đang cần phát triển. Chắc chắn phân tích và biện pháp của một người dân sự không có thói quen chiến tranh sẽ rất khác hơn quân sự. Sẽ có được nhiều giải pháp cải tổ, ít óc hủy diệt.

Nathan Brown đưa ra bài học chung: "Mỹ biết cách giúp đỡ một nước sẵn lòng chuyển sang dân chủ. Nhưng họ không bao giờ biết làm sao để ép các nhà cai trị, những người không quan tâm cải tổ dân chủ". Nhưng nay không chỉ là Mỹ mà cả thế giới chắc sẽ có cách thúc ép VN tôn trọng dân chủ hơn ! Bây giờ là lúc nhà nước VN bắt đầu thu hoạch “trái đắng” phản đối dành cho bộ máy nhà nước quá hụt hẫng. Ông Triết yêu cầu đàm thoại san bằng cách biệt. Cộng đồng Châu Âu vừa chính thức ra nghị quyết phản đối vi phạm nhân quyền đàn áp bất đồng chánh kiến từ vụ cha Lý, luật sư Đài, luật sư Công Nhân v.v... Đích thân tổng thống Đức, chủ tịch luân phiên hiện tại của cộng đồng Châu Âu EU phải sang VN (24.5.2007) để khuyến cáo VN về nhân quyền! Đâu có gì đàm phán mà báo chí VN cứ nêu khác biệt hai quốc gia để đàm phán, tôn trọng cái riêng của VN! Có hay không có vi phạm những điều VN đã hứa tuân thủ mà thôi!

Trần Thị Hồng Sương
VietNam

Aucun commentaire: