1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

lundi 21 mai 2007

Tài liệu Trung quốc về trận chiến Điện biên Phủ

Tài liệu Trung quốc về trận chiến Điện biên Phủ

--------------------------------------------------------------------------------

Nhân ngày 7 tháng 5 năm 1954, Điện Biên Phủ thất thủ. Để làm sáng tỏ hơn những tài liệu do Đảng CSVN đã tung ra nhằm đánh bóng tuyên truyền bấy lâu nay, xin giới thiệu với quí độc giả bài biên khảo này của tác giả Nguyễn-văn-Ơn (K11/SQHQ/NT) đã dày công sưu tầm để góp thêm tư liệu lịch sử hiếm quí cho các sử gia sau này)

Nguyễn văn Ơn

Sau 55 ngày đêm bắn giết đẫm máu, cứ điểm Điện-Biên-Phủ thất-thủ ngày 7 tháng 5 năm 1954. Sự đầu hàng của Thiếu-tướng De Castries, chỉ-huy-trưởng pháo-lũy bất-khả xâm-phạm, đã làm cho nước Pháp thảng-thốt và điếng người. Rồi Pháp lại lạm quyền đơn-phương ký-kết Hiệp-định Genève với Việt Minh Cộng Sản (VMCS) về đình-chiến, trái với nguyện-vọng độc-lập và thống-nhất của dân-tộc Việt-Nam vào ngày 20 tháng 7 năm 1954 qua các điều khoản chính là:

- Ngưng bắn trên toàn thể bán-đảo Đông-Dương.
- Chia đôi đất nước Việt-Nam tại vĩ-tuyến thứ 17 và quân-đội Liên-Hiệp-Pháp phải rút vô Nam, phía dưới đường ranh giới-tuyến ấn-định trước khi rời khỏi Đông-Dương. Sau 2 năm sẽ có tổng-tuyển-cử thống-nhất đất nước…


Bàn về trận Điện-Biên-Phủ, trước năm 1975 có rất nhiều tài-liệu một chiều của Pháp hoặc của các quốc gia thân Cộng đề-cập đến một cách nhàm chán. Độc-giả không thể nào hình-dung ra chỉ một trận đánh mà lại có đến năm, sáu bài tường-thuật khác nhau về tổn-thất đôi bên. May thay, trong thập-niên sau cùng của thế-kỷ 20, nhiều sử-liệu liên-quan đến trận Điện-Biên-Phủ được giải mật từ cựu tướng Liên-Sô Dimitri Volkogonov, giám-đốc văn-khố Moscow và nữ sử-gia Sophia Quinn Judge.

Tại Trung-Nam-Hải, song hành với việc dạy cho Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam (CHXHCNVN) một bài học năm 1979, Văn-khố “Mật” Bắc-Kinh cùng với sự phụ-họa của những cán-bộ Cộng-Sản VN cao-cấp đào-thoát như Hoàng-Văn-Hoan, Bùi-Tín, Hoàng-Minh-Chính, Trương-Như-Tảng….tiết-lộ sự viện-trợ to lớn về vật-chất lẫn tinh-thần của Trung-Cộng để Cộng-Sản Việt-Nam chiến thắng hai cuộc chiến vừa qua. Sự vạch trần đã đem lại nhiều hứng khởi cho các nhà quân-sử và giúp cho họ có cái nhìn lại đa diện hơn về tương quan lưc-lượng, chiến-thuật, chiến-lược của đôi bên đã bị dấu kín ngay từ thời buổi đó. Dĩ nhiên, ảnh-hưởng của trận Điện-Biên-Phủ đến chiến cuộc 1960-1975 tại miền Nam VN là điều không thể phủ-nhận được, điển hình là trận vây quanh Khe-Sanh đầu năm 1968, nơi mà tướng Võ-Nguyên-Giáp muốn tái tạo một mô-hình Điện-Biên-Phủ thứ hai, nhưng bất thành. Cũng theo bà Judge thì: “kẻ chiến thắng luôn-luôn dùng quyền-lực che đậy tội ác trong những cuộc chiến bạo tàn. Để có bản phán-quyết đúng mức của lịch-sử nhân-loại, nên bất kỳ ai biết được việc làm của họ đều có bổn-phận phải tố-giác”.

Những dữ-kiện và nhận-định mới-mẽ sau đây về trận Điện-Biên-Phủ, không đi ra ngoài mục-tiêu chính đã đề ở trên, được người sưu-tập cân-nhắc và cẩn trọng ghi nhận để góp ý với những nhà viết Việt-sử sau này.

Học-giả Cao-Thế Dung nhận định về cái ‘Tâm nhãn’ của người cầm quân trận Điện-Biên-Phủ.

Đây là trận đánh thí mạng binh-sĩ kinh hoàng nhứt trong chiến-sử nước Việt, do bản-chất độc-ác và rẻ-rúng sinh mạng con người của tướng Võ-Nguyên-Giáp. Tội nghiệp cho đám thương binh đông-đảo bị bỏ lại tại trận-địa cho đến chết, hoặc do cấp chỉ-huy thiếu ‘tâm nhãn’ đã tàn-nhẫn ban cho phát đạn ân-huệ cuối cùng. Số thương binh có khi lên đến hang ngàn người như vậy, thử hỏi có toán cứu-thương hay bệnh-xá nào kham cho nổi? Vì vậy, Ông Dung cực-lực lên án:” “Đây là cuộc chiến tàn-bạo không có thương binh” hay người bị thương đã được cấp chỉ-huy ra tay tế-độ rồi!

Thực ra mà nói thì từ trước đến nay, thế-giới chưa thấy tài-liệu chính thức nào về thương-phế-binh được nhà nước Cộng-sản Việt-Nam (CSVN) công-bố. Trong chiến-tranh Việt-Nam, ngoại trừ đảng CSVN, người dân không có quyền được biết đến việc này vì nó làm mờ ánh vinh-quang của đảng.

Tinh-thần chiến-đấu của bộ-đội VMCS được đúc-kết qua nhận định của Cao-Thế-Dung, Spencer Tucker, Phillip Davidson và Greg Lockhart. Trong gần một thập niên thành-lập quân-đội nhân-dân từ tháng 12 năm 1944 đến tháng 5 năm 1954) bao gồm thời điểm chính-phủ Hồ-Chí-Minh ban-hành lệnh Tổng-động-viên tuổi từ 18 đến 55 vào tháng 5 năm 1950, bản-chất nồng cốt của bộ-đội VMCS - tiền thân của quân-đội nhân-dân – là bản-chất nông dân chứ không phải là bản-chất cộng-sản. Phần đông thanh-niên nông thôn gia nhập bộ-đội với tấm lòng yêu nước tự nhiên, thoạt tiên qua chiêu-bài giải-phóng dân-tộc chống thực-dân Pháp. Cho nên tinh-thần hiên-ngang chiến đấu của họ tại mặt trận khiến binh-sĩ Pháp phải thán-phục là lẽ đương nhiên. Nhưng rồi, qua không biết bao nhiêu lần bị nhồi sọ học-tập chính-trị, tâm hồn yêu nước thuần-túy của bộ-đội Việt-Minh dần dần bị nhuộm đỏ bởi chủ-nghĩa ngoại lai Max-Lenin-Mao và trở thành quân-đội Việt-Minh-Cộng-sản (VMCS). Để kềm-kẹp và khủng-bố thêm, đảng bộ địa phương hàng ngày đôn-đốc thân-nhân phải động-viên tính chiến đấu của người nhà mình trong quân-ngũ.

Tại đơn-vị bộ-đội cũng được song hành lên lớp nhuần-nhuyễn để biết sợ hãi rằng họ không thể nào lường được hậu-quả thê-thảm mà đảng và nhà nước dành cho gia-đình mình nếu họ đào-ngủ hay bỏ chạy mỗi khi chạm địch. Ngoài ra Bác Hồ còn mớm nhiều quyền-lợi rất hấp-dẫn như nhà nước hứa tịch-thu ruộng đất của địa-chủ đem chia cho chiến-sĩ gương mẫu, anh-hùng chiến đấu và bần-nông, cũng như hứa hủy bỏ những bất-công do thực-dân phong-kiến để lại.

Giả-sử như người bộ-đội Việt-Minh thời đó hiểu được rằng họ đang bị lừa dối để chết cho chủ-nghĩa Marx-Lenin-Mao, cho Đệ tam Quốc-tế Cộng-sản thì chắc gì họ giám liều thân lao vào biển lửa để tạo nên chiến thắng Điện-Biên? Một chiến thắng bằng núi xương sông máu để rồi đi đến kết quả đất nước bị chia đôi và miền Bắc rơi vào cảnh bần-cùng… thì chiến thắng đó có mang lại hạnh-phúc cho toàn dân như chiêu-bài mà đảng Cộng-sản Việt-Nam đã đề ra hay không?

Hoàng văn Hoan và nhà xuất-bản Sự Thật thú nhận việc Trung-cộng viện-trợ. Sau chuyến sang Mỹ cầu-viện của De Lattre, Tổng-thống Truman đã cảnh báo: “Nếu Trung-cộng mở mặt trận Đông-Dương thì Mỹ tức khắc sẽ đưa chiến-tranh đến Hoa-lục”. Biết rõ tiềm-lực lớn-lao của ‘ con cọp giấy có bom nguyên-tử ’ trong chiến-tranh Cao-Ly, Mao ra lệnh đấu kín toàn bộ viện trợ cho nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa. Mãi đến trận Điện-Biên-Phủ kết-thúc, thế-giới mới biết VMCS đã nhờ vào viện trợ quân-sự của Trung-cộng mà tạo được trận thắng quyết-định. Nhưng người ta chưa rõ Trung-cộng đã chi viện cho nước Việt Nam DCCH những gì và đến mức độ nào.

Đùng một cái, ngày 17 tháng 2 năm 1979, tình hữu nghị Việt-Hoa rạn nứt, khi Trung-cộng xua 200,000 quân bằng 6 mũi tấn-công từ biên-giới phía Bắc, đánh thọc sâu vào lãnh-thổ Việt-Nam trên 15 cây số để dạy cho những người đồng-chí phản-phúc một bài học về tội ăn cháo đá bát. Dịp này, Trung-cộng rêu-rao tất cả sự thật về quan-hệ đôi bên suốt 30 năm qua bằng cách bạch-hóa danh-sách cố-vấn cùng số lượng vũ-khí và chiến-cụ đã viện trợ, nhất là cho trận đánh quyết-định Điện-Biên-Phủ để đòi quyền lợi viễn-chinh của Hồng-quân Trung-cộng.

Hổ trợ cho công tác tuyên-truyền trên đây, Hoàng văn Hoan (*05) thành viên thường trực của Bộ Chính-trị Trung-ương Đảng vượt thoát sang Bắc-Kinh xin tỵ nạn đã viết trên báo Bắc-Kinh ngày 19 tháng 5 năm 1982 như sau: “Thắng lợi to lớn của Điện-Biên-Phủ không thể tách rời sự việt trợ to lớn về vật-chất của Trung-quốc và sự giúp đở trực tiếp của đoàn cố-vấn quân-sự Trung-quốc. Cần vạch ra rằng, trong chiến-dịch Điện-Biên-Phủ, nếu không có những khẩu đại-bác đưa từ Trung-quốc đến thì không thể nào phá nổi tập đoàn cứ điểm của Pháp; và nếu không có sự tham gia chỉ-huy trực tiếp của đồng-chí Vi-quốc-Thanh, Lã-quý-Ba ở tiền-tuyến thì chiến-dịch đó cũng khó mà giành được thắng lợi hoàn-toàn”. Rồi đến năm 1988, Hoàng-Văn-Hoan xuất bản quyển ‘Giọt nước trong Biển Cả’, trang 450, Hoan ghi lại mức-độ nhân-lực quan trọng mà Trung-cộng đã dồn cho chiến-trường VN lên đến hàng chục tướng-lãnh hàng đầu ở Trung-Nam-Hải, hàng trăm cán-bộ cao cấp, hàng chục ngàn chuyên-viên phòng không, pháo binh và tiếp liệu, hàng vạn công binh chiến đấu sửa đường và thiết trí đường xe hỏa. Toàn bộ cuốn sách nói lên công ơn trời biển của Mao. Một lòng trung thành với Bác Hồ, Hoan chửi rủa thậm-tệ sự độc-tài phản bội của phe Lê-Duẩn và đi đến kết luận là tập đoàn Duẩn-Thọ rất xứng đáng được Bắc-Kinh dạy thêm cho vài bài học nữa.

Trong khi đó Hà-Nội vội-vã lệnh cho nhà xuất bản Sự-Thật phát hành quyển Sự Thật về Quan-hệ Việt-Nam và Trung-quốc trong 30 năm qua để biện-minh, nhưng biết không thể che dấu quần chúng lâu được nữa, cực chẳng đã nhà nước CHXHCN Việt-Nam đành phải tự thú: “Trung-quốc là nước cung-cấp nhiều vũ-khí nhất cho nước ta trong cuộc kháng chiến của nhân dân Việt-Nam chống thực-dân Pháp…Mặc dù trong hoàn cảnh khó-khăn vì chiến-tranh Cao-Ly, nhân dân Trung-quốc cũng đã dành một phần thành-quả lao động của mình để giúp-đở nhân dân Việt-Nam…Nhất là trong thời kỳ chống Pháp, Trung-quốc có phái một số cố-vấn chính-trị, nhiều tướng-lãnh quân-sự sang giúp ta. Đó là điều mà nhân dân Việt-Nam bất-cứ trong tình-huống nào, mãi mãi không bao giờ quên”.


Bài toán khó của các tướng-lãnh Tây-phương đã có đáp số.

Một số tướng-lãnh Tây-phương dựa vào truyền-thống cổ-điển Á-châu để lập luận rằng học văn phải chọn danh-sư khoa-bảng, mới có cơ hội bái-tổ vinh-quy; còn học võ phải theo môn phái chánh đạo nổi tiếng mới hy-vọng mã-đáo thành-công sau này. Cho nên, tướng Võ-nguyên-Giáp không xuất thân từ một trường võ-bị nào khiến nhiều tướng-lãnh Âu-châu nghi-ngờ tài thao-lược của ông ta. Học-giả Cao-thế-Dung, trong ‘Việt-Nam 30 năm Máu Lửa’ trang 275 cũng biểu đồng tình là ông Giáp chưa phải là một danh tướng khi ông đánh vào chổ cứng thay vì đánh vào chổ mềm khiến trung-đoàn 88 của Đại-đoàn 308 bị tổn-thất nặng trong trận đánh đồn Yên-Cư-Hạ.

Vào tháng 5 năm 1995, Đại-tướng Liên-sô Dimitri Volkogonov, cựu quản-đốc văn-khố mật ở Moscow cùng nữ sử gia Sophia Quinn Judge khám phá, công-bố một số tài-liệu về đời tư của Hồ-chí-Minh và chiến-tranh Việt-Nam trong đó có trận đánh quyết-định Điện-Biên-Phủ. Từ các tài-liệu quý-hiếm này, nhiều tướng-lãnh Tây-phương đã tìm được đáp số cho bài toán nan-giải của họ: “Áp-lực Trung-cộng bao trùm chiến thắng Điện-Biên-Phủ”. Giờ đây thì sự-kiện lịch-sử đã quá rõ-ràng, bởi nước Việt-Nam DCCH, trong quá-khứ chưa hề sản-xuất được một sách-lược hay chiến-cụ nào hữu-dụng cho cuộc chiến-tranh chống thực-dân Pháp. Từ chiến-tranh Tiêu-Thổ Kháng-Chiến, chiến-lược Trường-Kỳ Mai-Phục Tiến Lên, chiến-thuật Vận-Động Biển Người cho đến phương-pháp Đấu-Tố, Cải-Cách Ruộng Đất và Cách-Mạng Văn-Hóa…tất cả đều là phó bản của Trung-cộng. Mọi ngành, nhân-lực, vật lực, tài lực đều do Bắc-Kinh viện trợ; thậm chí đến túi quân trang, thắt lưng đạn, võng đi rừng, bình đựng nước, bát ăn cơm…cũng đều do đồng-chí Bắc-phương cung-cấp. Ngoại trừ hàng triệu mã-tấu (Scimitar) do Công-binh-xưởng Trần-đại-Nghĩa (tức kỹ-sư Phạm-quang-Lễ) sản-xuất hàng năm là đắc-dụng trong việc khủng-bố, giết người và việc phung-phí xương-máu toàn dân trên chiến-trường. Như vậy, gần cuối thế-kỷ 20, dân-tộc VN cũng như thế-giới bên ngoài mới hiểu rõ đỉnh cao trí-tuệ với tư-tưởng Hồ-chí-Minh và sức mạnh quân-sự do Đảng CSVN vinh-quang chỉ-đạo không thể nào tạo được chiến-thắng Điện-Biên, nếu không có sự hà hơi tiếp sức tối đa của ngoại bang. Rõ-ràng là nhờ vay mượn trí-tuệ, người và vật-chất của Trung-Nam-Hải mà ông Giáp mới đánh bại được tướng Navarre, chớ nào phải do công-lao thật sự của ông như Đảng CSVN đã huyền-thoại để dễ bề phủ hào-quang lên một ‘chiến thắng không sao tiêu hóa nổi. Nếu thật sự là công trạng của ông Giáp, thống-soái một nước nhược-tiểu, đã đánh bại một đế-quốc thực-dân lớn như nước Pháp thì thiếu gì học-viện quân-sự giành nhau mời ông đến thuyết-giảng kinh-nghiệm đánh trận lẫy-lừng; đồng thời Hàn-lâm-viện của các quốc-gia văn-hiến cũng đã trang-trọng ghi danh Đại-tướng Võ-nguyên-Giáp lên hàng đầu danh-tướng của thế-kỷ 20. Nhưng sau cùng, ông Giáp đã hụt-hẫng, vì sau nhiều lần cân-nhắc, giới truyền-thông Tây-Âu đồng ý đi đến kết-luận: “Chiến thắng Điện-Biên-Phủ năm 1954 thuộc về vũ-khí và tướng-lãnh Trung-cộng, còn chiến thắng tháng 4 năm 1975 thuộc về vũ-khí và tướng-lãnh Liên-sô”.

----
Chúng ta đang mất nước vào tay Trung công !!!

Aucun commentaire: