1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

samedi 5 mai 2007

Xã Hội Chủ Nghĩa Thực Chất Là Mô Hình Man Rợ

Xã Hội Chủ Nghĩa Thực Chất Là Mô Hình Man Rợ
DươngThuHương

Nhà văn Dương Thu Hương sinh năm 1947 tại Thái Bình. Năm 1964, bà xung phong đi vào chiến trường miền Nam, nên đã từng mục kích và sống với những kinh nghiệm thật não nề và cay đắng của một cuộc chiến mà đối với bà thật vô lý

Nhà cầm quyền Hà Nội đã lên tiếng bênh vực Milosevic trong cuộc chiến cũng vô lý không kém tại Kosovo, từ đó Hà Nội còn hô hào sẽ mang quân sang Nam Tư để hỗ trợ, dùng truyền thông ào ạt lên án "đế quốc Mỹ" và NATO. Quá ức lòng trước những con người say mê chiến tranh mà không nghĩ đến khổ đau của dân tộc, Dương Thu Hương đã bày tỏ niềm uất ức của mình qua đoản văn TiếngVỗ Cánh Của Bầy Quạ Đen

DươngThuHương: Xã Hội Chủ Nghĩa Thực Chất Là Mô Hình Man Rợ

Tự Do Ảo Khoảng Sinh Tồn
http://www.vietnamesecommunity.com/tailieu/sinhton.htm
Tiếng Vỗ Cánh của Bầy Quạ Đen
http://www.vietnamesecommunity.com/tailieu/quaden.htm
RFA Phỏng Vấn Dương Thu Hương
Một chế độ luu manh bao giờ cũng hành xử một cách luu manh
http://www.vietnamesecommunity.com/tailieu/pv.htm

Lời giới thiệu - Theo lời mở đầu của đài Á Châu Tự Do (RFA), trong hàng ngũ những người cộng sản miền Bắc tiến vào Sài Gòn 25 năm trước đây có nữ văn sĩ Dương Thu Hương, người đảng viên Cộng sản này đã bật khóc khi chứng kiến một xã hội miền Nam sung mãn về vật chất, phong phú và đa dạng về tinh thần... hoàn toàn khác với những gì đảng Cộng sản vẫn thường tuyên truyền. Kể từ đó, bà quyết định chọn cho con mình con đường dấn thân vì sự nghiệp dân chủ của đất nước

Dương Thu Hương nổi tiếng không những do các tác phẩm kiểu như Thiên Đường Mù, Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Khải Hoàn Môn... mà bà còn được trong và ngoài nước biết đến vì thái độ dũng cảm và công khai chống lại giới lãnh đạo hiện nay tại Việt Nam. Năm 1991 bà bị bắt giam 7 tháng, nhưng sau đó được thả ra do áp lực của quốc tế đối với nhà cầm quyền Hà Nộị Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc và đất nước thống nhất. VNN xin giới thiệu cuộc phỏng vấn đặc biệt của đ0ài RFA với nhà văn Dương Thu Hương do đặc phái viên Phan Dũng thực hiện từ Bangkok..

RFA: Ngày 30-4-1975, chị thuộc hàng ngũ những người chiến thắng, cảm tưởng của chị như thế nào khi đặt chân lên miền Nam?

Dương Thu Hương (DTH): Vào lúc ấy họ rất vui sướng nhưng tôi lại thấy đau khổ. Năm 1975, chúng tôi là những người từ rừng về. Lúc đó tôi từ Quảng Bình vào. Chúng tôi là phe những người chiến thắng. Tâm trạng của những người chiến thắng lúc ấy là phải vui mừng chứ vì tôi cũng là đảng viên, nhưng lúc đó tôi lại cảm thấy đau khổ và tôi bắt đầu khóc. Nếu nói một cách bình thường thì tôi là người điên. Và nói một cách khác thì tôi luôn luôn cảm thấy hơi nghịch lý ở sau cuộc sống bình thường. Vào lúc ấy những người thuộc phe tôi họ rất vui mừng, nhưng tôi nghĩ rằng tôi chẳng có lý do gì để vui mừng cả vì là khi vào đó thì tôi hiểu rằng cái chế độ của kẻ chiến thắng là một chế độ man rợ. Vì lúc đó vào Nam tôi mới thấy là người dân họ chửi Tổng thống Thiệu như điên ấy.

Thứ hai là tất cả các nhà văn đều hiện diện trên các vỉa hè Sài Gòn. Và thứ ba là tất cả các phương tiện truyền thông hiện đại nhất của con người thì người dân miền Nam đều xài cả, có nghĩa là tất cả các loại radio nghe được đài nước ngoài đều trang bị đầy đủ cả. Đối với tôi, điều đó làm tôi xúc động hơn tất cả các những gì đã làm người khác xúc động. Ngay lúc đó tôi hiểu rằng phe chiến thắng, tức phe mà mình đi theo, thực chất mà nói đó là mô hình của một xã hội man rợ, thiếu dân chủ.

RFA: Những người cộng sản vẫn thường nói rằng cuộc chiến tại Việt Nam mà họ chủ động là một cuộc chiến thần thánh nhằm chống lại đế quốc Mỹ và tay sai. Quan điểm của chị như thế nào đối với những suy nghĩ này của giới lãnh đạo Hà Nội?

DTH: Cuộc chiến đấu này là một cuộc chiến đấu sai lầm vì nó không chống ngoại xâm mà nó là một cuộc chiến đấu giữa hai hệ thống. Và như vậy thì người Việt bị buộc phải làm lính đánh thuê cho hai hệ thống. Đó là tôi nói từ lúc bắt đầu tôi cảm thấy tôi cần phải tìm một thế giới khác riêng cho tôi và cho con người trí thức của tôi.

RFA: Cho tới giờ phút này đất nước đã thống nhất được 25 năm, chị đã chọn được con đường riêng cho chị chưa?

DTH: Chắc chắn là tôi đã tìm thấy rồi thì tôi mới sống được đến bây giờ.

RFA: Xin chị nói rõ hơn về con đường chị đã chọn lựa.

DTH: Con đường tôi đã chọn lựa là đấu tranh cho một xã hội dân chủ. Và bởi vì tôi không có khả năng làm một nhà lãnh đạo chính trị, tức là tôi không thể nào lập đảng, tôi không thể nào đấu tranh ở chính trường, tôi chỉ có thể đấu tranh bằng cách tôi viết để nói với đồng bào của tôi rằng tôi cần phải sống với đầy đủ ý thức về quyền sống của con người. Bởi vì chỉ có như thế thì cuộc sống mới là xứng đáng.

RFA: Vào năm 1986-1987, chị có phát biểu rằng xét về cả hai mặt chính kiến và con người của những nhân vật trong Bộ Chính Trị đảng CSVN thì không có gương mặt nào đáp ứng được ý nguyện của dân chúng. Cho tới nay quan điểm đó của chị có thay đổi không, nhất là nhân sự của Bộ Chính Trị bây giờ không còn là những khuôn mặt của Bộ Chính Trị năm 1986-1987 nữa?

DTH: Chưa có gì thay đổi. Chưa có cơ sở gì để thay đổi cả. Tất nhiên bây giờ tôi phải nói ông Phiêu có tiến bộ hơn một chút, tức là ông ấy dám nói rằng đảng phải biết ơn nhân dân và công ơn nhân dân đối với đảng như trời với biển. Tôi không đọc bài báo ấy mà tôi chỉ nghe một đồng sự nói lại. Tôi nghĩ rằng kiểu ông ấy nói như thế có nghĩa là ông ấy đã thông minh hơn những người đồng sự của ông ấy trước đây. Nhưng về mặt hành sử mà nói thì trình độ dân chủ chưa có gì để mà ca ngợi cả.

RFA: Khi dấn thân vào công cuộc đấu tranh cho dân chủ của đất nước, bản thân chị đã phải trả giá như thế nào?

DTH: Khi dấn thân vào công cuộc đấu tranh thì tôi biết chắc chắn là tôi phải trả giá. Đáng lẽ tôi làm "quan" thì tôi lại chọn con đường làm "giặc," mà đã làm giặc rồi thì ở xã hội này ắt là phải khổ, tức là phải chịu nhiều sự o bức, nhiều sự o ép và số mạng 7 tháng thì nói chung cũng chẳng là cái gì đau đớn. Nhưng mà đối với tôi thì có một chuyện may mắn rất lớn là lúc đó xảy ra cuộc đảo chánh của gã gì đó ở Nga bị thất bại là một. Đây là yếu tố mà theo tôi thì nó đã cứu tôi đến 60% sinh mạng của tôi. Còn 40% sinh mạng của tôi được cứu thoát là do bà Danielle Mitterrand, của chính phủ Pháp, và của nhiều trí thức, nghệ sĩ Pháp. Còn nếu không thì tôi đã bị nghiền như tương ớt giống như một người hỏi cung tôi đã nói.

RFA: Trong bài viết tựa đề "Quan điểm cuộc sống" chị đã phát biểu rằng nếu đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam liên minh chặt chẽ với đảng và nhà nước Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba, thì chính đảng và nhà nước đã thách thức với thất vọng dân chủ của quần chúng và đập thẳng vào mặt nhân dân, vì chưa ai quên được máu của những người dân vô tội và binh lính Việt Nam ở biên giới năm 1979. Chưa ai quên được tiếng súng và tiếng xe tăng của lính Trung Quốc trên quảng trường Thiên An Môn khi bộ đội Trung Quốc đàn áp những người sinh viên thuộc phong trào dân chủ tại Bắc Kinh. Thế thì theo sự nhận định của chị, ngày hôm nay nhà nước cộng sản Hà Nội liệu có dám tiếp tục mang ý đồ liên minh với Trung Quốc, Triều Tiên và Cuba để thành lập một khối cộng sản như họ đã từng mơ ước từ xưa đến giờ hay không?

DTH: Tôi nghĩ rằng họ không rời bỏ ý đồ đó nhưng bởi vì những cú tát của người láng giềng phương Bắc quá mạnh cho nên bây giờ nếu họ vẫn còn tiếp tục như thế thì họ chết thôi. Không một ai chết mà chắc chắn là họ chết. Bởi vì vừa rồi họ có cứu xét một hiệp ước về biên giới với người Tàu mà họ không hề thông báo cho dân chúng biết, nhưng theo tin tôi được biết thì chúng ta đã mất một bản làng, tức bị mất sâu vào 3 cây số kéo dài theo đường biên giới. Tôi không biết là số liệu này có đúng thực hay không, nhưng nếu quả thực như thế thì họ là những kẻ tội đồ và sau này lịch sử sẽ vạch vào trán họ.

RFA: Trong cuộc chiến tranh vừa qua thì chị thuộc thế hệ được báo chí mô tả cũng như chị tự nhận là thế hệ "xẻ Trường Sơn đánh Mỹ", thế thì đã 25 năm qua rồi, bây giờ nhìn lại cuộc chiến, nếu chị có một cơ hội gặp gỡ trực tiếp để nói chuyện và thảo luận với những người từng có giai đoạn ở chiến tuyến khác với chị, thì chị muốn nói điều gì?

DTH: Tôi nói với những người đó là lịch sử bao giờ cũng chọn con đường tăm tối và dân tộc Việt Nam là một dân tộc đau khổ vì cả hai phía đều bị đẩy vào con đường tăm tối. Và chúng ta nên nhớ là cuộc chiến tranh Việt Nam đó lẽ ra người Việt Nam không nên làm cuộc chiến tranh ấy. Mà lẽ ra nên tìm lối thoát khác. Có lẽ số phần nước Việt mình thật khốn nạn, người Việt Nam biến thành lính đánh thuê cho cả hai hệ tư tưởng. Rốt cuộc lại, thắng hay bại thì người Việt Nam cũng là người bại trước.

RFA: Xin chị có thể cho biết sơ qua về cuộc sống hiện nay của chị?

DTH: Tôi là người đã về hưu gần một chục năm nay thì tất nhiên là không có lương hướng gì nhưng nhờ năm ngoái họ mới làm lương hưu cho tôi. Lương hưu của tôi một tháng được khoảng 20 đô, vì thế tôi phải sống bằng nghề dịch thuê. Ai cũng biết thế hệ tôi là thế hệ ít học, tôi biết tiếng Pháp là tôi tự học thôi song tôi không nói được mà chỉ có thể dịch được những bài báo vớ vẩn. Tôi làm thêm nghề đó. Thực chất cuộc sống của tôi là cuộc sống bình thường. Tôi chấp nhận tất cả những chuyện ấy. Và tôi đã tính đến tất cả những chuyện này từ lâu rồi. Tôi cũng không có nhu cầu gì quan trọng.

RFA: Ước mơ của chị hiện nay là gì?

DTH: Ước mơ của tôi là dân tộc mình khá hơn, có nghĩa là người dân bình thường đỡ nặng đầu óc hơn, họ được sống tốt hơn, và họ dần dần có ý thức được về con người và đấu tranh cho dân chủ. Tôi cũng không có lãng mạn gì bởi tôi hiểu người dân chỉ biết lo miếng ăn thì không bao giờ có thể có khái niệm về quyền con người, về dân chủ cả. Họ chỉ có thể làm những việc gọi là nổi loạn khi mà họ đói khát. Và nếu như thế thì dân tộc ta mãi mãi chìm trong trạng thái man rợ. Tôi cũng biết là ước mơ đó đối với dân tộc ta cũng hãy còn xa xôi nhưng dù sao thì tôi cũng ước mơ. Bởi vì nếu không có ước mơ thì người ta rất là khó sống.
http://www.vietnamesecommunity.com/tailieu/dthuong.htm

Aucun commentaire: