1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

samedi 5 mai 2007

SỰ CHÍNH DANH, CĂN BẢN PHÁP LÝ QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ CÔNG PHÁP

SỰ CHÍNH DANH, CĂN BẢN PHÁP LÝ QUỐC GIA
VÀ QUỐC TẾ CÔNG PHÁP CỦA CỘNG ÐỒNG VIỆT NAM
HẢI NGOẠI VÀ QUỐC DÂN ÐẠI HỘI


--------------------------------------------------------------------------------

Giáo sư Cao Thế Dung

Dân tộc Việt Nam là một khối thống nhất không thể tách rời, không thể phân cách Bắc, Trung, Nam, Kinh và Thượng, quốc nội và Hải ngoại. Cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại là một nửa phần thân mệnh dân tộc ở nước ngoài, từ cộng đồng Việt Nam ở Ukraine, Nga sô, Ba Lan, Hung Gia Lợi (hungaria), Bảo Gia Lợi (Bulgaria)Ẩ và ở toàn cõi Ðông Âu cho đến Tây Âu, Bắc Mỹ và trên khắp thế giới. Cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại bao gồm cả đồng bào đã sống và chiến đấu, đã sinh ra, lớn lên và phục vụ dưới chế độ Việt Minh và Cộng sản trước năm 1975 mang danh hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa sau năm 1975. Nếu cộng đồng Việt Nam hải ngoại chỉ coi là (hay tự coi là) kế thừa hay là thành tố còn lại của chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1954, nếu tự coi là như thế sẽ là một sai lầm lịch sử, đối ngược lại tính thống nhất của đại khối dân tộc Việt Nam.

DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT - DUY NHẤT LÀ MỘT
Dân tộc Việt Nam chỉ là MỘT, người Việt Trung, Nam Bắc, Kinh, Thượng, Trong và Ngoài, ở dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũ hay dưới chế độ Cộng sản, trước và sau năm 1975, chỉ là MỘT. Nước là dân tộc tính của dân tộc Việt Nam, tức là thủy tính. Quốc Tổ là Lạc Long Âu Cơ từ dưới nước mà lên, tuy là huyền thoại nhưng khoa học từ đầu thế kỷ thứ hai mươi (XX) đã chứng minh được rằng muôn vật thụ tạo trên hành tinh này là do từ biển mà lên, nghĩa là từ đáy biển, từ biển theo tiến trình sinh hóa mà lên đất liền. Dân tộc ta bám lấy đất mà sống, nên dân gian có câu: Ềbói đất nhặt cỏỂ. Dân tộc ta gọi Ðất là Mẹ, Cha là Trời, lãnh thổ cư dân sinh tụ dưới một người thủ lãnh đầu tiên của họ Hồng Bàng là Nước. Trên thế giới không thấy ở đâu gọi quốc gia (the nation), xứ sở (the country) là NƯỚC, chỉ có Việt Nam gọi quốc gia, xứ sở của mình là NƯỚC, đơn giản mà rõ ràng, sống động, chu lưu mà bất biến. Ðất và Nước tuy hai mà MỘT. Ðất nước chỉ có một là đất nước Việt Nam.
Do vậy, nếu chỉ gắn bó riêng một di sản tinh thần và lịch sử của chế độ Việt Nam Cộng Hòa với cộng đồng Việt Nam hải ngoại là một sai lầm trong thực tế, đối ngược lại căn bản và tính dân tộc Việt Nam. Nếu cho rằng cờ mầu vang ba sọc đỏ chỉ là tiêu biểu cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam trước năm 1975 lại là một ngộ nhận, thận chí còn là một sai lầm lịch sử. Cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện trong bối cảnh lịch sử năm 1948-1949 nước Việt Nam đã thống nhất, ít nhất trên danh nghĩa, chưa qua phân Bắc Nam, ấy là chưa kể cờ vàng với quẻ Ly (kinhdịch) ở giữa là quốc kỳ của nước Việt Nam độc lập, dù độc lập dưới chế độ quân quản của Nhật, thời kỳ quân đội Nhật chiếm đóng Việt Nam. Nhưng trên danh nghĩa Việt Nam đã độc lập. Nước Miến Ðiện và Nam Dương cũng được độc lập như hoàn cảnh của Việt Nam vào mùa Xuân năm 1945.
Ngày 12 tháng 3/1945, sau khội Nga đảo chính Pháp (9-3), Hoàng Ðế Bảo Ðại triệu đại sứ Nhật Yokoyama vào Hoàng cung, trao cho ông bản Tuyên ngôn Ðộc lập, nguyên văn như sau:
ỀChiếu tình hình thế giới nói chung và tình hình Á Châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia.
ỀNước Việt Nam cố gắng tự lực, tự cường, để xúng đáng là một quốc gia độc lập và sẽ theo đường hướng của Bản Tuyên Ngôn chung của khối Ðại Ðông Á, hầu giúp đỡ nhau tài nguyên cho nền thịnh vượng chung.
ỀVì vậy, chính phủ nước Việt Nam đã đặt tin tưởng vào sự thành tín của nước Nhật và đã có quyết định cộng tác với nước này, hầu đạt mục đích nói trên.
ỀKhâm thử.
Huế, ngày 27 tháng 1 năm thứ 20, triều Bảo ÐạiỂ (Bảo Ðại, Con Rồng Việt Nam. Hồi Ký chính trị 1913-1987). California 1990, trang 162).

QUỐC THỐNG HỒNG BÀNG
Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam do Quốc Trưởng Bảo Ðại cầm đầu được hình thành do Hiệp Ðịnh Elyseé ngày 3 tháng 8 năm 1949 và được Quốc Hội Pháp phê chuẩn sau đó, là một chế độ được hình thành trên căn bản luật pháp quốc tế và được cộng đồng quốc tế thừa nhận (ngoại trừ khối cộng sản). Hiệp định Elyseé 1949, Tổng Thống Vincent Auriol nhân danh Pháp Quốc ký văn kiện tại văn phòng Tổng Thống, điện Elyseé Ba-Lê trao trả lại nước Việt Nam nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Vua Bảo Ðại với tư cách Hoàng Ðế Việt Nam, tiếp nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Khi ký Hiệp Ðịnh Elyseé với tư cách Hoàng Ðế Việt Nam, vua Bảo Ðại đang giữ Quốc Ấn truyền thừa từ vua Gia Long (1902-1820). Trước khi lên ngôi, với danh vị Nguyễn Vương, chúa Nguyễn Ánh vẫn nhân danh đế hiệu vua Lê và nước Ðại Việt (1801 trở về trước). Ðăng quang ở điện Thái Hòa, kinh thành phố Huế. Vua Gia Long kế thừa nhà Lê, giữ ngôi vua chính thống của nước Ðại Việt. Vua Gia Long đích thân ra Nam Kinh, Thanh Hóa, tế lễ tiên đế nhà Lê tại lăng vua Thái Tổ (1428-1433) để kính cẩn cáo yết với các tiên đế nhà Lê. Vua Thừa Thiên là thừa kế nhà Lê để Ềtrị nước chăn dânỂ theo nền quốc thống truyền thừa từ đời vua Hùng, họ Hồng Bàng, nước Văn Lang. Nền quốc thống ấy đã được các vua đầu triều Nguyễn long trọng biểu dương như một bản tuyên ngôn ngắn gọn và đầy đủ ý nghĩa. Gian chính giữa điện Thái Hòa, đại điện quốc gia, tiêu biểu cho quốc gia và đế quyền, đặt ngai vàng. Phía trên ngai vàng, ở ngay trên đỉnh đầu vua, khắc trên gỗ quý, sơn màu son với 4 chữ mạ vàng:
ỀVăn hiến thiên niên quốc
Xa thư vạn lý đồ
Hồng Bàng khai tịch hậu
Nam phục đất Ðường NghiêuỂ
Dịch nghĩa: Nước Việt Nam là nước có nền văn hiến hàng ngàn năm, kể từ ngày ta - triều đình Nguyễn - đã thống nhất đất nước thành một gian sơn hàng ngàn dặm. Từ lúc vua Hồng Bàng mở mang bờ cõi cho đến nay, phương Nam này từ nay có một triều đình thanh bình và tốt đẹp như triều đại Ðường và Ngu của vua Nghiêu và vua Thuấn. (Giáo Sư Huỳnh Minh Ðức - Từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa - nxb Tuổi Trẻ, 1994, trang 28).
Nhà nước Cộng sản Việt Nam dưới danh vị Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Việt Minh, ra đời vào ngày 2-9-1945 không nằm trong lòng quốc thống thiêng liêng ấy. Nó đã đoạn tuyệt với quốc thống và truyền thống dân tộc, đoạn tuyệt hẳn với ỀHồng Bàng khai tịch hậuỂ.

TỪ CHẾ ÐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM ÐẾN CHẾ ÐỘ ÐỆ II VIỆT NAM CỘNG HÒA

Một chế độ đã cáo chung thì không thể phục hồi như một triều đại quân chủ trung hưng. Chế độ Cộng Hòa như Ðệ Tứ Cộng Hòa Pháp Quốc chấm dứt, một nền Cộng hòa mới được thành lập để tiếp nối kế thừa. Ðến nay, với Ðệ Ngũ Cộng Hòa, nước Pháp đã trải qua bốn lần đổi thay. Vẫn một quốc kỳ Tam Tài. Chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam tuy đã cáo chung, lá cờ nền vàng ba sọc đỏ vẫn tồn tại, tung bay khắp nơi ở hải ngoại.
Cộng đồng Việt Nam hải ngoại chỉ đứng dưới lá cờ thiêng liêng, tiêu biểu ấy mà thôi. Một chế độ như Ðệ II Việt Nam Cộng Hòa đã cáo chung, tất không thể làm sống lại, nhưng chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam lại kế thừa và tiếp nối chế độ Quốc Gia Việt Nam (1949-1956) là một chế độ được thành lập trên căn bản pháp lý quốc tế và được cộng đồng quốc tế và công pháp quốc tế công nhận do từ Hiệp định Elyseé đến Hiệp định Genève 1954.
Một chế độ là bao gồm tất cả mọi cơ cấu hệ thống chính quyền và định chế quốc gia, một chế độ như chế độ Cộng Hòa ở miền Nam hình thành từ Hiến Pháp 1956 và ra đời ngày 26-10-1956, chế độ ấy thuộc về toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam, ít nhất trên danh nghĩa, chế độ ấy đã do dân, bởi dân và vì dân. Chế độ Ðệ II Việt Nam Cộng Hòa kế thừa, tiếp nối do Hiến Pháp 1967, ít nhất trên danh nghĩa, đó là một chế độ có căn bản pháp lý quốc gia và quốc tế công pháp, là một chế độ được phân định ba ngành rõ rệt: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Ngày 30-4-1975, chế độ Ðệ II Cộng Hòa cáo chung do Cộng sản Việt Nam cưỡng chiếm bằng vũ lực với một ưu thế quân sự tràn ngập, với một hỏa lực gấp bội. Việt Nam Cộng Hòa ở vào tình thế như kẻ bị trói tay cho địch nhân đánh. Tướng Dương Văn Minh ngụy danh Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa nhưng ông không hội đủ tư cách pháp lý quốc gia cũng như quốc tế trong tư cách ấy. Không ai công nhận chính phủ Dương Văn Minh kể cả Cộng sản Việt Nam, chỉ là một hiện tượng phù vân. Chính phủ do ông lãnh đạo chỉ là sự đoạt quyền trong một thế Việt Nam Cộng Hòa rơi vào một khoảng trống quyền lực và không có lãnh đạo sau khi Tổng Thống Trần Văn Hương bị cưỡng bách phải từ chức. Chính phủ Dương Văn Minh, một chính phủ hiện diện như một tia chớp trong cơn bão tố ở miền Nam, chính phủ ấy không được hình thành trên căn bản Hiến Pháp 1967 và lẽ đương nhiên không phải là một chính phủ kế thừa và nối tiếp chính phủ Ðệ II Việt Nam Cộng Hòa.
Bản tuyên bố đầu hàng ngày 30-4-1975 của tướng Dương Văn Minh tuyệt đối không phải là bản tuyên bố đầu hàng của người lãnh đạo chế độ Ðệ II Việt Nam Cộng Hòa mà chỉ là bản tuyên bố của người cầm đầu chính phủ đoạt quyền, cưỡng lý, không có căn bản luật pháp quốc gia và quốc tế, chưa được quốc tế công nhận đã đành mà chỉ là một thoáng hiện diện, hoàn toàn đối ngược lại Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967. Vả lại, dù là một chính phủ đoạt quyền cưỡng lý, bản tuyên bố đầu hàng của tướng Dương Văn Minh chỉ là thuần túy quân sự, hạ lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hạ khí giới. Dù bản tuyên bố ấy bất hợp pháp, đối ngược lại Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967, ông Minh cũng đã không từng tuyên bố chế độ Việt Nam Cộng Hòa chính thức cáo chung, cho dù nếu có, thì lời tuyên bố ấy cũng là bất hợp pháp và vô giá trị. Sự thật rõ rệt là, Cộng sản Việt Nam đã cướp chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Toàn bộ hệ thống cơ cấu chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ trong một sớm một chiều, sự thật ai cũng biết đó là do âm mưu đen tối của một quyền lực buôn bán chính trị quốc tế đã toa rập với tập đoàn Cộng sản Quốc tế Liên Sô, Cộng sản Việt Nam chỉ là những kẻ được ủy nhiệm trong một cuộc chiến ủy nhiệm. Thư Trắng (Bạch thư) của Cộng sản Việt Nam công bố năm 1980 dưới tựa đề "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" (Bộ Ngoại giao Hà Nội, nxb Sự Thật 1980). Thư trắng này, Cộng sản Việt Nam đã bạch hóa kế hoạch thôn tính miền Nam bằng võ lực mà Trung Cộng lại không đồng ý. Bắc Kinh muốn duy trì nguyên trạng 2 miền Mam, Bắc Việt Nam do Hiệp định Genève 1954 đã phân định và ký kết lấy vĩ tuyến thứ 17 làm ranh giới giữa hai miền. (Thư trắng, Bộ Ngoại Giao Nhà Nước CHXHCNVN - nxb Sự Thật, Hà Nội 1980, trang 32-99)
Dù chế độ Ðệ II Cộng Hòa đã cáo chung từ năm 1975 đến nay, các Hiệp định và các văn kiện liên quan đến sự hình thành chế độ Việt Nam Cộng Hòa trên căn bản luật pháp quốc gia, quốc tế và công pháp quốc tế từ Hiệp định Genève 1954 và Hiệp định Ba-Lê 1973 vẫn còn nguyên giá trị, không những là sự thật lịch sử không thể phủ nhận mà còn là những chứng từ của luật pháp quốc tế và công pháp quốc tế, hiển nhiên còn tồn tại chưa từng bị tiêu diệt, ngoại trừ Cộng sản Việt Nam đã đơn phương xé bỏ.

TỪ CHẾ ÐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM ÐẾN VIỆT NAM CỘNG HÒA Ở MIỀN NAM
Ngày 14-6-1949 tại tòa đô sảnh Sàigòn, Cao ủy Pignon, đại diện chính phủ Pháp và cựu Hoàng Bảo Ðại với tư cách Quốc trưởng Quốc Gia Việt Nam độc lập và thống nhất trao đổi các văn kiện về Hiệp định Elysée. Trong lời hiệu triệu quốc dân, trước đại diện Pháp, Quốc Trưởng Bảo Ðại long trọng tuyên bố, để có địa vị quốc tế hợp pháp, Quốc Trưởng Bảo Ðại tạm giữ danh hiệu Hoàng đế, cho đến khi tổ chức tổng tuyển cử. Quốc Trưởng Bảo Ðại nói: "Tôi lâm thời giữ danh vị hoàng đế để có địa vị quốc tế hợp pháp nhưng sau này quốc dân sẽ quyết định theo hiến pháp" (nguyên văn: ỀJe garde provisoirement le titre d' Empereur afin d'avoir une positon internationale légale, mais le peuple décidera de sa ConstitutionỂ. (Bản tin Vietnam Press - VN Thông Tấn Xã, ấn bản Pháp và Việt Nam, Sài Gòn ngày 15-6-1949)
Một số sách báo, kể cả một số sử gia học giả đã từng phê bình vua Bảo Ðại, nhiều trường hợp nặng nề, không nương tay, ấy là chưa kể sách báo của CSVN vừa bôi nhọ vừa mạt sát, vừa xuyên tạc, nhưng ít nhất trên danh nghĩa, luật pháp quốc gia và quốc tế công pháp, Bảo Ðại là vị Nguyên thủ duy nhất của nước Việt Nam đã tiếp thu nền độc lập và thống nhất của Việt Nam do Pháp trao trả. CSVN kết án Bảo Ðại và chính phủ Quốc Gia Việt Nam là bù nhìn, tay sai của Pháp, nhưng ít nhất trên danh nghĩa và cả trong thực tế, chỉ trong vòng 6 năm 1949-1954, chính phủ QGVN dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Ðại đã thu hồi được đầy đủ quyền hành từ trong tay Pháp. Chính phủ QGVN là một chính phủ duy nhất được Cộng đồng quốc tế công nhận, được bốn đại cường của Hội đồng Bảo An LHQ gồm Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Trung Hoa và 26 nước công nhận, thiết lập bang giao trên cấp bậc Ðại sứ như Ý Ðại Lợi, Hòa Lan, Vương quốc Bỉ, Úc Ðại Lợi, Tân Tây Lan, Gia Nã Ðại, Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Tân Gia Ba, Lào quốc, Cao Miên, Maróc, Tunisia, Vương quốc Ả Rập, Vatican...
Ngày 7-2-1950, Hoa Kỳ công nhận QGVN. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố: "Công nhận chính phủ Bảo Ðại, đó là chính sách căn bản của Mỹ, ủng hộ diễn tiến hòa bình, dân chủ của các dân tộc dân chủ, tự quyết và độc lập" (The Pentagon papers - the New York Times Edition, trang 64-65 - Department of State bulletin, feb. 2, 1949).
QGVN là một hội viên chính thức (the full membershộip) của các Tổ chức quốc tế và các định chế thuộc LHQ, đáng kể như Tổ chức Giáo Dục, Khoa Học, Văn Hóa, LHQ, UNESCO, Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO hay OMS), Tổ chức Lương Nông Quốc tế (FAO), Ngân Hàng Thế giới - The World Bank, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, Quỹ Nhi Ðồng LHQ, UNICEF, Ủy Hội Thế Vận Hội OLYMPIC, v.v..., Lao Ðộng Quốc Tế ILO, Bưu chính, Hàng Hải Viễn Thông Quốc Tế, v.v... Không kể các tổ chức vùng như Viễn Ðông Kinh Ủy Hội, Ngân Hàng Phát triển Á châu...

CỜ VÀNG BA SỌC ÐỎ VÀ QUỐC GIA VIỆT NAM THAM DỰ HỘI NGHỊ THƯỢNG ÐỈNH LIÊN HIỆP QUỐC (LHQ) 1951
Ðầu tháng 9-1951, chính phủ Quốc Gia Việt Nam chính thức đại diện quốc gia Việt Nam, độc lập và thống nhất tham dự Hội nghị quốc tế Cựu Kim Sơn (San Francisco) về hòa bình Nhật Bản. Hội nghị này do LHQ đứng ra tổ chức, mời 51 quốc gia đã từng liên hệ và đóng góp vào cuộc chiến đấu chống Nhật Bản trong đệ nhị thế chiến 1939-1945 để thảo luận và ký hòa ước về vấn đề chấm dứt chiến tranh và thiết lập bang giao với Nhật Bản, đồng thời Nhật Bản phải bồi thường chiến tranh.
Hội nghị do Ðại Hội đồng LHQ và Hội Ðồng Bảo An LHQ bảo trợ gồm: Anh, Mỹ, Nga, Pháp và Trung Hoa. Ðây cũng là Hội nghị thượng đỉnh, do Nguyên thủ của các quốc gia, Tổng thống và Thủ tướng tham dự, đáng kể có Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman và Tổng thống Tưởng Giới Thạch, Trung Hoa.
Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cũng như trong lịch sử bang giao quốc tế cận đại, Việt Nam được tham dự một hội nghị thượng đỉnh quốc tế do LHQ chủ trì. Quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ tung bay ngang hàng với các nước như Liên Sô, Anh quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Trung Hoa, Thái Lan, Nam Dương, Phi Luật Tân, Cao Miên, Lào, Miến Ðiện... Phái đoàn QGVN do Thủ tướng Trần Văn Hữu cầm đầu. Trước hội nghị, Thủ tướng Trần Văn Hữu long trọng đọc bản Tuyên ngôn của Quốc gia Việt Nam. Thủ tướng Hữu mở đầu: "Kính thưa ông Chủ Tịch- Kính thưa quí vị đại biểu - kính thưa quí vị - Thật là nghiêm trang và cảm kích cho Việt Nam được đến Cựu Kim Sơn tham dự công việc của hội nghị về hòa bình với Nhật Bản. Sở dĩ chúng tôi được hiện diện tại đây là nhờ các tử sĩ của chúng tôi và lòng hy sinhvô bờ bến của dân tộc chúng tôi, dân tộc đã chịu đựng biết bao là đau khổ để được sống còn và giành sự trường tồn cho nòi giống đã có hơn 4000 năm lịch sử."
Về "Vị trí của Việt Nam trong Á Châu," Trưởng phái đoàn QGVN nói tiếp:
"Là những người Á châu, chúng tôi thành thật hân hoan trước những viễn tượng mới mẻ mở rộng cho một quốc gia Á Ðông sau khi kết thúc thỏa hiệp hòa bình này. Chúng tôi sẽ hết sức cố gắng góp phần vào sự phục hưng của một dân tộc Á Ðông bình dị và cần mẫn, như nước Nhật Bản đây, chúng tôi tin chắc rằng tất cả những người dân châu Á phải là người phát khởi thịnh vượng chung của mình, họ cũng trông cậy nơi chính mình để xa lánh mọi chế độ đế quốc và trong việc thiết lập một trạng thái quốc tế mới, một sự liên đới Á châu cũng cần thiết như một liên đới Âu châu vậy.
Về "Chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa," Trưởng phái đoàn QGVN long trọng tuyên bố:
Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm móng các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Nguyên văn Pháp ngữ của đoạn văn quan trọng này như sau:
ỀEt comme il faut franchement profiter de toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous affirmons nos droits sur les êles Spratly et Paracels qui de tout temps ont fait partie du Vietnam (Toàn văn, đăng trong France - Asie, no. 66&67, Nov.&Dec. 1951, trang 505).
Trưởng phái đoàn QGVN long trọng đọc bản tuyên cáo này vào ngày 7-9-1951 trước Trưởng phái đoàn Trung Hoa Quốc Gia, đại diện duy nhất của Trung Hoa và là một đại cường trong Ngũ cường Hội Ðồng Bảo An LHQ. Trưởng phái đoàn THQG không phản đối tức mặc nhiên nhìn nhận lời tuyên bố kể trên của Việt Nam.
Không một nước nào nêu vấn đề chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa, ngoại trừ Liên Sô yêu cầu trao cho Trung Cộng nhưng các nước đều phản đối. Khi phái đoàn QGVN long trọng (và hùng hồn theo báo chí) xác định chủ quyền của VN trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì phái đoàn Liên Sô im lặng, không phản đối, tức là mặc nhiên chấp nhận sự đồng ý của Hội nghị.
Tiến thêm một bước nữa, QGVN nghiễm nhiên là đại diện duy nhất của nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Ngày 2-9-1952, với sự bảo trợ của Pháp, QGVN xin gia nhập LHQ, được Hội Ðồng Bảo An chấp thuận với 10 phiếu trong số 11 Hội viên với 4 đại cường Anh, Pháp, Trung Hoa và Hoa Kỳ, chỉ duy nhất có một phiếu phủ quyết của Liên Sô.

HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ 54- TRUNG CỘNG, QGVN VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA
Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 được triệu tập do Anh Quốc và Liên Sô đồng chủ tịch. Chính phủ QGVN được mời tham gia Hội nghị như một quốc gia cùng với phái đoàn Việt Minh dưới danh nghĩa chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Như vậy là mặc nhiên Liên Sô nhìn nhận QGVN hiện diện trong Hội nghị là một nhà nước. Sử cho biết: Năm 1954 Chu Ân Lai đến Geneve, cầm đầu phái đoàn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, sau khi ký Hiệp Ðịnh Giơ-ne-vơ, Chu Ân Lai mở dạ tiệc ở biệt thự của Phái đoàn Trung Quốc, ông ta mời Ðại sứ Ngô Ðình Luyện đến dự, sắp xếp ông Luyện ngồi ở bàn danh dự cùng với họ Chu và Phạm Văn Ðồng. Qua câu chuyện về Cấm thành Bắc Kinh và kinh thành Huế, Chu Ân Lai đã ngõ ý mời ông Luyện đến thăm Bắc Kinh. Ông Luyện đáp: "Tôi là em của Thủ tướng Ngô Ðình Diệm và là đại sứ, làm thế nào tôi có thể đến đó (BK)?" Họ Chu đáp: "Ông đến với tư cách là khách mời của tôi" (Vous viendrez comme mon invité). Ðại sứ Luyện trả lời: "Nhưng thưa, thăm Cấm thành phải có thì giờ, không thể nào thăm trong mấy ngày" (Luyen repliqua: "Mais cela preud du temps pour voir la Cité interdite, et ne peut se faire en quelques jours". Chu Ân Lai bắt ngay vào chủ đích của ông ta, họ Chu nói: "Ông đến Bắc Kinh để đại diện cho chính phủ của ông" (Alors Chu lui dit: "Vous viendrez pour représenter votre gouvernement à Pékin"). (Nguyễn Phú Ðức Vietnam Pourquoi Les Etats Unis ont-ils perdu laguerre? Paris 1996, trang 105).
Tài liệu căn bản khác, từ các văn bản của bộ Ngoại giao Pháp ở Quai d' Orsay, Ba Lê do F. Joyaux trình bày qua cuốn "La Chine et le Règlement du premier conflict d'Indochộine - Genève 1954. (Paris 1979, tr. 198-224), đã cho thấy rõ phái đoàn QGVN trong Hội nghị là hiện diện của một chính phủ, Liên Sô và Trung Cộng đã nhìn nhận và chấp nhận sự hiện diện hợp pháp ấy còn phái đoàn Việt Minh tức chính phủ VNDCCH là một chính phủ được mặc nhiên nhìn nhận là một thực thể (de facto).
Năm 1980, Bộ Ngoại giao Hà Nội công bố Thư Trắng (BạchThư) dưới tựa đề "Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua", Bạch thư này tố cáo Trung Cộng đã bắt bí, đã áp đặt, đã cưỡng bách phái đoàn VNDCCH trong việc ký kết Hiệp định, đồng thời Hà Nội cũng tố cáo Trung Cộng đã âm mưu tạo ra 2 nước Việt Nam và nhìn nhận miền Nam.
Với Hiệp định Genève 54, chính quyền QGVN đương nhiên là một chính quyền hợp pháp về mọi mặt và chính quyền ấy đã đi trước chính quyền miền Bắc được nhiều bước khi giữ được chính danh thống nhất. Ngày 12-5-54, Ngoại trưởng Nguyễn Quốc Ðịnh, Trưởng phái đoàn QGVN, tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ đã tuyên bố: "Lập trường của chính phủ QGVN là chỉ có một nước Việt Nam". Ông Ðịnh nhấn mạnh, chỉ có một chính phủ QGVN và một Quân đội QGVN nên Quân đội Việt Minh phải sát nhập với sự kiểm soát quốc tế. Tuy nhiên, Cộng sản vừa chiến thắng quân sự lớn lao như thế, lời tuyên bố của Nguyễn Quốc Ðịnh trở thành tiêu cực, nên "chỉ được sự tiếp nhận một cách lịch sự lạnh lùng" ((La Conture et Devillers, La Fin d'une querre, trang 147 - Historica. Notre querre d'Indochine, no. 25 - 1972, Số đặc biệt về chiến tranh Ðông Dương). Song ít nhất ông Ðịnh đã nêu lên được danh nghĩa thống nhất của QGVN mà CSVN dù là kẻ chiến thắng quân sự (Ðiện Biên Phủ), song đã để mất danh nghĩa này vì họ là kẻ chiến bại chính trị.
Nội các cuối cùng của QGVN do Thủ tướng Ngô Ðình Diệm thành lập ngày 7-7-54, là một chế độ có đầy đủ căn bản pháp lý, một chính phủ hợp pháp về mọi phương diện từ sự chuyển quyền của chính phủ Pháp đến quốc tế công pháp. Qua các văn kiện chính thức ký giữa 2 bên, Cộng hòa Pháp và Quốc Gia Việt Nam còn lưu trữ tại văn khố quốc gia Pháp (CARAN - Paris - Văn khố trung ương Pháp quốc). Tác giả Pháp Blanchet, qua cuốn "Sự ra đời của quốc gia liên kết Việt Nam" - La naissance de l'État associé du Viet Nam - đã trình bày khá đầy đủ về sự hình thành của QGVN với Quốc Trưởng Bảo Ðại và các định chế của QGVN căn cứ từ các văn kiện chính thức. Những văn kiện ấy có đầy đủ giá trị và cơ sở luật pháp và quốc tế công pháp để minh thị chế độ QGVN là một chế độ duy nhất hợp pháp ở Việt Nam. Các hiệp ước 1862, 1874, 1884 và các văn kiện khác triều đình Huế ký kết với Pháp đã bị tiêu hủy. Chính Phủ QGVN ra đời do hợp pháp thừa kế đất nước Việt Nam về mọi phương diện y như nguyên trạng trước năm 1860 (năm Triều đình Huế phải ký hòa ước Nhâm Tuất với Pháp). Ðồng thời chính phủ QGVN và sau là chính phủ VNCH vẫn phải thi hành một số hiệp ước mà Bảo Hộ Pháp nhân danh Việt Nam ký với nhà Thanh Trung Hoa "phân định biên giới" Bắc Kỳ và Hoa Nam, phân định ranh giới vịnh Bắc Việt, công ước 1887-1895, chính phủ QGVN vẫn còn nghĩa vụ thi hành 2 công ước này cho đến ngày chính phủ QGVN yêu cầu Trung Hoa thương thuyết, ký kết các công ước khác thay thế công ước 1887 và 1885.
Do Hiệp ước Thiên Tân 1885 và Công ước Constans 1887, nước Pháp làm chủ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tất cả các hải đảo khác thuộc lãnh hải Việt Nam. Do đó, do Hiệp ước Elyseé 1949, các quần đảo kể trên và tất cả các hải đảo khác thuộc lãnh hải Việt Nam đã được Pháp trao trả cho Việt Nam, thuộc chủ quyền Việt Nam. Chính phủ CHXHCNVN thừa kế chính phủ VNDCCH là một chính phủ bất hợp pháp, không được các nước công nhận (ngoại trừ Liên Sô, Trung cộng và các nước khối CS công nhận). Chính phủ ấy cho đến năm 1975, không được nước Pháp công nhận. VNCH thừa kế QGVN, dù VNCH đã cáo chung, các công ước 1887, 1895 vẫn còn tồn tại chưa tiêu hủy. Chế độ VNDCCH và CHXHCNVN là bất hợp pháp, cho nên CHXHCNVN không thể nhân danh nước Việt Nam để tiêu hủy hay lấy 2 Công ước 1887 và 1895 để thương thuyết với Trung Cộng rồi nhượng đất và nhượng biển cho Trung Cộng.
Hiệp định Elyseé 1949 vẫn còn nguyên giá trị, chưa từng bị tiêu hủy. Bản tuyên bố của Hoàng đế Bảo Ðại năm 1949 vẫn còn giá trị, chưa từng bị tiêu hủy. Chính phủ VNDCCH và CHXHCN không có quyền tiêu hủy về phương diện luật pháp, quốc gia và quốc tế.
Ngày 14-6 Lễ trao đổi Hiệp ước Elyseé được tổ chức tại dinh Norodom tại Sàigòn, giữa Hoàng đế Bảo Ðại và Cao ủy Pháp tại Ðông Dương Léon Pignon. Hoàng đế Bảo Ðại đọc bản tuyên bố trước Quốc dân Việt Nam:
ỀẨ. Thể chế thuộc địa do các Hòa ước 1862, 1874 tạo nên, đã hoàn toàn thủ tiêu, Nền Ðộc Lập nước nhà hiện tại và từ nay, nước Việt Nam sẽ tự điều khiển công việc mình trên trường Quốc tế cũng như về mặt nội bộ. Về phương diện Quốc tế, nước ta đã có đủ quyền năng của một nước độc lập, quyền ngoại giao riêng, quyền đặt sứ quán tại Ngoại quốc, quyền tiếp nhận các sứ quán ngoại giao, quyền gửi Lãnh sự đi các nước, quyền điều đình và ký kết những Hiệp ước Quốc tế cùng quyền gia nhập tổ chức LHQ." (Bảo Ðại, Con Rồng Việt Nam - Hồi Ký Chính Trị, 1913-1987 - California 1995).
Bản tuyên bố trên đây tuy chỉ là một văn bản lịch sử nhưng vẫn còn nguyên giá trị trên căn bản pháp quyền và luật pháp quốc tế do lẽ, khi công bố bản tuyên bố ấy, Hoàng Ðế Bảo Ðại là vị nguyên thủ duy nhất của nước Việt Nam, độc lập và thống nhất trên danh nghĩa và được cộng đồng quốc tế công nhận và có đầy đủ cả căn bản pháp lý quốc tế và quốc tế công pháp. Hoàng Ðế Bảo Ðại là người lãnh đạo duy nhất của nước Việt Nam, do Hiệp định Elyseé 1949, có nghĩa vụ tiếp tục tôn trọng Công ước 1887 và 1895. Các nhà lãnh đạo VNCH kế tục cũng là người có đầy đủ thẩm quyền duy nhất về phía Việt Nam tôn trọng Công ước 1887 và 1895. Nhà nước CHXHCNVN tuyệt đối không có quyền kế thừa và chỉ là một ngụy quyền và bạo quyền.

CHẾ ÐỘ VNCH THỪA KẾ CHẾ ÐỘ QGVN DO HIỆP ƯỚC ELYSEÉ 1949
Dinh Norodom ở Sàigòn tức dinh Toàn quyền Ðông Dương tiêu biểu cho quyền lực tối cao của Pháp ở Ðông Dương (bao gồm cả Quảng Châu Loan, Quảng Ðông Trung Hoa), ngày 7-9-54 được Pháp trao lại cho Việt Nam trong một buổi lễ long trọng với sự hiện diện của Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm và Ðại tướng Paul Ély, Cao ủy Pháp tại Ðông Dương. Lá cờ Tam Tài của Pháp kéo xuống. Lá cờ vàng ba sọc đỏ kéo lên thay thế. Tướng Paul Ely tuyên bố: "Nước Pháp chỉ công nhận một chính phủ VN duy nhất, đó là chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Nước Pháp luôn luôn coi đó là chính phủ hợp pháp của Việt Nam" (Paul Eùly. Líndochinedan la Fourmente. Paris, Plon 1964, trang 239).
Ngày 26-10-1956, chế độ ÐỆ I Cộng Hòa Việt Nam được thành lập, kế thừa chế độ Quốc Gia Việt Nam về mọi phương diện, tiếp tục được cộng đồng quốc tế và các nước công nhận. Chế độ VNCH thừa hưởng, kế thừa và thi hành tất cả các hiệp ước quốc tế mà chính phủ QGVN đã ký kết với các nước, các định chế và các tổ chức quốc tế. Do đó, VNCH cũng vẫn tôn trọng và có nghĩa vụ bảo vệ và thực hành các công ước quốc tế như công ước 1887 và 1895 Pháp ký với Trung Hoa phân định biên giới trên đất liền và Vịnh Bắc Việt. VNCH tham dự các Hội nghị quốc tế hàng năm với tư cách đại diện duy nhất của nước Việt Nam dưới ngọn cờ vàng ba sọc đỏ.
Từ ngày ra đời năm 1949 cho đến 30-4-75, chính phủ QGVN và chính phủ Ðệ I và Ðệ II VNCH kế thừa, cứ 4 năm một lần, phái đoàn lực sĩ Việt Nam tham dự Thế Vận Hội (Olympic), là phái đoàn duy nhất của nước Việt Nam dưới quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ.
Năm 1961, VNCH tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ về nền hòa bình Ai Lao như một quốc gia ngang hàng với các nước khác trong Hội nghị.
VNCH ký tên trong Tuyên ngôn chung của Hội nghị 14 nước về Hòa bình Ai Lao ngày 23-7-1961, trong đó có Liên Sô, Trung cộng, Pháp, Hoa Kỳ và cả CS Bắc Việt. Trung cộng mặc nhiên nhìn nhận VNCH như một "thực thể chính trị" trên căn bản pháp lý quốc tế của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954. Do đó, Trung cộng không chủ trương, không đồng ý và "không giúp" CSBV xâm lăng miền Nam (Bạch Thư TLÐD trang 32-90).
Chế độ nào cũng chỉ là một giai đoạn lịch sử. Tổ quốc và dân tộc mới là vạn đại trường tồn. Chế độ VNCH cũng như vậy, chỉ là một chế độ 20 năm, một nửa phần đất nước. Nhưng trước đó là chế độ QGVN, ít nhất trên danh nghĩa là một chế độ của nước Việt Nam độc lập và thống nhất. Phải trở về căn bản luật pháp quốc tế, công pháp quốc tế, do từ Hiệp định Elyseé 1949 để xét lại công ước Pháp-Hoa 1887 và 1895. Từ hiệp định Elyseé 1949, từ căn bản pháp lý quốc gia và quốc tế. Hiệp định 1999 và 2000 mà CSVN ký kết với Trung cộng "phân định biên giới và lãnh hải vịnh Bắc Việt" là vô giá trị, phải tiêu hủy.


NHÀ NƯỚC CSVN TỨ CHXHCNVN TRÊN CƠ SỞ HOÀN TOÀN BẤT HỢP PHÁP
Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tức Cộng sản Việt Nam là một nhà nước mặc nhiên (de factor) trên thực tế chỉ là một hiện hữu của một thực thể nhà nước nên nhà nước ấy mặc nhiên được các nước công nhận và được vào Liên Hiệp Quốc một cách mặc nhiên. Do mặc nhiên hiện diện là một nhà nước, nó được Hoa Kỳ thiết lập bang giao, hai bên ký Thương Ước mậu dịch năm 2001. Nhưng trên danh nghĩa của một chính phủ hợp pháp, trên căn bản luật pháp quốc gia, luật pháp quốc tế của văn minh nhân loại, thì chính phủ CHXHCNVN vẫn là một chính phủ bất hợp pháp về tất cả mọi phương diện, quốc gia và quốc tế.
Chế độ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tuy đã sụp đổ nhưng vẫn là chính phủ duy nhất hợp pháp, hợp hiến và được cộng đồng quốc tế công nhận. Sự hợp pháp, hợp hiến ấy vẫn còn tồn tại nguyên vẹn trên cơ sở và sự thừa kế di sản tinh thần và pháp lý qua cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại, một thực thể chính trị lưu vong tị nạn, một thực tại Việt Nam Cộng Hòa kế thừa Quốc Gia Việt Nam.

TIỀN THÂN CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCNVN: VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA HAY CHÍNH PHỦ VIỆT MINH (1945-1975): BẤT HỢP PHÁP VÀ PHẢN BỘI QUỐC DÂN

Ngày 2-9-1945 Việt Minh thành lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tuyên bố độc lập, khoảng gần 300 ngàn người nội, ngoại thành Hà Nội từ sáng đã lũ lượt kéo về trung tâm thành phố. Lễ đài dựng tại vườn hoa Ba Ðình. Tinh thần đồng bào lên rất cao. Hàng rừng cờ và biểu ngữ, đâu đâu cũng thấy những khẩu hiệu ỀViệt Nam Ðộc Lập Muôn NămỂ, ỀÐả Ðảo Thực Dân PhápỂ, ỀÐoàn Kết Thì Sống Chia Rẽ Thì ChếtỂ, ỀThà Chết Chứ Không Thỏa Hiệp Với PhápỂ. Ðúng 15 giờ, Trần Huy Liệu, Phó Chủ Tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bước lên lễ đài giới thiệu Hồ Chí Minh. Một ông già cao mảnh khảnh từ từ bước lên lễ đài giữa tiếng hoan hô như long trời đất lở át cả lời giới thiệu: "Ðây là cụ Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa". Mấy trăm ngàn đồng bào tham dự vỗ tay hoan hô nhưng ai nấy đều thắc mắc: Hồ Chí Minh là ai?
ỀÐây là Chủ Tịch Hồ Chí MinhỂ lần đầu tiên dân chúng được nghe danh ông. Sau 28 lần thay đổi tên họ, ông Hồ bước lên đài vinh quang tột đỉnh, trịnh trọng đọc bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập mà phần nhập đề lại dịch từ bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Hoa Kỳ năm 1776 (Xem Michel McLear, The Ten Thousand day War - Vietnam: 1945-1975. St. Martin Press Nov. 1981, trang 12).
Ông Hồ tuyên bố nước Việt Nam từ đây hoàn toàn độc lập, đoạn ông giơ cao tay phải tuyên thệ với 5 lời thề:
Thề không điều đình với Pháp!
Thề chết chứ không chịu nô lệ!
Cứ xong một lời thề thì mấy trăn ngàn cánh tay lại nhất loạt giơ cao và hô lớn: ỀXin Thề!Ể
Ông Hồ tiếp tục giơ cao tay, xin thề:
Thề không đi lính cho Pháp!
Thề không đưa đường cho Pháp!
Thề không tiếp tế cho Pháp!
Cứ dứt một lời thề thì làn sóng người dự lễ giơ thẳng cánh tay hò hét vang dội: ỀXin ThềỂ (xem Hoàng Văn Ðào, Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Sài Gòn 1966, trang 266-267).
Chưa tới một tháng sau lời thề Ềkhông điều đình với PhápỂ còn vang dội trong lòng người, ông Hồ bí mật đi gặp Alessandri, Tư Lệnh Quân Ðội Pháp ở miền Bắc và Lignon, Phụ Tá Cao Ủy Pháp (Dô Ðốc D'Argenlieu). Ngày 15-10-1945, Ông Hồ lại thân hành đến biệt thự của Jean Sainteny, gặp viên Ðại Diện Lâm Thời của Pháp để mở cuộc điều đình bí mật. Saintteny sau này tiết lộ: ỀHồ Chí Minh cần dựa vào sự giúp đỡ của nước Pháp một cách hiển nhiên để củng cố địa vị và đè bẹp đối lậpỂ. Về các cuộc gặp gỡ bí mật này, Sainteny viết: "Chúng tôi có một thỏa thuận chung với nhau: Hồ Chí Minh và tôi giữ kín những cuộc gặp gỡ bí mật để công chúng không biết được mà chúng tôi rất sợ sự phản ứng nóng nảy của họ" (Jean Sainteny, Histoire d'une paix mangueé. Paris 1953, trang 171).
Kể từ ngày nhà nước VNDCCH ra đời cho đến cuối năm 1946, Việt Nam chìm đắm trong Ềbiển máu của Ðảng tranhỂ. Bắt cóc thủ tiêu tiếp tục diễn ra khắp nơi.
Và như lời của bài "Tiến Quân Ca", quốc ca của chính phủ Việt Minh vang lừng lời điệu sắc máu: "Thề phanh thây uống máu quân thùa" Quân thù đây, không chỉ là Pháp, lại là người Việt Nam và các Ðảng, Phái Quốc Gia, đối tượng mà CSVN chủ trương phải thanh toán.
Lá cờ đỏ sao vàng, màu máu lửa là cờ của Ðảng CSVN được lấy làm quốc kỳ của chính phủ Việt Minh dưới danh hiệu VNDCCH. Ðảng Cộng sản Ðông Dương mà Cộng sản Việt Nam là hậu thân, từ năm 1930, là cờ búa liềm mầu vàng trên nền đỏ máu, y như quốc kỳ của Liên Sô. Theo ỀTruyện kháng chiếnỂ, một người trong cuộc kể lại, đầu năm 1940, khi còn ở Quảng Châu, Hồ Chí Minh đã cho thay cờ búa liềm, lấy cờ đỏ sao vàng để biểu hiện Ềtình đồng chí răng môiỂ giữa Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Trung Hoa. Cờ đảng Cộng sản Trung Hoa nền đỏ máu lửa với 5 ngôi sao vàng. Ngôi lớn nhất ở giữa là biểu tượng cho dân tộc Hoa Hán, bốn sao nhỏ chung quanh là biểu tượng cho các dân tộc Mông, Hồi, Mãn, Tạng. Cờ đảng Cộng sản Việt Nam lấy một sao, mặc nhiên chấp nhận làm đàn em, hay đúng hơn là một thứ chư hầu ngoại biên của Cộng sản Trung Hoa. Ngay từ khởi điểm, CSVN đã chạy theo ngoại bang, bội phản truyền thống của tổ tiên mà quốc kỳ màu vàng mới là tiêu biểu của bản thể của dân tộc Việt Nam.

TỪ QUỐC HỘI KHÓA I - 1945 ÐẾN QUỐC HỘI KHÓA IX - 2000: BẤT HỢP PHÁP, LỪA BỊP QUỐC DÂN, BÙ NHÌN GIAN DỐI
Nền tảng của chính phủ Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã là PHẢN BỘI LỜI THỀ đối với tổ quốc và phản bội nhân dân.
Ngày 18-9-1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 14/SL vể tổ chức ỀTổng Tuyển Cử để bầu Quốc HộiỂ cũng là để ỀHoàn chỉnh và chính thức hóa cơ quan quyền lực dân tộc tối cao của nước VNDCCHỂ, tức là phải Ềxúc tiến việc đi đến Quốc Hội để qui định Hiến Pháp bầu chính phủ chính thứcỂ.
Văn kiện đảng CSVN chép:
ỀQuốc Hội Khóa I do nhân dân bầu ra gồm 333 đại biểu đại diện cho cả 3 miền đất nước, là một Quốc Hội dân tộc thống nhất cả nước, của sự đoàn kết chân thành giữa các đảng phái yêu nước và cách mạng (đảng Cộng sản, đảng Dân chủ, đảng Xã hội), các đoàn thể nhân dân, các tôn giáo, các dân tộc thiểu số, các nhân sĩ trí thức, kể cả sự có mặt của cựu hoàng đế Bảo ÐạiỂ.
Quốc Hội 1946 ỀMở rộng thêm 70 đại biểu Quốc Hội do hai đảng chính trị đối lập (Việt Quốc tức VNQDÐ và Việt Cách tức VNCMÐMH), không qua bầu cửỂ. (Vũ Văn Mão - Từ tư tưởng độc lập tự do đến sự ra đời Quốc Hội đầu tiên của nước Việt Nam mới - Tạp chí Cộng sản, số 1 tháng 1/1996, trang 11-14, Kỷ niệm Quốc hội CHXHCNVN).
Cựu hoàng Bảo Ðại trở thành đại biểu Quốc Hội 1946, trong hồi ký "Con Rồng VN", cựu hoàng kể lại, ông được đại biểu của ủy ban tỉnh Thanh Hóa tới thăm (vào thời gian cựu hoàng bị Việt Minh tạm thời lưu đài ở Sầm Sơn, Thanh Hóa), hỏi cựu hoàng có chấp nhận ứng cử dân biểu tỉnh Thanh Hóa không? Cựu hoàng chấp nhận trên nguyên tắc. Thế rồi, Ềtrong ba tuần lễ liên tiếp tôi không thấy ai nói gì cả. Ðùng một cái, ngày 7 tháng Giêng, một phái đoàn đến báo cho tôi biết cuộc bầu cử Quốc hội đã hoàn tất hôm trước, và tôi trúng cử đại biểu tỉnh Thanh Hóa với 92% số thăm. Họ chúc mừng tôi đã đắc cử. Nên nhớ rằng, tôi cũng chẳng biết ngày, giờ bầu cử, và tôi cũng chẳng đi bầu"" (Bảo Ðại, "Con Rồng VN", trang 222).
Các đại biểu Nam Kỳ trong Quốc Hội Khóa I, không từng ứng cử, không ai bầu vì tháng 9-1946, toàn cõi Nam Kỳ do Pháp tái chiếm thuộc Chính Phủ Nam Kỳ tự trị, Việt Minh không thể tổng tuyển cử ở Nam Bộ, thế mà vẫn có các đại biểu Nam Bộ. Hai trường hợp trên đây là sự gian trá và lừa bịp trắng trợn. Dân số Nam Bộ là 5.5 triệu (1946) lại chỉ có 18 đại biểu trong QH trong khi Bắc Bộ và Trung Bộ chiếm 156 ghế (không kể 70 ghế đối lập).
Dân số Hà Nội là 119 ngàn người, số cử tri đi bầu được ghi 172.765 người, Hồ Chí Minh đắc cử 98% (!) với số phiếu 169.222 phiếu tức thêm 51.342 phiếu tưởng tượng. Nếu tính 119 ngàn đầu người kéo nhau đi bầu hết, kể cả người đau, người già, người đi vắng, người ở nhà thương, tức là đắc cử 100% dân số (kể cả trẻ em, người bệnh hấp hối).
Với cung cách và thể thức bầu cử trong Ềsáng tạoỂ như thế, cộng đảng đã thành lập chế độ Dân Chủ Nhân Dân Chuyên Chính Vô Sản.
Các đại biểu đắc cử hầu hết dưới nhãn hiệu khác nhau của đảng CSVN, lúc ấy đảng tuyên bố đã tự giải tán đảng nên chỉ có một số rất ít công khai nhận là cộng sản. (xem Thống kê dân số, thành phố Hà Nội: Annuaire Statistique de l'Indochine, 1943-1946, trang 27 - Joseph Battinger, Vietnam: A Dragon Embattle, NY 1967, trang 361).
Về 70 đại biểu Việt Quốc và Việt Cách bị loại ngay vào phiên họp đầu của QH, tháng 10 năm 1946. Ðại biểu Việt Quốc Cung Thúc Quỳ, kỹ sư Canh Nông đến họp, can trường đứng lên phát biểu phản đối, tiếng nói bị dập tắt, ông là một trong mấy dân biểu trốn thoát, còn lại gần 60 đại biểu Việt Quốc và Việt Cách bị bắt ngay sau đó rồi bị thủ tiêu. Sự lừa bịp công khai, Võ Nguyên Giáp vẫn ở Hà Nội, chưa từng về tỉnh Quảng Bình vận động bầu cử vẫn đắc cử với 97%, hầu hết các đại biểu đều đắc cử từ 80% trở lên.
Ðại diện chính phủ Pháp ở Bắc Việt Sainteny là một nhân chứng, cho biết trong số 329 đại biểu thì thì cảm tình viên chiếm 250 người, thành phần độc lập và không đảng phái ứng cử với cái mũ ấy để che đậy cho người CS, con số này cũng tương đối ít. (Xem: Jean Sainteny, Histoire d'une paix manquée, trang 171 - Ellen Hammer, The Struggle for Indochina, Stanford Univ. Calif 1955 trang 142 - 145).
Hồ Chí Minh ca tụng đây là ỀQuốc hội dân chủ đầu tiên ở vùng Ðông Nam Á Châu. Nhưng thực tế là sự thực hiển nhiên, Quốc hội ấy đã phản dân chủ và bịp bợm ngay từ cuộc bầu cử và trong các sinh hoạt của nó vào cuối năm 1946 và đầu năm 1947.
Quốc Hội khóa I, đã biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước VNDCCH với 240 đại biểu tán thành trên 241 đại biểu dự họp. Sau khi đã loại và thanh toán 70 đại biểu Việt Quốc và Việt Cách, không có 18 đại biểu Nam Bộ dù là được bầu và đắc cử theo sự tưởng tượng của đảng CS. Hiến pháp 1946, trong phần mở, được tuyên bố là Ềđoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, giai cấp và tôn giáo - Bảo đảm các quyền tự do dân chủỂ. Ngay sau khi Hiến pháp ban hành, tôn giáo, đảng phái đối lập đã bị triệt phá. Hiến pháp 1946 mà hậu thân của nó là hiến pháp 1959, 1980, 1992, tuyên bố: ỀTất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt NamỂ. Ðiều 23 Hiến pháp 1946 ghi, QH (khóa I) điều hành đất nước nhưng lại là ỀDưới sự lãnh đạo của Ðảng, do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, tựa vào khối đại đoàn kết toàn dânỂ và rằng: ỀQuốc hội ta đã hết lòng vì dân, vì nước, đã làm tròn một cách vẻ vang nhiệm vụ của những người đại biểu của nhân dân. (Xem: Hồ Chí Minh toàn tập, T.VIII. Nxb Sự Thật, HN 1989, trang 694).
Nhưng QH ấy ngưng hẳn hoạt động, chưa từng được triệu tập một lần nào từ tháng 4-1947 đến năm 1959.

NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM TRÊN CĂN BẢN PHI PHÁP
Chế độ VNDCCH là tiền thân của chế độ CHXHCNVN ra đời, trải qua hai bản hiến pháp 1980 và 1992. cả 2 bản hiến pháp này đều khẳng định: Chính thể nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Nhưng điều 4 hiến pháp ấy lại khẳng định độc quyền lãnh đạo của đảng CSVN. Một điều 4 này thôi, tự nó đã hoàn toàn phủ nhận chế độ dân chủ cộng hòa, một chế độ của nhân dân, do dân và vì dân. Ðiều 4 ấy tự nó đã phủ nhận và chà đạp điều 55 của Hiến chương LHQ về quyền tự quyết của dân tộc, nó cũng phủ nhận và chà đạp phần mở đầu của phụ đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và điều 21 của bản Tuyên ngôn xác định về quyền tự quyết của các dân tộc Ềý nguyện của dân phải được coi là căn bản của quyền lực chính phủỂ (The will of the People shall be the basis of the authority of government).
Hiến pháp 1946 đặt trên nguyên tắc ỀÐất nước Việt NamỂ là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia. (Ðiều 2- Chương I, HP 1946, xem Hoàng Trung Hiến và Hồng Hoa, Tìm Hiểu Hiến Pháp Việt Nam Nxb Ðồng Nai 2000, trang 197).
Năm 1954, Phạm Văn Ðồng, trưởng phái đoàn Việt Minh với danh hiệu VNDCCH tham dự hội nghị Geneve, và ký vào hiệp ước chia đôi đất nước, ngày 20 tháng 7 năm 1954. Chính phủ Quốc Gia không ký vào hiệp ước ấy với lập trường tôn trọng sự thống nhất toàn vẹn của lãnh thổ Tổ Quốc VIỆT NAM. Mặc dù Hồ Chí Minh trong lời kêu gọi nhân dân toàn quốc ngày 28/7/1954 nói rằng: ỀVĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời có tính cách chính trịỂ. Một số sử gia Pháp nhận định Ềqua văn kiện ngoại giao thực tế CSHN đã chấp nhận sự hiện hữu thực tại (de facto) hai nước Việt NamỂ. Tự đảng CSVN, nhà nước Việt Minh tức VNDCCH đã vi phạm và chà đạp nguyên tắc căn bản của hiến pháp 1946 qua việc ký kết Hiệp định Geneve 1954.
Qua Thư Trắng của nhà nước Việt Nam Cộng Sản về hiệp định Geneve 1954 thì tự CSVN đã thú nhận đã mất quyền độc lập, bị Liên Sô và Trung Cộng áp lực, kể cả cưỡng bách phải chấp nhận ký vào Hiệp định Geneve 1954. Sau này CSVN thống trách: ỀBắc Kinh đã công nhận sự tồn tại hòa bình của 4 nước Ðông Dương với 4 chế độ chính trị khác nhau. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (miền Bắc) và Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam) đều có quyền ngang nhau".
Trong khi phái đoàn CSVN đề nghị cắt từ vĩ tuyến 13, Chu Ân Lai lại gạt đi. Từ đầu tháng 5, Chu Ân Lai đã chủ trương cắt từ vĩ tuyến 16. Phái đoàn Trung Cộng và kể cả Molotov nghĩ rằng lấy vĩ tuyến 16 thì mới chắc ăn. Anh Pháp dưới áp lực Mỹ mới chịu và Nga Hoa cũng đồng ý như thế.
Thư Trắng 1980, Phạm Văn Ðồng đang làm Thủ Tướng tố cáo Trung Cộng bán đứng đồng chí CSVN trong các âm mưu của Trung Cộng về hiệp định Geneve 1954, CSVN thóa mạ Trung Cộng đã chi viện quân cụ cho Việt Minh để giúp đạt được chiến thắng Ðiện Biên Phủ thì ỀÐiện Biên Phủ là một cái vốn mà Trung Quốc bỏ ra thì Geneve là cái lãi mà họ đã thu nhận được. Trung Quốc đã từng bỏ vốn ra nhiều nơi, thử hỏi rằng, trong lịch sử, đã có vụ đầu cơ buôn bán chính trị nào với một cái vốn như thế mà lại giành được những lời lãi như thếỂ.
Và vì cái vốn cái lời, "Trung Cộng đã ép buộc Việt Nam ký kết Hiệp định Geneve" và, "Hiệp nghị ấy" chỉ có lợi cho Trung Cộng và Pháp, không có lợi cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và Cambodia. (Thư Trắng, Bộ Ngoại Giao CSVN, HN 1980, trang 32-99 - Kiên Cường, ỀSự phản bội của những người lãnh đạo Trung Quốc tại Hội Nghị Geneve 1954 về Ðông Dương. Nghiên cứu lịch sử, số 2-1980, trang 16-22).
Từ hiến pháp 1946 đến hiến pháp 1959, 1980, 1992 nêu lên những nguyên tắc lý tưởng như: ỀKhông phân biệt giống nòiỂ (xem: Hiến pháp Việt Nam, std. trang 31-32).
Năm 1977, CSVN bắt đầu mở chiến dịch đàn áp người Hoa trên toàn quốc, cao điểm là các năm 78, 79, 80 trục xuất người Hoa ra khỏi Việt Nam.
Hiển nhiên hiến pháp của nhà nước CSVN dưới danh hiệu từ VNDCCH đến CHXHCNVN thảy đều vô giá trị, bởi vì tự nó đã phản bội lại và chà đạp những gì nó đã tuyên bố và long trọng viết lên văn bản. Quốc hội VNCS từ khóa I cho đến các khóa sau kế tiếp chỉ là một bộ phận công cụ của đảng CSVN xử dụng để đóng dấu vào các văn kiện và hiệp ước định ký kết với ngoại quốc. Do vậy, các hiệp ước, hiệp định mà Quốc hội Nhà nước CHXHCNVN phê chuẩn hoàn toàn vô giá trị.

LIÊN MINH DÂN TỘC VIỆT NAM TRÊN TOÀN CẦU
Cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại là một phần thân mệnh dân tộc Việt Nam. Ở nước ngoài một Liên minh Dân tộc Việt Nam ở hải ngoại quy tụ đủ mọi dòng họ, quy tụ đủ mọi sắc dân Kinh Thượng, đủ mọi thành phần và giai tầng xã hội. Việt Nam Hải Ngoại có các dòng họ thiểu số Thái, Tày, Nùng, Lô Lô, Dao, Mường... có những họ nổi tiếng như Lý (Quảng Ninh), họ Vĩ, Linh, Nông (Cao Bắc Lạng), Ðèo (xứ Thái), Bế, Ðinh, Cẩm, Hà, Bạch... (xứ Mường, Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn Tày) Do các đợt tù binh chính trị qua Hoa Kỳ theo diện "H.O.", ta lại gặp thêm các dòng họ người Việt Gốc Miên như Danh, Thạch, họ Chiêm như Chế, và hàng chục tộc danh thiểu số Tây Nguyên như Y Nư, H'Rai, Ấy là chưa kể cộng đồng Việt Nam ở Ðông Âu và Nga Sô, số cựu đảng viên CS đã từ bỏ đảng lên đến hàng vạn người. Hơn 20 năm qua, Cộng Ðồng Việt Nam Hải Ngoại đã và đang cứu nhiều triệu bà con anh em bên quê nhà. Ngày nay, trước họa CSVN nhượng đất và bán nước cho Trung Cộng ta lại thêm một sứ mệnh mới. Ngọn cờ chính nghĩa cứu nước bấy lâu nước vẫn tồn tại cùng nước, cùng sông, cùng biên cương một vùng trời Bản Giốc, Nam Quan, Trà Cổ, Bạch Long Vỹ, Hoàng Sa, Trường Sa, đã và đang ở trong tay Cộng Ðồng Việt Nam Hải Ngoại.
Hơn 20 năm qua, có một sự thật hiển nhiên này và đó là sự thật lịch sử: CSVN tuy có chính quyền trong tay là hội viên LHQ, thành viên của tất cả các tổ chức và định chế của LHQ, có trên 70 tòa Ðại Sứ trên thế giới nhưng họ đã hoàn toàn thất bại không giương được ngọn cờ đỏ sao vàng ở bất cứ nơi đâu. Lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn tung bay trên khắp bầu trời hải ngoại kể cả Ðông Âu.
CỘNG ÐỒNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI quy tụ đủ mọi quốc tịch, dầu vậy căn cước tinh thần của người Việt Hải ngoại vẫn là Việt Nam. Người Việt Hải ngoại vẫn còn đầy đủ quyền sở hữu tinh thần, thủ đắc di sản tinh thần của tổ tiên, ông bà ta để lại. Ðất nước là đất nước của chung. Biển trời, núi sông là của chung. Người Việt Hải ngoại tuy không còn chia xẻ cái chung hiện thực nhưng cái CHUNG tinh thần thì vẫn còn đó. Mồ mả tổ tiên ông bà cha mẹ vẫn còn đó ở nơi quê cha đất tổ. Anh em dòng họ và cháu chắt đang ở đó nơi bản quán quê nhà. Mất đất, mất biển không phải chỉ có đồng bào trong nước đã bị mất mà cả đồng bào Việt Nam Hải ngoại cũng đã bị mất. Do vậy ta có đủ tư cách pháp nhân và mặc nhiên (de facto) cùng có quyền sở hữu tinh thần đối với núi rừng, sông ngòi, biển khơi, đồng ruộng, biên cương do tổ tiên, ông bà ta để lại. Người Việt ở hải ngoại trong hiện thực tuy không còn thừa kế điền sản, đất đai sông biển, núi non của Tổ quốc nhưng người Việt hải ngoại vẫn có quyền sở hữu tinh thần. Một họ Lý ở Hoành Mô hay Thuận Phú Quảng Ninh đang ở Mỹ, hay ở Pháp, ta có quyền đòi lại miền đất đai của đồng bào, anh em ta. Họ Ðèo ở Cao Chải, Po Nậm Cúm, Sìu Sau, Bát Xát ở Lai Châu dù đang ở Mỹ hay Pháp đều có quyền đòi lại đất đai biên giới đã mất. Họ Cẩm ở Thanh Thủy, Hà Giang, họ Nông ở Bản Giốc, họ Cao ở Nà Giang, Cao Bằng, họ Bế ở Cao Lộc, Ba San, Lạng Sơn dù đang ở Úc hay Gia Nã Ðại đều có quyền đòi lại đất đai biên giới của tổ tiên, ông bà cha mẹ ta. Ðó là của chung, Họ Lư, họ Bạch, họ Hà ở Bạch Long Vỹ, ở đảo Cát Bà cũng như dân hải đảo Cô Tô, Vĩnh Thục, Long Châu dù đang ở Vancouver, Gia Nã Ðại , dù đã là công dân Gia Nã Ðại, vẫn có quyền đứng lên đòi lại quyền sở hữu tinh thần ở Vịnh Bắc Việt mà CSVN đã dâng cho Trung Cộng. Người Việt hải ngoại không có tư cách pháp nhân đòi chia quyền với chính quyền CSVN, hay đoạt quyền của họ. Là công dân Mỹ, người Việt không có quyền dùng bạo lực lật đổ chế độ CSVN nhưng ta có đầy đủ pháp quyền quốc tế đứng lên đòi lại quyền sở hữu tinh thần vùng đất và biển mà CSVN đã nhượng cho Trung Cộng. Ta có quyền thừa kế tinh thần những gì của đất nước do tổ tiên ông bà ta để lại. Ấy là chưa kể, người Việt Hải Ngoại còn đầy đủ pháp quyền đại diện dòng họ mình, anh em bà con ông nội, ngoại và đồng bào mình ở trong nước để đứng lên đòi lại đất. Trong cuộc kháng chiến chống Mông Cổ, lần thứ ba năm 1285, vua Trần Nhân Tông bảo triều thần và tướng sĩ: ỀThanh Hóa là phên dậu của nước taỂ. Trong cuộc Lam Sơn khởi nghĩa chống Minh (1418-1428) vua Lê Thái Tổ bảo các nghĩa sĩ: ỀThuận Hóa là lòng dạ của taỂ, tức căn cứ hậu cần tiếp liệu của Lam Sơn. Vua Minh Mệnh (1820-1841) trong một cuộc tuần du Quảng Nam, vua đứng trên đỉnh đèo Hải Vân, hướng về phía Tây, chỉ dãy Trường Sơn, bảo các can thần: ỀPhải mở rộng thêm biên cương về phía ấy, bên kia Trường Sơn thì thế nước mới được an toànỂ. Và thời nay, ta có thể nói, Người Việt Hải Ngoại là chân trời mới, một hậu cứ an toàn lớn mạnh của đất nước Việt Nam trên toàn cầu. Sứ mệnh của Người Việt Hải Ngoại vào thời đại này là cứu nước, đẩy mạnh cuộc đấu tranh để cùng đồng bào trong nước lấy lại đất đai biên giới, vùng biển vịnh Bắc Việt, Hoàng Sa và 7 đảo Trường Sa mà Bắc phương đã cướp đoạt của ta.
Ðất đã mất! Biển đã mất!
Cộng Ðồng Việt Nam Hải Ngoại phải lãnh sứ mệnh cứu nước, giành lại đất, giành lại biển đã mất.
Giờ lịch sử đã điểm!
Không ai có thể cứu nước Việt Nam ngoài người Việt Nam. Không ai thương người Việt Nam bằng người Việt Nam. Sứ mệnh của người Việt hải ngoại là kế thừa và tiếp nối quốc thống và truyền thống dân tộc, kế thừa và tiếp nối di sản tinh thần và pháp lý của QUỐC GIA VIỆT NAM dưới ngọn cờ vàng ba sọc đỏ.

NGUỒN GỐC CỜ VÀNG BA SỌC ÐỎ: QUỐC KỲ LONG TINH
Tháng 6 năm Quý Hợi 1863, vua Tự Ðức cử một Phái bộ qua Pháp và Tây Ban Nha xin chuộc lại 3 tỉnh miền Ðông Nam Kỳ mà Pháp đã chiếm. Phái bộ do Phan Thanh Giản, Tiến Sĩ, Hiệp biện Ðại học sĩ làm Chánh sứ, Phó sứ là Phạm Phú Thứ, Tiến sĩ, Tham tri Lại bộ và Án sát Ngụy Khắc Ðản, Tiến sĩ, có Linh Mục Nguyễn Hoàng và Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn, đáp tàu ỀEuropéenỂ Ềđi TâyỂ. Ðến Pháp phái bộ Việt Nam mới biết rằng, phái bộ đi xa mà đến triều kiến Hoàng Ðế Pháp Nã Phá Luân Ðệ III (Napoleon), trên xe phải cắm quốc kỳ theo nghi lễ ngoại giao. Phái bộ làm một lá cờ vàng. Một Thừa sai Pháp cố vấn rằng, cờ màu vàng lại là biểu hiệu của sự khẩn cấp kéo trên các tàu báo nguy, có bệnh ôn dịch. Nhưng phái bộ lại không thể tìm được thợ thêu, thêu rồng trên cờ vàng. Không rõ vị Sứ thần nào, hẳn là quán thông dịch lý đã đề nghị làm một vạch ngang màu đỏ trên nền cờ vàng, cũng gọi là cờ long tinh, quốc kỳ của nước Ðại Nam. Cờ vàng một sọc đỏ phát xuất từ bây giờ, vào đầu tháng 9/1863 (23). Một vạch theo dịch kinh là cơ (trong Quái thể) là thời, vị của quẻ. Một vạch ngang (-) là cơ bản của dịch (sinh hóa, vận hành), gọi là hào. Mỗi quẽ dịch gồm 6 hào, tức 6 vạch quẻ, càn 3 vạch ngang (-): quẻ khôn , 3 vạch đứt đoạn (-). Hào một vạch ngang và hào vạch đứt đôi gọi là hai hào cơ ngẫu, một thực, một hư. Cơ phân ra thành ngẫu, ngẫu hợp lại thành cơ, phân hợp, ly tán, giao hòa lẫn nhau trong vận hành sinh hóa. Ðại thành chi quái cấu thành bởi 6 vạch, mỗi vạch là một hào. Hào với giao đồng nghĩa tức là tương giao mà vạch nên. Ðếm từ hào cuối trở lên ta có sơ hào, nhị hào, tam hào, tứ hào, ngũ hào và thượng hào. Một vạch không đứt đoạn (-) là cái MỘT nhất quán, là Thái cực mà phân ra thành một vạch đứt ngang thành lưỡng nghi âm và dương, trong dương lại có âm mà trong âm lại có dương nên thành tứ tượng. Tứ tượng sinh ra Bát quái. Tương truyền Thái Hạo Phục Hy thị là vị đế thượng đã sáng tạo ra 8 quẻ Ềbát quáiỂ. Bát quái hai lần phối hợp tám 8X8=64 quẻ mỗi quẻ 64 hào: 64X6=384 hào, cứ từ đó mà tính ra theo sự sinh hóa vận hành nhưng khởi đầu lại là một vạch (-). Trong quẻ càn, quẻ thứ nhất trong 34 quẻ ở phần Thượng Kinh Chu dịch, tượng trưng cho TRỜI. Ðây là quẻ đại cát. Vạch cơ hữu tượng trưng cho rồng (sơ cửu: tiềm vong, vật dụng) vạch sơ cửu quẻ càn cũng là Ềnguồn gốc ban đầu của muôn vậtỂ. Có tác giả cho rằng, cờ vàng một vạch đỏ khi tung bay trước gió trông tựa như rồng bay nên gọi là cờ Long Tinh. Ðiều này không đúng. Năm Khải Ðịnh thứ II, 1917, lấy cờ long tinh nền vàng một vạch đỏ làm Quốc kỳ của nước Ðại Nam.
Ngày 17-4-1945, chính phủ Việt Nam dưới thời Nhật chiếm đóng ra đời, thay cờ Long Tinh thành cờ nền với quẻ ly ở giữa, nên gọi là cờ quẻ ly. Theo Thủ Tướng Trần Trọng Kim, thì ly (kinh dịch), hai vạch ngoài liền (dương), vạch giữa đứt đoạn (âm), Ềlà chủ phương Nam, còn có nghĩa là lửa, tượng trưng cho văn minh, ánh sáng tỏa ra bốn phương). (Xem: Trần Trọng Kim, Một Cơn Gió Bụi (Kiến văn lục, Saigon, Vinh Sơn 1969, trang 61).
Chính phủ Quốc Gia Việt Nam ra đời năm 1949, cờ quẻ ly đổi thành cờ vàng ba sọc đỏ, tượng của quẻ Càn là Trời. Sơ cửu là tiềm Long. Cửu nhị (vạch thứ 2) là hiện Long tại Ðiền, rồng lớn đã xuất hiện ngoài đồng. Cửu tam (hào 3), tượng trưng cho người quân tử suốt ngày hoạt động mạnh mẽ không ngừng (luôn luôn thận trọng, răn dè (cửu tam: quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch, nhược, lệ, vô cửu). Quẻ Càn còn tượng trưng cho vua, quân tử, cha, đại nhân, danh nhân, người già, bậc trưởng giả. Về động vật tượng trưng cho ngựa, sư tử, voi, thiên nga. Về tĩnh vật tượng trưng cho vàng, ngọc, châu báu; về hôn nhân tượng trưng cho sự kết hôn với gia đình danh giá. Về thực phẩm, tượng trưng cho thức ăn ngon quý. Về màu sắc, càn tượng trưng cho màu đỏ sậm hay màu đen huyền.
Dân tộc Việt lấy Ðất làm cơ sở nuôi thân, dưỡng tính, sinh thành, làm nơi Ềsống gởi thác vềỂ nên màu vàng là màu của sự SINH. Dương biến, âm hợp mà sinh thủy, hỏa, mộc, kim, thổ thể hiện qua ngũ sắc (5 màu). Cờ ngũ sắc (hay ngũ hành), 5 lá mỗi lá 5 màu, hình vuông ở giữa, mỗi lá một màu khác nhau, đen (thủy) hỏa (lửa) xanh (mộc) trắng (kim) vàng (thổ). Riêng màu vàng là màu tượng trưng cho vua "ngai vàng, áo vàng, khăn vàng, thuyền vàng, giường vàng".". Ðậu đại khoa tên tuổi, quê quán được ghi trên bảng vàng. Người đại thọ qua đời, có chút (cháu 3 đời) coi là đại phúc (ngũ đại đồng đường, tang phục của chút khăn vàng và áo màu vàng).
Màu vàng (thổ) và màu đỏ (càn) không khắc mà giao hòa.
Ý nghĩa của Càn rất trọng đại gồm đủ nguyên, hanh, lợi, trinh. Nguyên có ý là lớn, là căn bản đại biểu cho vạn sự vạn vật. Hanh là thông đạt, không bị trở ngại vướng vấp. Lợi là hòa, tốt, không hại. Trinh là trong sạch mà thẳng thắn, còn có nghĩa thẳng, ngay và chắc.
Càn phát âm gần với kiên. Không đặt tên là quẻ trời Ềvì Trời là hinh tượng có thể nhìn thấy, còn càn là để đặt tên cho công năng của trời. Càn có tên từ khi Chu Văn Vương làm ra quái tửỂ.
Màu vàng hành Thổ là Ðất. Quẻ Khôn tượng trưng Ðất, còn có nghĩa là cội nguồn, là mẹ. Quẻ Khôn có đầy đủ 4 đức nguyên hanh lợi trinh (Duy lợi, trinh của khôn khác lợi trinh của càn vì âm dương bất đồng). Khôn tượng trưng cho điền dã, bụng, dạ dày, chữ tên họ có mang chữ thổ. Về ngũ sắc là màu vàng và đen, về ngũ vị là ngọt. (Chu dịch tường giải, Nguyễn Quốc Nam biên soạn, Nxb VHTT, HN 1998, trang 177, 189, 235, 238, 276, 278.
Vậy, cờ vàng ba sọc đỏ theo kinh Dịch và ngũ hành là Trời-Ðất. Ðạo thờ Trời-Ðất là nguyên đạo của dân tộc Việt Nam.
Cha Trời - Mẹ Ðất là biểu hiện trên màu cờ vàng ba sọc đỏ. Sau này, Quốc Hội của nước Việt Nam mới sẽ soạn thảo, biểu quyết và ban hành hiến pháp quy định Quốc kỳ và Quốc ca mới. Cho đến ngày lịch sử vĩ đại ấy, cờ vàng ba sọc đỏ vẫn đương nhiên là biểu tượng tối cao của Tổ Quốc cũng là biểu tượng của luật pháp quốc gia và quốc tế mà Quốc Dân Ðại Hội lấy làm sở cứ tinh thần.
Thế kỷ thứ XIX, từ thời Gia Long cho tới triều Tự Ðức, tổ tiên ta sinh ra, lớn lên phục vụ và chiến đấu dưới lá cờ vàng Long tinh. Quốc hiệu Việt Nam khai sinh với lá cờ vàng 4 chữ son đỏ ỀViệt Nam Quốc SứỂ, kéo trên đỉnh cột buồm, con thuyền Việt Nam lướt sóng băng qua Ðộng Ðình Hồ.
Nửa cuối thế kỷ XX, cả nước lại rực rỡ màu cờ vàng ba vạch đỏ tung bay, kể từ ngày 15/4/1945, ngày chính phủ Việt Nam độc lập ra đời sau 80 năm Pháp đô hộ, khắp nước từ thượng du đến Hà Nội, Huế trở vào Nam phất phới tung bay ngọn cờ vàng quẻ ly đỏ, xuất hiện trước cờ của đảng CSVN màu máu sao vàng. Rồi từ năm 1948, cờ vàng ba sọc đỏ, cờ Càn Khôn, cờ Cha Trời Mẹ Ðất lại tung bay khắp nước suốt dọc Bắc Nam (ngoại trừ vùng Việt Minh).
Ngọn cờ thiêng liêng này đã được Liên Hiệp Quốc, cộng đồng quốc tế và các đại cường công nhận.
Thông thường, một chế độ như chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã sụp đổ thì biểu tượng Quốc kỳ và Quốc ca cũng chỉ còn là di tích lịch sử. Nhưng sau ngày 30/4/1975 cho đến hôm nay, và cho đến khi CSVN sụp đổ vẫn tiếp tục tung bay khắp nơi trên thế giới. Cuộc diễn hành văn hóa năm 2000 ở Nữu Ước do LHQ bảo trợ, ban tổ chức quốc tế đã công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là Quốc kỳ Việt Nam duy nhất, được trịnh trọng giương cao, dẫn đầu đoàn diễn hành của Việt Nam không ai biết đến ngọn cờ đỏ sao vàng, ngọn cờ đảng vô sinh, một nắm đất (sao vàng, hành thổ) nằm giữa một biển lửa. Nắm đất ấy bị nung thành đất chết, làm sao sinh? Không sinh tất phải diệt. Cờ vàng ba sọc đỏ là cờ Ðất Trời, cờ Cha Trời Mẹ Ðất là sự sinh thành, là đạo SINH, nhất âm - Mẹ nhất dương chi vi ÐẠO (một âm một dương là ÐẠO. Ðạo Trời Ðạo Người).
Quốc Dân Ðại Hội xuất phát từ một tập hợp Liên Minh các thành phần Dân Tộc, một tập hợp Mở, khởi điểm của vận hành mới dẫn đạo bởi Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ và Quốc ca "Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi"... Quốc Dân Ðại Hội thành hình, mở rộng và hoạt động dưới Quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ là sự kế thừa và tiếp nối Quốc Gia Việt Nam, và hai chế độ Ðệ I và Ðệ II Việt Nam Cộng Hòa, hậu thân hợp pháp, hợp hiến của Quốc Gia Việt Nam vẫn tiếp tục được cộng đồng quốc tế công nhận.
Căn bản pháp lý quốc gia và quốc tế của Quốc Dân Ðại Hội cũng là sự chính danh, thừa kế di sản tinh thần và các hiệp định quốc tế, từ hiệp định Elyseé 1949 đến hiệp định Geneve 1954 và các hiệp định quốc tế khác, vẫn còn nguyên giá trị tự tại, chỉ có CSVN xé bỏ một cách thô bạo, phi pháp vào ngày 30-4-1975.

CĂN BẢN PHÁP LÝ QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ CÔNG PHÁP LÝ CỦA CỘNG ÐỒNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Những văn kiện của LHQ qua Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn về dân tỵ nạn Việt Nam và thuyền nhân đã đủ giá trị xác minh tư cách tỵ nạn chính trị của CỘNG ÐỒNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI trên toàn thế giới. Riêng ở Hoa Kỳ, tư cách tỵ nạn CS đã được minh thị qua các cuộc điều trần của Hành pháp Gerald Ford tại Thượng Viện vào tháng 4 - 1975, nổi bật nhất là cuộc điều trần của Ðại Sứ Philippe Habid ngày 15-4-1975, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật và ngân sách cho phép 129,000 di dân tỵ nạn cộng sản đến Mỹ. Tổng Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương mở chiến dịch ỀTrận gió liên hồiỂ (The Frequent Wind) đưa dân tỵ nạn CSVN đến Mỹ. Chiến dịch này kết thúc vào ngày 2-5-1975.
Bằng đạo luật do TT Gerald Ford ban hành, dân tỵ nạn Việt Nam được hưởng các khoản trợ cấp dân sinh, phiếu thực phẩm, y tế, giáo dục, huấn nghệ. Các ngân khoản này, không thuộc ngân sách của liên bang và tiểu bang mà là ngân sách riêng do Quốc hội chuẩn chấp dành cho dân tỵ nạn Việt Nam chứ không phải ngân sách trợ cấp xã hội (welfare).
Tư cách tỵ nạn Cộng Sản, tức tư cách chính trị, một lần nữa được minh thị qua lệnh của Tổng Thống Jimmy Carter đếm 10-12-1979. Ðêm ấy hơn 10,000 dân Việt và dân Mỹ, tay cầm nến dưới sự hướng dẫn của nữ danh ca dân ca Joan Baez (nguyên là dân phản chiến phản tỉnh) diễn hành từ quảng trường Quốc Hội (The Mall) kéo đến trước Tòa Bạch Ốc đưa thư thỉnh cầu lên Tổng Thống Jimmy Carter yêu cầu Hoa Kỳ vớt thuyền nhân trên biển Ðông. TT Jimmy Carter thân hành ra tận cửa ngoài đứng bên trong hàng rào sắt, tiếp nhận thỉnh nguyện thư do nữ danh ca Joan Baez trao cho Tổng Thống.
Ngay đêm ấy, TT Carter trực tiếp ra lệnh cho Ðô Ðốc Tổng Tư Lệnh Quân Lực Mỹ ở Thái Bình Dương phải vớt thuyền nhân trên biển Ðông. Sau đó Hành pháp xin Quốc hội cho phép nhận 1500 thuyền nhân từ các trại tỵ nạn được vào Mỹ mỗi tháng. Quốc Hội Hoa Kỳ lại thông qua một đạo luật thứ hai và ngân sách dành cho chương trình cứu giúp thuyền nhân và đưa vào Mỹ định cư.
Lần thứ 3, do quyết định của TT George Bush xin Quốc hội cho phép được đưa các tù nhân chính trị (HO) và gia đình được qua Mỹ định cư. Bằng một đạo luật và ngân sách, QH Mỹ đã chuẩn chấp và TT Bill Clinton ban hành. Cựu tù nhân chính trị Việt Nam Cộng Hòa đến Mỹ với tư cách tỵ nạn chính trị được xác minh rõ rệt qua luật và ngân sách mà Tổng thống Hoa Kỳ ban hành. Các ngân khoản trợ cấp cho cựu tù nhân chính trị và gia đình do ngân sách đặc biệt mà Quốc hội Mỹ đã chuẩn chấp dành riêng cho cựu tù nhân chính trị Việt Nam Cộng Hòa chứ không phải là ngân sách của tiểu bang và liên bang về trợ cấp xã hội thông thường (welfare).
CỘNG ÐỒNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI mà từ nền tảng này QUỐC DÂN ÐẠI HỘI hình thành một căn bản pháp lý vững chắc và minh bạch: CỘNG ÐỒNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI là cộng đồng tỵ nạn chính trị, một thực thể Việt Nam lưu vong ở nước ngoài, một thực thể Việt Nam thống nhất do lẽ, CỜ VÀNG BA SỌC ÐỎ xuất hiện trên đất nước VIỆT NAM thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. CỘNG ÐỒNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI là một thực thể VIỆT NAM thống nhất Bắc, Trung, Nam, Kinh và Thượng cùng với 56 dân tộc anh em Ềbầu bí cùng giànỂ. Và đó là cơ sở tinh thần và là cương lĩnh dân tộc.

CAO THẾ DUNG
The Ford Foundation's Fellowship - USA and France 1975-1976.

http://www.vntd.org/LienMinhDanToc.com/articles/vn/su_chinh_danh_can_ban_phap_ly_gscaothedung.html

Aucun commentaire: