1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mardi 8 mai 2007

Bù Nhìn HCM Và Hiệp Định Genève

Bù Nhìn HCM Và Hiệp Định Genève
Nguyễn Việt Nữ

Trong lịch sử Việt Nam, từ khi Hồ Chí Minh cướp chính quyền năm 1945 cho đến năm 2004 có ít nhất là 5 lần Hồ và Đảng Cộng Sản của ông ký hiệp ước chia cắt đất nước cho ngoại bang và đem quân đội ngoại bang vào để bành trướng hay cũng cố Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Đầu tiên là hiệp ước sơ bộ 6/3/46 cho phép Pháp đem 15.000 quân vào Hải Phòng với danh nghĩa là "bảo vệ trật tự an ninh" cho miền Bắc. Nhưng thực chất là dùng bàn tay Pháp tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia đang chống Pháp [vì chống Pháp là biểu tình, rải truyền đơn tố cáo tội ác của Pháp, tức làm mất trật tự, an ninh thì sẽ bị Pháp thay Hồ Chí Minh trừng trị giùm. Đó là chiến thuật "chống Pháp" của Hồ đấy]; mục đích kế của hiệp ước sơ bộ là để đổi lấy sự thừa nhận của Pháp về cái chính phủ Cộng Hòa Dân Chủ mà HCM vừa cướp quyền từ tay người Quốc Gia. Thứ hai là hiệp định Genève tháng 7 năm 1954. Thứ ba là công hàm dâng Hoàng Sa Trường Sa cho Trung Cộng năm 1958 . Thứ tư và năm là các hiệp định thư dâng lãnh địa, lãnh hải cho Trung Cộng năm 1999, 2000 đang gây căm phẩn cả từ cộng đồng tị nạn hải ngoại đến những người Cộng Sản kỳ cựu và tuổi trẻ trong nước.

Bây giờ là tháng 7 năm 2004. Vậy xin nhìn lại hai biến động lớn của nước Việt Nam ta cũng xảy ra trong tháng này năm mươi năm trước. Đó là chiến thắng Điện Biên Phủ "oai hùng" để có thế mạnh hầu dễ thành công trong hội nghị Genève chia đôi đất nước .

AI CHẶT XẺ DÂN TỘC VIỆT NAM?

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 không phải là ngày Quốc Hận đầu tiên trong lịch sử dân Việt. Ngày 20 tháng 7 năm 1954, đúng 50 năm ngày ký Hiệp Định Genève (1954-2004), chia đôi đất nước, mới là ngày Quốc Hận đầu tiên. Chúng ta hãy nhìn kỷ lại những vận động của hai phe Quốc Cộng trong giai đoạn đau thương này của lịch sử, để thấy lại bộ mặt buôn dân bán nước của Hồ Chí Minh -cũng nhân danh chống Pháp- mà thật sự là chia cắt non sông về cho đế quốc Cộng Sản. Đây cũng là dịp giúp cho tuổi trẻ biết công của Quốc Trưởng Bảo Đại và Việt Nam Quốc Gia trong sự nghiệp chống Pháp và chống Cộng để bảo vệ thống nhất, độc lập cho đất nước, trái hẳn với sự tuyên truyền của phe Việt Nam Cộng Sản.


AI CHẶT XẺ DÂN TỘC VIỆT NAM?

Chính Hồ Chí Minh, đặc trách Á Châu Sự Vụ của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, muốn thôn tính vùng Đông Nam Á Châu bằng việc thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương từ năm 1930. Nhưng vì thế giới Tự Do và các đảng phái Quốc Gia không chấp nhận chủ nghĩa ngoại lai, nên HCM "ăn miếng lớn không được", phải chấp nhận "ăn miếng nhỏ" bằng cách đội lốt Quốc Gia tranh đấu chống thực dân Pháp, âm mưu chia đôi đất nước về cho Chúa Đỏ Nga Hoa, để làm bàn đạp nhuộm Đỏ cả vùng Đông Nam Á sau nầy, và cũng chính phe Hồ Chí Minh đưa ra việc tổng tuyển cử. Việt Nam Quốc Gia cực lực chống việc chia đất và không hề ký vào hiệp định bán nước đó.

Trước hết, cần nhấn mạnh rằng, trong thế chiến thứ hai, Liên Sô, Mỹ, Anh, Pháp là đồng minh chống phe Trục Đức, Ý, Nhật. (1939-1945). Sau thế chiến thứ hai, các cường quốc Tây phương Anh, Pháp, Hoà Lan v.v. đều lần lượt trả độc lập cho các thuộc địa. Nhưng sau thế chiến thì đế quốc Sô Viết làm ngược lại, là đem quân đi xâm chiếm các nước Đông Âu, bành trướng thuộc địa bằng cách viện trợ cho các đảng Cộng Sản bản xứ đứng lên đánh phá chính phủ đương quyền khắp thế giới - Tại các nước thuôc địa thì dùng chiêu bài "đấu tranh giải phóng, đòi độc lập, như mặt trận Việt Minh của Hồ Chí Minh để cướp chính quyền [người quốc gia yêu nước chống Pháp thời ấy ít ai biết đến chiến lược này của Cộng Sản; cũng không biết HCM là cán bộ Cộng Sản Quốc tế từ năm 1930, nên đã ủng hộ HCM].

Tại chính quốc thì Đảng Cộng Sản và Đảng Xã Hội Pháp lãnh đạo công nhân đình công, biểu tình chống chính phủ để lấy phiếu khi tranh cử. Về chính trị họ tranh cử, tranh quyền lãnh đạo gây khó khăn nội bộ cho chính phủ Pháp. Liên Sô cũng gây cuộc nổi dậy tương tự cho các quốc gia Âu Châu. Còn Hoa Kỳ là nước thắng trận nhưng không chiếm đóng quốc gia nào làm thuộc địa mà còn bỏ công của ra lo tái thiết Âu Châu.[Lúc Liên Sô phong tỏa Bá Linh, nếu không có Mỹ lập cầu không vận thì hàng trăm ngàn người Đức không sống sót, v. v..] Như vậy phải gọi Liên Sô là đế quốc mới đúng. Vấn đề chính danh cần phải khẳng định từ đây. Ta không nên dùng mãi danh từ chụp mũ của Cộng Sản.

Về phần Việt Nam thì Pháp đã trao trả độc lập --tuy chưa hòan tòan--cho Vua Bảo Đại thành lập Quốc Gia Việt Nam năm 1948. Nhưng khác với HCM đã phản bội bắt tay Pháp trong hiệp ước sơ bộ 6/3/46 để được nhìn nhận là Chủ Tịch nước; Bảo Đại tuy được Pháp nhìn nhận nhưng chính Ngài mới không dễ dãi ngoan ngoãn ký kết với Pháp bất cứ điều gì có hại cho đất nước để được ngồi yên trên ngôi Quốc Trưởng.[Trong khi HCM qua mặt chính phủ Liên Hiệp lúc ấy, mánh khóe ký cho Pháp đem quân vào Hải Phòng]. Chính Bảo Đại mới không sợ mất ngôi vị Quốc Trưởng mà khôn khéo biết theo dõi những thời cơ chính trị quốc tế và lợi dụng những lũng cũng nội bộ do đảng phái chính trị của các nội các Pháp mà quyết liệt đòi hỏi Pháp phải trao trả thực quyền mà không cần gây chiến tranh hao tốn xương máu tòan dân. Cho nên năm 1949, Pháp phải trả chủ quyền càng nới rộng thêm. Rồi do sự liên tục đấu trí khôn ngoan và đầy dân tộc tính của Quốc Trưởng Bảo Đại, cùng các áp lực thời sự chính trị khác, ngày 4 tháng 6 năm 1954 thủ tướng Pháp Joseph Laniel mới công nhận cho Việt Nam nền độc lập hoàn tòan với tất cả các tính chất của một quốc gia có chủ quyền theo công pháp quốc tế. Và hai tuần lễ sau, khi Mendès France lên cầm quyền tại Paris, chính phủ mới này, thuộc phe Xã Hội Chủ Nghĩa như Hồ Chí Minh, cũng phải cam kết thi hành thoả hiệp của Laniel. (Bernard Fall, 'The two Vietnams' p. 244). Dĩ nhiên là nền dân chủ của Quốc Gia Việt Nam lúc ấy còn phôi thai nhưng thoát khỏi chủ nghĩa ngoại lai Cộng Sản và được hòan tòan thống nhất từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Và mọi ngành sẽ phát triển theo theo truyền thống dân tộc-không theo chủ nghĩa Mác Lê như hiến pháp Việt Nam hiện nay-đất nước sẽ giàu mạnh vì không có chiến tranh phá hoại do vũ khí của ngoại bang.

Vậy một điều khẳng định trước lịch sử là: nếu đừng có Hồ Chí Minh chia đôi đất nước thì Việt Nam ta đâu có tan nát như ngày hôm nay. Thảm họa Việt Nam bắt đầu trong bối cảnh lịch sử thế giới như thế này:

Lý do có Hội Nghị Genève:
Do sự chia rẽ nội bộ của Pháp càng trầm trọng, nội các thay đổi có khi mỗi tháng một hay hai chính phủ, Pháp gặp khó khăn hậu chiến tại Âu Châu nên muốn đình chiến ở Đông Dương để rút quân về trong danh dự. Nhân hội nghị Tứ Cường gồm Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô họp tại Berlin từ ngày 25/1/54 bàn nhiều vấn đề của Âu Châu như việc thống nhất Đông Tây Đức, việc ký hòa ước với nước Áo v.v. Phái đoàn Pháp trong hội nghị vận động đưa vào nghị trình thảo luận thêm vấn đề "Chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình tại Đông Dương". Do đó khi kết thúc hội nghị tứ cường đã có đề nghị triệu tập hội nghị "ngũ cường" tại Geneve, Thụy sĩ vào tháng 4 năm 1954 để bàn về vấn đề Triều Tiên và Đông Dương (Việt Nam) . Cường quốc thứ năm trong hội nghị này là thêm Trung Cộng vì Mao Trạch Đông trực tiếp nhúng tay trong chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam.

Vai trò của Nga Sô:
Chủ động tổ chức hội nghị Geneve là Nga Sô, vì sau khi Stalin chết vào ngày 5 tháng 3 năm 1953, Nikita Krushchev lên thay. Viên Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Sô mới này muốn không bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản bằng bạo lực để cướp chính quyền như truyền thống, mà bằng lối thương lượng "sống chung hòa bình". Hòa bình nhưng theo chủ nghĩa Xã Hội; tóm lại là hướng về Cộng Sản chủ nghĩa. Với chiêu bài "hòa bình" đó dễ bành trướng và "hấp dẫn" các nước thuộc khối không liên kết hơn. [Do đó, những chủ trương hay tổ chức nào có mang chử Hòa Bình, chấm dứt chiến tranh của Tây phương là có hơi hướm Cộng Sản: World Peace Council, Chicago Peace Council, Veterans for peace, Pastor For Peace, Phong Trào Hòa Bình của Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ của miền Nam]. Sau thế chiến thứ hai, Liên Sô dưới bàn tay sát nhân của Stalin tái chiếm Đông Âu thành thuộc địa của Đế Quốc Cộng Sản, đặt các nước Đồng Minh cũ như Anh, Mỹ, Pháp trở thành thù nghịch trong cuộc chiến tranh lạnh. Liên Sô chỉ chú ý đến Âu Châu. Nay Krushchev muốn thả cái vòi con bạch tuột Cộng Sản sang Á Châu, nên giới thiệu "đồng chí" Cộng Sản Á Châu của mình trên diễn đàn quốc tế. Vì nước Trung Cộng mới thành lập năm 1949 thì năm 1950 đã tham gia chiến tranh Triều Tiên, coi không được "hòa bình" mấy; nên dịp này Trung Cộng sẽ góp mặt với thế giới để biểu diễn vai trò đóng góp cho "hòa bình", "ngưng chiến tranh".

Xin nhấn mạnh là: ngưng chiến tranh nhưng đất nước phải thuộc về Cộng Sản như ta thấy trong Hiệp Định Vãn Hồi Hòa Bình Paris năm 1973. Hiệp ước Đình Chiến Geneve năm 1954 cũng y như vậy cho nửa phần đất nước, tuy mục tiêu thương thuyết đầu tiên của Nội các Joseph Laniel chỉ là làm sao cho Mao Trạch Đông của Trung Cộng đừng viện trợ vũ khí cho Việt Minh.

Vai trò của Hồ Chí Minh:
Chính trị gia "con cắc kè". Bù Nhìn Vĩ Đại của Lênin. Con cắc kè thay đổi màu da theo màu sắc cây cỏ bốn mùa để dễ ẩn mình. Hồ Chí Minh cũng vậy. Bản chất là cán bộ Cộng Sản quốc tế, học trò trung thành, "xuất sắc nhất của Lê nin"[Mai Văn Bộ, "Hồ Chí Minh, Con Đường Vạn Dậm"] Nhưng tùy tình thế chính trị mà thay đổi khẩu hiệu để hòa mình vào màu sắc chính trị đó để tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin. Nếu ai không theo thì tìm cách vu khống để lũng đoạn, phá rối hay tiêu diệt mà không ai khám phá ra mình. Hồ Chí Minh vì thế, thi hành chỉ thị từng bước theo chính sách của ông chủ Nga Hoa. Hồ Chí Minh là tên Bù Nhìn Vĩ Đại của đế quốc Nga Hoa.

Bằng chứng lịch sử:
HCM nổi tiếng với dân Việt và thế giới là lãnh đạo Việt Minh chống Pháp. Nhưng trong thế chiến thứ hai, khi Nga, Mỹ, Anh, Pháp, là Đồng Minh thì Hồ làm thân với Charles Fenn, phái bộ OSS [tiền thân của CIA Mỹ] tuyên bố là ông ta "không chống Pháp" và xin làm tình báo có ăn lương cho Mỹ, [Charles Fenn, "Ho, Biographie"]

1/ Sau thế chiến, cướp chính quyền, vì biết các đảng phái chính trị không ưa CS, Hồ giải tán Đảng CS, lập Đảng Lao Động, lập chính phủ liên hiệp. Hồ ký hiệp định 6/3/46 với Pháp, cho Pháp đem quân vào Bắc Việt, bất kể bị đồng bào kết tội là phản quốc. Hồ không hề chống Pháp. Cho tới khi Pháp, dù chính phủ lúc ấy có nhiều đảng viên CS Pháp nắm quyền [như Moutet, bộ trưởng bộ thuộc địa], nhưng vẫn không chịu tấn phong Hồ Chí Minh, dù Hồ đích thân sang tận Pháp, cầu cạnh, gỏ cửa "đồng chí" cả nửa đêm, cũng chỉ được ban cho cái giấy vô giá. Hồ nhục quá không dám bay về lại quê hương, bèn đi về bằng tàu thủy. Lúc ấy Võ Nguyên Giáp đã kiếm chuyện nổ súng vào đồn binh Pháp và lôi cả dân tộc vào cuộc chiến tranh "giải phóng" theo sách lược của Mác-Lenin. Hồ về tới Việt Nam là mọi người hừng hực lửa "chống Pháp" sẳn có, quên mất tội cấu kết với giặc của ông ta.

2/ Xin làm thân không được bèn biến thành thù. Hồ áp dụng y như vậy với Hoa Kỳ. Khi trở mặt đánh Pháp, Hồ viết thơ nhiều lần xin Mỹ nhìn nhận chính phủ của ông ta, và giúp Hồ chống Pháp. Mỹ không làm theo, vì cũng bận giúp Pháp trong mặt trận lôi kéo của Stalin ở Âu Châu. Hồ bèn nhận định Mỹ là kẻ tử thù và lãnh đạo cả nước đánh Mỹ. Không cần phân tích ý thức chính trị như "giữa tư bản và cộng sản, bên nào đúng hay sai". Chỉ cần suy luận thông thường: một người dân tên Hồ Chí Minh nào đó, không lý tưởng chính trị, nhưng hể muốn người khác giúp mình, theo phe mình; người đó không làm theo thì Hồ Chí Minh đánh, không phải đánh một mình, mà kéo cả gia đình, làng nước phải đánh với mình. Ai không đánh theo thì người đó cũng bị coi là kẻ thù, tìm cách hãm hại. Một người bạn Hồ Chí Minh với tánh tình như vậy, có đem lại an vui, hòa hợp, hạnh phúc cho gia đình, hàng xóm không? Huống hồ gì một họ Hồ đã chọn một lý tưởng chính trị sai lầm mà còn cưỡng bức tòan dân phải làm theo. Do lẽ giản dị đó mà, dân tộc ta muốn tiến tới hòa hợp hòa giải đích thực để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, yếu tố tiên quyết là người Cộng Sản phải công nhận tội lỗi của Hồ Chí Minh. Và phải thành tâm tự đáy lòng, nhìn thấy dù Pháp hay Mỹ là kẻ thù, nhưng đã giúp tạo một căn bản dân chủ, một cấu trúc xã hội tự do, no ấm trăm lần hơn xã hội chủ nghĩa. Xã hội nào cũng có bất công, có tệ đoan. Nhưng XHCN những tiêu cực đó nhiều vạn lần hơn thời Việt Nam Cộng Hòạ Và quan trọng là tệ nạn đó không thể giải trừ khi mà nhà nước còn cai trị độc tài, độc đảng theo chủ nghĩa Mác Lênin và "tư tưởng Hồ Chí Minh".

Yếu tố kế tiếp là, người Cộng Sản phải can đảm nhìn nhận phe Quốc Gia có công giữ được một miền Nam không Cộng Sản cho đến năm 1975 để làm mẫu mực cho miền Bắc hiểu thế nào là Tự Do, Dân Chủ, là kinh tế thị trường; để mà so sánh lại với cái "độc lập, tự do, hạnh phúc" dưới chế độ Hồ Chí Minh. Tuy miền Nam không hoàn hảo, nhưng về mọi địa hạt, chính phủ miền Nam tạo cho tòan dân một cuộc sống thoải máy trăm lần hơn miền Bắc.

Còn về chính trị, người Quốc Gia mới thật sự chống Pháp vì an sinh của dân Việt, chống một cách khôn ngoan thức thời. Thử hỏi Cộng Sản cai trị trong hòa bình từ 1975 đến nay, trình độ khoa học kỷ thuật thật là nhục nhã. Cầu đường, nhà cửa chỉ sử dụng vài tháng là sập hay nứt, lỡ cả. Nếu bảo rằng tại tham nhũng, tại nghèo…Vậy thì kiến trúc của Pháp, của Mỹ để lại xưa cả trăm, cả chục năm vẫn còn xài được, nghĩa là thời Quốc Gia trong sạch và giàu có hơn thời Cộng Sản nhiều. Phải không? Thế thì sao phải bắn phá miền Nam để đòi quyền cai trị? Thì nói chuyện phải trả chủ quyền cho đảng Cộng Sản Hồ Chí Minh cai trị từ năm 1930, lúc mà đại số dân quê còn mù chữ? Ngay cả cai trị từ năm 1945 đến 1975 thì đủ biết tài của họ Hồ chỉ biết bắt chước, cả giết dân mình trong Cải Cách Ruộng Đất cũng là Hồ nhắm mắt bắt chước Mao Trạch Đông.

Vai trò của Quốc Trưởng Bảo Đại:
Trong khi đó, chính Quốc Trưởng Bảo Đại khởi đầu Quốc Gia Việt Nam đối chọi với cái chính phủ "chống Pháp" của Hồ mới thật sự là chống một cách khôn ngoan hơn cách chống theo lối "kẻ cướp" (Hồ nhìn nhận) tham quyền cố vị của Đảng CS. Biết mình không đủ tài cai trị mà nhất định bám sát, ngồi lì để đục khoét dân. Còn Vua Bảo Đại khi nghĩ Hồ Chí Minh có thực lực chống Pháp hơn mình nên đã thoái vị "làm dân một nước độc lập, hơn làm vua một nước nô lệ". Ngài nhận lời làm cố vấn cho chính phủ Hồ Chí Minh và không ngại sống cực khổ như nông dân, chân thành đóng góp kiến thức mình để xây dựng đất nước. Phiên họp chính phủ đầu tiên Ngài đã khámphá ra kiến thức của chính phủ HCM chỉ đủ bàn công việc của một hội đồng xã, thì làm sao cai trị một quốc gia? Thua xa những Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim…của Ngài. Nhưng Phạm Quỳnh thì bị giết, còn bao nhiêu những người tài cao hiểu rộng khác đều bị …không sử dụng. Còn Ngài dù sao cũng có bằng quản trị của Pháp, từng cai trị cả nước, chủ tọa triều đình nhiều năm. Cho nên việc ngoại giao với thế giới, Ngài cũng được kính nể hơn Hồ Chí Minh vào năm 1945, không ai biết gì. Nhưng Ngài không tự cao hay muốn tập hợp quần thần cũ để "đảo chánh" như các vua chúa cũ thường làm. Vua Bảo Đại vẫn kiên nhẫn cố vấn và tôn trọng HCM, cho đến khi HCM tỏ ra "có con đường riêng" không thể cải tổ đường lối cai trị như Ngài chỉ dẫn; và có người cho Ngài biết "con đường riêng" của Hồ là con đường Cộng Sản thì Ngàimới hiểu! Khi Hồ biết là không thể sử dụng kiến thức "tư bản" của Bảo Đại làm cố vấn chính phủ "vô sản" trong nước; nên tìm cách cho Cưụ Hoàng đi hoạt động ngoại giao ở Hồng Kông và cố tình không nhận về nước. Bảo Đại vì đã biết HCM là CS nên coi đây là dịp tháo cũi sổ lồng.

Ngài sống ở Pháp. Paris là thủ đô chính trị. Bao nhiêu chính trị gia thế giới lui tới hội họp. Họ kính Ngài như Cựu Hoàng Đế có kinh nghiệm về Đông Dương, nên thường lui tới đàm đạo. Những dịp này Ngài không từ bỏ dịp nào để tìm hiểu, hay nói ý kiến thuận lợi cho dân tộc mình. Nhiều lần Pháp đề nghị Ngài lập chính phủ, Ngài không tham quyền mà nhận ngay. Vì biết Pháp chưa thật lòng. Đến năm 1948 khi được Pháp nhìn nhận là Quốc Trưởng thành lập Quốc Gia Việt Nam, Bảo Đại nhận, vì biết dân trí chưa đủ trình độ theo kịp văn minh Tây Phương, Ngài cần có nội các chính phủ để nhờ vào Pháp mà lo cải tổ giáo dục và nâng cao kiến thức kỷ thuật, khoa học cùng tất cả phương thức tổ chức, quản trị kinh tế, xã hội cho thật vững chắc. Nhưng chính Ngài ở lại Pháp. Tuyên truyền VC thường chê "vua VN mà sống phè phởn tại Pháp, không biết gì tới cuộc tranh đấu chống Pháp." Thật ra Bảo Đại chống Pháp hữu hiệu hơn Hồ Chí Minh và không đổ máu. Mình nghèo và dốt thì không nên tự ái dõm. Phải học với người giỏi và giàu hơn mình trước đã. Để khi lấy lại độc lập thì dân trí đã đủ thì giờ nâng cao để sẵn sàng cất cánh thành con Rồng mạnh. Chứ đánh cướp như Hồ Chí Minh mà dân còn mù chữ thì cướp nước được mà không giữ cho tốt được, thì ngày nay đã chứng minh rõ ràng. Còn Vua Bảo Đại hợp tác với Pháp để nâng dân trí , và chấn chỉnh dân sinh; nhưng vẫn biết Pháp chưa thật lòng, chỉ vì "kẹt" vào thế chính trị nên dùng Ngài như một quân cờ. Ngài ở lại Pháp để quan sát rõ các chính trị gia trong chính phủ Pháp, ai có thực lực để, nói nôm na là "nằm vạ" với chính phủ Pháp. Rằng các ông bầu tôi làm quốc trưởng mà không trao tôi thực quyền, thì tôi về làm gì? Cứ thế mà Ngài ở lại Pháp để trực diện tranh đấu đòi độc lập ngay trong lòng chính trị nước Pháp. Lúc ấy vì Pháp có đảng Cộng Sản, mà Hồ Chí Minh tức Nguyễn Ái Quốc là đảng viên đảng Cộng Sản Pháp từ năm 1920, nên các báo đảng CS Pháp như L'Humanité, Les Ouvriers, Le Travail …cứ loan tin là Cựu hòang ở lại Pháp đi tắm biển Cannes, Nice… để so sánh với sự khổ sở của Việt Minh ở trong rừng lo…chống thực dân Pháp, còn cựu hòang thì lo ăn chơi lại làm "bù nhìn" cho Pháp, khiến cảm tình nghiêng hẳn về phía HCM.

Sự thật phải nhìn kỷ lại lịch sử: Pháp nổ súng xâm lăng đầu tiên năm 1802 và chính thức đô hộ nước ta từ Hoà Ước 1884 trở về sau, các vua triều Nguyễn bị coi không ra gì, trong âm thầm các Vua đều rất hận Pháp, nhưng mỗi người bộc lộ mỗi cách. Như vua Duy Tân chẳng hạn, đã chống Pháp bị đi tù. Thì khi Hòang Tử Vĩnh Thụy sinh ra được nuôi dạy trưởng thành theo nghi thức vua chúa, nhưng không có nghĩa là lớn lên Ngài không yêu nước? Nhất là khi được học theo hệ thống giáo dục của Pháp với những tư tưởng lớn như Montesquieu, J.J Rousseau…Chính vì được giáo dục theo lối dân chủ, Ngài cũng có đọc cả Chủ Nghĩa Karx Marx, nên có dịp so sánh và biết chủ nghĩa Cộng Sản là độc dược cho dân tộc, nên Ngài chống Pháp mà cũng chống Cộng y như các Đảng phái Quốc Gia khác. Chỉ có HCM, vì dốt nát nên bị nhồi sọ một chiều. Còn việc bài bạc, hay đàn bà hoặc đời sống xa hoạ; thì so với các tiên đế, hoàng triều gồm tam cung lục viện, người đẹp õ được tiến cung nhiều đến đổi cả đời chưa được Hoàng Thượng ngự đến một lần, đến đổi phải thay cành so đủa cho thật tươi, trang hoàng thêm hoa cho thật đẹp, để mong "xe dê" ngừng lại ăn so đủa mà may ra được Hoàng Thượng ghé vào. Xin đọc lại "Cung Oán Ngâm Khúc" của Ôn Như Hầu để thấy Hoàng Đế Bảo Đại quả thật là một vì vua cách mạng triệt để, là vị Hoàng Đế có cuộc sống rất khiêm nhường và đạo đức hơn, đạo đức và có nếp sống giản dị nhất trong thế giới vua chúa Đông, Tây. Vua Bảo Đại trong khi có quyền có "năm thê bảy thiếp" thì Ngài chỉ có một Nam Phương Hoàng Hậu, và một vài nhân tình qua loa trong đời mà ai cũng có trải qua. Còn Hồ Chí Minh? Có nhiều vợ, dâm dục và dã man giết cả người đã có con với y ta là cô Nồng Thị Xuân. Nhà vua Bảo Đại đạo đức cao trọng hơn anh "nông dân" Hồ Chí Minh nhiều. Nhưng vì tuyên truyền của báo chí Pháp thuộc đảng Xã Hội, phe đảng của Hồ Chí Minh để hạ bệ chính nghĩa Quốc Gia mà dư luận trở thành thiên kiến,bất công với một vì vua trong sạch, đạo đức cách mạng cao cả nhất triều Nguyễn.

Thử xem Anh Quốc, đâu phải là xứ phong kiến, thế mà hiện tại vẫn tôn sùng Nữ Hoàng, và Hoàng Gia Anh, nếu nói như Hồ Chí Minh thời 1945 là đáng xếp vào hàng "thực dân phong kiến" cần tiêu diệt. Thế mà đến nay, thế kỷ 21, Hoàng Gia Anh vẫn tiêu thụ một ngân khoản khổng lồ của ngân sách, chỉ để trả chi phí bảo tồn nghi thức hoàng gia. Lễ đổi phiên trực của Hoàng cung mỗi tuần rất long trọng. Đi đâu Nữ Hoàng cũng có đoàn tùy tùng cả ngàn người. Hoàng Tử Charles cũng được hưởng quyền lợi dành cho hoàng gia. Nói theo định nghĩa giới vô sản--Tất cả hoàng tộc đều sống "xa xí" không có giá trị sản xuất lao động gì cả. Tại sao nước Anh văn minh như vậy mà không làm "cách mạng" dẹp đi ? Hay gần nhất Việt Nam là Thái Lan, vẫn có Quốc Vương. Và cường quốc Nhật Bản nữa, cũng có Thiên Hòang, có hoàng tử và hoàng hậu ? Thật ra triều đình là một biểu tượng của truyền thống mỗi dân tộc. Khi các phe phái trong Quốc Hội và Chính Phủ bất đồng ý kiến, Quốc Vương là nơi trông cậy để hoà giải trong tình tự dân tộc. Quốc Vương Thái Lan đã tránh được chiến tranh nội chiến nhiều lần cho vương quốc Thái Lan khi phe quân phiệt định đảo chính phe dân sự. Đó là một quyền lực tối thượng, vô gíá. Nên quốc gia nào đã có biểu tượng quí giá ấy, dù tốn kém, cũng phải trân trọng duy trì. Chỉ có Lê Nin làm cách mạng vô sản giết chết Sa Hoàng, Sađam Hussein lúc mới 19 tuổi đã dám lãnh nhiệm vụ ám sát vua Faisal II, Hồ Chí Minh chưa dám giết vua nhưng đã vô luân giết chết thanh danh vua Bảo Đại, và tiêu diệt tôn giáo… để cưỡng bức dân tộc chỉ còn thờ phượng những tên giết hàng triệu sinh mạng như Lê Nin, Stalin v.v. .Vì vậy nên nước Nga, Iraq mới tan nát trong nghèo nàn, lạc hậu; còn đất nước Việt Nam thì chẳng những nát tan mà còn nhục nhã như ngày nay.

Đã tới lúc phải trả lại công bình cho lịch sử dân tộc để đoàn kết xây dựng đất nước. Chúng tôi xin lập lại, người Cộng Sản cần tỉnh táo nhìn thấy tội lỗi của Hồ Chí Minh và hồi phục danh dự cho phe Quốc Gia, dẫn đầu là Quốc Trưởng Bảo Đại. Hãy nghe lại Hồ Chí Minh và Vua Bảo Đại làm gì trong hội nghị Genève 1954 để "chống Pháp" đem lại "độc lập" cho xứ sở mà làm bằng chứng.

Hồ Chí Minh: Chiến Thắng Điện Biên Phủ Để Chia Đôi Đất Nước.

Phải nhìn nhận là Hồ Chí Minh cũng không muốn chiến tranh. Nhưng hòa bình phải theo chủ nghĩa MácLênin thì mới đúng "lý tưởng" trọn đời của Hồ. Cho nên sau khi cướp chính quyền năm 1945 (nguyên văn chữ dùng của Hồ), không quốc gia nào nhìn nhận chủ quyền của ông ta, kể cả Liên Sô [lúc ấy Stalin còn bận rộn chinh phục ÂuChâu, còn đang muốn lôi kéo Pháp về với đế quốc Đỏ, nên chưa muốn giúp Hồ để làm phật lòng Pháp.]

Còn lực lựợng Việt Minh thì tuy xưng là nước "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" nhưng vụ nổ súng đánh Pháp vì không được nhìn nhận năm 1946, Việt Minh bị đẩy lui dần vào rừng, Hồ Chí Minh lúc ấy ở hang ở lỗ (Hang Pác Bó). Sau 9 năm "chống Pháp" (1945-1954) để tiến lên chế độ Cộng Sản, lực lượng Hồ cũng tả tơi nên phải cầu viện với chủ để giúp ngưng chiến, sống "hòa bình". Nên Hồ chỉ thị Võ Nguyên Giáp phải không được rút lui, phải không được thua trận Điện Biên Phủ, hàng hàng lớp lớp biển người dân Việt đem chôn trong một trận sống còn cho chủ nghĩa Cộng Sản. Ngày 8 tháng 5 năm 1954 khai mạc hội nghị Geneve về Đông Dương, tin chiến thắng Điện Biên Phủ bay tới cho Phạm Văn Đồng tại Genène trước một ngày, để Đồng làm món quà thương lượng việc chia cắt đất nước với thế mạnh. Đó là tất cả mục đích của 53 ngày thí quân để chiến thắng trận Điện Biên Phủ. Võ Nguyên Giáp xác nhận như vậy trong hồi ký "Điện Biên Phủ: Điểm Hẹn Lịch Sử".

Vai trò của Anh:
Sau thế chiến 1945, Anh có giúp Pháp trở lại Đông Dương theo đoàn quân Anh vào miền Nam để giải giới Nhật. Thủ Tướng Anh Winston Chuchill lo sợ Cộng Sản chiếm Đông Dương sẽ có hại cho các thuộc địa của Anh ở Á Châu như Miến Điện, Ấn Độ...v.v. Nhưng sau nước Anh tỏ ra thực tế hơn, sẳn sàng trả độc lập cho các nước thuộc địa để tránh chiến tranh với các quốc gia bị trị (Ấn,Hồi độc lập 1947; Tích Lan, Miến Điện và Palestine độc lập năm 1948). Nên Churchill chỉ thị Ngoại Trưởng Anh là Anthony Eden không cản trở đề nghị Pháp muốn rút khỏi cuộc chiến Đông Dương và còn vận động ngoại giao giúp Pháp được thắng lợi trong hội nghị.

Vai trò của Mỹ:
Lúc xãy ra trận Điện Biên Phủ, Pháp đã cầu cứu Mỹ giúp vũ khí nặng (máy bay và bom nhỏ) để tiêu diệt VC. Ngoại Trưởng Mỹ Foster Dulles, phó Tổng Thống Richard Nixon v.v. chủ trương giúp Pháp can thiệp vào trận chiến, vì họ biết nếu Hồ Chí Minh thắng là vô cùng nguy hại cho Đông Dương, và cả Đông Nam Á Châu. Nhưng Tổng Thống Eisenhower lại không chịu. Chính sách Mỹ lúc ấy chỉ chú trọng đến giúp Pháp thoát những khó khăn ở Âu Châu và cũng muốn Pháp trả độc lập cho Việt Nam.

Một tuần lễ trước khi trận ĐBP kết thúc, Ngoại Trưởng Mỹ Foster Dulles lúc ấy đang họp tại Geneve bàn về Triều Tiên, đoán biết là vì Pháp quá muốn rút quân, nên thế nào hội nghị Genève về Việt Nam muốn đạt kết quả này, Pháp phải cử người đại diện cùng phe Cộng Sản. Foster Dulles điện về cho Tổng Thống Eisenhower rằng, "Sau khi Điện Biên Phủ kết thúc, chắc chắn sẽ có sự thay đổi chính phủ [Pháp] vào tay Tả phái vốn đã từng cam kết giải quyết xong về vấn đề Đông Dương."
[Pentagon papers, I: 531, Robert F. Turner, Vietnamese Communism: Its Origins and Development, p.87].

Vai trò của Pháp:
Vì am tường Cộng Sản, Ngoại Trưởng Mỹ tiên đoán diễn biến chính trị rất chính xác. Khi hội nghị Geneve đang tiếp tục thì chính phủ Joseph Daniel bị sụp đổ. Pierre Mendes France thuộc phe Xã Hội Cấp tiến (Radial Socialist) được đề cử thành lập tân nội các. Để tranh thủ được đa số ủng hộ trong Quốc Hội, Mendes France tuyên bố: "Tôi xin cam kết rằng tôi sẽ từ chức nếu trong vòng một tháng kể từ ngày 20 tháng 6, tôi không thể thu xếp được một cuộc ngừng bắn ở Đông Dương." (Jean Lacouture er Philippe Devillers, La fin d'une guerre, Indochine 1954, 1960 p. 223). [Chính vì vậy mới có vụ kéo giờ lịch sử: Hội nghị Genève thật sự chấm dứt ngày 21 tháng 7, nhưng trên giấy tờ phải ghi là 20-7 cho đúng với lời hứa của Mendes France]. Được tấn phong ngày 18 tháng 6, Mendes France vừa làm Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Ngoại Giao thay thế Georges Bidault làm trưởng phái đoàn đi phó hội Geneve. Mendes France muốn làm trưởng đoàn để đích thân "đi đêm" với tất cả các trưởng đoàn liên hệ như gặp riêng Chu Ân Lai của TC ở Berne (Thụy Sĩ). Dĩ nhiên lúc này, không những chỉ là Pháp, mà tất cả các phái đoàn đều chạy theo "o bế" Quốc Trưởng Bảo Đại, trừ VC. Cũng như hiệp ước sơ bộ năm 1946, hể chính phủ Pháp nào lên mà thuộc phe Xã Hội Chủ Nghĩa thì Hồ Chí Minh quên mất chiêu bài "chống Pháp". Còn chính Quốc Trưởng Bảo Đại bị Cộng Sản cho là "nô lệ" mẫu quốc thì lại mới là người dám chống lại thực dân Pháp khi biết âm mưu của họ nhằm chia hai đất nước. Ngài đã coi Việt Minh như "bọn phiến loạn", không thèm phó hội. Chỉ khi nào Tổng Thống Pháp cam kết với Ngài bằng văn thư hẳn hòi, bảo đảm rằng không có chuyện chia đôi lãnh thổ của Ngài, thì Quốc Trưởng mới cử người tham dự hội nghị Genève.

Lịch sử còn ghi rõ trên giấy trắng mực đen: Hội nghị Genève chính thức khai mạc vào 4 giờ chiều ngày 8 tháng 5 năm 1954. Gần đến giờ họp mà dẫy ghế khu Cộng Sản vẫn trống trơn, không thấy bóng một người nào. Bốn giờ kém hai phút, ngoại trưởng Liên Sô Molotov bước vào phòng họp, sau ông là phái đoàn Nga trịnh trọng đi hàng một như cuộc diễn binh. Kế đó là ngoại trưởng Trung Cộng Châu Ân Lai và Phái đoàn Trung Cộng. Nối đuôi Trung Cộng là Phó Thủ Tướng Phạm văn Đồng, sau Phạm văn Đồng là phái đoàn Việt Minh cũng nghiêm trang trịnh trọng đi hàng một như đi diễn binh. ..Người ta thấy ba phái đoàn chỉ là một. Người ta thoáng thấy kỷ luật, trật tự của Cộng Sản.." Đây là ghi chép của Luật Sư Trần Văn Tuyên, một thành viên của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam tham dự hội nghị.

Về hình thức, đi họp hội nghị Genève, Việt Minh Cộng Sản đã là chú lính tò te "long trọng" diển hành theo đuôi quan thầy Nga- Hoa trước mặt thế giới kiểu đó, có đúng không, xin ông Phạm Văn Đồng đang còn sống, hãy trả lờí!

Còn về nội dung, thì, ngày 25 tháng 5, 1954, chính trưởng phái đoàn Việt Minh là Phạm Văn Đồng đưa ra đề nghị "trao đổi lãnh thổ" để mỗi bên có khu tập kết riêng biệt. Cách vào họp đi chung thành một khối của phe CS như vậy, ai cũng biết là đề nghị của Phạm văn Đồng đã được quan thầy Nga Hoa "nhất trí" rồi. Chỉ còn vận động cho phe không CS chấp thuận. Nên sau đó có những cuộc "đi đêm" của phái đoàn Việt Minh với phái đoàn Pháp. Tạ Quang Bửu, phó Bộ Trưởng Quốc Phòng, thành viên của phái đoàn Việt Minh, gặp hai đại biểu của phái đoàn Pháp lúc 10 giờ đêm ngày 10 tháng 6 năm 1954 tại một biệt thự trên hồ Genèvu. Bửu trải bản đồ Đông Dương trên bàn, rồi đặt tay lên vùng trung châu Bắc Kỳ nói:"Chúng tôi phải có vùng nầy, chúng tôi phải có một quốc gia, chúng tôi phải có một thủ đô cho quốc gia chúng tôi, chúng tôi phải có một hải cảng cho thủ đô chúng tôi"

Cần nhấn mạnh là Hội Nghị Genève chủ yếu là hội nghị về quân sự, bàn về việc ngưng bắn, mà Pháp muốn có để rút quân về nước trong danh dự. Nay lại nghe bàn đến giải pháp chính trị, nên đại biểu Pháp hỏi Bửu:"Như thế có nghĩa là cắt đôi Việt Nam phải không?" Tạ Quang Bửu trả lời: "Đó chỉ là chia cắt tạm thời, về sau sẽ có tổng tuyển cử để thống nhất". Tin nầy được báo cáo về Paris khiến Tổng Thống Coty của Pháp hết sức lo ngại.

TẠI SAO PHÁP QUAN TÂM ĐẾN ĐẾN SỰ CHIA CẮT VIỆT NAM?

Vì Tổng Thống Pháp đã hứa với Quốc Trưởng Bảo Đại: sẽ không có sự chia cắt Quốc Gia Việt Nam. Sự thật lịch sử còn ghi rõ: khi thua trận Điện Biên Phủ và vì nội bộ nước Pháp khủng khoảng trầm trọng, Pháp muốn có Hội Nghị Genève về Đông Dương nầy. Muốn những gì ký kết có giá trị thi hành thì phải có các cường quốc Tây Phương như Anh, Mỹ tham dự và dỉ nhiên phải có Quốc Gia Việt Nam mà lúc ấy Pháp đã trao trả độc lập, và có chủ quyền riêng đúng quốc tế công pháp. Còn phe Cộng Sản thì dỉ nhiên Tàu và Nga muốn phải có Việt Minh. Do tuyên truyền, ta chỉ nghe Bảo Đại là "bù nhìn" của thực dân Pháp, thực sự thì Ngài đã chống Pháp một cách quyết liệt để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam.

Ngay từ đầu, khi nghe tin sẽ có hội nghị Quốc Tế phân chia Việt Nam như kiểu Triều Tiên, Quốc Trưởng Bảo Đại đã đích thân bay sang Paris gặp Tổng Thống Pháp René Coty tại lâu đài Vizille ngày 16 tháng 4 năm 1954, và gặp Thủ Tướng Pháp Laniel và Georges Bidault ngày 21 tháng 4; Ngài cũng gặp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Foster Dulles cũng đang có mặt tại Paris. Trong tất cả những cuộc tiếp xúc đó, Quốc Trưởng Bảo Đại đều phản đối việc chia cắt và khăng khăng không chịu ngồi họp chung với Việt Minh mà Ngài cho là "bọn phiến loạn".

Trong quyển hồi ký "Con Rồng Việt Nam", trang 505, Quốc Trưởng Bảo Đại ghi rõ những ngày tháng gặp gở những nhà lãnh đạo hai cường quốc Pháp, Mỹ như trên và thẳng thắng lên tiếng với những chính khách sẽ ảnh hưởng đến vận mạng đất nước mình, rằng:

"Tôi xác định vị trí của tôi: bởi vì là một hội nghị, tôi chỉ đến dự khi được mời, do quốc thư của các nước tham dự hội nghị. Nhưng tôi không muốn nhìn Việt Minh. Tôi là chính phủ chính thức, và tôi không chấp nhận ngồi chung với bọn phiến loạn."

Biết tuyên bố như vậy chưa đủ căn bản pháp lý để ràng buộc các cường quốc, hai ngày sau, tức ngày 23 tháng 4 (năm 1954) Quốc Trưởng Bảo Đại viết thư chính thức cho Tổng Thống Pháp Coty, yêu cầu triệu tập hội đồng Liên Hiệp Pháp. Nhưng đã quá trể, vì chỉ một ngày sau đó, tức là ngày 24 tháng 4, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Quốc Định đã nhận được thông báo chính thức của Ngoại Trưởng Pháp Georges Bidault về dự định của chính phủ Pháp đối với hội nghị sẽ mở ở Genève. Không được thỏa mãn trong việc xin triệu tập hội đồng Liên Hiệp Pháp, và biết mình bị áp đặt chấp nhận một chuyện đã rồi, Quốc Trưởng Bảo Đại vẫn không chịu thua, Ngài cho phát hành một tuyên cáo chính thức với thế giới về quan điểm của Quốc Gia Việt Nam đối với âm mưu chia cắt tổ quốc Ngài, không như phái đoàn Hồ Chí Minh ngoan ngoản đi theo đuôi của quan thầy Nga Hoa để chia đôi đất nước như trình bày trên.

Bảo Đại viết:
"Hôm sau, 26 tháng 4 (1954), tôi cho Văn phòng của tôi ấn hành bản thông cáo nói rõ: "Nước Việt Nam không thể chấp nhận những điều khoản về hội nghị dàn xếp, trong đó nước Pháp, đi trái với nguyên tắc của Liên Hiệp Pháp, mà nhân danh nó, nước Pháp lại đi điều đình với bọn phiến loạn chống lại nước Việt Nam và với những cường quốc đã chống lại Việt Nam."

Tuy chưa biết hội nghị Genève sẽ ngã ngũ ra sao, nhưng Quốc Trưởng Bảo Đại đã lên tiếng chính thức tố giác những dự định phân chia Việt Nam theo kiểu Triều Tiên, hay tập hợp riêng rẽ từng vùng một. Ngài kết luận trong bản thông cáo:

"Cả từ Quốc Trưởng lẫn Chính phủ Việt Nam đều coi như không liên hệ gì đến những quyết định đi ngược lại với nền độc lập và thống nhất của đất nước." Bản tuyên cáo "tẩy chay" không nhìn nhận ngồi chung với bọn phiến loạn Việt Minh, có nghĩa là không dự hội nghị Geneve ấy, đã làm cho các cường quốc bối rối. Nhiều chính khách Tây Phương đã thay nhau tìm gặp Bảo Đại với tính cách cá nhân để ngầm báo cho biết là các cường quốc Nga Mỹ đã xếp đặt cả rồi tại hội nghị Berlin. Bidault của Pháp cũng đã gặp Molotov của Nga v.v. Riêng nước Pháp thì cho Quốc Vụ Khanh Marc Jacquet xin gặp Bảo Đại để "hù" Ngài rằng "đây là người Mỹ đã bày ra tất cả". Rồi Bộ Trưởng Ngoại giao Bidault còn cho Đổng Lý Văn Phòng Pierre Falaise đến gặp Bảo Đại tại nhà riêng ở Cannes để xin Ngài cử người đi phó hội. Rằng đi dự hội nghị cũng chỉ là để biết vị trí của Việt Nam khi có mặt của phái đoàn Việt Minh. Bảo Đại viết: "Tôi cảm thấy cái bẫy mỗi ngày một thắt chặt lại. Nhưng tôi muốn bảo vệ nền độc lập đến kỳ cùng. Tôi phải trả lời ông Bidault (rằng): Chúng tôi chỉ đến Genève để đàm phán về sự có chấp nhận Việt Minh vào hội nghị hay không, và với điều kiện là chúng tôi phải được các cường quốc Tây phương mời: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, để cùng với đại biểu của họ dự phiên họp đầu tiên." ( Con Rồng Việt Nam, trang 506) Chính vì áp lực của Pháp và lời khuyên của ông Heath Đại Sứ Hoa Kỳ lúc đó mà Quốc Trưởng Bảo Đại mới cử Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định đi Genève tham dự hội nghị sơ bộ ngày 3 tháng 5 năm 1954. Là Quốc Trưởng một nước nhược tiểu, lại bị "mẫu quốc" đô hộ cả thế kỷ, nhưng Vua Bảo Đại không vì thế mà khúm núm vâng lời các cường quốc như Cộng Sản thường rêu rao. Trái lại, Ngài viết: "Nhưng tôi cũng chẳng để họ khuất phục được. Vì thế, khi nó chưa từng đề cập đến, tôi vẫn từ chối bọn Việt Minh vào trong hội nghị. Nay tôi cương quyết đặt vấn đề với phái đoàn Pháp để được rõ ràng, và buộc họ phải cam đoan bảo đảm cho nền thống nhứt của Việt Nam." Trước sự cương quyết của nhà Vua, và lúc ấy Ngoại Trưởng Pháp đã được chính phủ cho toàn quyền giải quyết, cốt giữ cho Hội nghi được trơn tru, Ngoại Trưởng Pháp Georges Bidault đã gưỉ cho Quốc Trưởng Bảo Đại một bức thư nhấn mạnh:

"Chính phủ Pháp trong thời gian nầy, không cho là đi tìm một giải pháp chính trị vĩnh viễn. Công việc của tôi, như đã nói rõ trong bản thông cáo ở Berlin, là tìm hòa bình cho Đông Dương. Mục đích của chúng tôi là đi tìm việc ngưng bắn, trong khuôn khổ một cuộc đình chiến, đem lại bảo đảm cần thiết cho các quốc gia Đông Dương, cho nước Pháp và các cường quốc đồng minh mà quyền lợi tổng quát của họ có liên hệ chặt chẽ với quyền lợi của chúng tôi ở khắp Đông Nam Á (.... ) "Ngay từ bây giờ, tôi sẳn sàng xác nhận với Hoàng Thượng rằng chính phủ (Pháp) không có ý định sửa soạn lập ra hai quốc gia trên lưng nước Việt Nam Thống nhất, để hai quốc gia nầy mỗi nước có xu hướng quốc tế khác nhau" (CRVN, tr. 507).

Cho nên, khi tin phái đoàn Phạm Văn Đồng đòi phân chia Việt Nam, ngoại trưởng Bidault, cũng là trưởng phái đoàn tham dự Hội Nghị Genève của Pháp, lúc ấy đang về Paris để trả lời chất vấn của Quốc Hội Pháp về Hội Nghị Genève, cũng phải tức khắc bay trở lại Genève .

Báo chí Pháp ngày hôm sau,11/6/1954, đăng tin "chia đất" trên trang nhất. Ông Nguyễn Quốc Định, (Thạc sĩ Luật Khoa) Trưởng phái đoàn Quốc Gia Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Ông Định cho rằng đề nghị của Việt Minh có nghĩa là "Chặt xẻ dân tộc Việt Nam" và ông nói: "Tôi để cho phái đoàn Việt Minh trách nhiệm với lịch sử về sau nầy. Chúng ta ở đây để làm cho tự do, pháp lý, công bằng thắng, hay đã làm cho sức mạnh và chánh sách "sự đã rồi" thắng? Nếu sự chia đôi được chấp thuận thì sẽ không có hòa bình mà chỉ ngưng chiến một lúc để rồi lại tái chiến. Người ta chưa từng thấy một nước nào bị chia xẻ lãnh thổ mà không tìm cách xóa bỏ việc chia cắt đó và lập lại ranh giới lịch sử. Chia đôi, nghĩa là sớm muộn cũng lại có chiến tranh".

Như vậy, lịch sử còn đây. Ai Chặt Xẻ Dân tộc Việt Nam? AI LÀM ĐAU ĐỚN MẸ VIỆt NAM? Võ Nguyên Giáp, người có công đem hàng chục ngàn sinh mạng dân Việt vào chết vì chiến thuật biển người dành chiến thắng Điện Biên Phủ để kịp thời dâng công cho quan thầy Nga Hoa chia đôi đất nước mình. Nhục quốc hận, đau chia cắt vẫn còn đây, Võ Nguyên Giáp! hãy trả lờí với toàn dân! Khi Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ông Ngô Đình Diệm lập nội các, ra mắt ngày 7 tháng 7 năm 1954, Bác Sĩ Trần Văn Đổ đảm nhận chức Ngoại Trưởng và làm trưởng đoàn Việt Nam đi dự hội nghị Genèvẹ BS Đổ cũng cực lực chống lại đề nghị chia cắt lãnh thổ dù chỉ là tạm thời của Phạm văn Đồng. Ông nói:
"Dù sự chia cắt nầy chỉ tạm thời, chắc chắn nó sẽ tạo cho Việt Nam những hậu quả tương tự như ở Đức, Áo và Triều Tiên"

Phạm văn Đồng lúc đầu đòi chia cắt từ vĩ tuyến 13, tức đất Quốc Gia chỉ có phần nhỏ từ Tuy Hòa trở vào Nam mà thôi. Rồi sau cả tháng trời kèn cựa, ngày 19 tháng 7, 1954, Phạm văn Đồng tuyên bố chỉ rút lui thêm về phía Bắc 100 cây số trên vĩ tuyến 16. Vậy tại sao lịch sử lại ghi Việt Nam ta bị chia đôi ở vĩ tuyến 17 mà không 13 hay 16 như Phạm văn Đồng đề nghị? Hãy nghe sử gia Pháp Jean Lacouture, người đã có công thổi phồng thần tượng Hồ Chí MInh trong chính giới Tây Phương, ghi lại diễn biến lịch sử đó trong quyển "La fin d'une guerre, Indochine 1954", trang 311, được dẫn lại trong "Việt Sử Khảo Luận" tr. 2638 của Hoàng Cơ Thụy, do Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam sưu khảo) về ngày 20 tháng 7, một ngày trước khi ký Hiệp Định chia xẻ đất mẹ: sáng đó, Phạm Văn Đồng, Eden (Ngoại trưởng Anh) và Molotov gặp nhau. Buổi trưa Mendès France (Pháp) gặp Chu Ân Lai rồi cả hai đi tới Bocage để gặp Đồng, Eden và Molotov. Jean Lacouture viết : "Chung quanh một chiếc bàn lớn, ghế xô đẩy ngổn ngang, người ta thấy bốn ông Eden và P.M.F (ghi chú riêng: chử tắt của Pièrre Mendès France); Molotov và Châu Ân Lai bao quanh Phạm Văn Đồng, ông nầy mồ hôi nhễ nhại trước mặt một bản đồ Đông Dương, mặt hốc hác hầu như đau đớn: bởi địa thế của phần Việt Nam Cộng Sản cứ phải bị đẩy lui dần từng cây số một về phía Bắc. "Đến khoảng 17 giờ, Molotov nói như truyền lệnh: bằng lòng nhau về vĩ tuyến 17 đi... (entendons-nous sur le 17è parallèle...)

Eden và P.M.F vội liếc nhìn nhau: Vĩ tuyến 17 chỉ còn cách đường phân ranh của Anh-Mỹ có chừng hai chục cây số, vậy xin chấp nhận!" Đến đây đã quá rõ ai là tác giả của con số 17. Nhưng ông Khrushchev, Tổng Bí Thư của Đảng CS đệ tam quốc tế, người kế vị Satlin, ( tức ông nội của Tố Hửu-bai thơ dạy mẹ con "tiếng đầu lòng con gọi Stalin" và "thương mình thương một, thương ông thương mười" và là tổ tiên của con cháu Hồ Chí Minh như loại Đại sứ MÒ SÒ Lê văn Bằng và Tổng Lãnh Sự VC Nguyễn Xuân Phong bây giờ) còn xác nhận minh thị trong hồi ký của ông: "Chúng tôi có chỉ thị cho nhân viên ngoại giao (tức Molotov, trưởng phái đoàn Nga trong hội nghị Genève) rằng lúc đầu phải cứng rắn, phải đòi giới tuyến tối đa là vĩ tuyến 17. Bất ngờ đối phương nhận ngay, tin đó làm chúng tôi há miệng vì ngạc nhiên và khoái lạc" (bouche bée de stupéfaction et de plaisir).

Câu tuyên bố nầy trả lời rõ là tổ tiên của Cộng Sản, là những "ông Tây có nhiều râu" tức Karl Marx, Lê Nin và các tên đồ tể kế vị, đã ra lệnh cho Hồ Chí Minh và đồng đảng banh xé mẹ Việt Nam. Nhưng nó cũng bóp méo sự thật khi bảo rằng "đối phương nhận ngay". Vì từ hình thức đi vào phòng khai mạc hội nghị Genève theo đuôi hai ông chủ Nga Hoa ngày 8 tháng 5 năm 1954, cho tới một ngày trước khi ký việc chia cắt, Phạm Văn Đồng bị bao quanh bởi Nga Sô, Tàu Cộng và Anh Quốc, không hề có mặt Việt Nam Quốc Gia và đồng minh là Hoa Kỳ?

Theo chính sử gia thiên tả Lacouture ghi chép như trên thì quả thật tên đầy tớ Phạm văn Đồng rất trung thành rao bán đấu giá ép cho Quốc Gia VN, từ 13 rồi đi đến chỉ thị 17 của chủ đã dạy sẳn, chứ phe Quốc Gia và và Hoa Kỳ làm gì có sự chấp nhận ngay ?

Chẳng những không hề "chấp nhận ngay", mà 3 ngày trước ngày 21 là ngày Phạm Văn Đồng ký xẻ chặt đất nước theo chỉ thị của Nga như trên, BS Trần văn Đổ của phe Quốc Gia còn lên tiếng cực lực chống đối việc chia cắt nầy trước hội nghị Genève. Cộng Sản Hồ Chí Minh và tên bán nước Phạm văn Đồng đã cấu kết với thực dân Pháp chia xẻ mẹ Việt Nam chúng tôi, bất chấp tiếng kêu rên thống thiết của phái đoàn chúng tôi cho dân tộc. Nhà sử học thiên tả của Pháp, Jean Lacouture là nhân chứng của phút giây lịch sử đó. Trong quyển "La fin d'une guerre, Indochine 1954" tr.338) ông viết về ngày 18 tháng 7 lịch sử đó:

"Bỗng nhiên, người mà không ai đợi chờ, ông Tổng Trưởng Việt Nam Trần Văn Đổ đứng lên và với một giọng nghẹn ngào, một tiếng nói khô khan vì cảm động, nêu ra lời phản kháng việc chia đôi đất nước của ông và cách thức người ta định đoạt số phận của người Việt Nam. Nhưng trước đó, bài diễn văn bả lả (discours palatin) của ông Molotov đã làm mọi người hết sức hể hả nên ít ai để ý tới sự can thiệp đáng thương của ông Tổng trưởng vua Bảo Đại".

Luật sư Trần Văn Tuyên, một thành viên của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam, cũng kể lại giây phút cảm xúc của BS Trần Văn Đổ:"Bổng nhiên Trưởng phái đoàn Việt Nam Quốc Gia đứng lên, nghẹn ngào, cất tiếng phản đối việc chia xẻ non sông Việt Nam. Phòng họp im phăng phắc, kể cả bên phía cộng sản, như người ta truy điệu một người vừa khuất...Không ai nghĩ tới bản tuyên ngôn, nhưng người tin rằng Ngoại trưởng Trần Văn Đổ đã ứa lệ mặc dù ông không hề khóc".

Đấy, ngưòi Quốc Gia của chúng ta đã đỗ lệ truớc niềm đau của giống nòi, trong khi phe Cộng Sản cười thỏa mãn trên xương máu đã qua và sẽ đến của đồng bào. Sẽ đến là cuộc chiến đòi thống nhất như Quốc Trưởng Bảo Đại tiên đóan.

Xương máu đã qua là vì HCM đã dã man phát động chiến dịch Cải Cách ruộng đất đẩm máu song song với chiến tranh chống Pháp. Bảo rằng giết địa chủ lấy đất trao cho nông dân nghèo được "quyền sở hữu", thì nông dân sẽ hăng hái lên đường đánh giặc vì tin tưởng gia đình mình sẽ có ruộng cày. Đây là một lừa gạt vô cùng man rợ. Vì Hồ chủ trương xã hội chủ nghĩa làm gì có quyền sở hữu ? Tất cả đều vô hợp tác xã kia mà ? Cho mãi đến hiện nay đất đai cả nước chỉ được cấp "sổ đỏ" tức là quyền sử dụng thôi kia mà ? Chính Võ Nguyên Giáp cũng tuyên bố là trên tài liệu ngoại quốc là "cấp quyền sở hữu". Thực chất Hồ làm CCRĐ để khủng bố tinh thần, không ai còn dám trốn lính, hay dám không nộp gạo hay tiền hoặc lên đường đi dâng công tiếp tế cho chiến trường. Nhờ vậy mà chiến thuật biển người của Giáp mới thành công. Vì trốn tránh ở lại làng là bị đấu tố là phản động, tốt hơn nên ngoan ngoản ra chiến trường, mai ra khỏi chết hay chết chậm hơn là bị đấu tố. Võ Nguyên Giáp hãy trả lời tội ác của ông và Hồ Chí Minh bắt dân ta sống cảnh một cổ mà hai tròng. Rồi rốt cuộc thì chính Võ Nguyên Giáp cũng bị Đảng vất vào sọt rác, còn đất nước thì quả thật là một bãi rác khổng lồ ô nhiễm thối tha mà dân nghèo phải thở.

Vậy những người CSVN muốn oán hận vì đất nước bị chia đôi, muốn trả thù cho dân tộc, hãy tới lăng Ba Đình, lôi xác chết sình của Hồ Chí Minh ra mà hỏi tội.

NGUYỄN VIỆT NỮ
(2006)

(Theo Web Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại)

Aucun commentaire: