1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 9 mars 2007

Tinh hinh Nhan quyen VN 2006 - BNG My 3-2007

Tình Hình Nhân Quyền Việt Nam Theo Báo Cáo Của Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ
Theo bản tin của RFA

Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ vừa công bố bản phúc trình thường niên, đề cập tới tình hình nhân quyền trong năm 2006 tại nhiều nước trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam. Dựa theo thông tin liên hệ, Thanh Quang trình bày các chi tiết đáng chú ý trong bản phúc trính năm nay, đặc biệt là phần liên quan đến Việt Nam.Ngoại trưởng Condolezza Rice phát biểu buổi họp báo phổ biến bản phúc trình hôm thứ ba 6-3-2007. Photo courtesy State.gov Trong buổi họp báo phổ biến bản phúc trình hôm thứ ba, Ngọai trưởng Hoa Kỳ Condolezza Rice bày tỏ hy vọng rằng văn kiện này sẽ là nguồn thông tin cho các chính phủ và xã hội ở mọi nơi trên thế giới, và là một nguồn khuyến khích cho những ai tiếp tục đấu tranh cho hòa bình, dân chủ trên tòan cầu.Nhiều quốc gia tiếp tục vi phạm nhân quyền

Điểm đặc biệt của bản phúc trình năm nay là phúc trình cũng nêu lên nghi vấn về thành tích nhân quyền của chính nước Mỹ, khi, một cách hy hữu, Ngọai trưởng Condolezza Rice cho rằng Hoa Kỳ ý thức là chính mình cũng “nhân vô thập tòan.”Ở Châu Á, bản phúc trình đặc biệt chú trọng tới tình hình nhân quyền ở Trung Quốc và Miến Điện, kế đó là Bắc Hàn và Việt Nam. Phụ tá Ngọai trưởng Mỹ đặc trách về nhân quyền, ông Barry Lowenkron, cho biết rằng:

”Tình hình nhân quyền ở TQ trở nên tồi tệ trong một số lãnh vực hồi năm 2006, khi Bắc Kinh tiếp tục hành động khủng bố, đàn áp, giam giữ các ký giả, nhà văn, những nhà hoạt động cho tự do, dân chủ, tôn giáo và cả luật sư bào chữa; Internet bị kiểm soát gắt gao…” Trong khi Miến Điện thì tiếp tục biện pháp cai trị tàn ác, với nhiều vụ hảm hiếp, tra tấn, đàn áp. Bắc Hàn cũng bị bản phúc trình chỉ trích mạnh mẽ, cho rằng đây là một trong những chế độ tự cô lập và đàn áp nghiêm trọng nhất trên thế giới. Phụ tá Ngọai trưởng Mỹ đặc trách về nhân quyền, ông Barry Lowenkron, phát biểu buổi họp báo phổ biến bản phúc trình hôm thứ ba 6-3-2007. State Dept photo by Michael Gross Thái Lan, hiện do phe quân nhân kiểm soát, cũng không khỏi bị chiếu cố, khi bản phúc trình cho rằng giới cầm quyền hạn chế tự do ngôn luận, báo chí và hội họp của người dân. Nhân quyền tại Việt Nam Mở đầu phần liên quan đến thực trạng nhân quyền tại Việt Nam trong năm qua, bản phúc trình của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN là một nước độc đoán dưới quyền cai trị của Đảng CSVN. Theo Bộ ngoại giao Mỹ, tại Việt Nam hiện không có sự hiện diện của các đảng chính trị hợp pháp khác. Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất, được tổ chức hồi năm 2002, không được tự do và công bằng, vì tất cả ứng cử viên đều được chọn bởi Mặt trận Tổ Quốc vốn là một tổ chức ngọai vi của đảng CS. Vẫn theo bản phúc trình của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, thành tích nhân quyền của Việt Nam trong năm qua vẫn chưa sáng sủa. Một số viên chức chính phủ, đặc biệt ở cấp địa phương, tiếp tục vi phạm nhân quyền, mặc dù chính phủ trung ương có nỗ lực ứng phó với mối quan ngại này, nhất là liên quan lãnh vực tôn giáo. Bản phúc trình cho biết tiếp rằng phong trào đối lập chính trị ở Việt Nam chính thức bị ngăn cấm, và một số nhà hoạt động tích cực bị bắt giam. Nhà cầm quyền tìm cách siết chặc việc kiểm soát báo chí và Internet. Cảnh sát thường xuyên đàn áp nghi can khi bắt bớ, giam giữ và thẩm vấn họ. Nhiều cá nhân bị giam cầm độc đóan chỉ vì hoạt động chính trị.

Điều kiện lao xá vẫn còn tồi tệ nghiêm trọng. Nói chung lực lượng an ninh hoat động mà không sợ bị trừng phạt. Nhiều người bị giam không được xét xử nhanh chóng và công bằng. Nhà nước Việt Nam hạn chế quyền riêng tư của người dân cũng như các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội. Nhà cầm quyền tiếp tục ngăn cấm các tổ chức nhân quyền độc lập. Tình trạng bạo hành và kỳ thị phụ nữ vẫn tiếp diễn. Một số nhóm sắc tộc thiểu số bị đối xử phân biệt trong xã hội. Chính phủ tiếp tục hạn chế quyền của công nhân, nhất là quyền tổ chức độc lập. Vẫn theo bản phúc trình thì công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam cùng mức sống của người dân được cải thiện khiến làm giảm đi quyền kiểm soát của đảng và nhà nước trong sinh hoạt hàng ngày. Ngòai những nước vừa rồi, bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng đề cập tới tình hình nhân quyền đáng ngại tại nhiều nước khác, từ Ấn Độ, Đông Timor tới Afghanistan, Iraq.

Quý bạn đọc có thể bấm vào link này để đọc tòan bộ bản báo cáo nhân quyền 2006 của Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ

http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=1465

Aucun commentaire: