1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mardi 27 mars 2007

Kỷ niệm lần thứ 81 ngày mất của nhà cách mạng Phan Châu Trinh (phần 1)

Kỷ niệm lần thứ 81 ngày mất của nhà cách mạng Phan Châu Trinh (phần 1)
2007.03.25
Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Hôm 24 tháng Ba vừa qua là kỷ niệm lần thứ 81 ngày mất của Phan Châu Trinh, một trong số những nhà cách mạng vĩ đại nhất của Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 20, khi đất nước còn sống dưới ách thống trị của thực dân Pháp.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/03/25/PhanChauTrinh150b.jpg

Cụ Phan Châu Trinh. Photo courtesy Wikipedia.
Trong chương trình hôm nay, Nguyễn An xin gửi đến quý thính giả phác hoạ những nét chính trong cuộc đời và chủ trươngcủa ông, mà nhiều nhà nghiên cứu Sử cho rằng vẫn còn thích hợp với đất nước trong hoàn cảnh hiện nay.
Phan Châu Trinh là một khuôn mặt lớn của Việt Nam thời Pháp thuộc. Ông là một trong “bộ ba Quảng Nam” làm nòng cốt phát động phong trào Duy Tân trong thập niên đầu thế kỷ 20, cùng với Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng.
Ông cũng là một trong những người góp phần hình thành Đông Kinh Nghĩa Thục. Ông là một trong hai nhà cách mạng họ Phan được tôn kính nhất trong lịch sử chống Pháp của dân tộc, vị kia là Phan Bội Châu, người đề xướng phong trào Đông Du.
Đám táng của ông được cử hành ngày 4-4-1926 tại Sài Gòn, có khoảng 100,000 người tham dự kéo dài hơn 2 cây số. Trong số này, có cả những công chức đang làm việc cho Pháp. Tính chung, hôn ¼ tổng số dân Sài Gòn Chợ Lớn lúc đó đã đi theo lĩnh cữu ông để tiễn ông đến nơi an nghỉ cuối cùng ở nghĩa địa Gò Công Tương Tế ở Làng Tân Sơn Nhất. Những đại diện từ các tỉnh khác sau đó lại trở về tỉnh mình làm lễ truy điệu, tạo thành một chuỗi những cuộc vọng điếu, truy điệu và để tang khắp nước.
Thực dân Pháp dẫu tàng bạo cũng đã để đám tang diễn ra một cách yên lành và để người dân được bày tỏ lòng kính trọng và thương tiếc một nhà cách mạng lớn của đất nước Việt Nam.
(Xin theo dõi toàn bộ trong phần âm thanh bên trên)
Theo dòng câu chuyện:
Kỷ niệm lần thứ 81 ngày mất của nhà cách mạng Phan Châu Trinh (phần 2)
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Điểm bộ sách Việt Sử Đại Cương của tác giả Trần Gia Phụng (phần 2)
Điểm bộ sách Việt Sử Đại Cương của tác giả Trần Gia Phụng (phần 1)
Sử gia Tạ Chí Đại Trường nói về việc cuốn “Lịch Sử Nội Chiến" được in ở VN
Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 (phần 3)
Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 (phần 2)
Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 (phần 1)
Tín đồ Tin Lành ở Ðại Lộc, Quảng Nam liên tục bị bắt bớ, xách nhiễu
Lễ kỷ niệm 100 năm Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

Aucun commentaire: