1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mardi 27 mars 2007

Thủ đoạn: MỘT CÁCH NHÌN ĐẠI HỘI LẦN THỨ X CỦA ĐCSVN

MỘT CÁCH NHÌN ĐẠI HỘI LẦN THỨ X CỦA ĐCSVN
PHẠM TRI

Đại hội toàn quốc lần thứ mười của Đảng Cộng Sản Việt Nam vứa bế mạc với thành phần Ban Chấp Hành Trung Ương gồm 160 ủy viên chính thức, 21 ủy viên dự khuyết.Trong đó, bộ chính trị có 14 người, ban bí thư có 8 người, ủy ban kiểm tra trung ương có 14 người. Những nhân vật chủ chốt trong BCT đó không ngoài dự đoán của chúng ta. Nông Đức Mạnh là người duy nhất trúng cử 2 nhiệm kỳ TBT kể từ năm 1986 đến nay. Điều đó cho thấy rằng không còn ai ngoài Nông Đức Mạnh, người được ngoại quốc ( ?) ủng hộ có đủ khả năng tiếp tục làm cái nhiệm vụ lịch sử mà lẽ ra không phải của ông, là giữ hoặc hốt cái đống rác của Đảng CS hiện nay.
Trước khi bế mạc Đại hội đảng nghe kết quả biểu quyết một số vấn đề trong văn kiện đại hội :

1 - Về mức tăng trưởng kinh tế, có 601 phiếu (chiếm tỷ lệ 51,02%) đồng mức tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đạt 7,5-8 % / năm phấn đấu đạt 8%/năm. Một tỷ lệ rướng đến hụt hơi! Trong thời gian diễn ra Đại hội ông DIDIER LAURAS, đặc phái viên của hảng thông tấn AFP tại Việt Nam cảnh báo rằng tăng trưởng là quan trọng nhưng biết đo lường và so sánh về mức tăng trưởng đó cũng quan trọng không kém, và theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (GCI) của nền kinh tế Việt Nam được xếp như sau :

+năm 2003 là 60/101

+năm 2004 là 79/104

+năm 2005 là 81/117

Vị trí của Việt Nam ngày càng tụt và thấp hơn nhiều quốc gia khác như thứ 77 của Philippines, 74 của Indonesia, 49 của Trung Quốc, 36 của Thái Lan, 24 của Malaysia, 6 của Singapore. Cũng theo Diễn đàn này, chỉ số cạnh tranh doanh nghiệp (BCI) của Việt Nam bị thụt lùi xuống từ vị trí 50/102 của năm 2003 xuống 79/104 năm 2004 và 80/116 năm 2005; tiếp tục thấp hơn so với vị trí của nhiều nước (69 của Philipppines, 59 của Indonesia, 57 của Trung Quốc, 37 của Thái Lan, 23 của Malaysia, 5 của Singapore). Còn theo bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng điện tử của 65 quốc gia mà cơ quan tình báo kinh tế (EIU) đưa ra, thứ hạng Việt Nam vẫn thấp: năm 2005 vị trí 61/65, thua thứ hạng của nhiều nước (Indonesia đứng 60, TQ thứ 54, Philippines thứ 51, Thái lan thứ 44, Malaysia thứ 35, Singapore thứ 11).

Nhìn vào bảng thống kê này cùng với những dấu hiệu kinh tế Việt Nam trong những quí cuối năm 2006, Việt Nam đang đối diện trước những thách thức ngày càng gia tăng nào giá xăng dầu tăng vọt, giá vàng tiếp tục tăng cao, các mặt hàng tha hồ leo thang, thị trường địa ốc đóng băng, công nhân liên tục đình công. Theo ủy ban các vấn đề xã hội, kể từ khi có bộ luật lao động đến cuối tháng 3/2006 đã có 1 171 cuộc đình công, và đình công ngày càng dồn dập, gay gắt, phức tạp, kéo dài. Đã đến lúc công nhân cũng nhận thức được rằng chính Công đoàn Việt Nam là kẻ phản bội lại họ.

Đặc biệt là trong một đất nước có quá nhiều quốc nạn, rờ đâu cũng thấy đỉa ?. Quốc nạn tham nhũng đã trở thành biểu tượng của ĐCSVN, đã trở thành đồng nghĩa với TBT Nông Đức Mạnh. Có rất nhiều ý kiến xung quanh đề tài này vì đây là một vài lược dẫn tiêu biểu:

Ông DIDIER LAURAS nói tiếp "tham nhũng đã trở thành vấn nạn mà người dân Việt Nam không thể chấp nhận được vì một số quan chức đã thừa nhận nó là mối đe doạ mất còn đối với hệ thống chnh trị".

Ông Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Uông Chu Lưu thì cho rằng đổi mới hệ thống chính trị chậm hơn đổi mới kinh tế đã làm hạn chế sự phát triển kinh tế. Như thế chính đổi mới mạnh mẽ chính trị mới là cái chìa khóa để giải quyết bức tranh đen tối hiện nay của Việt Nam. Không những kinh tế mà nền hành chính của Việt Nam cũng đang có nguy cơ tụt xa so với nhiều nước trong khu vực, theo ông Đỗ Quang Trung, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ.

Các nhà văn, nhà báo, nhân sĩ, trí thức cùng quan điểm khi phát biểu về cách sống của các đảng viên : "chưa lúc nào mà tư cách, tác phong, đạo đức, trách nhiệm của cán bộ đảng viên cao cấp lại suy thoái hư hỏng đến cùng cực và rộ lên như lúc này". Bên cạnh đó, những người trí thức yêu nước cũng ray rứt và lánh xa chế độ; nếu còn thì cũng chỉ trên hình thức đung đưa với chế độ vì cuộc sống. Có người lại dứt khoát rút tên ra khỏi danh sách bầu BCH Trung Ương khóa 10 và xin từ chức. Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường đã làm cho đại hội bất ngờ vì theo ông : "không lẽ đợi đến khi dân không còn tín nhiệm mới rút? ".

Trong xã hội Việt Nam ngày nay, đức tính này thật hiếm thấy!

Đây là một thời điểm đầy thách thức khi mà ĐCSVN bị đẩy tới sự khủng hoảng của lòng tin.

2 - Trong phần biểu quyết bổ sung sửa đổi điều lệ ĐCS ở đoạn nói về mục đích của Đảng : "mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh, không còn người bốc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản". Trái lại với lối khẳng định lỗi thời này, đại biểu Nguyễn Văn Sáu - phó giám đốc học viện chính trị Quốc Gia - HCM nói rằng đánh giá những luận điểm của các nhà kinh điển vốn đứng đắn, chính xác, hợp lý ở thời kỳ lịch sử trước đây khi các ông đề xướng nhưng ngày nay thực tiễn biến đổi đó không còn phù hợp nữa, đòi hỏi phải có nhận thức, những phát triển mới. Còn nghiên cứu với tinh thần phè phởn để thấy có những luận điểm mà các nhà kinh điển nêu ra nhưng ngay từ đầu đã không đúng và chính các nhà kinh điển cũng đã có điều chỉnh mà ngày nay chúng ta phải nhận ra, cần tự giải phóng tư duy và tư tưởng của chính mình để phát triển chứ không lệ thuộc.

Điều đó đã lộ ra cho "đại bàng" ĐCSVN đang bị khủng hoảng về thực tiễn, khủng hoảng về lý luận, khủng hoảng về chủ thuyết, khủng hoảng lảnh đạo cùng với các đại dịch tham nhũng đang đạt đến đỉnh quốc nạn đã đè nặng lên đôi cánh khiến cho "đại bàng" CS không cất cánh lên được thì làm sao vượt qua chính mình; nói chi đến viễn kiến chính trị. Đó là những lưỡi kiếm đang treo lơ lửng trên đầu của chế độ.
Dẫu vậy, ĐCSVN cứ hiên ngang, tự đắc vì cho rằng sức phản kháng của các tầng lớp nhân dân, của các tổ chức đấu tranh cho tự do-dân chủ-nhân quyền, của các nhà lảnh đạo tôn giáo Việt Nam thiếu liên tục, rời rạc, không có kế hoạch liên hoàn và với một cường độ chưa đủ để ĐCSVN phải thay đổi.

ĐCSVN cũng đánh giá thấp các tổ chức ở hải ngoại đã và đang vận động cho một nước Việt Nam dân chủ đa nguyên chính trị, tự do báo chí..., và họ cũng đo lường được việc thiếu kiên nhẫn, thiếu quyết tâm ủng hộ của những chính phủ trên thế giới cho một chế độ dân chủ thật sự tại Việt Nam; nên ĐCS ra sức mua thời gian, cù nhầy cù cưa để tồn tại.
Lịch sử đấu tranh chống độc tài của dân tộc Việt Nam đã đến lúc phải được lập lại bằng tổng lực tinh thần của ngọn lửa từ bi Thích Quảng Đức?

Qua mỗi lần đại hội, ĐCSVN có dịp tập trung trí tuệ để củng cố những thủ đoạn cũ, hoạch định cho việc thực hiện những thủ đoạn mới thâm độc, tinh vi hơn, tiếp tục cai trị, đàn áp nhân dân theo lối văn hóa tuyên truyền và quan điểm Đảng cướp chính quyền của Hồ Chí Minh.

Ngày nào ĐSCVN chưa chịu phản tỉnh, ngày đó dân tộc VN vẫn còn xem ĐCSVN là một bộ phận của Chuyên chính Vô Sản còn sót lại của quốc tế. Điều này tất nhiên là mâu thuẫn nặng nề đối với quyền lợi của dân tộc.

PHẠM TRI

----

Tai Lieu Mat
Nhưng Mỹ-Ngụy cũng dùng nhiều âm mưu và thủ đoạn nham hiểm để chia rẽ, thao túng và làm biến chất một số tăng ni cư sĩ phật tử trong tất cả các tổ chức hệ ...

Aucun commentaire: