Hồ Chí Minh cần được giải oan (I)
Thiên ÐứcTrong bài “Tại sao là đại trai đàn giải oan” (1) người viết có đưa ra ý kiến:
Người đứng đầu danh sách cần được giải oan phải chăng là ông Hồ Chí Minh? Ông là người chết già, trong chiến tranh nhưng lại là tác giả của cuộc chiến tranh Việt Nam, tác giả của cuộc cải cách ruộng đất. là người còn mang hận thù giai cấp khi xuống tuyền đài với ước mong gặp được các cụ Mác Lê Nin theo di chúc chứ không mong gặp lại tổ tiên ông bà và dân tộc Việt Nam. Hình ảnh ông Hồ Chí Minh với tư tưởng chuyên chính vô sản vẫn còn bị ép buộc học tập nêu gương tại Việt Nam thì lấy đâu ra lòng khoan dung để tha thứ cho nhau, để đi đến hòa hợp hòa giải dân tộc?
Một số bạn đọc cho rằng ý niệm trên đây đã không phù hợp với điều kiện giải oan chính thức của Ðại trai đàn giải oan Làng mai như sau:
Tại sao gọi là giải oan? Giải oan là giải trừ oan khổ, uất ức. Oan ức được hình dung như những sợi dây trói buộc (sợi dây oan nghiệt), cần được cởi bỏ để những đau khổ lâu đời có thể tiêu tán. Chỉ có năng lượng tình thương và hiểu biết mới có đủ sức mạnh để cởi bỏ những sợi dây oan nghiệt này. Khi những oan khổ đã được công nhận, đã được ý thức sáng tỏ soi tới, khi hiểu và thương có mặt thì những sợi dây oan nghiệt này mới được bung ra. Còn nếu cứ bị bít lấp và làm lơ thì các vết thương này không có cơ hội được trị liệu. Trai Ðàn Chẩn Tế Bình Ðẳng Giải Oan là một công trình thực tập tập thể để chiếu rọi ý thức vào những oan khổ mà nhiều người trong chúng ta, còn hay đã mất, đã phải gánh chịu lâu nay. Nương vào pháp lực của Tam Bảo và của tâm thức từ bi cộng đồng mà sự trị liệu ấy được thực hiện nơi những người đã khuất và nơi những người còn sống. Ðàn Trai không phải là một cái gì mê tín mà là một pháp thực tập tâm lý trị liệu rất khoa học, tuy nó có tính cách lễ hội dân gian.(2)
Do vậy người viết phải triển khai thêm đề tài này về nhân vật Hồ Chí Minh bị oan khổ và uất ức chỗ như thế nào để xứng đáng được đứng đầu danh sách giải oan vậy
.I. Nổi oan khổ lớn nhất trong cuộc đời Hồ Chí Minh HCM):là bị đảng Cộng Sản cướp đi sự thật chính cuộc đời của ông từ cuộc sống của con người, tư tưởng và cả tinh thần.
1) - Cuộc sống: Ðảng Cộng Sản (CS) luôn luôn tô hồng cho rằng Hồ Chí Minh là người yêu nước, yêu dân tộc. Qua tài liệu và thực tế cuộc sống cho thấy Hồ Chí Minh là một con người mất gốc, vọng ngoại. Nước mắt của con người là chứng cứ hùng hồn nhất để diễn tả tình cảm của chính người đó. Hồ Chí Minh đã dễ dàng khóc nhiều lần công khai để biểu thị tình cảm như sau:
Lần thứ 1: Khóc cho người nô lệ da màu bị ngược đãi vào năm trên dưới 20 tuổi khi mới rời xa đất nước.
Ðến Ða-ca, biển nổi sóng rất dữ. Tàu không thể vào bờ. Cũng không thể thả ca-nô xuống vì sóng rất to. Ðể liên lạc với tàu, bọn Pháp trên bờ bắt những người da đen Pháp phải bơi ra chiếc tàu. Một, hai, ba, bốn người da đen nhảy xuống nước. Người này đến người kia, họ bị sóng biển cuốn đi.Cảnh tượng ấy mọi người coi là thường. Nhưng điều đó làm cho anh Ba hết sức cảm động, anh khóc. Ngạc nhiên, tôi hỏi tại sao? Anh Ba buồn rầu trả lời tôi:“Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt. Song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo. Ở đâu chúng nó cũng thế. Ở ta, tôi cũng thấy chuyện như thế xảy ra ở Phan Rang. Bọn Pháp cười sặc sụa trong khi đồng bào ta chết đuối vì chúng nó. Ðối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu.” (3)
Lần thứ 2: Khóc tìm thấy con đường Cộng Sản
Luận cương của Lenin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: 'Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Ðây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta’. (4)
Lần thứ 3: Khóc cho Lenin chết cho dù chưa một lần gặp mặt.
Hôm 21/01/1924, một cơn gió thảm mưa sầu đã chấn động toàn thể nhân dân Nga, cũng như nhân dân lao động và dân tộc bị áp bức cả thế giới: Lê-nin, người thầy, người bạn, người đồng chí kính yêu của chúng ta mất rồi!Nghe tin buồn đó, nhiều người òa lên khoác. Bác cũng khóc. Kể sao cho xiết tình thương tiếc không bờ bến của những người lao động đối với người thầy cách mạng vĩ đại ấy. (5)
Lần thứ 4: Khóc giả dối
Ông Hồ đã một lần khóc khi đi thăm bức tường công xã Paris ở nghĩa trang Père Lachaise vào năm 1946, lấy khăn tay chấm nước mắt. Trở về khách sạn, cha tôi hỏi làm sao ông khóc được, ông trả lời: “Mình làm chính trị, khi cần khóc phải khóc được, khi cần cười phải cười được, mới làm chính trị được chứ”.(6)
Hồ Chí Minh là con người dễ dàng xúc cảm nội tâm với những tình huống bi quan của người ngoại quốc. Thế nhưng tại sao Hồ Chí Minh lại hà tiện nước mắt cho dân tộc và người thân yêu nhỉ?- Chưa một lần khóc cho dân tộc Việt nam bị đọa đày bởi thực dân Pháp, hay những người chết trong trận chiến Việt Nam.- Hồ Chí Minh đã “lạnh lùng tàn nhẫn” khi được đồng bào miền Nam báo tin đã an táng thân phụ ông ta (Nguyễn Sinh Sắc) năm xưa. (7)
- Ông Hồ thờ ơ lạnh nhạt đã viện cớ “vì công việc quốc gia quá bận rộn, tôi không thể về để nhìn mặt anh (Nguyễn Sinh Khiêm) lần cuối”, nhưng lại có thời gian đi thăm đàn bà đẻ là vợ bác sĩ Tôn Thất Tùng. (7)
- Hồ Chí Minh lại tàn nhẫn, chai lạnh trước cái chết thảm thương của người vợ Nguyễn (Nông?) Thị Xuân đã từng có con là Nguyễn Tất Trung. (8)
- Hồ chí Minh vẫn dửng dưng trước hàng ngàn người chết trong cải cách ruộng đất, trong đó có người ân nghĩa, kể cả đồng chí đồng đội của mình.- Thậm chí Hồ Chí Minh rời xa đất nước từ năm 1911, rất muộn màng mãi cho đến năm 1957 là 46 năm mới về thăm làng Kim Liên là nơi chôn nhau cắt rốn, với mồ mả ông bà tổ tiên mà không có một giọt nước mắt bồi hồi mừng tủi của một người con lạc loài trở về đất tổ. Và cho đến khi chết cũng không trở lại thăm mồ mả ông bà cha mẹ của mình. Phải chăng ông Hồ không có tiền bạc, phương tiện hay thời gian? Không ông Hồ có tất cả, nhưng có một cái không có, đó là trái tim cội nguồn Việt Nam mà thôi.
- Ðối với người thân thích ruột thịt, Hồ Chí Minh không hề có chút tình thương mà còn “Có người nói thái độ không bình thường của ông đối với người anh cả Nguyễn Tất Khiêm và với bà Thanh chị ruột ông, cũng như với làng quê Kim Liên, khi ông về Hà Nội từ năm 1945 mà đến tận năm 1957 mới về thăm quê lần đầu!”. (9)
- Trái lại Hồ Chí Minh còn có nguồn cảm hứng để làm thơ trước cảnh đau xót, chết chóc, máu lửa tang thương của người dân xứ Huế trong tết Mậu thân bằng những vần thơ “Vô Ðề” (tháng 3/68) được đảng lưu truyền như là một chứng tích đạo đức của Hồ Chí Minh vậy.
IÐã lâu chưa làm bài thơ nàoÐến nay thử làm xem ra saoLục mãi giấy tờ vẫn chưa thấy,Bỗng nghe vần “thắng” vút lên caoIIThuốc kiêng rượu cữ đã ba nămKhông bệnh là tiên sướng tuyệt trầnMừng thấy miền Nam luôn thắng lớnMột năm là cả bốn mùa Xuân.(10)
Một người lấy cảnh chết chóc đau khổ của đồng bào mình làm nguồn hứng sáng tác thơ, trong khi chính người đó từng tuyên bố với báo chí “gộp tất cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi” liệu có thể là con người nhân ái và trung thực, chân thành không? (11)
2) - Về tư tưởng: Hiện nay đảng CS cố tình xây dựng hình tượng Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng dân tộc . Thế nhưng thực tế từ đại hội thứ 1 cho đến đại hội III dưới sự điều hành của Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Ðảng. Ðảng rất coi trọng việc giáo dục những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong Ðảng, trong nhân dân một cách rộng rãi và thường xuyên“Như vậy trong suốt thời gian hoạt động chính trị Hồ Chí Minh chưa hề đưa ra một tư tưởng nào để làm kim chỉ nam cho hoạt động của đảng và nhà nước.
Hồ Chí Minh phát biểu: “Về lý luận, đảng Lao Ðộng Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin... lấy tư tưởng Mao Trạch Ðông làm kim chỉ nam.”. Khi đó, đại biểu miền Nam là Nguyễn Văn Trấn đã trình bày với Hồ Chí Minh rằng: “Có đồng chí còn nói: hay là ta viết “tư tưởng Mao Trạch Ðông và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ông Hồ trả lời: “Không, tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác-Lê nin”. (12)
Cũng trong Ðại hội nầy, Hồ Chí Minh nhiều lần tuyên bố: “Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Ðông thì không thể sai được”. (13)
Một lần khác, có người đã hỏi Hồ Chí Minh vì sao ông không viết sách về lý thuyết cộng sản, thì ông trả lời ông không cần viết, vì đã có Mao Trạch Ðông viết rồi.(14)
3) - Về tinh thần: Ðảng Cộng Sản luôn luôn tô vẽ cho Hồ Chí Minh là con người luôn luôn đấu tranh cho độc lập dân tộc, thế nhưng thực tế là con người nô lệ ngoại bang, suốt đời đấu tranh cho chủ nghĩa Xã Hội. Những cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc thực chất là một giai đoạn đầu của tiến trình đi đến XHCN. Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội. Ai không yêu chủ nghĩa xã hội tức là không yêu nước.Ðiều chân thật nhất là lời nói của người già lúc sắp chết, ông Hồ Chí Minh đã có nguyện vọng đi thăm ông Mac, Lênin chứ không đi gặp cha mẹ, ông bà tổ tiên hay dân tộc Việt Nam. Ðây không phải là bằng chứng của một con người nô lệ ngoại bang hay sao?
4) - Ðảng đã đánh bóng Hồ Chí Minh là người đạo đức, độc thân suốt đời hy sinh cho đất nước,. Thực tế Hồ Chí Minh là con người mất đạo đức và hơn hẳn những người bình thường khác là một người chồng bạc tình đã bỏ bê biết bao nhiều người vợ như là:- Marie Brière ở Paris, năm 1920. (15)
- Nguyễn Thị Minh Khai ở Hongkong và Moscow (1910 - 1944). (16)
- Tăng Tuyết Minh ở Quảng Châu Trung quốc, tháng 10 - 1928. (17)
- Ðỗ Thị Lạc 1942, có một con gái. (18)
- Theo tin đồn từ đại hội IX, nữ cần vụ Nông Thị Ngát đã ăn ở với Hồ Chí Minh sinh ra Nông Ðức Mạnh, vì thế Nông Ðức Mạnh đã được nâng đỡ, đưa lên làm Tổng Bí thư đảng hiện nay.- Những người tình khác như cô Bourdon ngày 10/5/1923 ở Paris, Lý Huệ Khanh, Li Sam ở Trung Hoa (19)
- Vera Vasilieva, Marie Brière. (20)
Theo các tài liệu ở trên, (dù còn cần kiểm chứng cụ thể nhưng độ tin cậy khá ao) cho thấy Hồ Chí Minh có con gái với Ðỗ Thị Lạc, Nguyễn Tất Trung với Nguyễn Thị Xuân, và Nông Ðức Mạnh với Nông Thị Ngát, và nhà báo Việt Thường – đã từng thách thức với Lữ Phương nếu cho cho thử DNA – thì người con gái của Nguyễn Thị Minh Khai cũng là con của Hồ Chí Minh.Thế mà Hồ Chí Minh chưa một ngày nuôi dưỡng hay công nhận những người nêu trên là con ruột của mình. Ðó chính là một người cha bất nghĩa.Tóm lại với những thực tế con người Hồ Chí Minh mất đạo đức và vọng ngoại ngoại như kể trên, mà Ðảng Cộng Sản Việt Nam vẫn cố tình tô điểm hình ảnh Hồ Chí Minh là con người yêu nước và đạo đức há chẳng phải là nổi oan khổ lớn nhất cho ông Hồ hay sao? (Còn tiếp)
© DCVOnline
Ghi chú của tác giả:
(1) Tại sao là đại trai đàn giải oan?, Thiên Đức, DCVOnline, 7/2/2007
(2) Thủy Lục giải oan bình đẳng cứu bạt trai đàn, Giải thích từ ngữ
(3) Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch - Trần Dân Tiên.
(4) Hồ Chí Minh: “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin”, tr. 127
(5) Vừa đi vừa kể chuyện - T.Lan.
(6) Ðêm giữa Ban ngày - Vũ Thư Hiên Tr.459
(7) - Ma đầu Hồ Chí Minh, những chuyện quái gở và tội ác đằng sau bức màn sắt của Hoàng Quốc Kỳ do Mặt Trận Quốc Dân của cựu Nghị Sĩ Phạm Nam Sách xuất bản Tr. 12
(8) Vũ Thư Hiên: Ðêm giữa ban ngày (hồi ký chính trị của một người không làm chính trị), Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 607. Về vụ bà Xuân, xin xem thêm nguyệt san Thế Kỷ 21, Garden Grove, số 96, tháng 4-1997, bài “Thêm vài mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ Chí Minh”, của Nguyễn Minh Cần, tt. 33-40.
(9) Tâm tình với tuổi trẻ về Hồ Chí Minh - Bùi Tín.
(10) HCM, Biên Niên Tiểu Sử - T. 10, tr. 139, 161, 163.
(11) Trả lời báo Granma, Cuba ngày 14.7.1969 - HCM, Biên Niên Tiểu Sử - T. 10, tr.373.
(12) Nguyễn Văn Trấn: Viết cho Mẹ & Quốc hội, Nxb. Văn Nghệ [tái bản], California, 1995, tt. 150-152. Theo đoạn văn nầy, trong một cuộc đối thoại ngắn, Hồ Chí Minh hai lần xác nhận mình chẳng có tư tưởng gì ngoài chủ nghĩa Mác-Lê.
(13) Nguyễn Minh Cần: Ðảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, California: Nxb. Tuổi Xanh, 2001, tr. 63.
(14) Oliver Todd, “Huyền thoại Hồ Chí Minh”, Nguyễn Văn dịch, đăng trong sách Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, Nxb. Nam Á, Paris, 1990, tr. 277.
(15) Hoa Xuyên Tuyết, Bùi Tín tr. 112
(16) Hồ Chí Minh mấy vợ?, Trần Gia Phụng
(17) Hoàng Tranh (Huang Zheng): “Hồ Chí Minh với bà vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh”, đăng trên tạp chí Ðông Nam Á Tung Hoành (Trung Hoa) tháng 11-2001. Báo Diễn Ðàn, Paris, số 121, tháng 9-2002 dịch đăng lại, tt. 17-20.
(18) Trần Trọng Kim: Một cơn gió bụi, Sài Gòn, 1969, tr. 75.
(19) Nguyễn Thế Anh: “Hành trình chính trị của Hồ Chí Minh”, đăng trong Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, một nhóm tác giả, Nxb. Nam Á, Paris, 1990, tr.25.
(20) Hồ Chí Minh nhận định tổng hợp - Minh Võ Tr. 620, 628 Tủ sách Tiếng Quê hương.
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3132
Hồ Chí Minh cần được giải oan (II, het)
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire