Điểm bộ sách Việt Sử Đại Cương của tác giả Trần Gia Phụng (phần 1)
2007.03.11
Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Nhà Xuất bản Non nước ở Toronto, Canada vừa trình làng cuốn Việt sử Đại Cương tập ba của nhà nghiên cứu Sử Trần Gia Phụng. Đây là tác phẩm thứ 17 của ông trong thời gian chỉ hơn một thập kỷ, kể từ khi ông rời Việt Nam sang định cư tại Canda vào năm 1995.
Bấm vào đây để nghe tiết mục này
Tải xuống để nghe
Nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng. Hình do ông cung cấp.
Trong số này, có tác phẩm “Án tích Cộng Sản Việt Nam” đã được trao giải thưởng Văn Học năm 2002 của Hội quốc tế Y sĩ Việt Nam tự do, với sự đồng lòng của cả sáu vị trong hội đồng tuyển lựa và bình điểm.
Trong kỳ xuất bản tập một của bộ Việt Sử đại cương vào năm 2004, nhà nghiên cứu Sử Trần Gia Phụng cho biết là bộ sách sẽ gồm có 5 cuốn theo thứ tự như sau:
1/ Từ khởi thủy đến năm 1428, là năm cuộc kháng chiến chống quân Minh thành công, Lê Lợi lên ngôi vua tức là vua Lê Thái Tổ, mở đầu cho nhà hậu Lê.
2/ Từ năm 1428 đến năm 1802, là năm chúa Nguyễn Phúc Ánh thống nhất đất nước, lên ngôi vua, tức vua Gia Long, mở đầu cho nhà Nguyễn, cũng là vương triều sau cùng của nước ta.
3/ Từ năm 1802 đến năm 1884, là năm nhà Nguyễn phải ký hiệp ước Giáp Thân công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung kỳ và Bắc kỳ, còn Nam kỳ là đất thuộc địa.
4/ Từ năm 1884 đến năm 1945, là năm ông Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà.
Nhất là những năm còn ở dưới chế độ cộng sản, ngoài chuyện lo cơm áo, sách vở thì chẳng có gì giải trí, nên mình mới quay lại những khúc phim của quá khứ và đọc lại bộ sách sử của ông Trần Trọng Kim. Rồi từ đó ngồi suy nghĩ và tìm tòi, cho tới khi ra đây thì mới có điều kiện để mà viết.
Sử gia Trần Gia Phụng
5/ Từ 1945 đến năm 1975, là năm hoà bình lập lại, và đất nước thống nhất.
Cho đến nay, đã có ba tập được xuất bản: tập một 400 trang, năm 2004, tập hai, 480 trang, năm 2006 và tập ba 462 trang, năm 2007. Cả ba tập đều in khổ 13cmX18cm, chữ cỡ nhỏ, bìa màu vàng tươi trình bày rất giản dị với một ô vuông in hình ở giữa. Bìa tập 1 với mặt trống đồng Đông Sơn, tập 2 là đồng tiền đặc biệt đời vua Nguyễn Quang Toản và tập 3 là Cổng Văn Miếu Huế.
Nhiều chi tiết và hình ảnh đồ hoạ
Trong mỗi tập, ngoài phần nói về từng triều đại, còn có những bài viết cung cấp thêm chi tiết và cái nhìn từ giác độ khác nhau về biến cố quan trọng nhất trong triều đại đó và một số hình ảnh, bản đồ và cả thơ nhạc nữa.
Chẳng hạn như nhà Trần thì có cuộc chiến tranh kháng Nguyên, nhà Lê thì có cuộc kháng chiến đánh đuổi quân Minh, lời thề Lũng Nhai, bài Bình Ngô Đại Cáo, nhà Đinh thì có ý nghĩa của quốc hiệu Đại Cồ Việt, nhà Nguyễn thì có bài người Âu Châu đến Việt Nam, toàn cảnh Đông Á trước khi Pháp xâm lăng Việt Nam.
Những bài viết đó giúp người đọc hiểu rõ thêm về những sự kiện quan trọng trong khi đang theo dõi dòng lịch chính lịch sử, mà không bị lạc vào khu rừng rậm của những chi tiết. Đặc biệt là sau mỗi chương đều có những chú thích chứa đựng nhiều điều cụ thể.
Chúng chẳng những là một thể hiện của nguyên tắc “nói có sách, mách có chứng”, mà còn cho thấy tinh thần làm việc cẩn trọng và đầy trách nhiệm của người chép sử. Bản thân những chú thích này cũng là những bài đọc thêm rất thú vị.
Ở cuối mỗi tập, còn có phần danh mục để người đọc tiện bề tra cứu. Mỗi tập như thế quả nhiên là một công trình lao tâm khổ trí của người viết, và khi được thưởng thức những công trình này, người đọc chẳng những phải thâm tạ người viết, mà còn ngạc nhiên là làm thế nào sử gia Trần Gia Phụng có thể hoàn tất 17 công trình như thế chỉ trong vòng 11 năm.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do, sử gia Trần Gia Phụng nói là thật ra, không phải ông chỉ nghiên cứu tìm tòi và viết từ khi sang định cư ở nước ngoài, mà ông đã đầu tư công sức từ gần 20 năm trước, khi ông còn ở trong nước.
“Nhất là những năm còn ở dưới chế độ cộng sản, ngoài chuyện lo cơm áo, sách vở thì chẳng có gì giải trí, nên mình mới quay lại những khúc phim của quá khứ và đọc lại bộ sách sử của ông Trần Trọng Kim. Rồi từ đó ngồi suy nghĩ và tìm tòi, cho tới khi ra đây thì mới có điều kiện để mà viết.”
Thứ nhất là để đáp ứng một nhu cầu quan trọng của khoảng ba triệu người Việt trong đó già nửa là thanh thiếu niên muốn tìm về nguồn cội, tức tìm hiểu lịch sử dân tộc. Thứ hai là tính cho đến nay, ba bộ sử nổi tiếng của Trần Trọng Kim, Phan Xuân Hoà và Phạm Văn Sơn đều đã xuất bản từ 40 năm trở lên, và do đó, tất là thiếu những tài liệu mới được tìm ra và cần phải được bổ túc.
Sử gia Trần Gia Phụng
Không chỉ là lời giải thích
Tốt nghiệp đại học sư phạm và đại học Văn Khoa Huế, được coi là môn đệ chân truyền của linh mục sử gia Nguyễn Phương, ông Trần Gia Phụng đã được học hỏi thêm với các nhà nghiên cứu Sử lỗi lạc khác của miền Nam Việt Nam trước kia như giáo sư Nguyễn Thế Anh, hay giáo sư Trương Bửu Lâm, và như thế, cái ước vọng muốn bổ túc những bộ sử cũ chắc hẳn đã bắt đầu manh nha từ cuối những năm 1960, khi ông vừa tốt nghiệp.
Cũng trong cuộc nói chuyện với ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do, sử gia Trần Gia Phụng cho biết lý do viết bộ Việt sử đại cương như sau:
“Thứ nhất là để đáp ứng một nhu cầu quan trọng của khoảng ba triệu người Việt trong đó già nửa là thanh thiếu niên muốn tìm về nguồn cội, tức tìm hiểu lịch sử dân tộc. Thứ hai là tính cho đến nay, ba bộ sử nổi tiếng của Trần Trọng Kim, Phan Xuân Hoà và Phạm Văn Sơn đều đã xuất bản từ 40 năm trở lên, và do đó, tất là thiếu những tài liệu mới được tìm ra và cần phải được bổ túc.
Thứ ba, là hiện nay, ở trong nước chỉ được lưu hành duy nhất một bộ Lịch sử Việt Nam gồm ba cuốn do Ủy ban Khoa học xã hội ở Hà nội soạn thảo theo chủ trương của đảng Cộng sản Việt Nam, còn tất cả các bộ sử khác thì không được lưu hành. Như thế thì không thể trung thực được.”
Những điều sử gia Trần Gia Phụng trình bày không chỉ là lời giải thích của một tác giả, mà còn là những tâm sự và những hoài bão của một người có lòng, quan tâm đến thế hệ mai sau và tương lai của cả dân tộc.
Về điều thứ hai mà sử gia Trần Gia Phụng bày tỏ, thì ông đã nghiêm túc thực hiện và nhờ thế mà người đọc có được những hiểu biết mới rất thú vị ngay từ trong tập một của bộ sử. Ông đã đặt vấn đề về huyền thoại Hùng Vương và nhắc lại quan niệm của sử gia Nguyễn Phương đưa ra từ năm 1965, là Ngô Sĩ Liên đã lịch sử hoá chuyện Hùng Vương vốn bắt nguồn từ sử Tàu, ở thiên nói về nước Sở.
Ông cũng triển khai thêm ý kiến của sử gia Nguyễn Phương về nguyên nhân cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cũng như kết thúc của cuộc khởi nghĩa anh hùng này, theo đó thì chuyện hai bà tự vẫn tại sông Hát như đã truyền tụng từ xưa đến nay là thiếu cơ sở.
“Lấy sách in sách”
Trong cuộc trao đổi sẽ được phát thanh trong tạp chí Văn Học Nghệ Thuật tùân tới, sử gia Trần Gia Phụng sẽ kể lại những điều tâm đắc của ông trong ba tập đã xuất bản của bộ Việt sử đại cương. Ông cũng cho hay là tập bốn đã viết xong, hy vọng sẽ ra mắt bạn đọc nội trong năm nay và sang năm sẽ là tập năm, cũng là tập cuối của bộ sách.
Như vậy tính trung bình thì cứ mỗi năm ông xuất bản một tập. Tiến trình ấy thực ra không phản ánh tốc độ làm việc của ông, mà vì một lý do khác. Đó là hễ một cuốn sách in ra, bán hết thì ông mới có khả năng tài chính in cuốn kế tiếp: “Chủ trương của tôi là lấy sách in sách.”
Còn về chuyện làm việc thì sử gia Trần Gia Phụng kể lại như sau: “Cách làm việc của tôi thế này, mọi thứ tôi thu thập hết, rồi những khi đang đi đường, đợi xe bus, ngồi trên máy bay..., những lúc tôi ngồi một mình là tôi làm việc, chứ không phải đợi có cuốn sách hay cái gì mới làm việc. Mình suy nghĩ vấn đề rồi tự nhiên tìm thức bùng ra cho mình giải đáp.”
Tạp chí Văn Học Nghệ Thuật kỳ này xin dừng lại ở đây. Nguyễn An kính chào và hẹn tái ngộ cùng quý thính giả vào giờ này tuần tới, với cuộc trao đổi với sử gia Trần Gia Phụng, tác giả của 17 đầu sách lịch sử chỉ trong vòng 11 năm.
Theo dòng câu chuyện:
- Điểm bộ sách Việt Sử Đại Cương của tác giả Trần Gia Phụng (phần 2)
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về những tác phẩm văn học của ông
Đinh Linh, cuộc đời và thơ hiện đại (phần 2)
Hà Nội xin lỗi một cách không chính thức phong trào Nhân Văn Giai Phẩm?
Nixon Hoa du, 35 năm nhìn lại (phần 2)
Nixon Hoa du, 35 năm nhìn lại (phần 1)
Nét đẹp của Tranh Đông Hồ, di sản văn hoá Việt Nam
Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 3)
4 tác giả ‘Nhân văn Giai phẩm’ được trao giải thưởng Nhà nước
Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 2)
-----------------------------------------------
Điểm bộ sách Việt Sử Đại Cương của tác giả Trần Gia Phụng (phần 2)
2007.03.19
Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Thưa quý thính giả, tuần trước, chúng tôi đã giới thiệu cùng quý vị bộ Việt Sử Đại Cương của soạn giả Trần Gia Phụng, do nhà xuất bản Non Nuớc ở Toronto, Canada vừa ấn hành đến tập thứ ba, trong tổng số năm tập của bộ sách. Ông Trần Gia Phụng tốt nghiệp cử nhân giáo khoa Sử trường Đại học Văn Khoa và trường Đại học Sư phạm Huế.
Bấm vào đây để nghe tiết mục này
Tải xuống để nghe
Hình bìa cuốn sách Việt sử Đại cương.
Ông định cư tại Canada từ năm 1995 và trong vòng 11 năm qua, đã xuất bản 17 tựa sách, đều là những nghiên cứu về Sử Việt Nam. Trong số này, cuốn “Án tích Cộng sản Việt Nam” đã đựơc trao tặng giải thưởng Văn học năm 2002 của Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do. Tạp chí Văn Học Nghệ Thuật kỳ này mời quý vị nghe cuộc phỏng vấn sử gia Trần Gia Phụng, do Nguyễn An thực hiện.
Nguyễn An: Khi trả lời ông Võ Triều Sơn của hãng thông tấn VNN ở California tháng sáu năm 2004 về lý do biên soạn bộ Việt sử Đại cương, ông có nói là “các bộ sử cũ của các tác giả Trần Trọng Kim, Phạm Văn Sơn, Phan Xuân Hoà đều đã xuất bản trên 40 năm,” khi nguồn tài liệu chưa dồi dào như bây giờ, nên bộ VSĐC là cơ hội để ông “bổ túc thêm những sử phẩm cũ.”
Ông có thể cho biết những tư liệu mà ông đã bổ túc không? Xin nói về những tìm tòi mới mà ông hài lòng hơn cả.?
Con chim Lạc
Trần Gia Phụng: Thưa anh Nguyễn An, thưa quý thính giả nghe đài. Nói về tư liệu bổ túc thêm thì nhiều lắm, nhưng rải rác mỗi sách một ít chứ không tập trung vào thành một bộ sử về Việt Nam. Do đó, kể lại sẽ mất nhiều thì giờ. Mọi chi tiết trích dẫn tôi đều ghi chú dưới mỗi chương, nên bạn đọc sẽ dễ thấy ngay.
Riêng phần những tìm tòi mà tôi hài lòng, thì thuộc vào những giai đọan lịch sử chưa được rõ ràng. Ví dụ về cổ sử. Những vị học giả trước đây đều cho rằng chữ “Lạc” trong “Lạc Việt” là con chim lạc. Tôi đã đi tìm con chim lạc trong thực tế, nhưng ở Nam cũng như Bắc Việt Nam đều không có con chim lạc.
Tôi liền đi tìm theo hướng khác. Khi đọc các sách ngọai ngữ, như các sách tiếng Anh chẳng hạn, người ta phiên âm chữ Lạc Việt là Lo-Yueh. Như người ta phiên âm chữ Lạc Dương là Loyang. Từ chữ “lo” nầy, tôi mới nhớ ra chữ Lạc chẳng qua là tiếng phiêm âm của các sách Trung Hoa, rồi mình đọc tiếng Hoa theo âm Việt của mình.
Sử gia Trần Gia Phụng
Tôi đi tìm con chim lạc trong từ điển, từ tự điển của Alexandre de Rhodes, qua các tự điển cổ khác như tự điển Hùynh Tịnh Của, Tự điển Khai Trí Tiến Đức, đến tự điển của Lê Ngọc Trụ, rồi các bộ tự điển ngày nay ở trong nước, cũng không có con chim lạc.
Trong thực tế và trên sách vở, nước mình không có con chim lạc, thế thì tại sao lại gọi Lạc trong Lạc Việt là con chim Lạc?
Tôi liền đi tìm theo hướng khác. Khi đọc các sách ngọai ngữ, như các sách tiếng Anh chẳng hạn, người ta phiên âm chữ Lạc Việt là Lo-Yueh. Như người ta phiên âm chữ Lạc Dương là Loyang. Từ chữ “lo” nầy, tôi mới nhớ ra chữ Lạc chẳng qua là tiếng phiêm âm của các sách Trung Hoa, rồi mình đọc tiếng Hoa theo âm Việt của mình.
Ví dụ tên Washington, người Hoa đọc là “Hỏa shỉn tơn”, viết ra tiếng Hoa, mà người Việt đọc là “Hoa Thạnh Đốn”. Đi tìm chữ “Hoa” trong Hoa Thạnh Đốn thật là vô nghĩa, vì nó chỉ là tiếng phiên âm. Vậy phải tìm hiểu theo âm tiếng phiên âm.
Đọc theo âm tiếng phiên âm của chữ Lạc là “Lo”. Chữ “lo”hay “ló” trong tiếng Việt nghĩa là “lúa”. Rồi tôi nghĩ đến câu viết trong sách Giao Châu ngọai vực ký, xuất hiện vào khỏang thế kỷ thứ 3 hay thứ 4 bên Trung Hoa, viết về cổ Việt, được dịch ra tiếng Việt như sau: “Hồi xưa, chưa có quận huyện, thì Lạc điền tùy theo thủy triều lên xuống mà cày cấy.
Người có ruộng ấy gọi là Lạc dân, người cai quản dân là Lạc vương…” Như thế chữ “Lạc” trên sách vở bắt đầu từ “Lạc điền”, tức ruộng lạc, rồi “Lạc dân”, tức dân sống về ruộng lạc, đến Lạc vương là người cai quản những dân sống về ruộng lạc. Vậy Ruộng lạc là ruộng lúa, có lý hơn là ruộng chim lạc.
Cứ thế, tôi tiếp tục đi tìm và tôi rất thích thú khi thấy các sách bằng tiếng Anh do các tác giả Hoa Kỳ nổi tiếng viết, đã cho rằng ngày xưa, dân Trung Hoa sống ở lưu vực Hòang Hà chưa trồng lúa nước, mà chỉ trồng lúa mì, kê... Các sách đó còn nói rằng Đức Khổng Tử chưa ăn cơm, chỉ ăn kê mà thôi.
Tôi càng thích thú hơn khi những khám phá mới cho rằng khu vực trồng lúa nước đầu tiên trên thế giới là Đông Nam Á, và trung tâm chính của lúa nước ở ĐNÁ là vùng Hòa Bình của chúng ta, nơi đó chính là vùng phát tích của tổ tiên chúng ta.
Chim lạc, trong Lac Việc. Hình do ông Trần Gia Phụng cung cấp.
Những phát hiện thích thú
Nguyễn An: Phải chăng là từ chuyện này mà anh nêu ý kiến rằng không có chuyện người Trung Hoa dậy dân ta cách trồng lúa như đã ghi trong các sách sử trước đây?
Trần Gia Phụng: Thưa anh Nguyễn An. Từ chuyện chữ Lạc, tôi nghĩ rằng người Trung Hoa ngày xưa chưa trồng lúa nước, làm sao Nhâm Diên (năm 25 SCN) lại dạy dân mình trồng lúa nước như trong các sách trước đây, kể cả sách của Trần Trọng Kim đã viết? Tôi lại đi tìm tiếp, thế là phát hiện những điều mới khác. Tôi kể nữa thì mất thời giờ lắm.
Tôi thích thú với những phát hiện như chuyện Nhâm Diên, Tích Quang, chuyện Hai Bà Trưng, và cả chuyện Lê Long Đĩnh. Tôi xin lưu ý anh, Lê Long Đĩnh là một minh quân chứ không hôn ám như sử cũ viết. Thời kỳ trung sử, cận sử, và hiện sử cũng có nhiều điều cần phải điều chỉnh. Nhất là thời kỳ Hồ Chí Minh, lại cần phải viết lại cho đúng, chứ không phải như hiện nay trong nước đã viết.
Nguyễn An: Những điều đó sẽ được bàn tới trong tập 5 của bộ sách, phải không anh?
Trần Gia Phụng: Vâng.
Nhìn lại từng vấn đề lịch sử
Nguyễn An: Trong lời bạt ở cuối tập 1 bộ Việt sử Đại cương, ông Hoàng Đình Hiếu nhận xét rằng “tác giả Trần Gia Phụng đã tìm cách nhìn lại từng vấn đề lịch sử ở những chỗ chưa có lời giải thích thoả đáng, để tìm lại mạch diễn tiến của lịch sử hay tương quan nhân quả giữa các yếu tố.”
Ông có đồng ý với các nhận xét đó không, và nếu có, ông có thể nêu một số thí dụ cụ thể để minh hoạ không-những thí dụ mà ông tâm đắc hơn cả.?
Trần Gia Phụng: Thưa anh An. Anh Hoàng Đình Hiếu tốt nghiệp Cử nhân giáo khoa sử khoảng cùng thời với tôi ở Đại học Văn khoa Huế. Mỗi khi viết bài xong, tôi gởi nhờ anh Hiếu đọc, sửa lại và góp ý.
Thế là mình hiểu việc Nhâm Diên chỉ là việc tuyên truyền. Từ đó, chúng ta phải đặt lại vấn đề mà các sách cũ đã viết là Nhâm Diên và Tích Quang giáo hóa dân Việt chúng ta. Thật ra, Nhâm Diên và Tích Quang buộc dân Việt khi cưới hỏi, phải theo phong tục Trung Hoa, ghi tên vào sổ hộ do người Trung Hoa quản lý, để họ vừa kiểm sóat an ninh, vừa thu thuế hộ.
Sử gia Trần Gia Phụng
Anh thương tôi thì viết thế, chứ tôi không biết tôi có đáp ứng đúng những lời anh viết như thế hay không? Tuy nhiên, quả thật thì tôi nghĩ rằng mỗi sự kiện lịch sử không thể đơn độc, từ trên trời rơi xuống; mà mỗi sự kiện lịch sử đều nằm trong một hệ thống tương quan nhân quả với nhau.
Người viết sử chẳng những phải cố gắng trình bày quá khứ như quá khứ đã xảy ra, mà còn phải trình bày tương quan nhân quả giữa các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, để người đọc dễ nắm bắt các vấn đề lịch sử. Ví dụ, khi tôi thưa rằng người Trung Hoa không trồng lúa nước, thì tôi nghĩ ngay làm sao họ dạy mình trồng lúa nước?
Thế là mình hiểu việc Nhâm Diên chỉ là việc tuyên truyền. Từ đó, chúng ta phải đặt lại vấn đề mà các sách cũ đã viết là Nhâm Diên và Tích Quang giáo hóa dân Việt chúng ta. Thật ra, Nhâm Diên và Tích Quang buộc dân Việt khi cưới hỏi, phải theo phong tục Trung Hoa, ghi tên vào sổ hộ do người Trung Hoa quản lý, để họ vừa kiểm sóat an ninh, vừa thu thuế hộ.
Để cho quý thính giả dễ hình dung, tôi lấy những ví dụ gần đây. Ví dụ ngày 9-3-1945, Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương. Quân Nhật đến Đông Dương từ năm 1940, 1941, sao đến 1945 mới đảo chánh? Nguyên do khi quân Nhật mới đến, ở Âu Châu, chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương trực thuộc chánh phủ Pháp.
Nhật không sợ người Pháp ở Đông Dương trở mặt vì Nhật là đồng minh của Đức. Tuy nhiên, vào tháng 8-1944, De Gaulle lãnh dạo chính phủ Pháp Tự do, trở về Paris. Nhật lo ngại ở Đông Dương, nhà cầm quyền Pháp sẽ vâng lệnh De Gaulle, mở cửa Đông Dương cho quân Đồng minh vào, nên Nhật đảo chánh Pháp, nắm quyền cai trị Đông Dương, để chuẩn bị rút lui.
Liên lạc
Nguyễn An: Nếu có độc giả muốn hỏi thêm ông về những chi tiết liên quan đến bộ VSDC của ông, thì họ sẽ liên lạc với ông thế nào?
Trần Gia Phụng: Trước khi trả lời câu nầy, tôi xin có một lời cuối như sau: sự tìm hiểu, nghiên cứu không bao giờ chấm dứt trong sử học cũng như trong các bộ môn khoa học khác. Tôi mong rằng trong tương lai, sẽ có những công trình nghiên cứu tiếp theo soi sáng hơn nữa lịch sử nước nhà, để có thể giúp các thế hệ thanh niên hiểu rõ, biết rõ lịch sử của dân tộc chúng ta.
Tôi xin cảm ơn anh Nguyễn An, cảm ơn quý thính giả. Quý vị có thể liên lạc với tôi qua số phone 416-652-0686, hay e-mail phungtrangia@yahoo.com , và địa chỉ là:
P.O.Box 63015, 1655 Dufferin Street, Toronto, ON. M6H-4H8, CANADA.
Xin kính chào anh Nguyễn An và kính chào quý thính giả nghe đài.
Nguyễn An: Cảm ơn ông Trần Gia Phụng.
Theo dòng câu chuyện:
- Điểm bộ sách Việt Sử Đại Cương của tác giả Trần Gia Phụng (phần 1)
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Vị hoàng tử cuối cùng của vua Thành Thái qua đời, hưởng thọ 85 tuổi
Điểm bộ sách Việt Sử Đại Cương của tác giả Trần Gia Phụng (phần 1)
Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về những tác phẩm văn học của ông
Đinh Linh, cuộc đời và thơ hiện đại (phần 2)
Hà Nội xin lỗi một cách không chính thức phong trào Nhân Văn Giai Phẩm?
Nixon Hoa du, 35 năm nhìn lại (phần 2)
Nixon Hoa du, 35 năm nhìn lại (phần 1)
Nét đẹp của Tranh Đông Hồ, di sản văn hoá Việt Nam
Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 3)
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire