1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 22 mars 2007

Hà Nội 1945 (Bài chót)

Hà Nội 1945 (Bài chót)
Monday, March 19, 2007
Trần Ðỗ Cung

Thế rồi đầu Tháng Tư 1966 bỗng nhiên có một khách lạ vào hỏi tôi. Tôi chạy ra thì ngỡ ngàng, trước mặt tôi cán bộ Thành bằng xương bằng thịt không biết làm cách nào mà đã lọt qua cổng Phi Long vào nhà. Tôi điềm tĩnh mời hắn ngồi, liếc mắt xem hắn có khí giới không và hỏi một cách thân tình, “Ðã lâu quá sao bây giờ chú lại vào đây, từ lúc nào vậy”? Tên Thành, mặt bủng da chì như nghiện thuốc phiện trả lời tôi một cách khiêm tốn không áp đảo đương đầu. “Thưa anh, em bỏ bên kia rồi. Em vượt Bến Hải vào đây”. Tôi hỏi lại ngay, “Trông chú như nghiện ngập phải không, bây giờ làm gì sống”? Thành trả lời, “Em trót nghiện nhưng đã cai rồi; bây giờ em làm Bí Thơ cho Tổng Trưởng Lao Ðộng. Em chỉ muốn đến thăm anh thôi và mừng thấy anh vẫn khỏe”. Tôi tin lời hắn và cũng không báo cho an ninh.

Cuộc đời của tôi từ năm vào ngưỡng cửa Ðại Học cũng khá rắc rối sau ba năm đầu tươi đẹp vô lo ở Hà Nội, như một sinh viên hấp thụ các điều mới lạ trong chốn Ngàn-Năm-Văn-Vật. Kể từ khi thời cuộc đưa đẩy với cao trào ái quốc chống Pháp, với những say sưa không tính toán, tôi cũng đã bị Việt Minh lợi dụng lòng ái quốc của mình cũng như bao nhiêu thanh niên thời đại. Tuy nhiên tôi còn may mắn thức tỉnh sớm, có lẽ không phải vì đầu óc suy xét của mình mà tôi cho là do ông bà ông vải phù hộ.

Cho nên tôi đã thoát khỏi cảnh tù tội cộng sản hay cái vỡ mộng của bao nhiêu bạn đã xả thân vì nước làm công dã tràng vun xới đất nước Việt Nam để bây giờ tuy có danh nhưng há-miệng-mắc-quai, nuốt cay ngậm đắng như các Ðặng Văn Việt, Lê Thiệu Huy, Phạm Thành Chính, Lê Ðình Luân, Nguyễn Kèn, Nguyễn Thế Lương, Phan Hạo, Hoàng Xuân Bình, Ngô Ðiền, Hoàng Ðình Phu. Họ phải ngồi nhìn bọn bần-cố-nông cộng sản, sâu bọ lên làm người, hành xử như những tư-bản-đỏ bóp nát nhân dân nghèo đói, để hưởng thụ trên xương máu của các anh hùng liệt sỹ hy sinh cho tổ quốc.

Tôi không được sinh trưởng tại Hà Nội và chỉ sống vẻn vẹn ở Hà Thành có ngót sáu năm. Trong đời sống sinh viên tỉnh lẻ, tuy nghèo tiền, nhưng tôi cũng đã có dịp làm quen khá rõ mức sống văn hóa và không khí phong phú cổ kính trong một nền nếp lịch sử đã hun đúc từ bao nhiêu Triều Ðại. Chưa bao giờ tôi trở lại thăm nền-xưa-lối-cũ nhưng theo những tin tức qua báo chí và các mạng truyền thông cũng như sự kể lại của bạn bè đã về thăm quê hương, hình như họ đã và đang phá tan hoang cái di sản quý giá nhất của tổ tiên để lại.

Thật là một sự phí phạm ngu xuẩn của cái bọn ma đầu dốt nát, bọn trọc phú học làm sang, đến nỗi những địa danh như Nghi Tàm, Hồ Tây cũng đã bị hiếp dâm một cách thô tục. Tất cả khu phố cổ với băm sáu phố phường đang dần dà bị biến thể khiến cho các du khách ngoại quốc kêu trời! Ngay gần Núi Nùng, một địa danh lịch sử ở khu vườn bách thảo lại sừng sững mọc lên lăng Hồ tặc với kiến trúc Nga Xô lạc lõng bê tông cốt sắt như chửi rủa ngôi chùa Một Cột tiền nhân để lại. Thế mà đấm ngực tự xưng là đỉnh-cao-trí-tuệ-loài-người, có lẽ là loài người ăn lông ở lỗ thì phải! Ô hô ai tai cho Hà Nội, một đô thị trong sông!
Trần Ðỗ Cung
(nv)




1.
Hà Nội 1945 (Bài chót)Monday, March 19, 2007 2:34:22 PM - Trần Đỗ CungThế rồi đầu Tháng Tư 1966 bỗng nhiên có một khách lạ vào hỏi tôi. Tôi chạy ra thì ngỡ ngàng, trước mặt tôi cán bộ Thành bằng xương bằng thịt không biết làm cách nào mà đã lọt qua cổng Phi Long vào nhà. Tôi điềm tĩnh mời hắn ngồi, liếc mắt xem hắn có khí giới không và hỏi một cách thân tình, “Ðã lâu quá sao bây giờ chú lại vào đây, từ lúc nào vậy”?
2.
Hà Nội 1945 (kỳ 5)Sunday, March 18, 2007 3:11:04 PM - Trần Ðỗ CungTại Hải Phòng vào đầu tháng Chạp 1946 đã có súng nổ giao tranh. Gọi là giao tranh nhưng thực sự phía Việt chỉ có lẻ tẻ một số tổ chức Cứu Quốc và ít nhóm Tự Vệ thì đánh sao? Súng nổ có hơn một ngày và Pháp làm chủ tình thế ngay rồi ngưng bắn để điều đình.
3.
Hà Nội 1945 (bài 4)Friday, March 16, 2007 4:24:18 PM - Vào đầu tháng Tư, Hoàng Ðế Bảo Ðại thành lập chính phủ do Thủ Tướng Trần trọng Kim lãnh đạo. Cụ Kim là một học giả uyên thâm và một sử gia nổi tiếng. Ðổng Lý Văn Phòng của Thủ Tướng là Bác Sỹ trẻ Phan Huy Quát đã từng là hội trưởng Tổng Hội Sinh Viên Ðông Dương.
4.
Bổ túc bài Hà Nội 1945 Thursday, March 15, 2007 3:55:04 PM - GS Nguyễn Lý TưởngNăm 1931, tôi mới lên chín thì bố tôi bị đổi đi làm hiệu trưởng trường huyện Nghi Lộc cách tỉnh Vinh 7 cây số về hướng Nam. Hồi ấy là thời kỳ Xô-Viết-Nghệ-Tĩnh rất sôi động mà Nghi Lộc là cái nôi lửa-bỏng-dầu-sôi
5.
Hà Nội 1945 (bài 2) Wednesday, March 14, 2007 4:10:34 PM - Trần Đỗ CungLê la lên đầu Hàng Bông nhìn nhà khách sạn cơm Tây Phú Gia (Hotel Restaurant Phú Gia) nhưng đâu có dám bén mảng vào cháy túi. Chỉ biết chủ là bà Phủ Công Xuân Bách rất xinh đẹp, cao lớn như đầm.

Aucun commentaire: