1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 31 mai 2007

Rất Đáng Bị Lên Án


Rất Đáng Bị Lên Án
Phạm Hồng Sơn - VN

“… mọi âm mưu hay thủ đoạn nhằm ức chế, triệt tiêu quyền tự do hay lương tâm của đảng viên muốn hành động vì lợi ích dân tộc đều rất đáng bị lên án …”



Báo Nhân dân ( cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt nam) ngày 25/05/2007 đã đăng một tư liệu trong chuyên mục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tư liệu đó nguyên văn như sau:

“Phải giữ kỷ luật
Hồ Chí Minh

Lợi ích của dân tộc, gồm có lợi ích của Đảng. Lợi ích của Đảng, gồm có lợi ích của đảng viên. Vì vậy, sự phát triển và thành công của Đảng, một mặt tức là thành công của dân tộc, một mặt tức là thành công của đảng viên. Vì vậy, chỉ có khi Đảng thành công và thắng lợi, thì đảng viên mới có thể thành công và thắng lợi. Chính vì vậy mà đảng viên cần phải hy sinh lợi ích của mình cho lợi ích chung của Đảng.

Không ai bắt buộc ai vào Đảng làm chiến sỹ xung phong. Đó là do sự “ tự giác”, lòng hăng hái của mỗi người mà tình nguyện làm đảng viên, làm chiến sỹ xung phong. Đã vậy, thì mỗi người đảng viên phải cố gắng cho xứng đáng là một người trong những người đại biểu của dân tộc.

Nhất là những người cán bộ và lãnh tụ, càng phải làm cho xứng đáng lòng tin cậy của Đảng, của dân tộc. Càng phải làm gương cho tất cả đảng viên, tất cả quần chúng noi theo.
Cũng vì lợi ích của dân tộc, mà Đảng cần phải khuyến khích và khen thưởng những ưu điểm và tài năng của đảng viên. Cần phải giúp cho họ học hành, giúp cho họ làm việc và tùy theo hoàn cảnh mà giúp họ về mặt sinh hoạt, trong lúc ốm đau. Khiến cho họ ham làm việc, vui làm việc. Nói tóm lại: mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải hoàn toàn phục tùng lợi ích của Đảng. Không nên có mục đích cá nhân. Không nên vì cá nhân mà yêu cầu Đảng cái này cái khác, hoặc trách móc Đảng không giúp đỡ mình, không khen thưởng mình.

Đồng thời, bất kỳ hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải luôn luôn ra sức làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ văn hóa, trí thức và chính trị của mình. Luôn luôn giữ kỷ luật. Luôn luôn xứng đáng một người cán bộ, một người đảng viên.”

Trích: Hố Chí Minh toàn tập t. 5, Nxb. Chính trị quốc gia Hà nội, 1995, trang 253.

Trong bài viết này, Hồ Chí Minh, ngay từ đầu đã đưa ra mối liên hệ có tính lô-gíc nhân quả một chiều giữa 03 chủ thể (Dân tộc, Đảng, Đảng viên) làm cơ sở cho những lập luận và kiến giải tiếp theo, đó là “Lợi ích của dân tộc, gồm có lợi ích của Đảng. Lợi ích của Đảng, gồm có lợi ích của đảng viên“ lợi ích từ cái toàn cục (dân tộc) đến cái bộ phận lớn( đảng), từ cái bộ phận lớn (đảng) đến cái bộ phận nhỏ hơn (đảng viên). Nhưng, tiếp theo Hồ Chí Minh kết luận “Vì vậy, sự phát triển và thành công của Đảng, một mặt tức là thành công của dân tộc, một mặt tức là thành công của đảng viên“, trong kết luận này, Hồ Chí Minh đã đi ngược trật tự lô-gíc ban đầu giữa chủ thể 1 (Dân tộc) và chủ thể 2 (Đảng) khi cho rằng lợi ích (sự phát triển và thành công) của cái bộ phận lớn (đảng) là lợi ích của cái toàn cục (dân tộc).

Như thế, rõ ràng Hồ Chí Minh đã nhầm lẫn lớn hoặc đã cố tình đánh tráo trật tự lô-gíc cơ sở ban đầu để đi đến một kết luận sai lầm “Vì vậy, sự phát triển và thành công của Đảng, một mặt tức là thành công của dân tộc”. Kết luận này chỉ có thể là một khả năng chứ không thể là một hệ quả tất yếu. Có thể tài sản và quyền lực của đảng cộng sản ngày càng gia tăng nhưng dân tộc lại chịu thất bại với những vấn đề nan giải ( tài nguyên và ngân sách quốc gia bị đục khoét, môi sinh bị hủy hoại, bất công xã hội gia tăng, giá trị đạo đức xã hội bị đảo ngược,…).

Đến kết luận thứ hai “Vì vậy, chỉ có khi Đảng thành công và thắng lợi, thì đảng viên mới có thể thành công và thắng lợi”, thì Hồ Chí Minh đã loại bỏ hoàn toàn chủ thể 01 (Dân tộc, chủ thể bao trùm toàn bộ) bằng cụm từ khẳng định “, chỉ có khi Đảng…” và cũng là sự phủ nhận tác động của chủ thể 01 (dân tộc) với chủ thể 03 (đảng viên) để chỉ nói đến mối liên quan lô-gíc thứ hai giữa chủ thể 02 (đảng, cái bộ phận lớn) và 03 (đảng viên, cái bộ phận nhỏ hơn) và từ đó đi ngay đến kết luận cuối cùng “Chính vì vậy mà đảng viên cần phải hy sinh lợi ích của mình cho lợi ích chung của Đảng.” Cách lý luận có hình thức lô-gíc nhưng sai lầm này, thường được các nhà học thuật gọi là sự ngụy biện hay thuật ngụy biện.

Kết luận cuối cùng vừa dẫn dễ làm cho người đọc hoặc đảng viên (cộng sản) ngộ nhận rằng sự hy sinh cho đảng cộng sản cũng tức là hy sinh cho dân tộc. Đây là một sự ngộ nhận vô cùng nguy hiểm cho dân tộc. Khi bị ngộ nhận như thế, các đảng viên và dân chúng dễ dàng trở thành các tín đồ xả thân cho mọi tham vọng của đảng với một niềm tự hào nhầm lẫn “vì dân tộc”, bất chấp các hậu quả khôn lường cho xã hội, dân tộc. Thuật ngụy biện thường được áp dụng trong tuyên truyền của các đảng phái cực đoan trên thế giới đã gây hậu quả thảm khốc cho dân tộc đó hoặc nhân loại như đảng Quốc xã của Hitler (nạn diệt chủng Do thái, gây chiến thế giới), đảng cộng sản Khmer đỏ (nạn diệt chủng tại Cam-pu-chia), đảng cộng sản Trung quốc (thảm họa trong Cách mạng Văn hóa, Chương trình đại nhảy vọt,…)

Quyền lợi hay lợi ích của một đảng phái không và không bao giờ đồng nhất hoàn toàn với quyền lợi và lợi ích của cả một dân tộc, do đảng phái đó chỉ là tập hợp của một số người, trong khi toàn thể dân tộc là tập hợp của rất nhiều cá nhân khác, các nhóm người khác, các hội đoàn, đảng phái khác có quan điểm và lợi ích hoàn toàn khác với đảng phái đó. Cho dù đảng đó có tuyên ngôn, tuyên bố là “chỉ vì lợi ích của dân tộc” hay “ngoài lợi ích dân tộc, không có lợi ích gì khác” thì cái thực tế đa nguyên sống động của xã hội loài người (thế giới tự nhiên) cũng không thể đồng nhất được với bất kỳ một đảng phái “tốt đẹp” nào.

Phần tiếp theo của tư liệu kể trên chỉ là sự diễn giải tiếp nối 03 kết luận sai lầm đã dẫn, có mục đích rõ ràng là làm cho người đảng viên cộng sản Việt nam “cần phải hy sinh lợi ích của mình cho lợi ích chung của Đảng” và “không nên vì cá nhân mà yêu cầu Đảng cái này, cái khác, hoặc trách móc Đảng không giúp đỡ mình, không khen thưởng mình”.

Với tư cách là người sáng lập ra đảng cộng sản và là chủ tịch đảng lúc đó, Hồ Chí Minh cố gắng lý luận, kể cả ngụy biện như trên để thuyết phục, kêu gọi sự trung thành, hy sinh của các đảng viên của ông cũng là điều dễ hiểu. Nhưng với tư cách là một chủ tịch nước, sự lập luận và kêu gọi đó của Hồ Chí Minh đã là sự tổn hại đến lợi ích của Dân tộc, điều đó là hoàn toàn không thể chấp nhận.

Ngay cả đã vào đảng, mỗi đảng viên cộng sản, trước hết, cũng đều là một công dân của nước Việt nam, là con của dân tộc Việt nam, vì vậy sự trung thành hay hy sinh cho đảng của các đảng viên cộng sản chỉ đúng đắn khi sự trung thành, hy sinh đó phù hợp với quyền lợi và lợi ích của dân tộc. Mỗi đảng viên cộng sản cho dù phải tuyên thệ và bị ràng buộc vào điều lệ đảng thì họ vẫn luôn còn đầy đủ quyền tự do của một công dân, vẫn luôn còn lương tâm của một con người để dám khước từ những hành động có lợi cho đảng nhưng có hại cho dân tộc và sẵn sàng đảm nhận hành động có lợi cho dân tộc cho dù ảnh hưởng tới đảng.

Trong đêm trường phong kiến của phương Đông trước đây, các bậc sĩ phu cũng đã tự răn mình “Tòng đạo bất tòng quân” (làm theo đạo lý, lẽ phải chứ không làm theo vua). Chính vì vậy mà mọi âm mưu hay thủ đoạn nhằm ức chế, triệt tiêu quyền tự do hay lương tâm của đảng viên muốn hành động vì lợi ích dân tộc đều rất đáng bị lên án.

Phạm Hồng Sơn
28/05/2007

Bài học Việt Nam cho Iraq

31 Tháng 5 2007 - Cập nhật 17h20 GMT
Bài học Việt Nam cho Iraq


Kissinger: Không nên thảo luận quá gay gắt tới nổi không tìm ra được giải pháp

Trong cuộc chiến Việt Nam có một lúc khi những cuộc thảo luận trên nước Mỹ lên tới mức quá gay gắt đến nổi mọi cuộc bàn thảo hợp lý nhất để tìm một giải pháp dù là nặng tay để giải quyết , đã bị gạt ra bên ngoài.
Ông Henry Kissinger, cựu thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia và sau đó là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đã viết như trên trong một bài xã luận đăng trên tờ Los Angeles Times số ra ngày 31 tháng Năm 2007.

Ông viết thêm rằng tình trạng tiến thoái lưỡng nan này đã bóp chết tất cả các nỗ lực của Hoa Kỳ tại Việt Nam, và không nên để xảy ra tại Iraq.

Chúng ta phải gạt bỏ huyền thoại cho rằng chính quyền Nixon cầm quyền năm 1972 với các điều kiện đưọc đặt ra hồi năm 1969, do đó đã kéo dài cuộc chiến một cách không cần thiết.

Liệu Hiệp Định Paris ký hồi tháng Giêng năm 1973, có khả năng bảo toàn được một miền Nam Việt Nam độc lập và tránh được cảnh đổ máu sau khi Đông Dương rơi vào tay Cộng Sản, thì cho đến giờ này không ai biết được.

Những gì chúng ta biết là tình trạng mất đoàn kết tại nước Mỹ đã không đưa ra một hệ quả như vậy khi mà Quốc Hội Mỹ biểu quyết cấm xử dụng sức mạnh quân sự để giữ vững Hiệp Định này và đồng thời cắt viện trợ quân sự sau khi tất cả các quân nhân Mỹ -ngoại trừ vài trăm cố vấn quân sự -đã rời miền Nam Việt Nam.

Quân đội Mỹ ra đi khiến cho bộ đội Bắc Việt Nam ồ ạt xăm lăng, vi phạm rõ rệt các thỏa hiệp đã ký kết, và các nước mà đã hậu thuẫn cho các thỏa hiệp này đã quay lưng lại.

Ôn cố tri tân

Có hai câu hỏi đưọc nêu lên từ cuộc chiến Việt Nam mà vẫn còn giá trị cho cuộc chiến Iraq.

Thứ nhất: Liệu biện pháp đơn phương rút quân là một sự lựa chọn khi ông Nixon lên cầm quyền ?

Thứ nhì : Liệu thời gian dành cho chiến lược mà ông Nixon đề ra, có lâu hơn là thời gian dân chúng mong đợi để có được kết quả, cho dù kết quả đó có ra sao đi chăng nữa hay không ?

Khi ông Nixon lên cầm quyền, thì lúc đó có hơn 500.000 binh sĩ tại Việt Nam, và con số này càng ngày càng tăng.

Lập trường chính thức của chính quyền Johnson là quân đội Mỹ sẽ bắt đầu triệt thoái sáu tháng sau khi Bắc Việt rút quân.

Quan điểm " bồ câu" của hai thượng nghị sĩ Robert F.Kennedy và George McGovern, bị đại hội đảng Dân Chủ bác bỏ hồi năm 1968, cho rằng hai bên phải rút quân.

Không có một nhóm nào lúc đó chủ xướng phải đơn phương rút quân cả.

Không khả thi

Giải pháp đơn phương rút quân là không khả thi, bởi vì tái bố trí hơn nửa triệu binh sĩ là một cơn ác mộng trên phương diện tiếp vận, ngay cả trong thời bình.

Tại Việt Nam lúc đó có hơn 600.000 bộ đội cộng sản võ trang có mặt trên chiến trường, và rất có thể sẽ có một số đông binh sĩ trong quân đội miền Nam Việt Nam sẽ có động thái có lợi cho cộng sản, vì cảm thấy bị đồng minh bỏ rơi.

Trong tình huống này, quân đội Hoa Kỳ sẽ biến thành con tin và thường dân sẽ trở thành nạn nhân.

Vào lúc đó, cũng không hề có một giải pháp ngoại giao nào khác.

Hà Nội nhất mực cho rằng muốn có được ngưng bắn, thì Hoa Kỳ phải thỏa mãn hai điều kiện tiên quyết.

Thứ nhất, Hoa Kỳ phải lật đổ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, giải tán cảnh sát và quân đội và thay thế bằng một chính phủ mà đa số thành viên là cộng sản.

Thứ nhì, Hoa Kỳ phải lập ra một thời biểu rút quân vô điều kiện mà Hoa Kỳ phải tuân thủ bất kể các cuộc đàm phán liên hệ có kéo dài đến đâu đi chăng nữa.

Sự hiện diện của bộ đội Bắc Việt tại Lào và Kampuchea được tuyên bố không phải là một đề tài thích hợp để đàm phán.


Các điều kiện do TT Nixon đưa ra vào tháng Giêng 1972 đã được chấp thuận

TT Nixon đã tóm lược một cách chính xác các lựa chọn khi ông bác các điều khoản 1969 như sau:

"Liệu chúng ta sẽ rời Việt Nam trong cung cách này - bằng chính hành động của mình - và giao đất nước này một cách có ý thức cho cộng sản chăng ? Hay chúng ta nên rời đất nước này và tạo cho người miền Nam Việt Nam có được một cơ hội hợp lý để sống còn như là dân tộc có được tự do ?"

Iraq cũng giống như Việt Nam

Trong hiện trạng nước Iraq, giải pháp đơn phương rút quân đã tạo ra một vấn đề tương tự.

Khi cách cuộc đàm phán bế tắc, chính quyền Nixon đã xoay sở hết mức để hành động đơn phương, mà không phá tán đi cơ cấu chính trị của miền Nam Việt Nam.

Từ năm 1969 đến năm 1972, Hoa Kỳ đã rút đi 515.000 binh sĩ, chấm dứt vai trò chiến đấu vào năm 1971 và giảm số thương vong người Mỹ đến gần 90%.

Do đó, một cuộc rút quân từng phần mà ngăn ngừa được các tín đồ Hồi giáo chiếm lĩnh tình thế tại Iraq cũng là một thách thức nghiêm trọng tại nuớc này.

Tại Việt Nam, vào năm 1972 chiến lưọc mà chính quyền Nixon đề ra đã bất ngờ tạo ra được một đột phá trùng với chiến dịch phản công lại tổng tấn công mùa xuân của Bắc Việt.

Khi Hoa Kỳ gài thủy lôi trong các vịnh ở miền Bắc, Hà Nội cảm thấy bị cô lập, vì Bắc Kinh và Liên Xô đứng ngoài cuộc nhờ Hoa Kỳ mở cửa thân thiện với Trung quốc vào năm 1971 và hội nghị thượng đĩnh năm 1972.

Cuộc tấn công của Hà Nội đã bị quân đội Việt Nam Cộng Hòa đánh bại hoàn toàn với sự yểm trợ của hỏa lực không quân Mỹ.

Khi đối diện với thất bại quân sự và bị cô lập về ngoại giao, ông Lê Đức Thọ, thương thuyết gia chính của Hà Nội đã bỏ các yêu sách năm 1969 của Hà Nội vào tháng 10 năm 1972.

Ông công khai chấp nhận các điều kiện do TT Nixon đưa ra vào tháng Giêng 1972.

Thuận lợi và trở ngại

Hiệp định Paris đưa đến kết quả là Bắc Việt chấp nhận ngưng bắn vô điều kiện và trao trả tù binh, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục hiện diện, Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ kinh tế và quân sự cho chính phủ này, lực lưọng Bắc Việt không được xăm nhập miền Nam, quân đội Hoa Kỳ tiếp tục rút số quân còn lại, bộ đội Bắc Việt phải rút ra khỏi Lào và Kampuchea.

Quan trọng hơn hết là không có điều nào nêu trên có trong thỏa thuận năm 1969.

Chính quyền Nixon quả tin rằng đã đạt được một cơ hội cho nhân dân miền Nam Việt Nam để tự định đoạt được số phận, và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa có đủ sức để vượt qua các vụ vi phạm Hiệp Định Paris bằng chính sức mạnh quân sự của mình, Hoa Kỳ sẽ chỉ trợ giúp trong trường hợp có tấn công toàn diện và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ đủ năng lực để xây dựng xã hội.

Sự mất đoàn kết trong xã hội Hoa Kỳ là một yếu tố quan trọng phá tán đi tất cả các hy vọng này. Vụ Watergate đã đánh một đòn chí tử vào chính quyền Nixon và cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ năm 1974 đã đưa đối thủ của ông Nixon lên cầm quyền.

Viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa đã bị cắt đứt do đó hiệp định Paris không được thưc thi đúng mức như đã được dự trù.

Có hai bài học đã xuất hiện từ sự thể này cho tình hình Iraq : thứ nhất bất cứ một mô hình chiến lược nào cũng không thể thành công nếu có một thời hạn chót máy móc, cứng nhắc, mà phải phản ánh được điều kiện thực tế tại chỗ. Thứ nhì là một giải pháp chính trị vẫn là một điều bắt buộc.


BBC

Kissinger
Kissinger NSA

mercredi 30 mai 2007

Ngày Nào Gọi Là “Giải Phóng Miền Nam” Là Ngày Đó Gia Đình Tôi Tan Nát

Thứ Ba, ngày 29 tháng 5 năm 2007
Ngày Nào Gọi Là “Giải Phóng Miền Nam” Là Ngày Đó Gia Đình Tôi Tan Nát
--------------------------------------------------------------------------------
• Vũ Thanh Phương


Vũ Thanh Phương

Chỉ còn mấy ngày nữa là cả nước, nhất là đồng bào miền Nam kể từ phần đất phía bờ Nam sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị sẽ bồi hồi, đau đớn kỷ niệm 32 năm ngày sụp đổ hoàn toàn cả nền chính trị cộng hòa. Và cũng là ngày nửa phần đất dải phía Nam Tổ quốc này rơi vào tay những người Cộng sản miền Bắc Việt nam. Khi phải nhắc lại vết thương đến đau lòng sau 32 năm chưa được hàn gắn do chính quyền cộng sản ác độc gieo rắc cho gia đình chúng tôi có biết bao nhiêu vấn nạn cần nói tới…

Gia đình chúng tôi gốc là dân di cư năm 1954 theo Đạo Thiên Chúa Giáo toàn tòng vùng Bùi Chu Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình thuộc miền Bắc Việt nam. Đến tháng 7 năm 1954 theo hiệp định đình chiến Giơ Ne Vơ để lập lại hòa bình tại Đông Dương cả gia đình chúng tôi di cư vào miền Nam để định cư. Tuy là một gia đình nông điền thuần túy, nhưng gia đình chúng tôi hồi đó ở miền Bắc trước khi di cư vào Nam năm 1954 đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tương đối đủ đầy. Cha Mẹ tôi vốn là những người siêng năng cần mẫn chăm chỉ làm lụng quanh năm với ruộng rẫy và thờ phượng Chúa. Ước nguyện của cả đời ông chỉ muốn con cái mình được ăn học khôn lớn thành tài để phục vụ gia đình, lợi ích Tổ quốc và dân tộc. Bởi qua trải nghiệm của chính cuộc đời bản thân mình, vì ông vốn là người nông dân nghèo khổ, thất học không biết chữ nên rất thiệt thòi. Khi mới 12 tuổi Cha tôi đã bị mồ côi cả bố lẫn mẹ, ở tuổi 12 đó cha tôi phải đi chăn trâu, cắt cỏ, làm thuê ở đợ cho các gia đình giầu có quanh vùng để tự kiếm sống, nên ông luôn luôn có chí hướng và nỗ lực phấn đấu không ngừng để vượt lên số phận nghèo khó, không may bất hạnh ấy của mình.

Sau khi vào tới miền Nam, cha mẹ tôi cùng với nhiều đồng bào đồng cảnh ngộ di cư vào Nam hồi đó như mình đã quyết định lập nghiệp tại phường Tân Mai – thành phố Biên Hoà. Tôi cũng còn được người lớn và cả bố mẹ tôi kể lại là chính phủ Việt nam Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm thời đó đã quy hoạch vùng này cho tất cả giáo dân Bùi Chu Phát Diệm di cư từ Bắc vào xây dựng quê hương mới tại đó. Với bản chất cần cù, chịu thương, chịu khó, nên khi bỏ nhà cửa, ruộng vườn, toàn bộ gia sản ở lại quê hương vùng Bùi Chu Phát Diệm tỉnh Ninh Bình miền Bắc để chạy vào Nam chỉ với hai bàn tay trắng hoàn toàn vô sản. Thế mà, bằng sự cần cù siêng năng nên hơn 4 năm sau vào năm 1959, cha mẹ tôi đã dẫn dắt cả gia đình vượt qua được cuộc sống nghèo khổ để vươn lên thành khá giả, đẩy cuộc đời người nông dân lam lũ tăm tối quanh năm như dưới thời sống ở Bắc Việt lùi xa, lùi xa dần vào dĩ vãng….



Năm 1971, vào lúc cuộc chiến tranh nhằm thôn tính nốt nửa phần miền Nam của đất nước này do những người cộng sản miền Bắc tiến hành ở miền Nam đang leo thang đến cao điểm. Những người cộng sản miền Bắc Việt Nam chủ chiến đã dùng mọi cách thức, mọi biện pháp phá hoại làm cả xã hội miền Nam lao đao, hỗn loạn, thậm chí băng hoại về đạo đức xã hội nghiêm trọng. Vì muốn tránh tệ nạn xì ke, ma tuý cho các anh trai ruột của tôi, nên cha mẹ tôi đã quyết định rời bỏ cuộc sống nơi phố phường tấp nập để lên miền rừng sơn cước xa xôi hẻo lánh. Lúc đó gia đình, bố mẹ chúng tôi đã bán 2 căn nhà và thu gom hết tài sản lên rừng lập nghiệp vì mong muốn có tương lai tốt đẹp cho con cái mai sau. Và cũng chỉ sau một thời gian ngắn ngủi vào những năm khi dời bỏ cuộc sống nơi đô hội phồn hoa ở thành phố công nghiệp Biên Hòa để “di cư lần thứ 2 này ”, nên gia đình chúng tôi đã mau chóng trở thành một gia đình giàu có nhất nhì vùng đó. Nhưng cũng oái ăm và thật là một mối nguy hiểm, chính vì như vậy nên gia đình chúng tôi đã lọt vào tầm ngắm của những người hoạt động du kích và bộ đội cộng sản trong rừng quanh khu vực mà gia đình tôi đang sinh cơ lập nghiệp. Cha mẹ tôi và người lớn kể lại là vào thời kỳ đó tất cả mọi người dân luôn phải tuân theo qui định của những du kích và cán bộ Việt cộng đang lẩn lút trong rừng đã tuyên bố bằng miệng mà không hề có văn bản, cho dù là văn bản rừng rú với dân chúng trong vùng như : ai cũng phải đóng thuế ruộng, thuế rừng, ai muốn khai hoang, khai thác lâm sản phải xin phép bọn họ….Thậm chí hàng tháng phải cống nạp đủ thứ thực phẩm, lương thực như : gạo, mắm, thuốc Tây, vải vóc quần áo, tiền bạc, cá khô, muối v…v… để chu cấp cho chúng tồn tại cuộc sống ẩn nấp trong rừng rậm và hoạt động chống phá chế độ do chánh phủ Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. Cứ mỗi khi bọn họ lên tiếng cần là phải đáp ứng đầy đủ không được thiếu thứ gì mà chúng muốn. Ngược lại, bằng không người dân khó có thể sống được yên ổn ở vùng đó với chúng, mà gia đình chúng tôi cũng không bị loại trừ. Nếu ai ngoan cố không đáp ứng thực hiện các đòi hỏi này thì đêm đêm bọn họ cho du kích xâm nhập từ rừng núi xuống sẽ đốt cháy nhà, thiêu hủy toàn bộ gia sản thậm chí đánh và bắt người đưa vào rừng tra khảo, khủng bố rồi bắt phải cam kết sẽ cống nộp cho họ những nhu yếu phẩm mà họ cần. Hồi đó tôi còn rất bé mới 5 -6 tuổi thôi, nhưng tôi đã hiểu và thường xuyên để ý đến những việc hay xảy ra này, đó là một thứ tội ác chống lại con người, chống lại xã hội văn minh, chống lại những người nông dân hiền lành vô tội. Vậy thì làm sao có thể gọi họ là “những người cách mạng tiến bộ, là những chiến sĩ giải phóng đồng bào miền Nam ruột thịt khỏi ách kìm kẹp của đế quốc Mỹ và tay sai ???!!! Làm sao có thể gọi họ là đấu tranh để giải phóng giai cấp khỏi bộ máy thống trị và bóc lột, trong khi họ đánh vào cả những người nông dân, kể cả những người lao động nghèo khổ như vậy được ???”. Có rất nhiều lần mỗi khi sáng dậy qua một đêm ngủ, tôi lại nghe người lớn nói chuyện với nhau : “Đêm qua chúng lại về đốt nhà đấy ”. Những chuyện như thế vẫn thường xuyên xảy ra ở địa phương tỉnh Đồng Nai của tôi thời còn chiến tranh. Ngày đó bố mẹ tôi cũng phải nộp thuế và cống nạp lương thực, thực phẩm hàng tháng rất đều đặn cho bọn họ, rồi hàng hóa được chở bằng những chiếc máy cày của gia đình tôi vào căn cứ trong rừng sâu cho chúng. Việc đóng góp lương ăn và các đồ dùng cần thiết khác như vậy rất thuận lợi và giữ được bí mật tuyệt đối mấy năm trời mà phía cảnh sát, quân đội và chánh quyền Việt Nam Cộng hòa không hề phát hiện ra. Cũng nhiều khi họ cho người từ trong rừng ra buộc bố tôi phải vào căn cứ của họ để “làm việc khẩn cấp”. Những lúc như vậy, khi bố tôi phải ra đi với họ mấy ngày liền làm mẹ tôi và cả nhà rất lo lắng đứng ngồi không yên, chỉ vì lo sợ bố tôi ra đi mãi mãi không bao giờ trở lại nữa….

Còn chuyện này mà tiện đây cũng xin kể lại cùng quý vị. Ấy là hồi trước năm 1975 bố mẹ tôi có gởi tiền tiết kiệm ở Ngân hàng Đại Nam chi nhánh tỉnh Long Khánh tới 4.000.000 đồng VN chẵn - tiền thời VNCH, đồng tiền thời đó có giá trị cao lắm. Khi kết thúc cuộc chiến ở miền Nam, gia đình tôi muốn rút hết ra để chi tiêu vì quá nghèo khổ, lúc đó hoàn cảnh cả nhà tôi 11 người bị chánh quyền CS mới tiếp thu miền Nam đuổi ra khỏi nhà chỉ với 2 bàn tay trắng đã phải lang thang vạ vật, màn trời chiếu đất rồi. Thế nhưng họ kiên quyết không cho rút số tiền bạc là mồ hôi công sức của cả nhà và bố mẹ tôi ra khỏi Ngân hàng mà họ đang kiểm soát. Lần cuối cùng bố tôi chỉ rút được 600.000 VNĐ tiền chế độ mới đã mất giá rất nhiều so với trứơc vào ngày 23 tháng 2 năm 1977, số còn lại họ tuyên bố không trả nữa. Như vậy là họ đã tước đoạt nốt gia sản của cả nhà tôi thật trắng trợn và táng tận lương tâm. Hiện nay gia đình tôi vẫn còn giữ tất cả những chứng từ giao dịch với Ngân hàng này vào những năm 1976-1977, kể cả đơn viết tay xin rút tiền của bố tôi lúc đó….

Vậy là, hình ảnh và ấn tượng về những người cộng sản Việt Nam đã hằn sâu trong ký ức khó có thể phai mờ từ thủa ấu thơ khi tôi khi còn rất bé bỏng, chỉ chập chững tập đi và sống trong tình yêu thương của cha mẹ tôi như thế đấy !!!

Tôi cũng như cả nhà chúng tôi hoàn toàn có quyền căm thù họ đến xương tủy vì những tội ác mà họ đã gây ra cho bố mẹ tôi và tất cả 9 anh chị em ruột thịt trong toàn gia quyến chúng tôi, giống như họ đã gây ra cho hàng triệu các gia đình, cá nhân đồng bào miền Nam nói chung đã là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản vô nhân đạo, vô nhân tính. Nhưng không !!! Chúng tôi vẫn sẵn sàng bao dung và bỏ qua mọi lỗi lầm ấy cho họ, nếu thực sự họ biết ăn năn, hối hận sửa chữa những sai lầm trong quá khứ trước đây và hiện nay để tỉnh táo phục thiện…



Rồi chiến tranh cũng trôi theo dòng thời gian, cho đến ngày 30 / 4 / 1975 tai bay vạ gió đã ập xuống đầu cả gia đình chúng tôi cũng như ập tràn chụp xuống đầu của cả mấy chục triệu đồng bào miền Nam. Cái ngày mà báo chí của chế độ mới kiểm soát được hoàn toàn miền Nam và tuyên truyền trên cả đất nước này, gọi là “Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối ”, thì đó cũng chính là ngày gia đình tôi tan nát !!!

Khi cuộc chiến ở Nam Việt nam vừa tắt tiếng súng, tâm lý chung của tất cả đồng bào từ Nam chí Bắc ai ai chả vui mừng khôn xiết, là đất nước đã có hòa bình, chiến tranh đã trở thành quá khứ. Bởi từ nay đất nước không còn cảnh nồi da xáo thịt nữa, không còn cảnh đồng bào ruột thịt trong cùng một nước chém giết lẫn nhau nữa chỉ vì một thứ chủ nghĩa nhập ngoại do những người cộng sản mang về từ Âu Châu ….

Chỉ cách có mấy ngày sau khi đánh chiếm trọn vẹn cả miền Nam, gia đình tôi những tưởng sẽ vĩnh viễn có yên vui hạnh phúc hơn thời chiến tranh trước kia Nên cả nhà ai ai cũng đổ ra đường đón chào “đoàn quân giải phóng” từ rừng núi trở về tiếp quản mọi cơ sở vật chất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũ. Nhưng đồng bào cả miền Nam đã lầm to, đã vỡ lẽ ra sự thật. Bắt đầu từ đây, cái ngày bi thảm này đã trở thành ngày uất hận cho tất cả đồng bào từng sống dưới chế độ cộng hòa và tự do trên dải đất ở vị trí phía Nam nửa đất nước này. Bởi vì mục đích cuộc chiến tranh mà những người cộng sản miền Bắc phát động và tiến hành không phải để cho đồng bào trong Nam cũng như cả nước được tự do, dân chủ, hạnh phúc đủ đầy hơn trước. Mà mục đích chính của họ là muốn áp đặt lên đầu lên cổ cuộc sống của đồng bào miền Nam cái tai ách của thể chế chính trị mang danh chủ nghĩa xã hội và cộng sản kia ….



Ngay sau khi tràn vào nhà tôi các du kích và cán bộ cộng sản từ trong rừng ra đã chụp mũ qui kết, xuyên tạc, vu khống, dựng tội là Cha tôi làm việc cho cục tình báo CIA của chánh phủ Hoa kỳ. Để từ đó họ có cớ mà ra tay tước đoạt khối tài sản khổng lồ mà Cha mẹ chúng tôi đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt và công sức để tạo lập. Vậy thử hỏi làm sao gia đình tôi có thể coi họ là những người vì dân vì nước, những người cách mạng văn minh, những người đến để giải phóng cho nhân dân miền Nam đang bị cùm kẹp được ???

Khi ra tay tước đoạt tài sản của gia đình tôi, bọn họ không hề có một căn cứ pháp luật nào để khẳng định Cha tôi là nhân viên của cục tình báo CIA - Mỹ. Họ đã không có 1 quyết định nào, tài liệu hay văn bản nào, ấy thế mà họ dám ngang nhiên cướp đoạt tài sản của gia đình tôi một cách sạch sẽ và trắng trợn. Bọn họ trên thực tế đã chỉ dùng cường quyền thay cho pháp luật, dùng súng đạn, nhà tù và đàn áp nhân dân thay cho đạo lý và công lý. Bọn họ đã ỷ vào sức mạnh của một nhà nước độc tài chuyên chế để bắt buộc gia đình chúng tôi gồm 11 người phải rời ngay tức khắc khỏi nhà, rời bỏ ngay khỏi địa phương để ra đi chỉ với hai bàn tay trắng. Vậy tôi thử hỏi các ngài tổng bí thư của ĐCSVN, chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, chủ tịch quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, thủ tướng chánh phủ nước CHXHCN Việt Nam cùng tất cả các quan chức, đảng viên CSVN lớn nhỏ mấy triệu người và những ai có lương tri, thì hành vi đó của những cán bộ cộng sản có phải là một tội ác tày trời, vô nhân đạo đến tột cùng cho gia đình một nông dân như hoàn cảnh gia đình chúng tôi lúc đó không ? Cho nên tôi rất đồng tình phần nào với câu nói của cựu thủ tuớng nhà nước CSVN Võ Văn Kiệt năm 2005 là : “ Chiến tranh kết thúc đã làm cho hàng triệu người vui, nhưng cũng làm cho hàng triệu người buồn….” là vậy. Tôi liên hệ cảnh ngộ của gia đình tôi thì thật đúng là đã rơi vào số hàng chục triệu gia đình miền Nam Việt nam phải đau buồn như vậy đấy…

Sau khi đã tước đoạt sạch sẽ được khối tài sản của gia đình tôi. chính quyền huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai đã dùng căn nhà đó làm cơ quan của ban tuyên huấn huyện ủy Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai (cơ quan trong hệ thống của đảng CSVN ) và lấy đó làm nơi gây nhiều tội ác với nhân dân trong huyện. Bọn chúng đã bắt biết bao nhiêu người vô tội về đó đánh đập, khảo đả và tra tấn. Cha tôi cũng là 1 trong những người bị truy lùng gắt gao để bắt bớ. Lúc đó quyền lực của bọn họ vô cùng lớn và làm cho nhân dân rất ghê sợ. Bọn họ hình như đã đem luật từ rừng ra để hành xử với cả một xã hội văn minh. Nên tâm lý chung của dân chúng cả miền Nam rất khiếp đảm, hoảng loạn trước nền chính trị man rợ của đảng CS cố tình áp đặt, úp chụp lên cả đất nước khốn khổ này. Vì thế hàng chục triệu người dân cả ở miền Bắc và miền Nam sau cái ngày gọi là được giải phóng đó đã phải liều mạng chốn chạy, vượt biên để tìm cách ra nước ngoài đến những nơi có chế độ tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền để sinh sống

Cái ngày gọi là giải phóng hoàn toàn miền Nam đã xảy ra bi thảm và đến nay vẫn chưa chấm dứt cách đây gần 1/3 thế kỷ , mà hoàn cảnh gia đình chúng tôi chỉ là một cảnh ngộ bi đát như thế đó !

Chính quyền cộng sản tỉnh Đồng nai đã xô đẩy cả gia đình chúng tôi vào cảnh nhà tan cửa nát, và cũng không riêng gì gia đình chúng tôi mà có đến hàng chục triệu gia đình Việt nam rơi vào hoàn cảnh bi thương như vậy. Ngày đó, bọn họ cùng với những người lính cộng sản ngây ngô từ rừng núi kéo xuống với vũ khí súng ống lăm lăm trong tay đã tràn vào khắp đô thị, phố phường, làng xóm thôn quê miền Nam để bắt đầu lục soát vơ vét, chiếm đoạt tài sản của Nhân dân một cách vô tội vạ, thoải mái. Họ đã làm cả miền Nam lúc đó sống trong lo âu hoảng loạn và hãi hùng…Giải phóng mà thế này ư ? Cách mạng mà là thế này sao ?



Ngày 30 – 4 - 1975 đối với tôi nó đã trở thành ngày uất hận, nghẹn ngào đau xót. Tôi căm phẫn những ai đã gây ra cho đồng bào cả nước mọi đau khổ, nghèo đói lầm than đến tận xương tủy. Vì những kẻ ác đức và vô nhân đó quá dã man và tàn bạo. Tại sao họ lại có thế mù quáng dùng chính dân tộc mình để thử nghiệm xây dựng một thể chế XHCN không tưởng, phản khoa hoc đến như vậy được nhỉ ?
Ngay từ khi còn rất nhỏ tôi đã có những suy nghĩ và nhận xét về chế độ mà các đảng CS trên khắp thế giới áp buộc và thống trị dân tộc mình thực chất chỉ là chế độ độc tài, tàn bạo và đầy rẫy bất công, sẽ chẳng đem đựơc lợi ích gì đến cho nhân dân cả.

Tính đến nay thấm thoát đã 32 năm trôi qua, quả là đáng buồn và lấy làm xấu hổ, vì đảng và nhà nước chưa làm đựơc gì nhiều tốt đẹp cho dân tộc và đất nước. Cho đến nay là thế kỷ 21 rồi mà nước ta vẫn chỉ là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu bậc nhất nhì của thế giới. Một đất nước nổi tiếng về thành tích đàn áp nhân dân, đàn áp dân chủ và đàn áp tôn giáo. Phần lớn cán bộ đảng viên có chức quyền thì suy đồi đạo đức, thoái hoá biến chất. Tệ nạn quan chức cộng sản tham nhũng phát triển không gì khống chế được. Bọn tham quan ở khắp các địa phương ra tay cưỡng đoạt đất đai của nhân dân hàng loạt. Khiến cho người dân phải lao đao khổ sở, cuộc sống lầm than cơ cực. Người dân mất đất đai, nhà cửa phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Vậy thử hỏi rằng chính quyền và đảng CSVN để nhân dân ai oán như vậy thì họ có còn xứng đáng để lãnh đạo đất nước này nữa hay không ?



Nói về việc oan sai của riêng gia đình tôi sau 32 năm theo đuổi hành trình kêu kiện oan khuất. Cho đến nay chính quyền CS địa phương đã phải công nhận Cha tôi bị quy chụp oan uổng và họ đã tổ chức minh oan cho Cha tôi tại địa phương nơi gia đình tôi sinh sống. Nhưng còn khối tài sản thì các cấp chính quyền vẫn chây lỳ không chịu trả lại cho gia đình tôi. Họ không khôi phục các quyền lợi hợp pháp, không bồi thường thiệt hại theo Nghị Định 47/CP mà luật pháp đã qui định. Họ vẫn còn cố tình vịn vào đủ mọi lý do để chiếm đoạt rồi hợp thức hoá khối tài sản đó của gia đình chúng tôi. Mới đây trong buổi tổ chức đối thoại với đại diện gia đình là 2 chị em tôi tại trụ sở chính quyền huyện Xuân Lộc ngày 23/3/2007 họ còn dám nói rằng :

1. “ Thực tế không gây hậu quả gì đối với gia đình tôi ”.
* Thật là giọng lưỡi quá trắng trợn, lưu manh, gian dối không thể chấp nhận được và nghe xuôi tai. Họ đã gây hậu quả rất nặng nề mà gia đình tôi phải gánh chịu suốt 32 năm nay. Cảnh nhà tan cửa nát, đến 10 năm trời sống ngoài vòng pháp luật, trong cảnh không chứng minh thư, không sổ hộ khẩu gia đình, con cái không được học hành và xin được việc làm. Cha tôi phải chết oan uổng, chết tức tưởi, còn Mẹ tôi thì bị tâm thần mất trí nhớ hoàn toàn. Vậy mà họ còn dám mở miệng nói không gây hậu quả gì cho gia đình chúng tôi. Thế thì tôi hỏi họ có phải là con người nữa hay không ?

2. Gia đình chúng tôi có đủ chứng cứ về nguồn gốc đất theo khoản I điều 50 luật đất đai năm 2003. Những giấy tờ đó của chế độ cũ, có mộc đỏ hẳn hoi. Thế mà bọn họ dám cãi là “không có giá trị pháp lý”.

3. “Xét thấy không có tình tiết mới thì không giải quyết nữa !”

* Gia đình chúng tôi chỉ có mỗi một nguyên tắc và nội dung là :

Họ đã vu oan phải minh oan và đền oan có thế thôi. Còn ai muốn biết thêm tình tiết mới thì mời đến công an. Qua quá trình đi đòi công lý công an VN đã nhiệt tình tiếp tay cho chính quyền của nhà nước CS gây thêm nhiều tội ác mới như : đàn áp đánh đập tôi dã man tại thành phố Sài Gòn ngày 27/11/2000. Mới đây trong dịp hội nghị APEC- 14 tại thủ đô Hà Nội họ lại chỉ đạo công an bắt và giam giữ chúng tôi trái phép nhiều ngày trong trại giam trá hình là trại bảo trợ xã hội huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội. Ngày 27/3/2007 họ lại cho công an Sài Gòn vô cớ bắt, giam giữ tôi để thẩm vấn gần 10 giờ tại công an phường 7 quận 3…. Đó chính là những tình tiết mới phát sinh đấy !!! Vậy họ có dám xử lý những ai đã chỉ đạo những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật như vậy không hay lại lờ đi, hoặc bao che cho nhau ?

Tôi cũng phải nói về sự kiện là gần đây nhất ngày 23-3-2007. cơ quan Tổng Thanh Tra Chính Phủ chỉ đạo thành lập đoàn về tỉnh Đồng Nai giải quyết việc khiếu nại của gia đình tôi. Đoàn do Ông Trần Văn Minh cán bộ Vụ 5 làm trưởng đoàn. Qua buổi trực tiếp đối thoại các cấp chính quyền ngày hôm đó giữa tôi các vị quan chức có thẩm quyền ở cả trung ương và địa phương. Tôi thấy ông Trần Văn Minh có nhiều biểu hiện quan liêu xa rời thực tế, nên đã ra sức cố bảo vệ những sai trái do tỉnh Đồng Nai đã gây ra cho gia đình tôi. Ông làm vậy có ý để dẹp quyền khiếu nại tố cáo hợp pháp của gia đình tôi. Việc đó đã đựơc thể hiện rõ trong nội dung biên bản đối thoại tại Đồng Nai ngày 23-3-2007. Những ý kiến mà tôi đã phản bác gay gắt trong cuộc họp không được đưa vào biên bản. Do đó ngay sau đó tôi có đơn tố cáo Đoàn Thanh Tra Chính phủ làm việc, không khách quan, không trung thực, không tôn trọng nhân dân, làm việc hoàn toàn áp đặt và bao che sai trái cho các cấp chính quyền ở địa phương.



Suốt 32 năm, từ cái ngày gọi là “giải phóng hoàn toàn miền Nam” tôi quá chán ngán kiểu cách lề lối làm việc của các quan chức CSVN. Tôi chẳng còn tin gì ở nhà cầm quyền CSVN này nữa. Tất cả những gì mà họ đã tuyên truyền trên ti vi, báo đài ra rả đêm ngày chỉ là sự giả dối lừa mị dân mà thôi. Hoàn cảnh người dân oan chầu chực đi khiếu kiện rất thê thảm đau xót không gì tả xiết, chúng tôi còn biết tin vào ai. Chỉ còn cách cuối cùng là phải đấu tranh đòi tự do, nhân quyền, đòi dân chủ hoá hoàn toàn đất nước. Để mau chóng giải phóng nhân dân sớm thoát ra khỏi nhà tù lớn, thì mới mong tìm được sự công bằng và công lý mà thôi.

Và trong cuộc đấu tranh này, còn 1 việc mà tôi cũng hoàn toàn đồng tình với chị Hồ Thị Bích Khương, một người bạn tranh đấu cùng tôi mấy năm nay ở Mai Xuân Thưởng Hà Nội là kiên quyết vạch mặt kẻ mà chúng tôi không tiện nói tên tuổi đích danh đã len lỏi và trà trộn vào phong trào chung đã núp bóng dân oan đau khổ để kiếm sống suốt mấy năm qua. Cũng chính kẻ đó đã gieo rắc cho dân oan Việt nam quá nhiều khổ đau, nhũng nhiễu, tai nương, phức tạp và chia rẽ mất đoàn kết. Nhưng vì chúng có quá nhiều thủ đoạn tinh vi, lừa lọc dư luận, y đã lừa dối được đồng bào nhất là ở hải ngoại trong một thời gian khá dài. Vụ việc này dư luận đồng bào trong và ngoài nước cần phải biết nhìn thẳng vào sự thật không nên né tránh và nên có thái độ ủng hộ dân oan lương thiện cũng như phong trào tranh đấu đòi dân chủ, công bằng xã hội trong sáng lành mạnh để tiếp thêm nguồn cổ vũ cho anh chị em và bà con trong nước. Kẻ gian manh này đã lập “hội dân oan Việt Nam” giả mạo nhằm mục đích để trục lợi, thị đã dùng rất nhiều ngón đòn và các phương cách lường gạt nham hiểm, thị lại có chút chữ nghĩa và khoác áo trí thức. Nhưng thực ra chỉ có đạo đức giả nên đã hãm hại vu cáo xuyên tạc khá nhiều dân oan dũng cảm dám đứng lên vạch trần bộ mặt thật của thị ra ánh sáng. Vậy nên tôi kính mong bà con cô bác anh chị em vốn theo dõi sát tình hình quốc nội nên nêu cao cảnh giác để khỏi mắc mưu gian của thị hoặc những kẻ tương tự. Cuối cùng xin trân trọng cám ơn các quý vị đã quan tâm đến bài viết tâm tình này của tôi và hẹn gặp lại.

Trong bài này tôi có đính kèm 4 bức hình minh họa chụp nhân ngày đòi được nhà - một phần tài sản bị cưỡng đoạt sau ngày 30/4/1975. Ảnh chụp ngày mùng 4 tết năm 2000 với nội dung lần lượt như sau :

1/ Chân dung tôi - Vũ Thanh Phương chụp ảnh mặc áo trắng, đội mũ trắng hưởng ứng ngày 1 và 15 hàng tháng vì tự do dân chủ cho nước nhà do khối 8406 kêu gọi.

2/ Cảnh em ruột tôi là Vũ Thiên Nga đón mừng bà con dân oan khiếu kiện cùng cảnh ngộ quanh vùng đến chia vui với gia đình sau khi được chính quyền địa phương minh oan buộc phải trả lại nhà - một phần tài sản của gia đình bị cưỡng đoạt sau ngày “ giải phóng 30/4/1975 ”.

3/ Cảnh trong nhà tôi ở xã Xuân Phú, huyện xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai chăng đầy biểu ngữ, khẩu hiệu đấu tranh được mang về từ Sàigòn. Những tấm biểu ngữ bằng vải này do tôi viết và đã căng nhiều ngày trước trụ sở tiếp dân của đảng và chánh phủ CSVN đặt tại số 7 đường Lê Duẩn TP Sài Gòn, chính vì vậy dẫn đến tôi và nhiều phụ nữ bị công an đàn áp đánh đập tàn nhẫn. Gia đình tôi đã căng các tấm biểu ngữ này cho đến khi mục nát mới bỏ đi, trong suốt mấy năm đó công an xã và huyện liên tục thuyết phục gia đình và tôi gỡ bỏ nhưng tôi kiên quyết từ chối.

4/ Cảnh chụp ảnh kỷ niệm với tất cả bà con dân khiếu kiện, cùng họ hàng thân quyến và hàng xóm láng giềng tụ họp chụp hình lưu niệm ngay sau bữa cơm liên hoan Mừng đòi được nhà sau hơn 25 năm. Trong ảnh là có 2 chị em là Lư Thị Thu Duyên ( mặc áo đỏ hàng đầu ) và Lư Thị Thu Trang ( mặc áo hoa đang quàng vai em ruột tôi Vũ Thiên Nga ở hàng đầu giữa ảnh ). Đây cũng chính là những nạn nhân cũng đã bị công an thành phố Sài Gòn đánh đập dã man đến đổ máu ngày 27/11/2000. Còn Tôi mặc bộ quần áo xanh tím ngồi bệt doãi chân ra, ở hàng đầu trong ảnh.

5/ Ảnh chụp cuốn sổ gửi tiền tiết kiệm mang tên bố tôi ông Vũ Văn Mạnh do Đại Nam Ngân Hàng chi nhánh tỉnh Long Khánh cấp dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũ trước ngày 30/4/1975. Và ảnh chụp đơn viết tay ngày 09/04/1976 của bố tôi gưỉ lãnh đạo Ngân hàng Trung ương thời chế độ mới của nhà nước CSVN để xin được rút tiền ra sinh sống và chữa bệnh đau tim, nhưng không được họ chấp nhận. Đơn này có xác nhận của chánh quyền ấp 1 và xã Bùi Tiếng thành phố Biên Hòa.

Xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai ngày 25 – 4 - 2007
Vũ Thanh Phương

Địa chỉ: Số nhà 182-ấp Bình Xuân I – xã Xuân Phú –
huyện Xuân Lộc - tỉnh Đồng Nai.
Mail: kimnganvu2002@yahoo.com
Mobile: 0986 859 390

Mấy dòng viết thêm :
Khi tôi đặt bút viết xong bài báo này thì được tin dữ, là đúng ngày này chị Hồ Thị Bích Khương một người bạn tốt của dân oan chúng tôi mấy năm nay cùng tranh đấu tại “ trụ sở tiếp công dân của đảng, nhà nước và quốc hội nước CHXHCN VN ” tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng – Hà Nội đã bị công an huyện Nam Đàn Nghệ An bắt giữ. Anh chị em trong phong trào dân chủ và bà con dân oan đau đớn, phẫn nộ những kẻ dã tâm, ác đức đã gây nên cơ sự như vậy. Lẽ ra bài báo đã được phổ biến nhân ngày 30 /4/ 2007 cho thật có ý nghĩa. Nhưng tôi đã kiềm chế chưa muốn công bố bài viết nêu lên những suy tư thành tâm của mình vào đúng dịp đó. Nay tôi quyết định gửi những tâm tư hiền hòa chân thật này tới bạn bè tôi và những ai quan tâm. Cũng là thân tặng chị Hồ Bích Thị Bích Khương thân mến của chị em chúng tôi đang trong ngục tối của nhà cầm quyền CSVN huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tôi rất biết việc nói nên những suy nghĩ chân thành mộc mạc này của riêng mình là vô cùng nguy hiểm cho tính mạng mình. Nhưng điều đó tôi sẵn sàng chấp nhận và dám xả thân mình vì sự thật, bởi sự thật một cách thanh thản và đàng hoàng….

Hà Nội ngày 22 / 5 / 2007
Công dân Vũ Thanh Phương
Tạm trú tại nhà số 3 ngõ 94 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội

( V V V)

Trần Thị Hồng Sương: Phía sau ba tấm ảnh

Trần Thị Hồng Sương: Phía sau ba tấm ảnh
Gửi vào Thứ bảy, Ngày 26, Tháng 5

Phía sau ba tấm ảnh
Trần Thị Hồng Sương

Ngày 30.3.2007 bức hình Cha Lý được phát tán tràn ngập toàn thế giới. Có cả “hình bụm miệng” này in trên áo thun để trình làng một VN là “biểu tượng vi phạm nhân quyền” tệ hại nhất thế kỷ 21. Bức hình Mao Trạch Đông ở quảng trường Thiên An Môn thì vừa bị tấn công bằng bom, cháy nám nửa mặt. Đó là thông điệp dân Trung Quốc gửi vào nhân vật của quá khứ này lòng căm ghét, cho dù ông ta đã chết. VN cũng đang rất sính lăng mộ tượng đài một cách vô cùng tốn kém và làm nổi bật sự lạc hậu. Người miền Nam từng không chịu suy tôn Ngô Tổng Thống, bây giờ thấy tượng ông Nguyễn Tất Thành ngày càng lớn, lớn đến độ muốn quay phim chụp hình toàn cảnh thì chỉ thấy tượng ông Nguyễn Tất Thành chiếm ¾ ảnh còn Tổng thống Đức và ông Nguyễn Minh Triết thì... nhỏ xíu, loi nhoi ngồi phía dưới!

Quá khứ không “uy hiếp” nữa mà “bao trùm” hiện tại và sẽ “nhấn chìm” tương lai chăng ?

Có lẽ nhiều thư lại CSVN còn chưa biết câu Phật dạy, không cần có lăng mộ tượng đài chùa lớn mà thành chánh quả: “Kìa! đệ tử hãy nhìn theo ngón tay ta mà thấy mặt trăng, nhưng ngón tay ta không phải là mặt trăng!” Phật không cho tu sĩ chỉ biết vái lạy mình mà phải biết suy nghiệm lời Phật dạy. Tu mà phải đến ở chùa là... cách tu dễ theo trình tự, thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tại chợ, thứ ba tại chùa! Dù xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người! Tư duy VN nhân bản lắm mà!

Thật sự tôi không quá tin vào hình ảnh vì thấy sự lầm lạc quá độ của thanh niên thiếu nữ trở thành fan “cuồng mộ” các tài tử hay dân Hà Nội đọc truyện thần tiên xem tivi ca ngợi về ông Nguyễn Tất Thành đã ngây thơ yêu kính, thần tượng hoá, một người... rất ảo, thành cuồng tín, bỏ mạng vì lý tưởng cao cả không hề có trong thực tế... Với ông Nguyễn Tất Thành có thể trích một đoạn lời phán xét Yeltsin dành cho ông: “Ông dính dáng đến nhiều sự kiện trọng đại nhất của quốc gia, gây những lỗi lầm to lớn nhất!”.

Không thể không đặt ra câu hỏi về sự kiện: Ông Nguyễn Tất Thành ngưỡng mộ Mỹ, nhưng với Mỹ ông Nguyễn Tất Thành không được đánh giá cao, tham vọng lãnh tụ tất yếu khó thành trước lợi thế của ông Bảo Đại, ông Diệm trong cách nhìn của phe đồng minh. Nhiệm vụ Cộng Sản quốc tế giao sẽ không thành và người ăn lương tình báo Liên Xô này có phải sẽ “khó sống” với tình báo Nga nếu theo Mỹ không ? Ông đã quyết theo Liên Xô để tồn tại và may ra được làm lãnh tụ ! Khi được Lãnh tụ liên Xô tiếp kiến, giao nhiệm vụ, anh đầu bếp, người lao động cào tuyết nghèo thất chí như ông sao khỏi hình thành óc “đồng bóng vỹ cuồng”! Ông cứ thế lao ra khỏi lòng dân tộc như “ông đồng bà bóng” nông thôn, bỏ đời sống bình thường để sống trong hoang tưởng với thần thánh “cõi trên“ ! Ông Nguyễn tất Thành đã tự hào công nhận sau trận Ðiện Biên Phủ: “Nhận chỉ thị của Quốc Tế Cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”.

Thật ngạc nhiên vì sao không ai gán tội vọng ngoại tay sai nước ngoài cho Ông và Tố Hữu? Không có chứng tích nào là sáng suốt cao cả thì tôi lấy gì để yêu kính? Không có độc lập tinh thần tư tưởng mà là cái bóng của Liên Xô Trung Quốc thì lấy gì để tin? Nhìn lại thì ông gây toàn thất bại, đem đến toàn tai họa cho đất nước.

Ông Nguyễn Tất Thành là người khá vô cảm nhẫn tâm, ác một cách “vô tư”, như các giáo sĩ Hồi giáo, giết người rất dễ và an nhiên vì tưởng rằng đó là điều cần thiết là hữu ích. Cá nhân ông không phải là người xấu hiểu theo nghĩa “tham vặt, chơi hoang” ham xa hoa hay lười nhác, nên ông có các thành công giúp ông nuôi dưỡng sai lầm. Có phải vì tham vọng làm “người hùng, lãnh tụ” quá lớn và quá đáng ao ước so với tài sức ông, hình thành ham muốn duy nhất mà ông gắn vào ham muốn độc lập cho đất nước là yêu nước! Thực tế chứng minh ngược lại ông không biết yêu bất kỳ thứ gì mà không có ông là hàng đầu là lãnh tụ ở đó ! Ông bỏ hết đời mình, bỏ người vợ cưới hỏi Tăng Tuyết Minh làm vừa lòng một nhóm người trong đảng CS xét nét ông. Ông cố gắng làm người khó thể thiếu, đứng giữa những con người CS hung hăng, gây hấn mâu thuẩn dữ dội với nhau. Ông thăm dân, đóng kịch, lấy lòng.

Tính ác của con người bị kềm chế trong Phật giáo bỗng chốc được giải phóng trong bạo lực chiến tranh và cộng thêm triết lý “bạo lực cách mạng” “vô thần“ đã nâng “sát nhân khủng bố” lên hàng “sứ mệnh” làm biện pháp hữu hiệu để lãnh đạo. Giáo sĩ Hồi giáo hứa hẹn một thiên đường và bảy trinh nữ làm vợ, thưởng công cho kẻ nghe theo lệnh giáo sĩ sát nhân khủng bố thành sứ mệnh thiêng liêng bảo vệ thánh Alah. Ông Nguyễn Tất Thành được Mao công nhận lãnh tụ và trung thành với Mao hết mực. Ông hứa hẹn chức Bí thư Đảng cho Lê Duẩn, cho Trường Chinh, Tố Hữu như Mao dành nhà nước cho Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình vì cách cam chịu nhục trước Mao!

Ông Nguyễn Tất Thành không khó hiểu mà khó hiểu nhất là những người “không điên” không bất tài sao lại “cuồng tín” chánh trị hay vì sợ hãi cộng với tham vọng làm tiêu tan phẩm giá con người ? Sao lại có cuộc đời như Tố Hữu ? Tôi đoan chắc 100% chưa đứa trẻ nào có ý thức chánh trị để mơ được gặp lãnh tụ chánh trị, vậy mà nghệ sĩ CS viết cho được bài ca: “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ !”, giống như ru ngủ trẻ con “chăn trâu sướng lắm chứ” hay “gắng sức người sỏi đá cũng thành cơm” chỉ là ẩn dụ để ru ngủ cam phận tạo... hy vọng! Nếu không biết, cứ tin yêu, cứ làm theo đi, thử coi dốt và chết đói hay khôn và có cơm ăn!

Tivi VN cho đến nay vẫn còn tràn ngập hình ảnh Ông Nguyễn Tất Thành đóng phim bế cháu bé, đạp nước vào ruộng với nông dân, chống gậy Trường sơn đi hành quân. Thực tế ông Nguyễn Tất Thành lo nghĩ gì, có yêu trẻ hay không thì chỉ có... trời biết. Ông có chạy trốn Pháp rút vào lán trại miền sơn cước Việt Bắc nhưng chưa một ngày làm nông dân... ai cũng biết. Nhìn đoạn phim “ông Hồ cuốc đất” xung quanh quan chức và các nàng sơn cước xinh xắn xếp hàng đứng nhìn... cười, tôi nghĩ dân vận và truyền hình VN ta trình độ thấp thật chứ chẳng không!

Dân VN nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” cứ thờ riết tượng đất sét hoá thành thiêng. Dưới màn sương của đêm trăng lạnh “sỏi đá hoá ngọc ngà” hay ở một góc nhìn phản chiếu dưới ánh nắng, mảnh chai bể cũng lấp lánh chói loà chẳng kém kim cương.

Cô Thùy Trâm nhìn hình Ông nghe lời tuyên truyền mà tự yêu tự tin vào đó, cô dấn thân vào con đường tự hủy diệt đầy lời ca ngợi lời mời gọi để khi đối mặt với hiểm nguy chỉ còn biết thảng thốt gọi một ảo ảnh chỉ có trong trí tưởng tượng như con người khổ... kêu trời! Tín đồ Thùy Trâm lãnh viên đạn găm vào giữa trán, chết trong cảnh bơ vơ cùng tiếng kêu tuyệt vọng:

“Bây giờ trời nước mênh mông,
Bác ơi có thấu tấm lòng trẻ thơ!”

Dù chưa hoàn toàn tán thành cách huyền thoại hoá như thế nhưng tạm lấy câu viết của báo Hà Nội Mới năm 2004 viết về nhân vật truyện phim của Phan Vũ được biến thành anh hùng lịch sử Lê Văn Tám làm kết luận, khi nhìn lại quá nhiều huyền thoại về Ông Nguyễn Tất Thành: “Thời chiến, có thể dùng mọi biện pháp, miễn hữu ích. Nay cũng cần trả lại sự thật cho các các sự kiện lịch sử”.

Hình ảnh có tác dụng lớn nói lên sự thật và cũng dàn dựng sự dối trá cho nên dù nhìn hình Cha Lý bị bịt miệng thấy thất vọng đến sững sờ, bức xúc đến độ chỉ biết... im lặng, lắc đầu... Tôi phải suy nghĩ lâu mới nói về bức ảnh đó.

Lý tưởng như mũi tên đến đích, điều xấu như viên đá cũng leo đến cực điểm rồi mới chịu chúi đầu rơi xuống. Cần phải suy xét về bức ảnh bịt miệng Cha Lý sao cho vừa đúng thực trạng, bộc lộ được thủ phạm và nguyên nhân.

Nhìn lại lịch sử qua ba tấm ảnh

Ba tấm hình về chánh trị rất đáng được so sánh theo trình tự thời gian hiện nay là:

1- Bức ảnh của nhà nhiếp ảnh Mỹ Eddie Adams ghi cảnh Tướng Loan xử bắn một đặc công Việt Cộng, bối cảnh là giữa đường phố Sài gòn nhưng không gợi cho thấy đang trong cuộc hành quân tái chiếm, Tết Mậu Thân 1968.

2- Bức ảnh thứ hai là ảnh người thanh niên Trung Quốc đứng cản đường đoàn xe tăng 4 chiếc đang tiến vào quảng trường Thiên An Môn, tháng Sáu năm 1989.

3- Bức ảnh thứ ba ngày 30.4.2007 là ảnh an ninh chìm CSVN tên Nguyễn Minh Tân, PA 24 Sở công an tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế, mặc thường phục dùng hai bàn tay bịt miệng và cánh tay gân guốc ghì đầu Linh mục Nguyễn văn Lý đang ngồi trước vành móng ngựa vào bụng mình, hai tay cha Lý đã bị còng càn có hai Công an CSVN mặc cảnh phục canh giữ, bối cảnh rõ là giữa một phiên tòa.

1/ Tấm hình Tướng Loan bắn đặc công VC



Chuyện tướng Loan đã được đánh giá lại đúng và có thể để cho nó chìm vào quá khứ cuộc nội chiến không đáng có của miền Bắc tiến công vào Nam. Nhưng do mới tháng 4.2007, nó được hâm nóng, đưa vào quyển sách "Không thể chuộc lỗi", dịch lại quyển "Failure to Atone, the true story of a jungle surgeon in Vietnam" của Bác sĩ Allen Hassan. Tác giả có cha người Palestine Hồi giáo, mẹ Mỹ gốc di dân. Bà mẹ đã tự tử sau khi sinh ra ông, khi bà mới ở độ tuổi hai mươi. Ông Allen Hassan không nói nhưng có thể đoán là vì mâu thuẩn với người chồng Hồi giáo khắt khe. Cần phải cung cấp thông tin đầy đủ về tác giả như thế cho độc giả quyền sách Không thể chuộc lỗi về bức ảnh tướng Loan có trong tập sách đó.

Bộ chỉ huy chiến tranh không bao giờ có thể chỉ huy được hành vi từng người lính khi họ phải tự tìm cách sinh tồn và tự do ứng xử. Hành vi tranh sống, phẫn hận bộc phát giữa cuộc hành quân, là nguyên do khiến cho chiến tranh luôn có gương mặt tàn nhẫn có khi ngoài cả ý muốn của kẻ gây chiến.

Không có bóng dáng phóng viên ở Huế khi chiến sự đang ác liệt. Khi CS bị đánh bật khỏi Huế năm 1968. Bộ đội Bắc Việt không thể mang theo tù binh cũng không thả người chưa được xét xử mà gây ra thảm sát cho ít nhất là 2.800 người. Những oan hồn này không bị CS nghi giết người, đa số chỉ là công chức hành chánh dân sự của Huế cho nên mức ghê rợn không phải gấp 2.800 lần mà là triệu triệu lần! Đây là sự thật gây ra tiên lượng sẽ có tắm máu sau 1975!

Báo Tuổi trẻ ngày Thứ Ba, 21/09/2004, trong bài viết vĩnh biệt nhà nhiếp ảnh Eddie Adams xác nhận Tướng Loan đang hành quân giữa bãi chiến trường còn tiếng đạn réo, như sau: “Hôm đó ngày 1-2-1968, Sài Gòn rung chuyển bởi cuộc tổng tấn công Mậu Thân. Giữa tiếng đạn ríu rít, Adams cùng nhóm quay phim NBS trông thấy binh lính ngụy áp giải một chiến sĩ biệt động bị còng tay sau lưng. Người chiến sĩ biệt động được đưa đến một góc phố ở khu vực Chợ Lớn, tưởng như để tiến hành tra vấn.” Tướng Loan được báo cáo liên tục tin tức làm ông xúc động bàng hoàng. Trước đó có tin CS Bắc Việt giết toàn gia tám người của một sĩ quan để lấy mật mã xe tăng kể cả bà mẹ già một cách vô cùng thảm khốc tàn nhẫn. Ngay ngày hành quân truy quét thì, theo phóng viên Neil Brian Davis (Úc) tường thuật lại, tướng Loan vừa nhận được tin VC bắn chết toàn gia một sỉ quan cảnh sát, trong đó có hai đứa con đỡ đầu của Tướng Loan.

Đặc công tên tuổi nay còn chưa khẳng định là Bảy Lốp Nguyễn Văn Lém hay Nguyễn Công Nà này bị bắt gần khu vực gia đình sĩ quan cảnh sát bị sát hại toàn gia giữa lúc đang thay chiếc áo đẫm máu, mặc vào chiếc áo sọc. Tất cả thông tin đó đã khiến Tướng Loan không kềm chế đã bắn chết vì khả năng chính người này có liên can đến thảm sát rất cao, giữa lúc Tướng Loan còn phải tiếp tục hành quân truy lùng với toán quân nhân trong ảnh. Tướng Loan bị thương gãy chân trong một cuộc hành quân và được đưa sang Úc chữa trị.

Tác giả không theo sau quân Bắc việt và không có các bức ảnh thảm sát khi rút lui của Bộ đội Bắc Việt lúc sát hại thường dân, công chức, dân sự, gia đình sĩ quan ở Huế... Báo chí theo sau lưng cũng cần phải tránh hứng thú trở thành kẻ “đâm sau lưng chiến sĩ” như thế này. Việc nhà báo theo dõi nhắc nhở ngăn cản là cần thiết, nhưng chắc chắn cũng từng êm ái mắc mưu ông Phạm Xuân Ẩn, bi kịch hoá các bức ảnh về tướng Loan.

Cuộc chiến du kích không chiến trường của VC bám chặt vào dân mà dân chúng Mỹ không hề biết rõ nét đặc thù này. Dân nước Mỹ muốn cuộc chiến tranh mang tính chánh nghĩa chứ không mang óc trả thù như chuyện thảm sát Mỹ Lai. Phạm nhân phải được đưa ra toà kết tội dù có thể cũng bị tử hình sau đó. Điều này rất đúng và ...khó thể tuân theo giữa cuộc chiến tranh. Dân Mỹ không sai, nhưng soi tìm lý tưởng qua từng vụ việc giữa đạn lửa chiến tranh là hoang đường. Phải chống biện pháp chiến tranh. Người lính ra chiến trường nói họ chỉ cần biết phải giết ai để thắng và bảo toàn sự sống đảm bảo an toàn cho đồng đội. Bao nhiêu đó đã là quá khó! Họ không có thì giờ suy xét cân đong đo đếm một tình huống phức tạp. Trong chiến tranh VN, CSVN bám chặt vào dân, lấy dân làm lá chắn và cả cơm áo gạo tiền để sống nên gây ra các bi kịch đau lòng.

Luật cấm giết tù binh trên đường hành quân, phải được xét xử ở toà án theo công ước quốc tế về tù binh nhằm giảm nhẹ tính tàn bạo của chiến tranh, dù hiệu quả thật sự không bao nhiêu. Người lính trẻ cả hai bên bị động viên làm nghĩa vụ quân sự thừa hành và khó biết hết đúng sai về cuộc chiến. Có khi biết cũng không thể làm khác vì chánh quyền hiếu chiến hay độc tài chủ chiến như Pháp Ý Đức Nhật và Bắc VN. Chánh phủ có trăm phương ngàn kế để áp bức thúc đẩy dân và chỉ cho biết vừa đủ để còn mang thừa ngộ nhận cần thiết, lao vào chiến tranh, phá hoại, giết người. Nước Pháp ghét Mỹ vì Mỹ chống chanh sách đô hộ nhưng hướng dân Pháp chệch đi chê văn hoá Mỹ tự hào dân tộc Pháp ...! Chống Mỹ gây chiến tranh Iraq, nhưng thật ra do Pháp là chủ nợ phải nuôi con nợ Iraq để thu hồi tiền cho vay!

Đặc công là người tình nguyện, chủ động, giả dạng dân, làm nhiệm vụ “sát thủ” khủng bố, cho nên thân phận không phải là người lính mà là khủng bố nguy hiểm hơn gắp bội. Thời 1968 chưa có khái niệm rõ về khủng bố, đặc công sống len lỏi trong dân đe dọa trả thù người dân nào dám tố giác. Chiến lược nào đáp trả khi VC bám chặt vào dân, lấy dân nuôi mình sống và làm bia đở đạn? Lãnh đạo cuộc chiến thì rút xa tận bên kia biên giới Campuchia trong rừng sâu và ngoài Bắc.

Bức hình Tướng Loan làm các phóng viên nhà chánh trị khó tánh nước ngoài sửng sốt và bỏ ăn sáng, nhưng không gây nhiều cảm xúc ở người VN đến vậy! Dân VN sống trong khó khổ và từng ở trong cảnh theo bên nào cũng chết, không theo bên nào cũng chết! Dân VN bị CSVN bám chặt trên đường chạy loạn nên cũng bị đạn pháo từ máy bay Mỹ! Dân VN là những người đang nhận chịu các thương vong từ không phải hai mà là ba phía. 1968 dân thường chết nhiều do pháo kích vào thành phố, do bị VC thảm sát và cả do bom đạn Mỹ.

Trong vấn đề ông Loan người VN không tán thành nhưng không gán cho bức ảnh nhiều ý nghĩa tàn bạo. Sàigòn biết đó chính là số phận nghiệt ngã của một người lính muốn không còn phải chấm dứt chiến tranh. Do chiến dịch pháo kích vào thành phố dày đặc dân cư, Sài gòn 1968 tỉnh ngộ rằng CS sẽ chẳng từ chuyện giết dân chứ không giống như dân Sài gòn từng chống việc Mỹ dội bom miền Bắc. Lời tuyên bố sẽ dội bom nát Sài gòn, không có hiệp định Paris gì hết.

Tướng Loan sau khi chữa trị thương bị bắn gãy chân trong chiến dịch ở Úc về VN bị ra toà án binh, bị loại khỏi quân đội và VNCH mất hậu thuẫn vì quần chúng Mỹ quá nhạy cảm. Cuộc tham chiến của Mỹ ở VN là một đáp trả thụ động và gặp khó khăn khi dân chúng VNCH nghĩ đến thương lượng nhiều hơn.

Tấm hình Tướng Loan đã bị suy diễn quá xa khiến gây tức giận nhiều hơn mức cần thiết. Bức ảnh không nói lên được bối cảnh là giữa cuộc hành quân truy quét các khu vực bị lực lượng Bắc Việt lấn chiếm chứ không phải giữa một Sàigòn yên bình. Nơi nào bị chiếm đóng trong Tết Mậu Thân cũng có cảnh thảm sát gia đình sĩ quan VNCH. Người chết nhiều nhưng thương thay... không còn có tiếng nói.

Chuyện tướng Loan đã được giải quyết thoả đáng, nhất là sau khi được chính nhà nhiếp ảnh xin lỗi và đăng trên báo chí ở công luận Mỹ anh và các nước. Chủ nhân bức ảnh sau đó đã rất ân hận xin lỗi gia đình Tướng Loan về ảnh hưởng quá lớn của bức ảnh lên cuộc sống tướng Loan. Eddie Adams viết trong tạp chí Time: “Viên tướng Loan giết người Việt Cộng, còn tôi giết tướng Loan bằng máy ảnh của tôi. (The general killed the Viet Cong; I killed the general with my camera)”

Ông loại bức ảnh “sự thật một nửa” từng gây ngộ nhận tai hại này khỏi bộ sưu tập 500 bức ảnh của ông dù nó từng đoạt giải và công nhận bức ảnh đã không nói lên hết được sự thật. Ông nói “Hình ảnh chỉ là một nửa sự thật.” (They are only half-truths). Và khi phối kiểm tình tiết khẩn trương của một ngày nóng bỏng ông Adams hỏi nếu bạn là tướng lãnh trách nhiệm trước thương vong thảm sát của đồng đội: "Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không bóp cò!” (How do you know you wouldn't have pulled the trigger yourself?" ) .

Ngày 14 tháng 7 năm 1998 tướng Nguyễn Ngọc Loan từ trần. Nhà nhiếp ảnh Eddie Adams đã gửi lời viếng và bày tỏ sự ân hận vì những tác động của bức ảnh lên cuộc sống của tướng Loan: "Người này là một anh hùng. Nước Mỹ đáng lẽ phải tiếc thương ông ta. Tôi rất tiếc là đã để cho ông ta ra đi như thế này, trong khi người ta không hề biết một chút gì về ông ta cả." ("The guy was a hero. America should be crying. I just hate to see him go this way, without people knowing anything about him.")

Về phía phóng viên tạo ảnh hưởng trên dư luận, chỉ đứng bên lề cuộc chiến, đứng ở một phía, lại là phía sau nhưng lại muốn biến công việc thành trọng tâm và dùng đánh giá toàn diện cuộc chiến! Sự thật không thể nắm bắt một cách đơn giản dễ dàng như thế. Nhà nhiếp ảnh Eddie Adams đã nhận giải thưởng Pulitzer về bức ảnh, nhưng phóng viên truyền hình Neil Brian Davis (Úc) dành cho ông Loan sự đồng cảm và có cái nhìn bao quát hơn, đúng đắn hơn. Nước Mỹ là con cọp thật nhưng CSVN nhanh chóng thấy ra những người nhạy cảm như Adams là các con cọp giấy có thể tận dụng để phá hoại!

Dù sao, sau đó nhà nhiếp ảnh Eddie Adams này cũng thấy ra thiếu sót và thấy ra cần phải có hoạt động bổ sung sửa chửa sai lầm cần đem lại tác dụng để các bức ảnh không chỉ tạo ra cảm xúc yêu ghét thiên lệch mà còn phải có tác dụng góp phần thay đổi. Hậu quả một phần bức ảnh Eddie Adams mang lại là những chuyến hải hành liều chết của đàn bà trẻ con. Ông quyết định tiếp tục chụp ảnh cuộc chạy trốn hậu chiến sau 1975.

Sau 1975 Eddie Adams tuy vẫn còn nghĩ rằng người ta có thể viết rất hay nhưng ảnh là điều tuyệt diệu hơn. Đề tài ông muốn làm tiếp theo là về thuyền nhân Việt Nam. Ông cũng muốn bức ảnh có đời sống và hành trình tác dụng thay đổi thế giới chứ không dừng lại chổ tạo ra cảm xúc mà thôi. Ông cũng rút kinh nghiệm nên những bức ảnh sau này đều có kèm theo bài viết của các tác giả khác.

Khi Eddie Adams chọn đề tài thuyền nhân ông đã liên lạc mọi nơi nhưng không nơi nào có thông tin, vì không nước nào cho phép tàu của thuyền nhân cặp bến. Họ trôi giạt và sống chết ra sao giử trời nước mênh mông không chổ dung thân không nước nào của thế giới văn minh nhanh chóng cứu giúp. Ông thương lượng để cùng đi tuần tra và được đội tuần duyên Thái Lan chấp thuận, vừa lúc có một thuyền cặp bến Thái Lan và tuần duyên Thái Lan đang sẵn sàng để tống khứ đẩy tàu và thuyền nhân ra khỏi lảnh hải và lãnh thổ Thái Lan. Vào ngày lễ Thankgiving 1976, ông kể trong một bài phỏng vấn: “Tôi đột ngột hỏi một người Việt Nam tôi có thể cùng đi với họ không - Tôi mua nhiên liệu và gạo. Các thuyền nhân đã không còn nhiên liệu để có thức ăn cho 49 người kể cả trẻ con trên chiếc thuyền đánh cá dài 30 thước. Ngay ngày đó một bé sơ sinh ra đời. Người Thái đẩy thuyền ra khỏi hải phận trôi đi vô định hướng. Trong khoang thuyền không có chổ nằm phải ngủ ngồi và không thể nào tả nổi hết sự thất vọng. Các bà mẹ với đứa con nửa sống nửa chết trong tay. Tôi chợt nhận ra sự thể tồi tệ nhất. Ngay trong trại tạm cư của di dân hay thời chiến, chết chóc bệnh tật khủng khiếp, khi bạn đến làm phóng sự vẫn có trẻ con tụ tập trước ống kính và cười. Nhưng nơi đây lần đầu tiên trong đời tôi không thấy trẻ con cười. Tôi gọi các bức hình là “Chiếc thuyền không có nụ cười”(I called the pictures, "the boat of no smiles.")

Một tàu Thái khác đến gần và tuần cảnh Thái dùng loa và súng yêu cầu tôi tách ra. Họ sợ người khác cho tàu cặp bờ khi thấy có người Mỹ trên tàu. Tôi có cảm giác lẫn lộn khi được tách ra. Tôi viết bài và gửi hình, cùng lúc đó có bài của Peter Gregg Arnett một ký giả người Mỹ gốc New Zealand (New Zealand-American journalist) và vài người khác. Trong vài ngày chánh quyền Tổng thống Jimmy Carter yêu cầu trình bày vấn đề trước quốc Hội và đi đến kết quả là hơn 200 ngàn người được vào nước Mỹ định cư.

Peter Gregg Arnett cũng từng được giải Pulitzer viết trong chiến tranh VN nhưng trong chiến tranh Iraq ông bị 34 nghị viên quốc hội Mỹ kết tội là ký giả không yêu nước. Toà bạch ốc kết tội lợi dụng chiến tranh Iraq cung cấp thông tin sai cho CNN. Tháng 3.1997 ông là người có thể phỏng vấn Osama Bin Laden. Vài tuần sau khi chiến tranh Iraq bắt đầu ông là ký giả duy nhất có thể cho khán giả thấy chiến tranh nhìn từ phía Iraq. Có 40 ký giả ở Iraq nhưng đều phải rời khỏi Iraq.

Ông viết bài về việc Mỹ dội bom một cơ sở sản xuất sữa ở Iraq gây ra tranh luận. Giới chức quân sự Mỹ cho là cơ sở trá hình để sản xuất vũ khí sinh học. Chắc chắn quân đội Mỹ không dội bom cơ sở sản xuất sữa nhưng theo ông không có gì chắc là tin tình báo hoàn toàn đúng. Về phía quân sự sản xuất bom sinh học thì vô cùng nguy hiểm đáng là mục tiêu triệt hạ. Cuộc điều tra được mở ra, Michel Wery, người Pháp, người tham gia xây dựng cơ sở cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Cơ sở sản xuất sữa bắt đầu năm 1979. Cơ sở đóng cửa năm 1980 khi nhà kỷ thuật Pháp cuối cùng rời Baghdad. Không một ai ở cơ sở Wery trở qua từ đó. Wery cho biết cơ sở được sản xuất lại nhưng ông không chắc có thể vận hành sau 10 năm ngưng.

Tháng năm 1990 có hai kỹ thuật viên sang thăm nhà máy và điều gây nghi ngờ là đồng phục nhân viên mặc toàn bộ còn y nguyên do Pháp cung cấp hơn mười năm trước đó. Bộ đồng phục không thể còn sử dụng tốt sau mười năm nếu nhà máy có hoạt động sản xuất sữa. Tháng tám 1990 Richard Roth ghi lại hình ảnh nhân viên ăn mặc toàn đồ mới may ghi dòng chử tiếng Anh “Cơ sở sản xuất sữa" (Iraq Baby Milk Plant). Người Iraq nói họ nhận sữa nguyên liệu từ hảng Nestlé, nhưng hãng này cho biết tin đó sai vì chưa hề cung cấp sữa cho nhà máy. Sau điều tra nội bộ Arnett bị truyền hình CNN sa thải. Năm 2003 ông còn bị cáo buộc đã xuất hiện trên truyền hình do nhà nước kiểm soát của Iraq và đưa ra chánh kiến cá nhân nhất là trong thời chiến.

Arnett cho là ông đã có quyết định sai lầm khi xuất hiện 15 phút trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Iraq mà không có sự chuẩn bị trước. Ông chỉ đã nói những điều về chiến tranh ai cũng biết và nói đến có sự trì trệ bổ sung chánh sách, có nhiều điều gây ngạc nhiên. ("My stupid misjudgment was to spend fifteen minutes in an impromptu interview with Iraqi television. I said in that interview essentially what we all know about the war, that there have been delays in implementing policy, there have been surprises"). Ông được một tờ báo nhỏ chống chiến tranh là tờ Daily Mirror thuê và bị NBC đả kích. Ông viết rằng: "Tôi có cảm giác bối rối thất vọng khi bị đả kích."

Dư luận xôn xao khi Thầy Thích Nhất Hạnh lập lại câu nói của Arnette là Mỹ phá hủy thành phố Bến Tre. Trong chiến tranh VN chính là Arnett cũng từng tường trình chỉ trích khi một quân nhân Mỹ trả lời câu ông hỏi vì sao phải dùng vũ khí quá nhiều ở một ngôi làng nhỏ. Arnette được trả lời: “Chúng tôi phải phá hủy làng mạc để cứu nó”. Arnette không hài lòng việc Mỹ dùng bom đạn. (Arnett quoting a U.S. army officer in Vietnam, when asked about the background for the use of much heavy artillery against a small village. "We had to destroy the village in order to save it.")

“Tình hình đã khiến cần phải phá phá hủy làng để cứu nó”. Đó là phát biểu của giới chức quân sự nói sau khi dội bom phá hủy nhà cửa ở Bến Tre bị VC cố thủ tết Mậu Thân. (It became necessary to destroy the village in order to save it. An American major after the destruction of the Vietnamese Village BenTre)

Còn ngày 16.3.1968 một nhóm quân nhân Mỹ đến làng Mỹ Lai 4 ở Việt Nam. Một quân nhân chứng kiến sau đó xác nhận “Lệnh đưa ra là giết và phá hủy tất cả những gì có trong làng. Điều này được giải thích rõ ràng là không có tù nhân”. (On March 16, 1968 a company of U.S soldier went into the village of Mỹ Lai 4, in Vietnam. A soldier later testified,” The order we were given was to kill and destroy everything that was in the village. It was clearly explained that there were to be no prisonners)

Khi dội bom miền Bắc cũng với ý đồ phá hủy mọi thứ, trong câu nói khó cho người VN hay thế giới văn minh chấp nhận: “Bỏ bom cho chúng trở về thời đồ đá!" (Bomb them back to stone age)

Tất cả cho thấy chiến tranh luôn tạo ra thảm kịch đau lòng. Ai cũng muốn giết nhau thật nhiều để chiến thắng. Lính Mỹ phải chiến đấu nơi mà việc phân biệt bạn thù là không thể làm được nên giết hết . Phía Bắc Việt lợi dụng tối đa việc đeo bám dân để làm lá chắn và có lương thực vì lính Bắc Việt chỉ được cấp vũ khí mà không được cấp quân lương. Chỉ tìm thấy ba khẩu súng không có ổ kháng cự ở Mỹ Lai. Nhưng ba khẩu súng tìm được là đủ chứng cứ dân làng đã phải im lặng chịu đựng sự xăm nhập đeo bám của du kích chứ chưa phải dân làng là VC. Thảm sát dân chúng rất đáng tội nghiệp. Dân chúng không chống lại nổi bên nào trong vùng xôi đậu cả!

Cuộc chiến quân sự của quân Mỹ là chống Cộng Sản, nhưng với người VN nông thôn ít học, trước mắt chỉ có một đội quân cái bang người VN du kích và Bắc Việt đói cơm khát tình, sống chui lủi tội nghiệp, một bên dù sao cũng không phải là VN, không biết rõ vì sao lại ở xứ VN mình làm chi, sao hết Pháp lại Mỹ! Bi kịch này khiến chỉ có thể nghĩ chiến tranh không bằng đàm phán.

Dân miền Nam bị dụ vào bi kịch, không hoan nghênh CS nhưng cũng không chịu tin rằng cần phải giết những người VC này để có tự do dân chủ phát triễn giàu mạnh. Tại sao người VN không thể nhường cơm sẻ áo cùng sống an lành với nhau? Chắc chắc không ai tin rằng những người VC này mang đến cuộc sống tốt hơn khi cuộc sống của chính họ quá đói nghèo. Họ chủ động lao vào cuộc chiến tranh và chính họ nhận lấy chết chóc nhiều hơn gắp bội. Chánh phủ CHMNVN chẳng lẽ không biết gì về miền Bắc về CCRĐ về Nhân văn giai phẩm về việc miền Nam chỉ đàm phán với lực lượng VN không CS? Vì sao đã không giữ lời hứa với dân miền Nam?

Người dân Nam VN với óc nhân bản và tình dân tộc đã không vì bất cứ lý do gì đem nộp người CSVN cho Mỹ hay cả cho chánh quyền Nam VN trừ vài trường hợp hạ sát thân nhân mình như trường hợp Tướng Loan. Người Mỹ và VNCH khó lòng thuyết phục người dân VN tin rằng cần giết nhau mới có thể có tự do dân chủ phát triển. Cuộc chiến tranh rất cần phải kết thúc trong thương lượng hoà bình. Kể cả các nhà sư và các ông Cha Thiên Chúa, Tin lành cũng từng coi bộ đội miền Bắc là tình anh em không thể giết nhau. Nói một chút về quá khứ chiến tranh trong Nam để nhắc CSVN miền Bắc nhớ lại, đừng cắt đoạn lịch sử, kích hoạt cựu chiến binh rơi vào tâm trạng điên loạn chống đối xúc phạm các người hoạt động vận động dân chủ như cụ Hoàng Minh Chính.

Người CS được dạy không có tình dân tộc trong tâm thức qua tuyên truyền chỉ còn có “nỗi sợ và nỗi ghét” dân chúng miền Nam Mỹ Ngụy đáng giết chết. Điều CSVN không ngờ là khi miền Bắc tiếp cận miền Nam biết ra sự thật thì hầu hết dân chúng không còn căm thù ”Mỹ Ngụy“. Tuy chỉ có nhà văn Dương Thu Hương dám nói ra, viết ra điều đó nhưng hầu hết ai từng biết đều dù không nói ra cũng đều nghĩ như thế! Hiện bây giờ, chính các nhà đấu tranh dân chủ miền Bắc tích cực đi tìm tự do nhất.

Biết rõ lầm lạc và thế giới CS rất bạo lực, cho nên chánh phủ Mỹ từng tin rằng phải đánh đuổi CS Bắc Việt qua bên kia vĩ tuyến mới phát triễn được Nam VN. Người dân miền Nam chỉ hiểu và tin điều này sau 1975 khi sống dưới chế độ Cộng Sản và khi so sánh Nam VN ngày nay với Nam Hàn, Singapore để hối tiếc ! Cho nên nay mới có phong trào đòi dân chủ nhân quyền nhọc nhằn gian khổ giữa người Việt hai miền với Đảng CSVN!

CS Hà Nội quen coi thường dân chúng và từng tung nhiều tin ra báo chí nước ngoài để chính báo chí nước ngoài “phản chiến” lập lại. Một thí dụ cụ thể là việc tung tin Sàigòn có 500 ngàn gái điếm, báo Úc đăng lại tin này không cần suy nghĩ! Một học giả miền Nam ngồi tính từ bản thống kê dân số và gửi phản hồi cho báo Úc như sau: Sàigòn lúc đó có 3 triệu dân, 1,5 triệu vị thành niên, 300 ngàn trên 60 tuổi. Còn lại 1,2 triệu thì 50% là đàn ông. Vậy tính ra gần như tất cả phụ nữ Sàigòn vào tuổi sinh đẻ đều là gái điếm! Tất cả cho thấy nguy hại của báo chí lá cải khai thác cảm xúc theo thiên kiến cá nhân! Phải có phản biện như thế mới không còn những thông tin tuyên truyền sai lạc.

2/ Bức ảnh Thiên An Môn



Bức hình một thanh niên tham gia biểu tình đứng chặn đầu xe tăng ngày mồng 4 tháng 6 năm 1989... Bức ảnh nổi tiếng này do Jeff Widener cho thấy một người biểu tình đơn độc, được cho là công dân Wang Wei-Lin ở Bắc Kinh, đứng chặn một đoàn xe tăng bốn chiếc trong hơn nửa giờ. Tạp chí Time của Mỹ đã bầu anh thanh niên đứng trước 4 xe tăng là một trong 100 anh hùng của thế kỷ 20. Người ta gọi anh là Unknown rebel. Một phóng viên Mỹ thuật lại: Anh này là một sinh viên vừa đi chợ về, tay còn xách làn, nhảy ra trước mũi xe tăng, mở nắp lên và hét vào trong xe câu gì đó - và sau đó đã bị giết. Tiếp đến 72 giờ nghẹt thở! Có từ 400 đến 800 dân thường thiệt mạng, và từ 7,000 đến 10,000 người bị thương. Sinh viên biểu tình vì chính phủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo quá tham nhũng và hà khắc, tình trạng rất giống VN hiện nay. Đặng Tiểu Bình bị đảng CS Trung Quốc mất tín nhiệm sau vụ thảm sát này, sau đó phải rút lui và mất quyền lực.

Theo lời kể của một nhân chứng, một số giáo sư Trung Quốc tóc đã bạc cũng đi trong nhóm cầm biểu ngữ có câu: “Quỳ gối lâu rồi nay chúng ta phải duỗi chân cho thẳng”. Ý nghĩa đau đớn của thân phận trí thức trong nhãn quan chánh trị của phong kiến lẫn cộng sản trong biểu ngữ này. Phong kiến đốt sách chôn học trò và khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, trí thức luôn bị chỉ trích đã phá từ phong trào này, phong trào khác. Bị đối xử tàn tệ và trước họng súng phải chịu đựng trong im lặng. Nay, các giáo sư đại học muốn ngẩng cao đầu và dương cao khẩu hiệu. Ở Trung Quốc duy nhất ông Mao đứng, Chu Ân Lai chỉ được phép quỳ gối và vâng dạ. Đặng Tiểu Bình cũng từng là nạn nhân bị sỉ nhục. Vậy mà đến phiên mình, ông cũng lại ra tay đàn áp giết chết sinh viên. Điều này cho thấy vì sao, sau khi lôi cuốn dân chúng đấu tranh loại bỏ phong kiến và ngoại bang đô hộ chiếm đóng thì người CS lại thay chân đô hộ chính dân tộc họ chứ không biết xây dựng nổi nhà nước dân chủ.

Sau chuyến Mỹ viếng thăm năm 1972 có sự đồng ý ngầm để Mỹ dội bom Miền Bắc. Bắc Việt suy yếu là mục tiêu chung của Mỹ và Trung quốc. Chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979 ngăn ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á khi Liên Xô đang ủng hộ mạnh mẻ Bắc Việt. Trước khi cho quân tấn công Việt Nam, Đặng Tiểu Bình đã thăm Mỹ và tâm đắc với ý tưởng chống Liên Xô của Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh của tổng thống Jimmy Carter. Kết quả là Tổng thống Jimmy Carter quyết định công nhận Trung Quốc sau khi ngưng quan hệ ngoại giao chính thức cấp nhà nước với Đài Loan.

Hoa Kỳ và Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình cũng ủng hộ vị trí của Polpot tại Liên Hiệp Quốc lên án Việt Nam đưa quân sang Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng. Đặng Tiểu Bình tỏ ra căm ghét các nhà lãnh đạo Việt Nam khi ấy và muốn dạy cho Việt Nam một bài học. Suốt một thời gian dài sau đó, chính sách bao vây kinh tế và pháo kích biên giới của Đặng Tiểu Bình đã gây nhiều khó khăn cho Việt Nam. Vấp phải thiệt hại nặng của cuộc chiến biên giới 1979 khiến Trung Quốc thúc đẩy hiện đại hóa quân đội.

Cũng phải qua hai cuộc chiến, nước Mỹ mới bắt đầu coi VN là nước có độc lập, theo liên Xô và không chịu nằm dưới sự điều khiển của Trung Quốc như Trung quốc luôn muốn tỏ ra như thế và luôn cùng các cường quốc dàn xếp số phận VN bất chấp ý nguyện của VN. Ông Lê Duẫn nếu có thành công thì chính là trong cuộc chiến có toàn dân tham gia đánh Khmer đỏ ở Campuchia và cuộc chiến phía Bắc mà tính chất đúng là "chống Tàu cộng bành trướng cứu nước" CS Trung quốc chính danh là xâm lược Bắc Kinh.

Mỹ đã sai khi vì quyền lợi nước Mỹ cùng Trung Quốc ủng hộ chế độ diệt chủng Polpot bất chấp sự diệt chủng đang diễn ra trái ý nguyện dân chúng Campuchia và Việt Nam. Nước Mỹ đã tỏ ra khá thực dụng, chia xẻ quyền lợi giữa các siêu cường, khai thác mâu thuẩn Xô Trung. Mỹ thành nhà lãnh đạo có thể học hỏi nhưng cũng khá khó ưa. Khi vì quyền lợi nước Mỹ, nước Mỹ sẵn lòng làm ngơ trước cái xấu!

Văn hoá Châu Á và Hồi giáo Trung Đông đề cao danh dự gia thế và không trân trọng sinh mạng con người. Châu Á chưa bao giờ có truyền thống dân chủ, nặng óc phong kiến, áp bức, đàn áp khai thác người khác cho cuộc sống ích kỷ của mình. Suốt thời Khổng giáo, Phật giáo từng kềm chế tính ác nên dù sao cũng không có cảnh thảm sát dân trong nước như các cuộc thảm sát diệt chủng của Khmer đỏ ở xứ sở Phật giáo. Nhưng Khổng giáo Phật giáo không nói gì đến chiến tranh. Albert Einstein mới nói đến chống chiến tranh và chống quân dịch.

Ông Đặng Tiểu Bình đã dùng tay Khmer đỏ gây ra diệt chủng cho dân Campuchia. CSVN từng đào tạo giúp Khmer đỏ đánh chiếm Campuchia để VN có thể sử dụng đất Campuchia gây chiến tranh với VNCH. Nếu không có việc Khmer đỏ cuối cùng theo Trung Quốc chống VN vì Trung Quốc cung cấp viện trợ thì chắc VN lại im tiếng hay khen Khmer đỏ đã áp dụng thành công hoàn tất cải tạo giai cấp, loại trừ hết bằng cách giết hết giai cấp địa chủ phản động v.v...

3/ Tấm ảnh Cha Nguyễn văn Lý bị bịt miệng tại toà


Bức hình Cha Lý bị bịt miệng tại Toà làm người xem quá đỗi ngạc nhiên đến sững sờ. Ngày ngày, đâu đó trên đất nước VN đều có ngàn vạn chuyện như đùa tệ hại hơn, kỳ dị hơn qua vô số các vi phạm, khiến cho sai trái, sơ sót đã thành ra điều tất yếu không tránh khỏi, khỏi cần tiên đoán. Thí dụ như việc Công An say xỉn cạo đầu dân, truy xét làm cháu bé quá sợ hãi tâm thần... Cao điểm hơn là dằng co xô đẩy với ông đại sứ Mỹ ở VN, chuyện ném mắm thối, xông vào phá nhà, họp cựu chiến binh làm chứ dân không chịu nói không chịu làm để khủng bố chà đạp nhân phẩm, chuyện gây tai nạn xe để đe doạ người không theo phe đảng CSVN mà Bà Dương Thu Hương và vợ các nhà và những người bất đồng bị tù phải trải qua, chuyện gây mất việc cho người muốn nói về dân chủ.

Nhưng ảnh Cha Lý bị bịt miệng tại toà gây sững sờ vì không nghĩ sự thô thiển lại quá tệ như thế trước con mắt quốc tế. Ngoài việc ra toà còn bị còng thì việc không cho nói đã là cấm kỵ vì bị cáo có quyền phản cung! Chuyện “Bịt miệng” thì ai mà tưởng tượng ra nổi!

Trong ảnh anh an ninh chìm rất cơ bắp, nhưng mang vẻ mặt “nông dân” âu lo tội nghiệp hơn là hung ác. Hai cảnh vệ mặc cảnh phục cũng có nét hiền lành lúng túng. Nếu được đào tạo luật pháp hình thành “phản xạ có điều kiện”, anh Tân sẽ phải biết ra toà là phải chờ lệnh toà, dẫn giải bị cáo khỏi toà. Khi có lệnh toà anh hoàn toàn có thể bế xốc cha Lý ốm yếu bị còng tay ra khỏi vành móng ngựa.

Họ là những người được sử dụng như con rối, không được đào tạo gì cả. Chỉ có VN mới có cụm từ “không nghề nghiệp có chỗ làm”. Công an, Hải quan và hầu hết bộ máy của CSVN đến tận chức Chủ tịch, Thủ tướng như Ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Minh Triết cũng không biết đâu mà lần, chỉ được cầm tay chỉ việc, học lấy cả cái đúng lẫn cái sai truyền lao hết người này qua người khác... Việc gì bất ngờ giật mình thì làm theo “phản xạ tự nhiên”. Bình luận bức ảnh là “điển hình vi phạm nhân quyền” cũng đúng mà bình luận “khi CA vô sở học” cũng được. Ai học nhiều, học đàng hoàng đều khó thể chịu cảnh nhà nước biểu gì làm nấy, vì đã có nhận thức trách nhiệm, có ý thức công dân, có lòng yêu nước đúng đắn hơn, hiểu nhiều hơn, sợ hậu quả không dám “làm ẩu” làm càn, chịu đấm ăn xôi. Khi tôi làm công chức tôi đã nhã nhặn thân tình nói thẳng với ông Giám đốc sở: “Chú có thể cách chức cháu chứ không thể buộc cháu làm sai chuyên môn, ảnh hưởng đến bệnh nhân vì khi tốt nghiệp cháu học nghĩa vụ luận và lời thề “Không dùng chất độc hại người. Bất cứ thứ gì không chắc an toàn cho người bệnh thì không đem bệnh nhân ra thử nghiệm”. May mắn là tôi chưa bị mất chức!

Làm điều tốt như bắn ra một mũi tên, từ từ đến đích. Làm điều xấu giống như bắn ra một hòn đá không bao giờ đến đích, tuy nhiên cũng cố lên đến điểm cao rồi mới chịu rơi nhào đầu xuống. Sự cố bịt miệng Cha Lý tại toà sẽ đi vào lịch sử đất nước VN như một điển hình của một chế độ tự thân hỏng hóc nhiều mặt mà hỏng nhất là về tri thức, tâm thức con người do bị sử dụng không qua đào tạo!

Chuyện này giống như khi cán bộ CS trong rừng ra dám thay tên “phòng sanh” ở bệnh viện thành “xưởng đẻ" ! Người cực kỳ dốt mà cực kỳ tự tin khi “nói chữ” khiến ngày đó dân Sàigòn ai cũng phải thấy ra Mỹ thành công biến CS trở về thời đồ đá!

Cá nhân Cha Lý dù là trong tư cách một công dân VN bất bình bị lấy đất thì có quyền kháng cự. Tôi ước gì tuổi trẻ biết kháng cự như thế chứ không để bị còng tay như em kỹ sư nghe lời lãnh đạo cha chú, nghe lời đảng viên, tham gia bè phái chia chác, bị quay phim còng tay trong vụ án cầu Văn Thánh.

Ông Lê Dũng nói “Ở VN không ai bị giam giữ vì chánh kiến”. Phải ngóng cổ chờ, khi nào nhà nước vui, cho đóng góp thì mới đóng góp ý kiến riêng với nhà nước ư? Chủ động bày tỏ chánh kiến khác nhà nước sẽ bị ghép vào tội tuyên truyền chống nhà nước và kết án!

Chuyện viết bài nếu nói sai vu khống thì truy tố tội dân sự sao bắt người ghép tôi hình sự mà cho là không ai bị bắt vì bất đồng chánh kiến? Chẳng lẽ nhà nước cho dân có quyền nghĩ khác, nhưng phải chỉ được “sống để dạ, chết mang theo” ? Cách nhà nước nêu tội trạng đã phải hiểu là như thế: “Riêng Trần Quốc Hiền đã lợi dụng việc giúp đỡ nhân đạo cho số đối tượng đi khiếu kiện để làm quen rồi phỏng vấn, ghi âm, chụp hình... chuyển cho các đối tượng chống phá Nhà nước, viết bài phát tán trên mạng nhằm vu cáo, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước VN. Nghiêm trọng hơn, Hiền còn tổ chức, tập hợp người dân đi khiếu kiện để biểu tình...” (VietNamNet). Thật sự không có ai nói dối không có xúc phạm mà chỉ giúp dân đòi công lý, sao lại bắt?

Ông Lê Dũng có biết là gán tội những “dân biểu tự nguyện, sứ giả dân chủ” này là nhà nước đang vi phạm điều cuối cùng của Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà VN đã ký kết là “không được tự ý diễn dịch trái tinh thần công ước để vi phạm dân chủ nhân quyền" ?

Với hình ảnh Cha Lý bị bịt miệng và các bản án khác thì có thể có bằng chứng chính thức rõ ràng để khiếu kiện ra toà án quốc tế để hủy án nếu VN không hủy án. Thời Tây còn để lại nhiều câu nói như cộng sản ra toà hô to “HCM muôn năm!” không có ai bị Tây bịt miệng! Không còn chối cãi gì là CSVN áp bức dân VN còn hơn Tây nhé!

Mới đây tháng 4.2007 có ý kiến đề nghị giám đốc CIA Mỹ cần phải xuất thân dân sự. Nhìn lại VN rất đáng buồn khi ông Triết ông Dũng đều coi việc mình có thời là lính và mớ học thuyết bạo lực Mác-Lê như một ưu thế, nhưng đáng lẽ phải là kiến thức chánh trị xã hội tâm lý thời hoà bình nhân bản khác hơn như các ý tưởng khác hơn nhân bản hơn như con người một thời chỉ biết phẫn nộ đàn áp mà không biết thương lượng thông cảm trong bài diễn văn của Ông Putin nhân kỷ niệm thắng Phát xít ở mặt trận phía Tây đó. Người lính mang tâm thức bạo lực, hình thành thói quen hạ sát để sinh tồn, hoàn toàn không thích hợp để lãnh đạo đất nước đang cần phát triển. Chắc chắn phân tích và biện pháp của một người dân sự không có thói quen chiến tranh sẽ rất khác hơn quân sự. Sẽ có được nhiều giải pháp cải tổ, ít óc hủy diệt.

Nathan Brown đưa ra bài học chung: "Mỹ biết cách giúp đỡ một nước sẵn lòng chuyển sang dân chủ. Nhưng họ không bao giờ biết làm sao để ép các nhà cai trị, những người không quan tâm cải tổ dân chủ". Nhưng nay không chỉ là Mỹ mà cả thế giới chắc sẽ có cách thúc ép VN tôn trọng dân chủ hơn ! Bây giờ là lúc nhà nước VN bắt đầu thu hoạch “trái đắng” phản đối dành cho bộ máy nhà nước quá hụt hẫng. Ông Triết yêu cầu đàm thoại san bằng cách biệt. Cộng đồng Châu Âu vừa chính thức ra nghị quyết phản đối vi phạm nhân quyền đàn áp bất đồng chánh kiến từ vụ cha Lý, luật sư Đài, luật sư Công Nhân v.v... Đích thân tổng thống Đức, chủ tịch luân phiên hiện tại của cộng đồng Châu Âu EU phải sang VN (24.5.2007) để khuyến cáo VN về nhân quyền! Đâu có gì đàm phán mà báo chí VN cứ nêu khác biệt hai quốc gia để đàm phán, tôn trọng cái riêng của VN! Có hay không có vi phạm những điều VN đã hứa tuân thủ mà thôi!

Trần Thị Hồng Sương
VietNam

mardi 29 mai 2007

la decolonisation

la decolonisation

- La France face a la decolonisation de 1945 à 1962
Dès 1945, la décolonisation s'engage très mal en Algérie, avec la répression ... L'Union française est dotée d'une assemblée purement consultative. ...crdp.ac-reims.fr/cinquieme/decolonisation.htm
1958, d'une République à l'autre
Préface
République nouvelle, République de toujours
De Gaulle et le régime d'assemblée
Les débuts de la construction européenne
Le défi de la décolonisation
Paris-Alger, la crise du 13 mai 1958
Le retour au pouvoir du général de Gaulle
La naissance de la Vème République
L'exercice du pouvoir sous la IVème République
L'exercice du pouvoir sous la Vème République

Les gouvernementsde la IVème et de la Vème République
Le général de Gaulle et l'Algérie
Une France rajeunieLes loisirs des Français en 1958
L'année 1958 dans le monde
De Gaulle et Adenauer à Reims en 1962
Ressources documentaires
Teste tes connaissances
La France depuis 1945 au Bac
Sommaire Vème République

- La Decolonisation Francaise La perte des colonies pour la France ...
La decolonisation francaise au 20eme siecle etaient bien plus difficile que la decolonisation du 18eme siecle. Comme la France avait des colonies en Asie, ...www.ngcsu.edu/academic/Arts_Let/ModLang/FRENCH/StudentWork/blong/frenchdecolon.txt
- la decolonisationLa décolonisation est intervenue en Indochine puis en Afrique noire avec la Tunisie, le Maroc et l'Algérie. A) L'Indochine. La colonie française d'Indochine ...abcscolaire.free.fr/Media/Histoire/decolonisation.htm
- La décolonisationL'ébauche d'une politique de décolonisation française commence donc alors avec la fin de l'Empire français. Les institutions n'ont même pas le temps de voir ...www.keepschool.com/cours-fiche-la_decolonisation_.html
- Amazon.fr : La décolonisation française: Livres: Charles Robert Ageron
Amazon.fr : La décolonisation française: Livres: Charles Robert Ageron by Charles Robert Ageron.www.amazon.fr/décolonisation-française-Charles-Robert-Ageron/dp/2200215762
- Sujet :1945-1962 : La décolonisation française en Afrique ...
Sujet :1945-1962 : La décolonisation française en Afrique. vendredi 27 mai 2005 à 22:04 :: Sujets Histoire :: Alerter la modération ...blog.france2.fr/baccalaureat/index.php/2005/05/27/1401-sujet-1945-1962-la-decolonisation-francaise-en-afrique
- Congo an I. Décolonisation et politique francaise au Congo ...
L’enjeu de la décolonisation de l’Afrique noire française répond à des logiques coloniales, africaines, nationales et internationales. ...theses.enc.sorbonne.fr/document1046.html
- Amazon.fr : Etapes de Decolonisation Française: Livres: X. Xacono
Amazon.fr : Etapes de Decolonisation Française: Livres: X. Xacono by X. Xacono.www.amazon.fr/Etapes-Decolonisation-Française-X-Xacono/dp/2130376053
- DÉCOLONISATION - Encyclopédie Universalis
La décolonisation de l'Empire britannique. La décolonisation française ... Le terme « décolonisation », contrairement à une opinion répandue, ...www.universalis.fr/corpus.php?nref=C097040
- Décolonisation - Wikipédia
La décolonisation est un processus d'émancipation des colonies par rapport ..... Mais cette Communauté française de 1958, n'allait pas faire long feu sous ...fr.wikipedia.org/wiki/Décolonisation
- DÉCOLONISATION - Encyclopédie Universalis
La décolonisation des Indes néerlandaises ... La décolonisation française ... Le terme « décolonisation », contrairement à une opinion répandue, ...www.universalis.fr/corpus-encyclopedie/130/c097040/encyclopedie/decolonisation.htm
- La décolonisation Francaise
La décolonisation Francaise. AGERON Charles-Robert A. COLIN , 1991, p. 187 Etude de la fin de l'empire colonial français de 1945 aux années 60. ...www.biblio.college.interarmees.defense.gouv.fr/DocumentPrint.htm?numrec=031959168913190
- Fiche document -La décolonisation Francaise
La décolonisation Francaise AGERON Charles-Robert · A. COLIN , 1991, p. 187 Etude de la fin de l'empire colonial français de 1945 aux années 60. Mots-clés ...www.biblio.college.interarmees.defense.gouv.fr/Document.htm&numrec=031959168913190
- JSTOR: Les chemins de la decolonisation de l'empire colonial ...
Les chemins de la decolonisation de l'empire colonial francais, 1936-1956. Paris: Editions du CNRS, 1986.564 pp. Ce volume est le resultat d'un colloque de ...links.jstor.org/sici?sici=0008-3968(1989)23%3A1%3C165%3ALCDLDD%3E2.0.CO%3B2-C
- [PDF]
De la « guerre froide » au monde d’aujourd’hui • Place dans la ...
Format de fichier: PDF/Adobe Acrobat - Version HTMLTravail sur la décolonisation française à partir d’un extrait vidéo confronté à un texte, puis d’un extrait de. discours. L’extrait vidéo est : Les ...www.ac-grenoble.fr/.../hg/file/pedagogie/methodologie/Travail_Jalons(2007)/Guerre_Froide/fiche_profs_GF.pdf
- [PDF]
De la « guerre froide » au monde d’aujourd’hui • Place dans la ...
Format de fichier: PDF/Adobe Acrobat - Version HTMLTravail sur les formes de la décolonisation au travers de l’exemple de la décolonisation française :. ▪. La forme violente est abordée à partir de ...www.cinehig.clionautes.org/telechargement/jalons-monde-post45-bilan-np-br.pdf
- Site officiel de l’université Paris IV Sorbonne
du 18 au 20 mars 1999 : organisation à l’université de Paris XII d’un colloque sur « L’Allemagne et la décolonisation française », avec la participation de ...www.paris4.sorbonne.fr/fr/article.php3?id_article=5145
- Carte de la décolonisation de l'Afrique
Clio en Afrique - Bulletin d'Anthropologie et d'Histoire Africaines en langue française. • Les Nations Unies et la décolonisation - l'ONU et la ...www.atlas-historique.net/1945-1989/cartes/AfriqueDecolonisation.html
- Vidéo: Colonisation et décolonisation de l'Afrique: le cas ...
LinkBack to this Thread: http://www.soninkara.com/forums/actualites-coupures-de-presse/video-colonisation-et-decolonisation-de-lafrique-le-cas-francais-626. ...www.soninkara.com/.../video-colonisation-et-decolonisation-de-lafrique-le-cas-francais-626.html
- [PDF]
Colonisation, décolonisation et émergence du Tiers-Monde
Format de fichier: PDF/Adobe Acrobat - Version HTMLLa décolonisation de l’Algérie française. Propagande en faveur de l’Algérie française (vers 1957) 10. Barricades à Alger en janvier 1960 . ...www.yodawork.com/images/EDUSCOPE/da/doc2004/052656/052656colonisationsommaire.pdf

- Les décolonisations enseignées en classe de troisième
R Ageron : la décolonisation française , A. Colin, coll. Cursus 1991. - G. Perville : De l’Empire français à la décolonisation, Hachette, Carré Histoire ...histgeo.ac-aix-marseille.fr/a/div/d004.htm
- [PDF]
Niveau Maîtrise
Format de fichier: PDF/Adobe Acrobat - Version HTML-Afrique noire, 1956-1960 : décolonisation ou transfert de pouvoir ? -La décolonisation française : quelques éléments de comparaison avec l’expérience ...www.uhb.fr/cirefe/maitrise.pdf

( http://www.google.fr/search?q=d%C3%A9colonisation+francaise&hl=fr&start=90&sa=N )

lundi 28 mai 2007

Không có việc UNESCO vinh danh HCM

Re: Bạn TUAN PARIS và bạn Mac Phuơng Hoàng

09-05-2005

Truc Le
Australia

Thưa các bạn,

Để rộng đường dư luận tôi xin post hai bài sau đây bàn về vấn đề này (lấy từ Web Phù Sa):

From: Olivervu
To: Phusa
Sent: Tuesday, December 24, 2002 2:53 PM

Subject: Ho chi Minh, danh nhan the gioi ?

Toi co xem van kien cua UNESCO de nghi mung sinh nhat lan thu 100 cua Ho chi Minh qua mang luoi www.ykien.net, nhung toi chua xem duoc quyet dinh huy bo buoi le ky niem do. Toi rat cam on neu mang luoi phusa lien lac duoc voi UNESCO tim duoc quyet dinh huy bo su vinh danh Ho Chi Minh. Than chao
_____________

Một thắc mắc cần làm rõ

Bạn Olivier Vu thân mến,

Trước tiên xin bạn thông cảm cho sự chậm trể việc trả lời thắc mắc của bạn. Vì thời gian qua Phù Sa phải đối đầu với sự phá hoại của Nhà nước CHXHCN/VN, như bạn đã biết qua những thông tin trên mạng http://phusa.free.fr. Hôm nay công việc đã vơi đi phần nào, Phù Sa cũng đã tái cấu trúc hoàn toàn mới trên địa chỉ www.phusa.net Chúng tôi đã liên lạc được những người trong các tổ chức tranh đấu VN/HN liên hệ đến sự việc cách nay 13 năm thì được ông Nghiêm Văn Thạch một trong những nhân chứng tại hiện trường lúc bấy giờ cho biết như sau :

1/ Ngày 12/5/1990, người VN biểu tình đông đảo trước trụ sở UNESCO để phản đối việc vinh danh HCM do phái đoàn Việt Cộng đề nghị năm 1987 cùng với một số quốc gia Cộng Sản và thân Cộng, vinh danh HCM như "Một vĩ nhân văn hóa". Con số ước lượng số người tham dự biểu tình ngày hôm ấy lên tới 900 người. Theo lời kêu gọi của Ủy ban Quốc tế Trần Văn Bá, đã trương những biểu ngữ tố cáo những tội ác và gian trá của HCM cùng tập đoàn bán nước hại dân, tội giết hại mấy triệu người Việt. Gian trá từ ngày sinh, tháng đẻ đến ngày chết về với Mác, Lenin,... Còn nói về văn hóa thì chỉ là một tên thất học (bị đuổi sớm), ăn cắp thơ của một người Trung Hoa có tuổi cùng bị giam rồi nhận là thơ của mình (Xem Gs. Lê Hữu Mục: "Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục trung nhựt ký").

2/ Trưa ngày 12/5/1990, một phái đoàn 3 người gồm ông Trần Văn Tòng, ông Olivier Todd và cô A.M. Goussard thay mặt dân biểu tình vào gặp ban Giám đốc UNESCO xin họ xác nhận là "không có việc vinh danh HCM" hôm nay. Lúc trở về hội trường Maubert Mutualité, nơi Ủy ban Quốc tế Trần Văn Bá tổ chức cuộc họp mặt với chủ đề "6 giờ Sự thật cho VN" ông Olivier Todd lên diễn đàn nhấn mạnh nhiều lần là "Không có việc UNESCO vinh danh HCM" hôm nay.

Theo sự nhận xét khách quan của Phù Sa qua những lời thuật lại trên đây (do nhiều nguồn tin khác nhau, mà theo lời yêu cầu của các tác giả, chúng tôi không thể nêu tên ra đây, xin bạn thông cảm!) thì đây là một trong những chứng liệu lịch sử mà rất nhiều người biết : 900 người biểu tình trước UNESCO và 800 người ở Maubert Mutualité nghe ông Olivier Todd kể lại. Qua đó, gia nô tuyên truyền và bồi bút cho VC huênh hoang khoe rằng UNESCO vinh danh HCM là "Một vĩ nhân văn hóa" chẳng qua chỉ tiếp nối chính sách gian tra lường gạt nhân dân mà thôi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể viếng thăm UNESCO trên mạng : www.unesco.org
Và sau đây là bài Phóng sự của một bạn đọc viết về những diễn biến chung quanh vấn đề UNESCO tôn vinh HCM. Kính mời các bạn theo dõi. Tuy nhiên tác giả đã lầm về ngày tháng của cuộc biểu tình. Vì tôn trọng tác giả nên chúng tôi không sửa, mong các bạn hiểu cho.

Giải trừ huyền thoại: UNESCO & HỒ CHÍ MINH

Ðầu năm 1987, ô. Trần Văn Ngô (Từ Nguyên) là chuyên viên theo dõi thời cuộc trong tập thể tranh đấu tại Pháp, đã triệu tập một buổi họp các nhân sĩ cùng đại diện đoàn thể ở khu vực Paris-Ile de France để báo động : đảng CSVN vận dụng UNESCO để vinh danh Hồ Chí Minh, hy vọng lấy lại hào quang ngụy tạo "anh hùng giải phóng dân tộc" cho xác ướp mà họ đã dựng thành biểu tượng của Xã hội Chủ nghĩa.

Theo tin tức nhận được, CSVN căn cứ vào tập tục UNESCO nhắc nhở ngày sinh nhật thứ 100 của các vĩ nhân trong lãnh vực cơ quan Liên Hiệp Quốc hành động, xếp đặt ghi tên Hồ Chí Minh vào danh sách sinh nhật bách niên năm 1990, rồi dự tính vận động tiếp để đến năm ấy sẽ có khoản tài trợ của UNESCO dùng tổ chức rầm rộ kỷ niệm ở trụ sở Paris ; đài thọ những buổi lễ cùng thời điểm ở VN và tại một số thủ đô, thành phố lớn khắp thế giới ; tổ chức triển lãm và ấn hành sách báo đặc biệt về sự nghiệp lừng lẫy của Hồ Chí Minh, "nhà cách mạng và nhà văn hóa trác tuyệt" ! ! !

Hội nghị đã thảo luận, phân tách hoàn cảnh cùng thời cơ thuận lợi cho CSVN :
Dư âm cuộc chiến thắng 30.4.1975 khiến Hồ Chí Minh còn lưu giữ cảm tình : trong tả phái Âu Mỹ Úc chưa đủ can đảm thừa nhận sai lầm quá khứ ; trong quần chúng Á châu, Phi châu thiếu thông tin nghị luận chính xác.

Phái đoàn đại diện CSVN, theo nguyên tắc luân phiên trong Tiểu ban Văn hóa UNESCO, đến lượt tham gia Ban Chấp hành Tiểu ban ; đề nghị của họ chắc chắn được sự chấp nhận của đa số thành viên là những nước Á Phi, khi trước từng biểu lộ cảm tình thiên lệch trong cuộc chiến VN-2.

Khi Tiểu ban đã tán thành, Ðại Hội Ðồng thường thông qua đề nghị doTiểu ban chuyển lên, không có thảo luận gì cả.

Một yếu tố bất lợi quan trọng khác là hậu thuẫn của
Ông M’Bow, Tổng Thư Ký kiêm Giám đốc Văn phòng trung ương UNESCO. Ông trấn nhậm hai nhiệm kỳ liền trụ sở Paris nhờ sự ủng hộ của Nga Sô cùng chư hầu CS, và các nước Á Phi chống đối Hoa Kỳ.

Theo vết thân phụ là lãnh tụ độc tài tham nhũng ở một quốc gia chậm tiến Phi châu, ông đã trắng trợn khai thác thủ lợi guồng máy quản trị cơ quan quốc tế. Thành tích nổi bật của ô. M’Bow là cài đặt rất nhiều thành viên bộ tộc (tribu) của ông - đương nhiên với lương cao bổng hậu không cần chiếu theo bằng cấp hay khả năng, thậm chí không phải làm việc, không cần có mặt ở sở - vào số viên chức thực thụ (nếu sa thải phải bồi thường rất nặng) của Văn phòng. Nhân số ăn bám cộng với chi tiêu bừa bãi Ố có hà lạm, nhưng về sau không ai muốn bới móc thêm ra - khiến cho ngân quỹ UNESCO liên tục thâm thủng trầm trọng. Vì thế, tại đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ phủ quyết (veto) đề nghị gia tăng ngân sách dành cho UNESCO, sau đó tạm đình chỉ sự đóng góp cho riêng cơ quan này. Anh quốc với vài nước Âu Mỹ hưởng ứng sự tẩy chay góp tiền cho cá mập. Chỉ riêng niên liễm của Hoa Kỳ đã là ngân khoản cao nhất trong thu nhập của UNESCO mỗi tài khóa. Ô. M’Bow lúc đó chuẩn bị tái ứng cử nhiệm kỳ thứ ba, vậy sẽ ra sức tán trợ đề nghị vinh danh Hồ Chí Minh để tranh thủ lá phiếu của khối CS và các nước Ðệ Tam, luôn thể, để trả đũa sự phản kháng cùng hành động thắt chặt túi tiền của Hoa Kỳ.

Hội nghị cũng lượng định một cách thực tiễn trở ngại lớn lao phải đương đầu vì thiếu phương tiện tài chính và nhân sự ; vì thái độ thờ ơ bất động dễ phỏng đoán của nhiều thành viên Liên Hiệp Quốc không cộng sản gồm cựu thân hữu của VN Cộng Hòa như Nhật Bản, Ðại Hàn, Phi Luật Tân ; của giới truyền thông và dư luận kể cả Hoa Kỳ ; vì địa vị cô đơn và thiểu số của tập thể tị nạn VN khó gây nên sức mạnh chuyển đổi cần thiết. Tuy nhiên, hội nghị vẫn quyết tâm đương đầu và nhất trí nỗ lực tìm phương cách giải trừ kế hoạch CSVN lợi dụng UNESCO để tuyên dương Hồ Chí Minh và chế độ tàn bạo phi nhân ông tạo lập. Một ủy ban hành động được tức thời thành lập, với ô.Nguyễn Văn Trần là tổng thư ký ; phụ tá là một số tuyển chọn trong các nhân sĩ, đại diện đoàn thể hiện diện.

Tại một buổi họp thường kỳ sau đó ở trụ sở Hội Thanh niên Tị nạn cho xử dụng, ủy ban chọn danh hiệu là Ủy ban Tố cáo Tội ác Hồ Chí Minh. Chủ đích ủy ban tự vạch là tiến tới một luận định quốc tế vô tư, đúng đắn, về các hành động của Hồ Chí Minh và CSVN vi phạm nhân phẩm nhân quyền, hủy diệt văn hóa, mâu thuẫn với mục tiêu của Liên Hiệp Quốc và UNESCO. Ủy ban cũng có ý mong công luận thế giới nhân dịp, duyệt lại những biến cố lịch sử đã bị xuyên tạc, bóp méo, với nhãn quan một chiều của phe phản chiến, đặc biệt là Tòa án Chiến tranh VN do Bertrand Russell đề xướng. Công tác khẩn yếu là thâu thập những dữ kiện đích xác về tội ác của Hồ Chí Minh và đảng CSVN, yêu cầu chứng nhân và nạn nhân tiếp tay với Ủy ban lập thành hồ sơ sẽ trình bày trong một cuốn ỡhắc thưữ (livre noir) coi như bản cáo trạng trước thế giới. Cùng lúc, chiến dịch gửi thư phản kháng tới UNESCO được phát động.

Hầu hết các cơ quan truyền thông Việt ngữ - báo chí, chương trình phát thanh, bản tin nội bộ - ở các nước định cư đã sốt sắng phổ biến tin tức và tài liệu do Ủy ban cung cấp; lại tự động đăng tải nhiều bài viết, nhiều thư tố cáo huyền thoại Hồ Chí Minh do ký giả, nhân sĩ, nhà văn hóa giáo dục, đại diện đoàn thể, gửi đến. Vị Giám đốc Ðông Nam Á Vụ của UNESCO sau này cho Ủy ban hay đã tiếp nhận tổng cộng hơn ba mươi ngàn thư phản kháng. Cộng đồng người Việt ở Pháp và một vài nước lân cận đã hăng hái tham dự cuộc biểu tình chống đối do Ủy ban đề xướng nhân Ngày Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc 1987 ở công trường Nhân quyền, đối diện tháp Eiffel.

Tại lãnh vực tranh đấu trực diện là UNESCO, ủy ban trù liệu tiếp xúc rộng rãi với các thành viên quốc gia không cộng sản, các thành viên là tổ chức ngoài chính quyền (Organisation Non Gouvernementale - ONG), các nhân vật chủ chốt ở cơ quan Liên Hiệp Quốc, kể cả Tổng Thư Ký M’Bow đương nhiệm. Luận cứ đầu tiên Ủy ban trình bày là CSVN muốn UNESCO lấy ngày 19.5.1990 làm sinh nhật bách niên của Hồ Chí Minh. Nhưng theo sự kê khai của đương sự hồi sinh tiền và theo các tài liệu chính thức của đảng, Hồ Chí Minh có tới 5 ngày tháng năm sinh khác nhau. Thời điểm lễ kỷ niệm quốc tế ấn định một cách hồ đồ sẽ khiến cho uy tín của UNESCO và Liên Hiệp Quốc bị thương tổn. Bằng chứng gần cận về lề thói thay đổi dữ kiện lịch sử bởi CSVN là họ đã loan báo Hồ Chí Minh tạ thế ngày 03.9.1969, trong khi ông mất từ ngày hôm trước, 02.9.1969.
Và để tạo áp lực phía chính phủ Pháp - có ảnh hưởng đáng kể vì Paris là nơi đặt trụ sở UNESCO - Ủy ban tranh thủ được sự ủng hộ triệt để của Hội Người Pháp Ðông Dương (ANAI : Association Nationale des Anciens d’Indochine) gồm các gia đình Pháp kiều, cựu quân nhân khi trước cư trú hay phục vụ tại ba nước Việt-Mên Lào. Hai bên đồng ý phối hợp chương trình và phương thức vận động.

Hội ANAI sẽ nhường cho cộng đồng VN ra mặt trước công luận, đi hàng đầu khi biểu tình, hội họp, để Hội khỏi vướng mắc lời đối phương cáo buộc có hành động trả thù sự thất trận năm 1954.

Do sự thúc đảy của Hội ANAI và lời thỉnh cầu của Ủy ban, một số dân biểu, nghị sĩ đối lập lên tiếng chất vấn trên diễn đàn quốc hội, yêu cầu chính quyền - do tả phái lãnh đạo sau khi ô. Mitterand đắc cử tổng thống năm 1981 - bác bỏ sự vinh danh Hồ Chí Minh. Thêm lời rỉ tai ở hậu trường : nếu chính phủ Pháp có thái độ tán thành, Hội ANAI, các chính đảng phái hữu, và Ủy ban hành động của người Việt, sẽ huy động cựu chiến binh gồm thương binh và gia đình tử sĩ trận chiến VN-1, cùng với thuyền nhân, người tị nạn CS mọi quốc tịch, các đoàn thể như Hội Y sĩ Thế giới, Hội Nhân quyền, v.v... xuống đường liên tiếp khắp nơi. Kết quả là chính phủ Pháp hứa đứng ngoài không bỏ phiếu nếu Ðại hội đồng UNESCO thảo luận nghị quyết đề cao Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, như đã dự đoán, Tiểu ban Văn hóa với đa số thuận, đã ghi vào nghị trình Ðại hội đồng UNESCO năm 1987 danh sách sẽ được tuyên dương năm 1990 gồm 7 nhân vật : Phya Anuman Rajadhon (Thái Lan), Thomas Munzer (Ðông Ðức), Anton Semionovitch Makarenko (Liên Sô), Hồ Chí Minh (Việt Nam), Jawaharlal Nehru (Ấn Ðộ), và Sinan (Thổ Nhĩ Kỷ>). Lời tuyên dương Hồ Chí Minh dùng trọn bản văn do phái đoàn CSVN soạn cũng như lời tuyên dương các nhân vật khác do phái đoàn quốc gia liên hệ đề nghị - được Ðại hội đồng thông qua không thảo luận.

Ủy ban đành chuyển qua vận động giảm thiểu tầm vóc tổ chức kỷ niệm. Hai biến cố thời sự đem lại thời cơ thuận lợi cho hành động của Ủy ban và các đồng minh.
- Ông M’Bow thất cử ;
- Ông Frederico Meillor, nhân sĩ Tây-Ban-Nha (Espagne), thay thế làm Tổng Thư Ký UNESCO.
- Rồi những chính thể cộng sản ở Ðông Âu kế tiếp sụp đổ ;
- Chấn động vang nhất là sự phá hủy "bức tường ô nhục" ở Bá-Linh (Berlin) và
- Sự thống nhất Ðức quốc sớm hơn các lời tiên đoán.
- Sự phát triển mạnh mẽ của trào lưu dân chủ có hiệu lực xóa bỏ luôn những công trình che dấu, thổi phồng, hóa trang, của guồng máy tuyên truyền cộng sản.

Bộ mặt thực của mô hình chế độ cộng sản, của các lãnh tụ tối cao Staline, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh, Ceaucescu, Kim Nhật Thành, v.v... dần dần bộc lộ, làm tiêu tan những hình ảnh thần tượng tuyệt đỉnh hoàn mỹ dựng lên từ mấy chục năm.

Ủy ban được vị tân Tổng Thư Ký Frederico Meillor trấn an : không thể hủy bỏ nghị quyết 1987 (phải do một nghị quyết khác của Ðại hội đồng), nhưng UNESCO sẽ không tổ chức kỷ niệm và không can dự bất cứ hành động nào để vinh danh Hồ Chí Minh tại trụ sở Paris.

Thực tế là ngân sách UNESCO do ông soạn thảo sẽ không dự trù ngân khoản cho công việc đó. Việt Nam cùng nước nào muốn cử hành lễ sinh nhật bách niên của Hồ Chí Minh là tùy ý riêng, không liên quan gì tới UNESCO cả.
Do đó, Ủy ban nhận định rằng công tác mà cộng đồng ủy nhiệm đạt kết quả tương đối thỏa mãn.

- Ủy ban quyết định chấm dứt chiến dịch thư phản kháng ;
- đình chỉ việc lập hồ sơ, ấn hành hắc thư tố cáo tội ác Hồ Chí Minh và CSVN ;
- không trù liệu tập họp, biểu tình phản đối kỷ niệm sinh nhật Hồ Chí Minh bởi UNESCO vì sự việc ấy sẽ không xảy ra.
- Nhưng Ủy ban tiếp tục theo dõi nội vụ để phản ứng khi cần thiết.

Quả nhiên trước ngày 19.5.1990, Ủy ban được tin rằng CSVN loan báo mập mờ kỷ niệm trọng thể sinh nhật bách niên của Hồ Chí Minh tại phòng khánh tiết UNESCO.
Một số văn công nghệ sĩ từ quốc nội sang, gồm đoàn múa rối nước, sẽ trình diễn trong buổi lễ, phụ thêm triển lãm và tiếp tân.
Tổng thư ký Nguyễn Văn Trần lập tức tới gặp ông Giám đốc Ðông Nam Á Vụ UNESCO để chất vấn, mang theo thiệp mời của sứ quán in hình Hồ Chí Minh với bối cảnh là trụ sở UNESCO.

Nhà chức trách đó cho hay UNESCO tiếp đơn giữ chỗ trước, đã theo qui lệ cho sứ quán mướn 2 căn phòng thường dành cho mọi sinh hoạt của thành viên mà thôi. Ông không hay biết chương trình tổ chức, và nếu có thiệp mời, chắc chắn ông Tổng Thư Ký cùng các cộng sự viên sẽ không tham dự.

Ông ghi nhận lời phản đối hợp lý của Ủy ban, bảo đảm Văn phòng sẽ đòi sứ quán hủy bỏ thiệp mời có thể gây ngộ nhận.

Hội ANAI tiếp xúc với Bộ Ngoại giao Pháp, cũng được xác nhận không có đại diện chính quyền, nhân viên chính phủ, đại diện quốc hội, đại diện Ðô thành Paris, tham dự lễ kỷ niệm hay tiếp tân, triển lãm, sứ quán CSVN dự liệu.

Sau đó, sứ quán CSVN đã phải thu hồi thiệp mời in hình Hồ Chí Minh gửi cho ngoại giao đoàn, thành viên UNESCO, các nhân vật chính quyền và dân sự Pháp "ê mặt " ; thiệp chỉ xử dụng với tính cách nội bộ để mời Việt kiều.

Một đặc phái viên của Ủy ban tới trụ sở UNESCO ngày 19.5.1990 (Phù Sa xin sửa lại là ngày 12/5/1990) để kiểm tra, báo cáo rằng chung cuộc, sứ quán CSVN chỉ mướn một phòng sinh hoạt nhỏ thay vì hai (gồm thêm một phòng lớn có sân khấu).

Nhân số hiện diện khoảng chừng 60, 70 tân khách ; hầu hết là hội viên Việt kiều Yêu nước. Lác đác vài khuôn mặt ngoại quốc, phỏng đoán là đảng viên cộng sản Pháp, thành viên các phái đoàn thân hữu với chế độ như Cuba, Trung quốc, Bắc Hàn, Mên, Lào.
Một cuộc biểu tình phản kháng vào đúng giờ khắc buổi kỷ niệm của sứ quán CSVN qui tụ hơn một trăm người đã diễn ra ở công trường Fontenoy gần trụ sở UNESCO.
Hành động do Ủy ban Quốc tế Trần Văn Bá, không phải là thành viên Ủy ban Tố cáo Tội ác Hồ Chí Minh (vì chưa ra đời năm 1987), đề xướng.

Hai đại diện đoàn biểu tình là ông Trần Văn Tòng và ký giả Olivier Todd đến trụ sở UNESCO đưa lời phản kháng đã được ông Giám đốc Ðông Nam Á Vụ tiếp kiến.
Khi nghe xong lời trình bày về lập trường và thái độ của cơ quan Liên Hiệp Quốc, sự can thiệp của Ủy ban Tố cáo Tội ác Hồ Chí Minh và các biện pháp đã thỏa hiệp, hai vị đại diện đồng ý là UNESCO vô can ; đoàn biểu tình sẽ chỉ tập trung hành động để đả đảo sự vinh danh Hồ Chí Minh, người có tội trước lịch sử nhân loại đã tàn hại đất nước và dân tộc Việt Nam và hai nước láng giềng Mên Lào.

Ủy ban Tố cáo Tội ác Hồ Chí Minh chính thức giải tán cuối tháng 5 dl. 1990.
Ðáng tiếc là Ủy ban không chủ trương quảng bá thành quả công tác vì cho rằng đó là bổn phận, nên còn có thể có dư luận thiếu chính xác ngay tại Pháp về thủ đoạn của đảng CS mập mờ xử dụng danh nghĩa UNESCO đánh bóng hình tượng Hồ Chí Minh.

Nghiêm Văn Thạch
(Theo Phù Sa)
--------------------------------------------------------
Nhơn dịp tháng 5.
Nhắc lại một chuyện cũ của 13 năm về trước
để trả lời một số e-mails từ Việt nam gởi ra :

UNESCO không thi hành Quyết nghị "Hồ Chí Minh là nhà văn hóa"

•Nguyễn Ðông A thuật
Nam Linh - Phan Văn Song ghi

Mười năm sau, báo An ninh thế giới, số 177 xuất bản tại Hà nội cho đăng một bài với tựa "Bảo vệ lể kỷ niệm 100 ngày sinh của bác Hồ ở trụ sở Unesco (Pháp)".

Tại sao "bảo vệ" ? Nếu lể sanh nhựt 100 năm của HCM được Unesco tổ chức thì không cần phải bảo vệ bởi phía Tòa Ðại sứ Hà nội, bởi vấn đề an ninh đã thường xuyên được Unesco đãm trách.
Phải bảo vệ như lời tựa của bài báo viết (báo công an) vì buổi lể kỷ niệm ấy thật sự không được Unesco tổ chức mà do hoàn toàn Tòa Ðại sứ Hà nội tự lo liệu.

Diễn tiến sự việc :
Năm 1987, Ðại hội đồng Unesco đã chấp thuận một quyết nghị tôn vinh Hồ Chí Minh là danh nhơn thế giới (nhà giải phóng dân tộc, nhà văn hóa). Theo quyết nghị này, Unesco sẽ trợ cấp cho Hà nội một ngân khoản để tổ chức lể kỷ niệm 100 năm taị trụ sở Unesco Hà nội, ấn hành tranh ảnh, sách báo nói về sự nghiệp văn hóa và giải phóng của lão. Riêng Unesco tại Paris cũng sẽ tổ chức lể kỷ niệm tại trụ sở với sự tham dự của Ban lãnh đạo Unesco, đại diện chánh phủ Pháp và Thị xã Paris.
Sở dỉ Quyết nghị này được thông qua dễ dàng ở Ðại hội đồng vì ông M'Bow, một người phi châu đen, làm Tổng Giám đốc Unesco có xu hướng thân Cộng sản đã tích cực vận động các thành viên trong Unesco.

Ngay khi Quyết nghị vừa được phổ biến, cộng đồng người Việt tại Paris liền lập tức hop nhau lại để tìm phương cách phản đối Unesco.

Một tổ chức thành hình : ỦY BAN TỐ CÁO TÔI ÁC HỒ CHÍ MINH gồm một Tổng Thư Ký và nhiều Ủy Viên . Ông Nguyễn Văn Trần được các thân hữu ủy nhiệm làm Tổng Thư Ký với sự hợp tác trợ lực tích cực của các ông Trần Văn Ngô, Chu Vũ Hoan, Nguyễn Thừa Thính, Nghiêm Văn Thạch, Vũ Hạ .. Ủy Ban Vận động kiều bào ở khắp nơi : Hoa Kỳ, Úc, Canada và Âu Châu, viết thư cho Unesco phản đối Quyết nghị sai lầm kia và vạch trần tội ác Hồ Chí Minh từ khi nắm chánh quyền ở Hà nội và của chế độ qua các biến cố cụ thể như vụ Nhân văn Giai phẩm, cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, vụ thảm sát Mậu Thân Huế và ở miền Nam sau 1975, việc tập trung cải tạo, đánh tư sản mại bản, đày dân đi kinh tế mới, tổ chức vượt biển thu vàng, thảm nạn vượt biển ..
Ðồng thời Ủy ban cũng kêu gọi báo chí việt ngữ hải ngoại tố cáo tội ác của Hồ Chí Minh và chế độ cộng sản Hà nội viết lại và phổ biến để ngăn chận ảnh hưởng của Nghị quyết Unesco này.

Ông Nguyễn Văn Trần liên hệ với tướng Simon, chủ tịch Ủy Ban Tương trợ Việt-Miên-Lào và chủ tịch Hội cựu Ðông Dương ANAI, để kêu gọi Hội cựu chiến binh Pháp lên tiếng tố cáo tội ác của Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng sản đã vi phạm Nhơn quyền đối với tù binh pháp sau chiến tranh đông dương.

Ông Nguyễn Văn Trần liên hệ với Thị xã Paris và một số dân biểu, nghị sĩ Pháp am hiểu về chế độ cộng sản Hà nội để yêu cầu họ đặt những câu hỏi với chánh phủ Pháp tại Quốc hội Pháp để có thái độ đối với Quyết nghị Unesco, bởi Pháp là quốc gia đón nhận trụ sở Unesco.

Bức tường Bá linh sụp đỗ kéo theo khối Cộng sản Ðông âu đã ảnh hưởng sâu đậm đến nếp suy nghĩ về Cộng sản của các nước Âu châu và của thế giới. Ông Frédéric Mayer, người Tây ba nha vừa đắc cử Tổng giám đóc Unesco. Ông nầy am hiểu cộng sản nên không có xu hướng ủng hộ phe khuynh tả trong Unesco như ông M'Bow trước kia. Kiều bào Việt nam ở khắp nơi viết thư gởi về Unesco, có đến hàng hai mươi ngàn thư phản đối, yêu cầu hũy bỏ Quyết nghị. Số thư này được ông Giám đốc trách nhiệm vùng Ðông Nam Á ở Unesco cứ tuần tự đến cuối tuần chuyển đến đại diện Hà nội tại Unesco.

Ông Nguyễn Văn Trần sưu tầm tài liệu tại các thư viện và văn khố Pháp chứng minh sự đề cao HCM của Hà nội như là một vĩ nhơn là hoàn toàn dối trá. Thân phụ của Hồ Chí Minh say rượu phạt đòn làm chết oan một tội nhơn nên bị mất chức chứ hoàn toàn không vì chống Pháp mà từ quan. Không còn nguồn lợi tức để sanh sống và học hành , HCM bỏ vào Phan Thiết nhờ Hội Liên Thành nhận cho dạy học sanh sống qua ngày. Nhưng số học sanh của một tỉnh lẽ lúc bấy giờ không đủ bảo đảm cho y một mức sống ổn định nên năm sau đó y rời Phan thiết vào Sài gòn để xuống tàu Pháp xin làm phụ bếp cho có đồng lương đêù đặng và khá giả hơn.

Hồ Chí Minh xuống tàu Pháp tại bến Nhà Rồng ở Sài gòn hoàn toàn chỉ nhằm tìm kế sanh nhai cho bàn thân và gởi tiền về nước giúp phụ thân thôi.
Vì cha y thuộc diện hành chánh của chánh quyền thuộc địa nên Hồ Chí Minh làm đơn xin ban học bổng để mong sau này "giúp ích Nhà nước Pháp". Ðơn xin bị từ chối. Qua các văn kiện do HCM viết và khai báo ghi nhận : HCM có nhiều ngày sanh khác nhau. Ngày chết của y cũng bị Ðảng Cộng sản thay đổi: ngày 2 tháng 9 năm 1969 biến thành ngày 3 tháng 9.

Những chi tiết hộ tịch này đã phơi bày sự thiếu chánh xác và sự dối trá đã giúp Ủy ban Tố cáo tội ác Hồ Chí Minh thuyết phục Unesco không thể chấp nhận ngày 19/5 là ngày sanh của HCM. Một cơ quan văn hóa và khoa học của Liên Hiệp Quốc không thể chấp nhận sự dối trá được.
Từ đấy, Unesco bắt đầu nghi ngờ thành tích của Hồ Chí Minh là "nhà văn hóa" và tin những lời phản kháng của cộng đồng người Việt nam ở hải ngoại, bởi không ai hiểu rõ HCM hơn người Việt nam và đặc biệt những người Việt nam nạn nhơn của chế độ Hồ Chí Minh.

Thế là trước ngày 19 tháng 5 năm 1990, ông Nguyễn Văn Trần được mời đến Unesco cùng với Tướng Simon để Unesco cho biết quyết định của họ là không thi hành Quyết nghị. Unesco giải thích là không thể hủy bỏ Quyết nghị được, bởi muốn hủy bỏ phải thông qua Ðại Hội dồng, với nhiều thủ tục phiền toái.

Tiếp theo đó, Unesco thông báo cho Hà nội biết quyết định với những chi tiết như sau:
1/.- Unesco không tổ chức lễ 100 năm của HCM tại Paris và Hà nội.
2/.- Cho Tòa Ðại sứ Hà nội ở Paris mướn (dấu sắc) một phòng trong trụ sở Unesco Paris để tự tổ chức (Hà nội muốn thuê hai phòng , nhưng không được phòng thứ hai vì bị Ủy ban Tố cáo Tội ác HCM can thiệp ngăn chặn).
3/.- Unesco và chánh quyền Pháp, kể cả Thị xã Paris không tham dự lễ.
4/.- Ban tổ chức không được lạm dụng để tuyên truyền chánh trị và đề cao HCM là " nhà văn hóa" theo tinh thần Quyết nghị.
5/.- Thiệp mời không được in hình HCM và ghi lễ "sanh nhựt HCM và nhà văn hóa" .. mà chỉ ghi mời " tham dự buổi văn nghệ".

Quyết định không thi hành Quyết nghị củ Unesco với những ngăn cấm như trên đây đã được Văn Chấn , tác giả bài báo của An ninh thế giới, số 177 thừa nhận nguyên văn như sau:

" .. Ðiển hình là một số người Việt nam lưu vong ở Pháp, Mỹ và một số nước đã tụ tập nhau ở Paris thành lập cái gọi là "Ủy ban chống tôn vinh HCM" (thật sự là Ủy ban tố cáo tội ác HCM, nhưng tác giả sợ phạm húy nên cải "tố cáo tội ác" thành "chống tôn vinh") do các tên Nguyễn Văn Trần, Nguyễn Thừa Thính, Chu Vũ Hoan.. Chúng tích cực vận động một số nhơn vật hữu phái trong chánh quyền các nước ký tên vào thư yêu cầu Tổng Thư ký Unesco hũy bỏ quyết định kỷ niệm ngày sanh của bác. Chúng viết bài cho các báo phản động người Việt nam xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời bác..
Ðã sắp đến ngày kỷ niệm, nhưng Ban lảnh đạo Unesco vẫn chưa dứt khoát lại còn gây sức ép thuyết phục ta đồng ý tổ chức kỷ niệm ở bên ngoài trụ sở Unesco vơí lý do nhiều ý kiến phản đối. Với thái độ kiên quyết của phía ta lãnh đạo Unesco chấp nhận một thỏa hiệp: bỏ một vài hoạt động hình thức tuyên truyền chánh trị, không treo ảnh bác trong hội trường, trong triển lãm ảnh bác ở hành lang Unesco, trong giấy mời phải ghi là đến xem văn nghệ, ..
Ba ngày trước lễ kỷ niệm, tình hình lại không diễn ra như ta mong muốn.Tổng Thư ký Unesco mời đại diện phía ta đến gặp và yêu cầu hoãn lễ kỷ niệm với lý do ta không giử đúng lời hứa vì trong giấy mời có in hình bác và ghi "Nhơn dịp kỷ niệm 100 ngày sanh HCM, danh nhơn thế giới" (Ðúng là VẸM). .. Cuối cùng ta trả lời với ông Tổng Thư ký là đã thay đổi ... Tuy nhiên ta cho in 100 giấy mời mới thôi (để mời người ngoại quốc) còn giấy cũ gởi cho Liên hiệp Việt kiều yêu nước - hội ngoại vi của Hà nội - phân phối.
Về phần nội dung buổi lễ ta có thay đổi chút ít. Ðồng chí Ðại sứ của ta không đọc bài diển văn đã dọn sẳn mà thay vào đó Ðồng chí Nguyễn Kinh Tài, Ðại sứ bên cạnh Unesco đọc bài diển văn ngắn nói về ý nghĩa lễ kỷ niệm, đọc Quyết định của Ðại Hội đồng Unesco về kỷ niệm 100 ngày sanh của bác. Chủ tịch Hội đồng người Việt tại Pháp (Hội Liên hiệp Việt kiều yêu nước) phát biểu ý kiến về công lao của bác đối với dân tộc và thế giới, cuối cùng là chương trình xem văn nghệ do đoàn cải lương trong nước phục vụ "

(An ninh thế giới - số 177 trang 14 )

Trong phần cuối Văn Chấn khoác loác hôm ấy có đến "2000 người tham dự nhờ các võ sĩ ngăn chận những người đến phá". Sự thật là hôm ấy không quá 70 người tham dự và hoàn toàn không có ai muốn đánh phá và ngăn chận nhóm "Việt kiều yêu nước" tham dự.

Nhận xét:
Buổi lễ 19/5/1990 hoàn toàn do Tòa Ðại sứ Hà nội tại Paris tổ chức trong một căn phòng của Unesco do họ thuê mướn.

Không có đại diện của Unesco và chánh quyền pháp đến dự.

Buổi lễ đã không được thực hiện đúng theo tinh thần Quyết Nghị "Hồ Chí Minh là một danh nhơn thế giới" mà chỉ là một buổi trình diển văn nghệ bình thường. (Ðại sứ Phạm Bình của Hà nội không được quyền đọc diển văn và không được quyền nói về HCM như là một danh nhơn).

Ðảng Cộng sản Việt nam và nhà cầm quỳên Hà nội đã không biết lấy làm xấu hổ về những hành động lật lọng và gian trá của mình đối với một cơ quan văn hóa quốc tế (vụ tráo trở thiệp mời - ct: đừng nghe những gì CS nói .. nhìn những gì CS làm ) mà lại còn khoe khoan đề cao như là một thành tích thắng lợi.

Ðiểm thiếu sót đáng tiếc của Ủy ban Tố cáo tội ác Hồ Chí Minh là đã không quảng bá sâu rộng thành quả tranh đãu là Unesco không thi hành Quyết nghị, bởi nghỉ rằng đã thắng lợi như vậy là đủ rồi.

Do đó mà 10 năm sau, Hà nội mới dám lên tiếng khoe thành tích "bảo vệ" lễ kỷ niệm 100 ngày sanh của HCM.

Hồi Nhơn Sơn 31 tháng 5 năm 2003
Nguyễn Ðông A (một thành viên của Ủy Ban Tố cáo Tội ác Hồ Chí Minh) thuật
Nam Linh Phan Văn Song ghi

(Theo Phù Sa)

(DCV)

TỔ CHỨC UNESCO KHÔNG VINH DANH HỒ CHÍ MINH

http://www.tiengnoitudodanchu.org/vn/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&p=1148