1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 23 février 2007

* Tim hieu ve y nghia nhung cuoc chien o VN

Ce résumé n'est pas disponible. Veuillez cliquer ici pour afficher l'article.

jeudi 22 février 2007

Nixon Hoa du, 35 nam nhin lai





Nixon Hoa du, 35 năm nhìn lại (phần 1)




2007.02.21
Lê Dân - Thanh Trúc, RFA




Hôm nay đánh dấu đúng 35 năm ngày Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon mở chuyến viếng thăm lịch sử đến Trung Quốc làm thay đổi cuộc diện thế giới về chính trị, quân sự và cả kinh tế, xã hội. Thanh Trúc điểm lại một số sự kiện liên quan để mong làm rõ một số diễn tiến đã xảy ra, nhưng chưa được nêu rõ nguyên do.



Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe

Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông gặp gỡ tại Bắc Kinh vào năm 1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration.
Từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước, Liên Xô lao vào cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ thế giới với Hoa Kỳ qua những vụ triển khai tên lửa tại Cuba, và sau đó là thúc đẩy cuộc chiến Việt Nam.



Trong mục tiêu phục vụ chiến lược đối phó với Moscow, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon lên nhậm chức vào năm 1969 bắt đầu điều chỉnh chủ trương đối với Trung Quốc, biến quan hệ song phương từ đối đầu sang đối thoại.



Các tài liệu của Thư viện Tổng thống Nixon vừa được giải mã cho thấy chỉ hai tuần sau khi tuyên thệ nhận chức, ông Richard Nixon đã bắt đầu xúc tiến một kế hoạch bí mật sau này làm thay đổi thế quân bằng trên địa cầu nhiều thập niên.
Chiến dịch bí mật sau này dồn dập triển khai thành một chuỗi sự kiện xảy ra trong vòng 7 ngày, mà ông Nixon gọi là "tuần lễ làm thay đổi thế giới".

Thế lưỡng cực

Tổng thống Nixon tại Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc hôm 24-2-1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration.



Thế giới lúc đó ra sao ? Các sử gia ngày nay tóm lược rằng lúc đó địa cầu chia thành lưỡng cực. Một bên do Hoa Kỳ và phía bên kia có Liên Xô và Trung Quốc.



Giữa Moscow và Bắc Kinh đã từng không mấy thuận thảo từ những năm 30, khi Nga ủng hộ chế độ Tưởng Giới Thạch, hơn là Mao Trạch Đông. Nga trợ giúp cố vấn và khí tài cho Quốc Dân đàng Trung Hoa, con trai trưởng của thống chế Tưởng Giới Thạch là Tưởng Kinh Quốc được Moscow đào luyện. Sự hậu thuẫn đó kéo dài tới khi Nhật thua trận vào năm 1945 mới thôi.



Sau khi Mao nắm được chính quyền Hoa Lục, Bắc Kinh ngày càng tỏ ra độc lập hơn đối với Moscow trong khuynh hướng muốn lãnh đạo khối các quốc gia Cộng sản. Trung Quốc muốn đẩy mạnh đấu tranh với các nước mà họ gọi là phe đế quốc, trong khi Liên Xô bắt đầu mỏi mệt và muốn "sống chung hòa bình".



Tháng Tư năm 1960, Bắc Kinh chính thức kết án Moscow "xét lại", Liên Xô phản ứng bằng cách rút hàng ngàn cố vấn về nước và chấm dứt mọi viện trợ quân sự và kinh tế cho nước đồng minh khổng lồ.



Năm 1962 Liên Xô hậu thuẫn đồng minh không cộng sản là Ấn Độ trong cuộc tranh chấp về ranh giới với Trung Quốc. Mối căng thẳng càng lúc càng gia tăng cho đến khi hai nước cộng sản lớn nhất xô xát tại biên giới vào tháng Ba năm 1969.



Moscow lẫn Bắc Kinh đều không ai nhịn ai, gia tăng sức mạnh quân sự quanh vùng sông Ussuri. Nga lên tiếng đe dọa về một cuộc tấn công bằng bom nguyên tử, Bắc Kinh cho đào hệ thống hầm hố trú bom, khiến cả thế giới nín thở suốt cả mùa hè năm 1969.



Cuối cùng, đến tháng Chín năm đó, Thủ tướng Liên Xô Kossygin đến Bắc Kinh nói chuyện hòa giải cùng Thủ tướng Chu Ân Lai. Nhưng sự đe dọa vừa qua của Liên Xố khiến cà Mao Trạch Đông lẫn Chu Ân Lai không yêm tâm, bắt đầu nghĩ tới thế chiến lược địa dư-chính trị của mình.



Họ biết nếu chiến tranh nổ ra thì lực lượng quân sự còn thô sơ của Trung Quốc không thể sánh với Hồng quân Liên Xô. Ngay sát phía Nam Hoa Lục lại có sự hiện diện của một đạo quân hùng hậu của Mỹ.



"Nền ngoại giao bóng bàn"
Đối diện với sức ép quân sự hai phía, Bắc Kinh cho cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ sẽ bảo đảm an ninh cho Trung Quốc như lời Mao Trạch Đông từng nói là "thỏa hiệp với kẻ thù ở xa" để "đánh kẻ thù trước ngõ".

Chiếc Air Force chở Tổng thống Richard Nixon đến phi trường ở Bắc Kinh hôm 21-2-2007. Photo courtesy National Archives & Records Administration.



Ngay lúc đó tại Washington, các ông Nixon và Kissinger nhận ra thế " nghêu sò tương tranh, ngư ông hưởng lợi". Nhiều nhà phân tích cho rằng việc Liên Xô, Trung Quốc tranh chấp là nguyên do lớn nhất đưa đến việc Hoa Kỳ và Trung Quốc cải thiện quan hệ, thu hút sự quan tâm của cả thế giới vào ngày 21 tháng Hai năm 1972.



Sự chuyển hướng của Bắc Kinh khởi đầu gần một năm trước đó. Ngày mùng 6 tháng Tư năm 1971, khi đội tuyển bóng bàn Hoa Kỳ đang thi đấu tranh giải vô địch Thế giới lần thứ 31 tại Nhật Bản đã bất ngờ được đòan vận động viên Trung Quốc mời sang thi đấu hữu nghị ở Bắc Kinh.

Mùng 10 tháng Tư, chín tuyển thủ, bốn huấn luyện viên và viên chức cùng 2 người vợ họ đã bước lên chiếc cầu từ Hồng Kông để vào Hoa Lục bằng đường bộ. Đó là những công dân Mỹ đầu tiên đặt chân trên nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Quốc kể từ năm 1949.



Diễn tiến đó được báo chí quốc tế gọi là "nền ngoại giao bóng bàn", nhưng bất chấp sự quảng bá rộng rãi của diễn tiến đó, các ông Nixon và Kissinger vẫn giữ kín các sự giao tiếp với Bắc Kinh.



Chỉ đến sau ngày 15 tháng Bảy năm 1971, khi cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Henry Kissinger hoàn tất chuyến đi Bắc Kinh trong bí mật, thì Tổng thống Richard Nixon mới loan báo là có thể ông sẽ sang thăm Trung Quốc vào năm sau.





Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 3)
Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 2)
Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 1)
Di sản đẹp nhất của Tổng thống Gerald Ford
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford từ trần, thọ 93 tuổi
Nhận định của những nhà nghiên cứu về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 10)
Vai trò của nhạc sĩ Văn Cao trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 9)
Hình thức kỷ luật trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 8)
Những nhân vật trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm (phần 7)
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »



Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

________________________






Nixon Hoa du, 35 năm nhìn lại (phần 2)
2007.02.21
Lê Dân, phóng viên đài RFA


Về chuyến viếng thăm lịch sử đến Trung Quốc của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon làm thay đổi cuộc diện thế giới, Lê Dân giở lại một số tư liệu của Thư viện Tổng thống Nixon, trong đó có những đoạn trả lời phỏng vấn báo chí của cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger về những diễn tiến liên hệ.
Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe

Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai gặp gỡ tại Bắc Kinh vào năm 1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration.
Tháng Hai năm 1972, việc Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon hội kiến cùng chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã khiến các nước đồng minh và đối thủ của cả hai phía ngạc nhiên. Do đó mà chính ông Nixon gọi đó là "tuần lễ làm thay đổi thế giới".


"Tuần lễ làm thay đổi thế giới"
Trong kho tư liệu của Thư viện Tổng thống Nixon, cố vấn an ninh quốc gia Kissinger cho biết ông đã được biết về dự tính đó của Tổng thống Nixon vào trường hợp như thế nào:


“Tôi đã được đọc một bài ông Nixon viết cho tạp chí Ngoại giao. Ông nói về một nước Trung Hoa mở cửa trong những tuần lễ đầu của nhiệm kỳ Tổng thống, cho rằng điều đó có thể gây sức ép khiến Liên Xô phải giúp Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam.”
Kế hoạch đó dần dần hình thành từ năm 1969 đến những năm đầu thập niên 70 dưới bí danh Marco Polo. Tuần tự từ một buổi trình diễn thời trang do toà đại sứ Nam Tư tổ chức ở thủ đô Varsovie của Ba Lan, phái viên của Washington đã tìm cách trao một thông điệp viết tay cho một quan chức Trung Quốc tham dự buổi trình diễn.

Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh hôm 25-2-1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration.
Rồi đến việc Bắc Kinh trả lời và bất ngờ mời đoàn tuyển thủ bóng bàn Mỹ viếng thăm hữu nghị. Sang việc cố vấn Kissinger đang tham dự hoà đàm Paris về chiến tranh Việt Nam, nhận lời mời tham dự dạ yến tại Pakistan, vốn là một quốc gia thân hữu của cả Mỹ lẫn Trung Quốc.


Lấy cớ bị đau bụng bất ngờ và đi nghỉ ngơi vài ngày ở cao nguyên Pakistan do một nhân viên mật vụ thế vai, ông Kissinger thật bí mật lên đường sang Bắc Kinh. Ông chỉ có 48 giờ để hoàn thành nhiệm vụ sắp đặt chuyến đi cho Tổng thống Richard Nixon.
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Henry Kissinger hồi tưởng lại: “Cúng tôi chỉ có một dịp cuối tuần là có thể đến Trung Quốc, nhưng họ lại bận một cuộc viếng thăm chính thức của chủ tịch Bắc Hàn Kim Nhật Thành mà không thể đình hoãn.


Vì thế ông Chu Ân Lai phải chia xẻ thời giờ của ông giữa chúng tôi và ông Kim Nhật Thành, do đó chúng tôi phải bắt tay ngay vào việc soạn thảo bản tuyên bố chung để chuẩn bị với bản thảo do phía Bắc Kinh soạn.
Mọi việc phải diễn ra thật sít sao để tôi có thể về lại Paris vào đúng nửa đêm, chuẩn bị cho ngày hoà đàm kế tiếp mà không bị ai nghi ngờ gì.”


Bước đột phá quan trọng


Về lúc nhận được câu trả lời chính thức từ Bắc Kinh, mời Tổng thống Richard Nixon sang thăm hữu nghị, cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger hồi tưởng:
“Nếu tôi nhớ không lầm thì đã nhận được phản hồi của Bắc Kinh và tôi đã mang vào trình Tổng thống ở phòng Lincoln trong Nhà Trắng. Tôi đã có nói với ông rằng đây là bước đột phá ngoại giao quan trọng nhất kể từ Thế chiến thứ nhì tới nay.
Ông mở một chai rượu Courvoisier và chúng tôi cụng ly, nhưng chính vào lúc đó, chúng tôi biết là sự kiện này sẽ bẻ gãy chiến cuộc Việt Nam và làm thay đổi bản chất quan hệ giữa Hoa Kỳ với Liên Xô.....”
Sự hồi tưởng của nguyên cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Henry Kissinger cho chúng ta thấy sự được, thua tại cuộc chiến Việt Nam xem như đã an bài từ ngày Tổng thống Mỹ được mời đến Bắc Kinh gặp gỡ chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.

Tổng thống Nixon tại Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc hôm 24-2-1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration.
Việc loan báo sự kiện này được tổ chức cùng lúc tại Washington và Bắc Kinh vào ngày 15 tháng Bảy năm 1971. Khắp nơi nổi lên nhiều phản ứng mạnh mẽ, đại sứ Đài Loan giận dự chỉ trích Nixon đã bán đứng nước ông.


Ngay trọng nội bộ đảng, Tổng thống Nixon cũng bị phê bình gay gắt, ông phải đích thân thuyết phục nguyên chủ tịch đảng là ông Barry Goldwater và cử nguyên thống đốc bang California là ông Ronald Reagan sang Đài Bắc trấn an Tổng thống đảo quốc này là thống chế Tưởng Giới Thạch.


Ván bài thành công


Tại Liên Xô, tin nổ ra như tiếng sét giữa trời. Nguyên Ủy viên Trung ương đảng Georgii Arbatov kể lại là các ủy viên không thể tin là nước Mỹ lại trở thành đồng minh của Trung Quốc, và nếu đúng thì điều gì sẽ xảy ra ?


Ván bài Tổng thống Richard Nixon phơi ra trên chiếu bạc lập tức có hiệu quả. Bốn ngày sau, điện Kremli mời ông qua viếng thăm Matxcơva, các cuộc đàm phán về tài giảm binh bị bế tắc đã lâu được Liên Xô nhanh chóng tái tục.


Nhưng rồi sau khi người được Mao Trạch Đông chọn để kế vị mình là ông Lâm Bưu làm phản, tổ chức đảo chính thất bại và bị rớt máy bay chết trên đường trốn chạy sang Liên Xô thì Washington lại đâm ra hoang mang. Tuy nhiên mọi việc vẫn tiếp diễn như dự tính và đúng như ông Nixon ví von, "một tuần lễ làm thay đổi thế giới" đã diễn ra.


Ngày nay, Trung Quốc đang đi đúng con đường "xét lại" sống chung hoà bình với "tư bản, đế quốc " mà Bắc Kinh từng hằn học kết án Moscow cách nay hơn 3 thập niên.
Ngược lại, Liên Xô sụp đổ khi quay trở lại con đường thi đua võ trang với các nước "đế quốc" do Hoa Kỳ đứng đầu. Còn Việt Nam đang đi con đường hiện nay, một phần lớn cũng do tác động của chuyến đi Bắc Kinh lịch sử ngày ấy của ông Richard Nixon.

San bay Trung cong o Hoang Sa va thac Ban Gioc

Sân bay Trung cong trên Quần đảo Hoàng Sa




The Paracel Islands (islands and reefs in the South China Sea and part of the South China Sea Islands , about one-third of the way from Vietnam to the Philippines. The Paracel Islands belonged to Vietnam until they were occupied by the People's Republic of China in 1974.


The Paracel Islands are surrounded by productive fishing grounds and by potential oil and gas reserves.








Before 1932, Paracel Islands was placed on the map of Vietnam by the Nguyen Dynasty.
In 1932, French Indochina annexed the islands and set up a weather station on Pattle Island.
In 1939, Empire of Japan invaded and occupied it.
In 1946, on the basis of Cairo Declaration and Potsdam Declaration, the Republic of China took control of these islands.
In 1951, at the San Francisco Conference on the Treaty of San Francisco with Japan, which does not formally state which nations are sovereign over these islands, Vietnam's representative claimed that both the Paracel and Spratly Islands are territory of Vietnam, and was met with no challenge from the nations at the conference. However neither the People's Republic of China nor the Republic of China (Taiwan) were invited to the San Francisco Peace Conference and therefore neither signed this treaty.

After the French left in 1956, South Vietnam replaced the French in controlling the islands.
The People's Republic of China (PRC) has controlled the Paracel Islands since January 19, 1974, when its troops seized a South Vietnamese garrison occupying the western islands in the battle of Hoang Sa 1974.

The islands are also claimed by the Republic of China (Taiwan) and Vietnam. Along with the Spratly Islands, the Paracel Islands are considered part of the Hainan Province by the People's Republic of China. It is currently controlled and administered by the People's Republic of China.

The islands have no indigenous inhabitants. The PRC announced plans in 1997 to open the islands for tourism. The small Chinese port facilities on Woody Island and Duncan Island are being expanded. There is currently one airport.

_______

http://danviet.se/modules.php?name=News&file=article&sid=64
__________________


Thac Ban Gioc bi csvn ba'n cho Tau, va hien nay la khu du lich cua Trung cong !
(nen xin visa Trung cong de tham quan)





_____________

- Ban do ma Trung cong ve lai :
http://www.sbsm.gov.cn/gjbt.php?col=399&file=3924

- Hoang Sa nay thuoc ve TC, va TC xay phi truong, bao vay VN ...
http://danviet.se/modules.php?name=News&file=article&sid=64
- Tai Lieu CongSan Vietnam ban nuoc: http://bannuoc.2vietnam.net/

mercredi 21 février 2007

Mat tra'i than tuong HCM - (NTB)

Mặt trái thần tượng Hồ chí Minh.

Nguyễn Tường Bá


Nếu trước đây Mặt Thật Hồ Chí Minh cũng như Mặt Thật Stalin chỉ được phơi bầy khi chế độ toàn trị sụp đổ; nhưng ngày nay với sự tiến bộ truyền thông và tự do, người Việt Hải Ngoại có thể lật Mặt Trái Thần Tượng Hồ Chí Minh góp phần hữu hiệu cần thiết khai tử chế độ Cộng Sản Việt. (1)


Hồ Chí Minh không thông minh mà chỉ ranh vặt.

Hồ Chí Minh lanh trí như gập vũng nước thì không đi lên lề mà bước ngay vũng nước để được quay phim tuyên truyền;dùng bao thuốc nội hóa bình dân nhưng trong đựng thuốc ngoại quốc sang như hồi năm 1945-1946 (2). Nhưng lanh trí mà không phải là thông minh vì:

Hồ mù quáng theo chủ nghiã Mác trong khi hầu hết các nhà cách mạng khác né tránh như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học v. v... đến Tự Lực Văn Đoàn;ngày nay bậc thức giả thế giới, ít nhất từ thập niên 1960-1970, đều rõ chủ nghiã Mác sai lầm từ bản chất (3) ;ngay tại Việt Nam bây giờ tất cả các tư tưởng gia như Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê, Hoàng Minh Chính v. v... đều lên tiếng như vậy.

Điều đáng trách là Hồ đã tin chủ nghiã Mác một cách không suy xét đến mức coi chủ nghiã này như " quyển sách ước muốn gì được nấy" làm học giả Hoàng Văn Chí phải ngạc nhiên về sự phi lý trí, phản khoa học của Hồ. (4) ;Hồ u mê coi Stalin Mao Trạch Đông như hai người "không bao giờ có thể sai lầm được" trong khi hai lãnh tụ này đã có nhiều sai lầm khủng khiếp. Trớ trêu vì Stalin lại nghi ngờ Hồ đến mức cho người trộm lại ký tặng của Stalin cho Hồ (5), ngược lại Stalin kính phục Tito mặc dầu Tito chủ trương trung lập chống Stalin. Khrushchev, cựu tổng bí thư Nga Xô từ 1953 đã tả Hồ như một thuộc cấp và tín đồ trung thành mù quáng với Stalin (5)

Dương Thu Hương coi "chiến tranh chống Mỹ cứu nước" là chiến tranh ngu xuẩn nhất lịch sử dân tộc. Hồ, người chủ xướng và cổ võ chiến tranh đó dĩ nhiên cũng ngu xuẩn. Trong ba nước chia đôi Đức Hàn Việt chỉ có Việt chịu nhiều thập niên chiến tranh và hy sinh ít nhất ba thế hệ. Tưởng nên ghi rằng Hồ đã được Thủ Tướng Nehru chỉ dẫn khuyên bảo tại Hôi Nghị Trung Lập Banduung 1956 rằng đừng dại dính vào cuộc chiến giữa hai khối cường quốc đều có bom nguyên tử nên họ không trực tiếp đánh nhau mà để cho các đàn em đánh nhau. Thật ra chỉ có dân Việt thiệt hại còn Hồ và CSVN đã nhờ chiến tranh củng cố quyền lực và hưởng danh lợi: Hồ ngu nhưng không dại, đăc tính của kẻ khôn vặt.

Thông minh được đo bằng hệ số IQ mà ở Hoa Kỳ ngày nay đã đo được IQ của tất cả các tổng thống dù đã chết. Một ngày gần, người Việt Hải Ngoại cũng sẽ đo được IQ của Hồ (6), IQ của Hồ sẽ không hơn trung bình vì:

J. H. Roy, nhà cộng sản Ấn, đồng môn xuất sắc của Hồ từ 1924 tại Moscou tiết lộ rằng Hồ học không xuất sắc, yếu kém mọi môn thậm chí đến nỗi không biết cả lập luận. Đó là các khuyết điểm của người không trông xa nhìn rộng, ranh vặt chứ không sáng suốt thông minh.

Tại Banduung 1956, Hồ đã láu táu ôm hôn vợ Tổng Thống Nam Dương Shukarno, xứ Hồi Giáo, khiến cho cả nước phẫn nộ và Hồ chỉ được lòng một người tài xế lái xe thế mà CSVN vẫn ca tụng thành tích Nam Dương của Hồ.

Hồ không biết Toán Trung Học và rất lơ mơ các vấn đề khoa học. Hồ có tiểu sảo lấy lòng giới bình dân như tài xế ở Nam Dương, các quân nhân Hoa Kỳ O. S. S. năm 1944-1945 ở Việt Nam;nhưng các trí thức như Nehru, Chu Ân Lai, JH Roy, Hoàng văn Chí, Bác sĩ Lý (BS riêng của Mao Trạch Đông), Khrushchev, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường v. v... thì không ai phục trí tuệ của Hồ, một người có trình độ trí tuệ coi Stalin Mao Trạch Đông là kim chỉ nam.

" Ông thầy vĩ đại" thực chất chỉ là một người ranh vặt, láu cá, thuộc và sao chép các câu nói của các vĩ nhân thế giới nhưng được các người trong nước coi như là của Hồ để dùng làm lá chắn, bùa hộ mệnh hay chân lý cho các ý kiến, lập luận có thể trái ý hay phật lòng giới quyền uy sinh sát. Điều này làm thôi chột mọi tư tưởng và môi trường cho gian dối bành trướng.

Hồ là tấm gương cho sự gian dối, Hồ gian dối suốt đời và gian dối với chính mình: Hồ tự cho hay tưởng là mình hơn cả Hưng Đạo Vương, người chiến thắng quân Mông Cổ mà Hồ quên rằng Hồ chỉ là con cờ cái đuôi của Nga Tàu trong chiến tranh chống Mỹ. Noi gương Hồ, đảng CSVN đã sửa ngày chết, sửa chúc thư của Hồ và tột đỉnh của sự gian dối là đã bịa đặt ra cái " Tư tưởng Hồ Chí Minh "sau 22 năm khi Hồ đã chết (7) nó mung lung, muốn hiểu sao cũng được và có cũng như không mà chính Hồ đã phủ nhận rằng:" Tôi không có tư tưởng gì, mọi thứ do Ông Stalin Ông Mao Trạch Đông đã nghĩ ra". Khổ cho học sinh và đảng viên cả nước mất nhiều thời giờ công sức phải học một thứ vô ích như "tư tưởng Hồ Chí Minh" mà bên Nga bên Tàu đều vứt bỏ vài chục năm nay.

Hồ Chí Minh không yêu nước

Yêu nước không thể theo định nghiã ngu dân của CSVN:" Yêu Đảng là yêu nước" hay "Yêu nước là yêu Đảng". Theo văn hóa Việt, yêu nước không thể tách rời với ý niệm thương dân như dân ta thường nói:" Yêu nước thương dân".

Hồ không thương dân mà ngược lại còn ác với dân: Hồ đã giúp Không Quân Hoa Kỳ cắt đường tiếp tế Nam Bắc 1944-1945 khiến khoảng 2 triệu dân Bắc chết đói. Hồ đã chủ trương và cổ vũ chiến tranh để ủng hộ Nga Tàu và củng cố quyền lực gây tang thương nhất lich sử dân tộc, Hồ chỉ động lòng trắc ẩn khi già sắp chết và đã mất hết quyền muốn ngưng chiến nhưng thiếu can trường nên thành bù nhìn cho các đàn em chủ chiến. Ý muốn miễn thuế một lần cho dân mà suốt đời Hồ cũng không thực hiện được.

Yêu nước phải đặt dân nước lên trên hết; ưu tiên của Hồ luôn luôn là đảng cộng Việt, cộng sản Nga Tàu hay chính bản thân mình. Người dân Việt với kinh nghiệm nửa thế kỷ dối trá của Hồ và CSVN phân biệt rõ "Hồ nói " khác với " Hồ nghĩ và làm". Chỉ có người ngoại quốc (kể cả vài chính khách) mới lầm Hồ là người yêu nước. Bởi vậy:

Hồ lúc trẻ xuất ngoại sang Pháp nạp đơn xin học trường thuộc điạ (nhưng không được nhận) (8) thì Hồ viết sách là xuất ngoại cứu nước. Bán nhà ái quốc Phan Bội Châu cho mật thám Pháp lấy 10 vạn đồng (9) thì nói là vì cách mạng. Dựa vào quân Hoa Kỳ để cướp chính quyền thì nói là chống Nhật, măc dầu lúc đó Nhật đã đầu hàng và chính phủ Trần Trọng Kim đã dành được độc lập;Hồ vẫn trơ trẽn tuyên ngôn độc lập lần nữa để sau đó nghênh đón quân đội viễn chinh Pháp đổ bộ Bắc Việt. Hồ hô hào đại đoàn kết nhưng cùng quân Pháp đánh tiêu diệt các chiến khu quốc gia (9). Hồ nói là chỉ theo một đảng là đảng Việt Nam nhưng lại chỉ phục vụ đảng CSVN và tiêu diệt tất cả các đảng khác. Nếu Hồ thương dân thì không đánh Trận Điện Biên thí quân không cần thiết vì không có nó quân Pháp cũng phải rút khi chiến tranh Cao Ly ngưng, Hoa Kỳ không tiếp tế cho Pháp nữa.

Không có Hồ thì không có " chiến tranh chống Mỹ cứu nước" ngu xuẩn và tai hại nhất lịch sử dân tộc.

Hồ Chí Minh nhờ Mỹ cướp được chính quyền

Đoạt chính quyền là điều quan trọng hàng đầu trong sinh hoạt chính trị và tối quan trọng đối với các nước Á Châu chậm tiến. Hồ đã cướp được chính quyền năm 1945 là nhờ quân đội Hoa Kỳ như sau:

Hồ Chí Minh là nhân viên số 19 của Sở Tình Báo Chiến Lược Quân Đội Hoa Kỳ Thế Chiến 2, O. S. S. (Tiền thân của CIA) vùng Nam Trung Hoa. Cơ quan O. S. S. ca ngợi sự đóng góp của Hồ về hai việc:cứu một viên phi công và cung cấp tin tức tình báo về quân đội Nhật. Thực ra viên phi công đã được dân thiểu số cưú và nuôi nhiều ngày, Hồ chỉ giúp đưa viên phi công về hậu cứ ở bên Trung Hoa. Ngược lại, quân Hoa Kỳ đã cung cấp cho Việt Minh 5 ngàn vũ khí, cho các quân nhân đến chiến khu huấn luyện cách xử dụng vũ khí, cố vấn và tháp tùng hành quân (về cả đến tận Hà nội). và quan trọng nhất là công khai xác nhận Hồ và bộ đội Việt Minh là người của quân đội Hoa Kỳ, Đồng Minh thắng trận. Trong khi Jean Sainteny, đại diện của Pháp De Gaulle chỉ xin mượn quân phục lính Mỹ để mặc thì bị từ chối, cấm đóan; các đảng quốc gia lưu vong bị O. S. S. kỳ thị vô căn cứ dữ dội (10) (11).

Ở thời điểm tháng tám 1945; lực lượng Việt Minh được Hoa Kỳ xây dựng như trên là một lực lượng mạnh tuyệt đối về vật chất và nhất là về uy thế chính trị vì quân đội Pháp tại Đông Dương đã bị quân Nhật đảo chính bắt cầm tù, quân Nhật lại đã đầu hàng buộc phải nằm im chờ hồi hương; chính phủ Trần Trọng Kim chỉ có vài trăm lính khố xanh khố đỏ ở mỗi tỉnh, võ trang súng Mousqueton cổ hay súng hỏa mai. Bởi vậy, Nguyễn Xuân Chữ đại diện chính phủ đã từ chối đề nghị của quân Nhật dẹp loạn Việt Minh (12). Lực lượng Việt Minh cướp chính quyền ngày 19 tháng 8 năm 1945 rồi mới tìm Hồ Chí Minh đang lang thang ngơ ngác trong rừng nhiều ngày sau mới gập.

Tưởng nên ghi: Việt Nam Quốc Dân Đảng do Lê Khang chỉ huy chỉ với vài khẩu súng săn mượn của Đồn Điền Đỗ Đình Đạo cũng cướp được chính quyền tỉnh Vĩnh Yên sau khi không thuyết phục được Trương Tử Anh, lãnh tụ chung của các đảng quốc gia, đã dè dặt không muốn cướp chính quyền Hà nội nhân ngày công chức biểu tình 19/8/1945 ngày mà Việt Minh ra tay. (13) (14)


Nạn đói Ất Dậu (1944-1945)

Nạn đói Ất Dậu đánh dấu sự can dự đầu tiên của Hồ Chí Minh vào chính trường Việt Nam
Nạn đói xẩy ra vì nhiều nguyên do:thực dân Pháp cùng quân Nhật tích trữ thóc gạo phòng chiến tranh;thực dân Pháp tăng thuế nông dân và bắt dân trồng đay cho nhu cầu bao cát quân Nhật. Thượng Thư Pham Quỳnh đã phản đối nhiều lần nhưng không kết quả. Bắc Kỳ, vùng Thái Bình Nam Định hạn hán. Các đường thủy bộ Nam Bắc bị phi cơ Hoa Kỳ oanh tạc dữ dội mà tướng Pháp Mordant điện tín xin Hoa Kỳ ngưng oanh tạc nhưng không kết quả. Chính phủ Trần Trọng Kim lên thay, lập quỹ cưú đói, lạc quyên tiềnvà nhất là tìm cách chở gạo từ trong Nam ra vì gạo chỉ bằng giá 1/ 60 gạo ngoài Bắc, gạo Nam rẻ đến mức xe lửa dùng thóc đốt thay than đá. Tuy nhiên nỗ lực của chính phủ không thành công vì Hoa Kỳ oanh tạc quá mạnh, đường Nam Bắc bị cắt hoàn toàn, phái đoàn cứu đói do Bác Sĩ Bộ Trưởng Y Tế và Cứu Đói Vũ Ngọc Anh vào ngày 23 tháng 7 năm 1945 bị oanh tạc, trong số nạn nhân chết có Bác Sĩ Vũ Ngọc Anh (15). Có thể nói nếu chở được gạo ra Bắc thì dân nghèo ngoài Bắc không chết vì tính chung cả nước thì Việt Nam năm Ất Dậu không thiếu gạo.

Tưởng nên ghi rằng tờ truyền đơn, bằng Việt và Pháp, do không quân Hoa Kỳ giải xuống do đóng góp của Hồ Chí Minh. Khi Hồ lên nắm quyền thì Hồ tịch thu quỹ này (15) và dùng tiền đó hối lộ các tướng Tàu sang giải giới quân Nhật.

Nước Nhật bị hai quả bom nguyên tử chết khoảng 200. 000 người, nhưng năm nào Nhật cũng tưởng niệm long trọng. Ở Hà nội năm 1945 cũng có một đài tưởng niệm nạn nhân Ất Dậu (16), nhưng Hồ lên thì không còn nữa.

Chiến Tranh Việt Nam (1954-1975)

Nhìn từ khía cạnh Quốc Tế Công Pháp, như Richard Nixon trong cuốn " Không Còn Những Vụ Việt Nam Nữa" (No More Vietnams), đó là chiến tranh xâm lăng do CSVN tấn công Việt Nam Cộng Hòa với đầy chứng cớ do các biến cố tháng tư 1975 và sau đó như: xe tăng Nga Xô đâm xập cổng Dinh Độc Lập, quân cán chính Niềm Nam đi tù cải tạo tập trung, hàng triệu người vượt biển với khoảng 600, 000 người chết v. v... (9)

Nhưng chúng ta không thể đồng ý với Nixon rằng Hoa Kỳ không thua về quân sự tại Việt Nam. Đành rằng sức mạnh quân sự Hoa Kỳ vô địch, nhưng tại chiến trường Việt Nam, quân đó đã phải rút khỏi Nam Việt Nam trong khi quân Cộng Việt không phải rút và các đường tiếp tế không bị không kích để đổi lại Hoa Kỳ mang về khoảng 200 tù binh, theo Hiệp Định Paris 1973 mà chính Hoa Kỳ ký kết xác nhận. Bỏ lại bạn đồng minh Cộng Hòa Việt Nam chịu trận không làm cho Hoa Kỳ không thua trận.

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thất trận của Hoa Kỳ như:Phong trào phản chiến, giới truyền thông, quốc hội Hoa Kỳ giảm viện trợ trong khi Nga Xô tăng gia viện trợ, tham nhũng của lãnh đạo Nam Việt Nam, sai lầm của Nguyễn văn Thiệu ra lệnh rút khỏi Vùng 1 và 2 v. v.. Nhưng hai nguyên nhân chính, cốt lõi và sâu xa là:

Thứ nhất, Hoa Kỳ tệ hơn là không biết địch mà đã hiểu sai bản chất Hồ Chí Minh (và đàn em) từ đó đánh giá sai sức chiến đấu của địch

Thứ hai, lỗi lầm cơ bản của toàn bộ chính sách Việt Nam của Hoa Kỳ, lỗi lầm ấy là chưa bao giờ Hoa Kỳ là người bạn thật sự cuả quảng đại nhân dân Việt Nam yêu chuộng tự do. Hoa Kỳ đến Việt Nam vì những quyền lợi chiến lược nhất thời, rồi bỏ Việt Nam khi bài toán chiến lược đã đổi thay (với thế liên minh khách quan với Bắc Kinh, với tiến bộ kỹ thuật võ khí...) (Vương văn Bắc, " Diễn Đàn Người Việt"Paris 6, 1985. "Suy Tư" trang 16 Paris 2003). Nói cách khác, khát vọng Dân Chủ Tự Do mà Phan Bội Châu ao ước trong cuốn Cao Đẳng Quốc Dân, 1927 (17) cho người Việt được hưởng quyền lợi và trách nhiệm một công dân khiến cho Việt Nam có thể hưng thịnh, khát vọng này cho đến nay vẫn chưa đạt.

Bởi thế, người ta thấy:

Thoạt đầu Hoa Kỳ giúp Hồ nắm quyền năm 1945, một lợi thế lớn khởi đầu và lợi thế này tiếp tục duy trì vì nhận định sai lầm của Hoa Kỳ về Hồ, tưởng Hồ như "Cha Già Dân Tộc" tựa George Washington. (After the Japanese surrendered, the Viet Minh began to take control of local offices, largely as the result of Ho Chi Minh growing reputation as the American-baked liberator of his country. This reputation was to endure as David Ross, a medic in the First Infantry, learned in Viet Nam he said:" We were told not to bad-mouth Ho Chi Minh, since the Vietnamese mistakenly thought he was the George Washington of their country because he had thrown out the French") (11 trang 47) (ghi chú: Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á Châu thoát ách thực dân nhờ quân Nhật dẹp thế lực quân sự thuộc điạ của các nước tây phương)

Nhật Hoàng đã đầu hàng khi 800 phi cơ Hoa Kỳ dội bom mà không còn phi cơ Nhật nghênh chiến (chứ không phải vì 2 quả bom nguyên tử) vì nếu tiếp tục nữa thì dân Nhật chỉ chết uổng. Nhưng Hồ và các đàn em không đầu hàng khi bị dội bom dữ dội không phải vì Hồ anh hùng hơn Nhật Hoàng nhưng vì Hồ không thương dân, không yêu nước (coi Việt Nam chỉ là một phần Nga Tàu có tan nát cũng không thua), vả lại khi bom dữ dội thì Hồ ở Bắc Kinh, tránh bom dễ dàng.

Chính sách " cái roi và củ cà rốt " của Lyndon Johnson và Richard Nixon không thành công với Hồ và đàn em (Oanh tạc Miền Bắc và 100 triệu xây dựng thunh lũng Mekong). Khác với lần oanh tạc quân Nhật, quân CSVN có các hỏa tiễn Nga nghênh chiến hữu máy bay B52. CSVN trả đuã bằng chiến tranh khủng bố:pháo kích vào thành phố, giết cả giáo viên... CSVN là nước duy nhất có binh chủng Đặc Công (nghiã là khủng bố) do một viên tướng chỉ huy. Không thương dân, đói, chết cũng đánh, đánh như điên đến mức Lê Đức Thọ bỏ luôn giải Hoà Bình Nobel.

Nixon bắt đầu Việt Nam Hóa chiến tranh bằng hành quân Lam Sơn 719, (tháng 1/1971) làm thiệt hại quân ưu tú khi tiến sang Hạ Lào mà thiếu yểm trợ không lực điều mà quân Hoa Kỳ cũng không làm nổi. Điều tai hại nữa là Nixon hỗ trợ tham nhũng và tham quyền của Nguyễn văn Thiệu (khiến dân nản chí và Quốc Hội Hoa Kỳ ghét chê) :" Tôi biết Thiệu ti tiện và tham nhũng nhưng xử dụng Thiệu vì nhu cầu thực tế " (18)

Từ 1965 đến 1973 có 10, 270, 000 dân tị nạn tại Nam Việt Nam, con số do toà Đại Sứ Hoa Kỳ cung cấp (19), đây mới là cuộc tị nạn lớn nhất lịch sử Việt và nó cũng chứng tỏ dân Việt ghét sợ cộng sản, chọn Tự Do. Nhưng họ không được võ trang không được tổ chức như dân Do Thái dân Palestine để sống còn, nhóm Hai Tập Hoà Hảo tự động võ trang đã bị Nguyễn văn Thiệu buộc phải giải giới ít tháng trước 30 /4/1975.

Gia Tài Hồ Chí Minh

Thực trạng Việt Nam đã thành các tin giật gân kỳ dị trên truyền thông thế giới (nhưng đau thương căm phẫn cho người Việt) như:mức sống người dân thành hạng thấp nhất thế giới nhưng các lãnh tụ giầu sụ bạc tỷ. Tham nhũng cửa quyền khắp nơi, từ trên xuống nhưng trừng trị chỉ trình diễn với vài cắc ké ngớ ngẩn, tham nhũng là máu nuôi toàn đảng cho nên đòi dẹp tham nhũng bị trừng trị, đi tù. Thân xác phụ nữ trong nước bán cho đa số là cán bộ đảng viên, bên ngoài cho khắp Á Châu và Đông Âu, bất hợp pháp bằng cưới xin giả, công nhân giả, lừa gạt, cả trẻ vị thành niên 6 tuổi, 8 tuổi (Cao Miên), đấu giá trên màng lưới (Đài Loan, Nam Hàn). Không xây dựng mà còn ngăn cản tiến tới dân chủ tự do đến nỗi thua kém cả Cao Miên (Cao Miên có đa đảng và tự do báo chí). Đảng CSVN sợ mất điạ vị sợ tập hợp đến mức ngăn cấm các công tác cứu lụt của Hòa Thượng Quảng Độ trong nhiều vụ lụt. Bán ruộng nông dân nghèo làm sân golf cung phụng tư bản ngoại quốc. Nhượng biên giới lui lãnh hải cho Trung Cộng.

Văn sĩ Dương Thu Hương nhận xét: ".. Tóm lại, những người do đảng cử ra đại đa số là họ tự bầu cho nhau, nhân dân không bầu họ, cho nên cái mặt họ trông tăm tối lắm, ăn nói thì nham nhở ngu độn, nói chung là câu nọ chửi bố câu kia, chẳng ra cái thể thống gì. Nó ngớ ngẩn đến mức độ tất cả những người dân Việt Nam, dù rằng người mù chữ đi nữa cũng xấu hổ vì vua chúa sao mà tối tăm ngu dốt đến thế (20).

Thật sự đảng CSVN chỉ tăm tối ngu dốt khi tính việc nước việc dân, nhưng họ rất tinh khôn tàn ác khi tranh khi bảo vệ quyền lợi. Muốn hiểu họ, ta nên xem bản chất quyền lực CSVN, một thứ quyền lực không có sự kiểm soát kìm hãm và tham dự của người dân nên đã có hình dáng con hải quái " Léviathan " trong tư tưởng Hobbes. (3, Suy Tư Paris 2003, Bài " Luận Về Quyền Lực ") (21, Léviathan, Thomas Hobbes, 1651). Nhưng con hải quái CSVN có 2 đầu: Đầu Cộng Sản Hạ Cấp và Đầu Tư Bản Bệnh Hoạn.

Đầu Cộng Sản Hạ Cấp. Đầu này do Hồ Chí Minh đem lại từ hơn 60 năm, "Hạ Cấp" vì là thứ Cộng Sản sao chép tồi tệ của Cộng Sản Nga, Công Sản Tàu, gượng ép trái với văn hóa Việt. Nó đã phát triển tràn lan đến mức thốt ra " Yêu nước là yêu đảng", câu nói phi lý nói lên một sự thật:tất cả quyền lực đều trong tay đảng CSVN
Đầu Tư Bản Bệnh Hoạn. Mới mọc ra lúc CSVN đổi mới (nhưng đã chậm nhiều chục năm). "Bệnh Hoạn " là vì chỉ thiểu số chức quyền cùng các thân nhân và tay em cấu kết bóc lột đè đầu toàn dân với các tệ nạn cửa quyền, tham nhũng, lừa bịp, sống xa hoa một cách vô ý thức trong khi quần chúng lao động tiếp tục ngụp lặn trong cảnh bùn lầy nước đọng của sự nghèo đói triền miên. Không có dân chủ, chỉ có vỏ dân chủ và cũng không tiến tới dân chủ, tự do, công lý và đạo lý. (22)

Tiêu diệt Hải Quái CSVN khó vì nó có hai đầu, đầu cộng sản giữ vững quyền lực và đầu tư bản tham nhũng nuôi đầu cộng sản. Với sự suy tàn của Chủ Nghĩa Mác, tinh thần hay hay hệ thần kinh của Hải Quái CSVN là Thần Tượng Hồ Chí Minh.

Mặc dầu, đúng như Dương Thu Hương nhận định:"Thần tượng chỉ là món ăn cho tuổi niên thiếu hoặc cho nhân loại thời ấu trĩ. Nước Đức đã từng có thần tượng là Hitler và thần tượng này đã dẫn nước Đức xuống vực thẳm của Đại Chiến 2. Một nửa nhân loại đã từng có thần tượng là Karl Marx và một nửa đó đã trả giá cho vị thần râu xồm. Sau những kinh nghiệm như vậy người ta hiểu rằng con người trưởng thành là con người không cần thần tượng. Thần tượng là món cháo thịt của thời niên thiếu " (Dương Thu Hương, 2005). Nhưng các đảng viên cộng sản, nhất là các cấp lãnh đạo, họ không phải là những người trưởng thành, họ là những " Đỗ Mười" tối tăm ấu trĩ suy tôn Hồ là thần tượng, thần linh giữ tinh thần mọi cấp trên dưới, theo hay chống đảng, cũ hay mới, ra khỏi đảng vẫn viện dẫn lời "Bác" làm căn cứ cho lập luận cho lý tưởng mặc dầu sự thực Hồ không như vậy. Bởi vậy CSVN bằng mọi gía bênh "Bác" còn hơn là thần hoàng.

Võ khí hưũ hiệu đánh đổ thần tượng "Bác Hồ" là sự thật về Hồ Chí Minh.

Đến nay CSVN vẫn tuyên truyền Hồ độc thân; mặc dầu có 2 người vợ chính thức: Tăng Tuyết Minh, người Trung Hoa cưới vào tháng 10 năm 1929. Hôn Lễ linh đình, có cả vợ chồng Chu Ân Lai tham dự (Huang Zheng, Phó Viện Khoa Học Xã Hội, Quảng Tây, Trung Quốc) và Nguyễn Thị Minh Khai (Chị ruột vợ Võ Nguyên Giáp), cưới theo nghi thức Nga Xô vài năm sau đó tại Moscou (Sử gia William Duiker) và nhiều vợ không chính thức như Đỗ thị Lạc (Sử gia Trần Trọng Kim) Nông thị Xuân (Nhà văn Vũ Thư Hiên), các vợ hờ và nhân tình khác lên đến trên 10 người (theo ký giả Du Miên, nhà văn Vũ Trọng Khanh con của nhà văn Vũ Trọng Phụng). Có thể nói tổng quát là nơi nào cũng có vợ và tuổi nào cũng có gái (lúc ở với Nông thị Xuân, 25 tuổi thì Hồ 65). Hồ cũng có cả con nữa, không kể con gái, Hồ có ít nhất 2 con trai: Nguyễn Tất Trung (theo Vũ Thư Hiên) và Nông Đức Mạnh (theo Vũ Quốc Thúc). Tuy nhiên việc Hồ có nhiều vợ cũng không quan trọng lắm vì vua chúa hay Mao Trạch Đông chẳng nhiều thê thiếp là gì; cách đối xử với vợ, với phụ nữ nói chung mới thực sự quan trọng, mới biểu lộ bản chất người ta. Muốn rõ chúng ta hãy lấy các mẫu nhân vật trong Truyện Kiều của Thi Hào Nguyễn Du, những mẫu người xử tệ với phụ nữ để so cách xử sự của Hồ để hiểu bản chất của Hồ một cách chính xác vô tư. Hồ Chí Minh so với:

Sở Khanh. Trong cuộc tình với cô Tàu Tăng Tuyết Minh, Hồ là Sở Khanh. Hồ đã mua chuộc người mẹ và người anh ruột, làm đám cưới linh đình có cả vợ chồng Chu Ân Lai tham dự rồ bỏ cô này sau vài năm và lấy Nguyễn thị Minh Khai ở Moscou. Hồ bạc tình đến mức vào năm 1991, cô Tuyết Minh thành bà lão 86 tuổi từ trần mà vẫn không được gập Hồ Chủ Tịch tuyệt đỉnh danh vọng. Cô này thủ tiết chờ chồng (Huang Zheng, Phó Viện Khoa Học Xã hội, Quảng Tây, Trung Quốc, 2004)

Mã Giám Sinh. Lúc Hồ 65 mà hưởng lạc cô Nông thị Xuân 20 tuổi. Cưới cô Tuyết Minh nhưng khi gập cô Minh Khai trẻ hơn, Hồ bỏ cô Tuyết Minh. (Sử Gia william J. Duiker, Hồ Chí Minh, nxb Hyperion, New York, 2000), rồi ở Hongkong với một cô Tàu khác lúc bị bắt. Rồi cô Briere, cô Vera Vasiliera (Bủi Tin, Mặt Thật, nxb Saigon Press, Cali 1993). Thực ra ở đâu Hồ cũng có gái, nhiều gái kể cả ở chiến khu; có điều tình dục nhiều và bừa bãi như vậy không thể là " nét đẹp " -- như nhận định của Nhà Báo Bùi Tín (một nhà báo Việt tầm mức quốc tế đã đóng góp nhiều cho Tự Do, Dân Chủ và Sự Thật) mà là sự bẩn thỉu của một Mã Giám Sinh.

Tú Bà. Hồ là môn sinh của Trùm Mật Vụ Trung Cộng Khang Sinh, một tay khét tiếng về xử dụng phụ nữ trong mưu toan chính trị và là người đã gài cô Giang Thanh cho Mao Trạch Đông. Các hình chụp trong Chiến Khu Việt Bắc 1944-1945 với các sĩ quan Mỹ có Hồ và cả một phụ nữ trẻ đẹp sáng sủa. Trưởng Toán Mỹ Patti chối là không bị mỹ nhân kế; thế thì cô gái đẹp trẻ đó ở rừng làm gì nhất là thời đại xưa kín cổng cao tường ? Khang Sinh Việt Nam Trần Quốc Hoàn từ một du đãng vô học được Hồ xây dựng đưa lên làm Bộ Trưởng Công An. Hoàn đưa cô Xuân cho Hồ. Tại sao Luật Sư Nguyễn Hưũ Thọ đươc thỏa thích dâm dục khi ra bưng? Hồ hay môn đệ của Hồ đã dàn xếp? Nên nhớ đại gian dâm Trần Quốc Hoàn vẫn được đặt tên cho một phố Hà nội vì y có công với CSVN.

Hoạn Thư. Trần Quốc Hoàn biết tính cả ghen của Hồ nên Hoàn chỉ cần ẩn ý dèm pha rằng cô Xuân gập nhiều đàn ông khiến Hồ đồng ỳ cho thủ tiêu cô Xuân (Đêm Giữa Ban Ngày. Vũ Thư Hiên. nxb Văn Nghệ 1997) Nguyễn thị Minh Khai đã bỏ Hồ theo Lê Hồng Phong, nhưng cặp tình nhân này đều bị Mật Thám Pháp bắt ngay khi về nước vì do Hồ chỉ điểm vì ghen và Hồ có đường dây với mật thám Pháp trong vụ bán Phan Bội Châu (Theo Vũ Hồng Khanh, 1954). Hồ ghen ác hơn Hoạn Thư vì Hoạn Thư chỉ hành hạ tình địch, chưa bỏ tù hay giết.

CSVN thường bênh vực các hành động vô đạo của Hồ (như việc bán Phan Bội Châu, ký cho quân Pháp đổ bộ lên Bắc Việt v. v..) bằng lập luận " đó là đạo đức cách mạng'" Nhưng khi ở tù tại Liễu Châu, Trung Quốc 1943, Hồ đã viết bài "Hối Lỗi" và " thề rời bỏ đảng cộng sản " (23). Chúng ta cũng chưa từng thấy vị nguyên thủ nào trong cả lịch sử thế giới lại nói dối cả với trẻ thơ: " Có hai điều Bác khuyên các cháu đừng bắt chước Bác là hút thuốc lá và không lấy vợ " (24)

Hồ Chí Minh không thể là thần tượng của bất cứ ai mà chỉ là ma quỷ ám dân Việt từ hơn nửa thế kỷ nay;bao giờ bóng ma Hồ tan biến, Gian Dối Vô Luân nhường chỗ cho Sự Thật, Đạo Lý; con đường nước Việt Tái Sinh và Hưng Thịnh sẽ mở rộng. /.
Nguyễn Tường Bá, tháng 4 năm 2006.

Chú Thích:
(1) Ý kiến của Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện trong buổi nói chuyện 2001, 2002... góp ý và khích lệ của Nguyễn Tường Ánh và Nhà Văn Trần Nhật Kim, tháng 10, 2005

(2) Kể lại của Giáo Sư Vũ Khắc Khoan, 1955, 1956 tại Saigon.

(3) Sự Suy Tàn Của Chủ Nghĩa Mác, Vương Văn Bắc, (1985), in lại trong cuốn " Suy Tư " Paris 2003, trang 126 và kế tiếp.

(4) Duy Văn Sử Quan, Hoàng Văn Chí, 1999.

(5) Khrushchev. Remenbers. nxb. Little Brown 1970, trang 480, 481.

(6) Giáo Sư Tâm Lý Chính Trị Nguyễn Hữu Chi, Đai Học Carlton Ottawa Canada.

(7) Đại Dương, Tương Quan Giữa CSTQ và CSVN, Việt Nam Cuối Tuần số 4951 ngày 24/3/2005 trang 58

(8) Nguyễn Thế Anh, Hồ Chí Minh, nxb Nam Á, Paris 1990.

(9) No More Vietnams, Arbor House, 1985.

(10) Many Reasons Why, Charlton & Moncrieff, 1978

(11) Backfire, Loren Baritz, Ballantine 1986.

(12) Nguyễn Xuân Chữ, Hồi Ký, nxb Văn Hóa, Houston, 1996

(13) Hoàng Văn Đào, VNQĐD, tái bản lần 2, Saigon 1970

(14) Phát Biểu của Hoàng Nhật Tiến, Niên Trưởng (năm 2006 là Chủ Tịch) Đại Việt Quốc Dân Đảng tại Đại Hội Toàn Đảng 1998, San Jose, California, USA

(15) Án Tích cộng Sản Việt Nam (in lần 2) Trần Gia Phụng, nxb Non Nước, Toronto, Canada 2001.

(16) Phạm Ngọc Lũy, Hồi Ký, Tokyo, nxb Tân Văn 1993.

(17) Cao Đẳng Quốc Dân, Phan Bội Châu, 1927. Tổ Chức Hưng Việt in lại 1997 và tôi được tặng 1 bản năm 2000.

(18) The Memoirs Of Richard Nixon. Grosset Dunlap 1978, trang 348.

(19) Winners and Loosers. Gloria Emerson, Norton 1992 trang 357.

(20) Dương Thu Hương, Phỏng Vấn 2001

(21) Léviathan, Thomas Hobbes London 1651

(22) Vũ Quốc Thúc, Paris tháng 1/2003. Đặc San Luật Khoa 2003, Houston, USA, 2003

(23) Tưởng Vĩnh Kính, Hồ Chí Minh Tại Trung Quốc. 1972, nxb Văn Nghệ California USA 1999, trang 370

(24) Góp ý của Triển, VNQDĐ (Chủ Lực) San Jose USA 2004.

Tổng kết tam về lãnh thổ lãnh hải VN !

Tổng kết tạm về lãnh thổ lãnh hải và tài nguyên VN bị mất

Nhờ cái gọi mà chủ nghĩa Mac Le vô địch qua nhiều chiêu bài mị dân, để nhuộm đỏ nước VN, hcm và đcsvn đã bán đứng lãnh thổ lãnh hải VN cho ngoại bang TC, phục vụ cho mưu đồ bành trướng Hán tộc, quyền lợi Cộng sản quốc tế và cho riêng hcm & đcsvn :

- Qua công hàm công nhận 12 hải lý năm 1958, HCM & Phạm văn Đồng đã dâng Hoàng Sa và trường sa của VN cho Tàu;

- Với "quan hệ xhcn anh em", HCM và đcsvn đã dâng cho Tàu:
. Tàu lợi dụng chiến tranh, " chứa chấp, chỉ đạo và tiếp viện vũ khí quân nhu " cho hcm & csvn nên đã lấn đất VN ở biên giới Việt Trung, với sự đồng ý cua HCM;
. qua cuộc chiến Trung Việt 1979-1991, Tàu đã lấn vào lãnh thổ VN hơn 750 km2, vị trí chiến lược hiểm nghèo khi bị Tàu xâm lăng (Ải Nam Quan, Thác bản Giốc, Suối Phi Khanh, Núi Lão Sơn, ... ), nơi có nhiều tài nguyên, mỏ vàng ...; csvn đã hợp thức hóa điều này dưới sức ép và chiến lược của tàu, qua hiệp ước 1999, để " bán nước cầu vinh ", khi mà Đông âu và Liên Xô sụp đổ 1989-1991;

- 2000, csvn đã dâng luôn cho Tàu trên 11000 km2 vùng lãnh hải bắc bộ, nơi có nhiều tài nguyên, dầu hỏa, khí đốt, ...

Với chiêu bài hợp tác kinh tế, mở rộng hạ tầng cơ sở, Tàu đã kêu csvn thiết lập những cây cầu nối liền biên giới Việt Trung, và xây xa lộ ở đường mòn HCM phía tây vn tạo thuận lợi cho Tàu di chuyển quân lính khi cần; đồng thời Tàu cũng đã thiết lập căn cứ quân sự ở Hoàng sa, Trường Sa.

Như vậy về mặt chiến lược VN đã bị Tàu bao vây hoàn toàn : phía bắc, phía đông, phía tây giúp lính Tàu di chuyển quân rất mau chóng khi có binh biến.

Kể từ 2004, người tàu được tự do vào VN không cần xin vísa, đi khắp 64 tỉnh, du lịch, làm ăn, sinh sống, lấy vợ, lập khu tự trị, làm gián điệp, mở rộng cơ sở hoạt động trên đất nước VN,... làm lũng đoạn kinh tế, chuẫn bị lớp trẻ VN tương lai có óc Tàu, ... vv


Chừng nào CSVN công bố trước quốc dân bản đồ lãnh thổ lãnh hải VN TRƯỚC và SAU khi ký hiệp ước bán nước 1999-2000 cho Tàu ??

Còn nhiều chuyện bí ẩn bị HCM và csvn giấu kín, thiệt hại rất khủng khiếp và lâu dài cho dân tộc VN !

Ngoài ra, Tàu cũng đã cài tình báo Tàu trong mọi cơ cấu guồng máy của VN (Bộ chính trị, quân sự, công an, hành pháp, lập pháp, tư pháp, kinh tế, văn hóa, tổ chức, đoàn đội, ...).

Tàu âm thầm thôn tính và đồng hóa VN băng nhiều mặt : kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự, ... mua chuộc những cán bộ cao cấp, cả trong việc buôn bán hàng hóa, hóa chất " để giữ rau cải, thịt tươi, nông sản, ... " mang mầm bịnh ung thư về sau cho dân tiêu thụ VN.

Chừng nào VN sẽ rơi vào cảnh như Tây Tạng năm 1951, bị mất vào tay Tàu ?

Làm sao giải quyết nạn con lai Tàu trong tương lai, khả năng chúng sẽ làm tay sai Tàu như HCM rất lớn !! (ông nội ruột - hoặc cha ruột - HCM là Hồ Sĩ Tạo, người Tàu)

Chúng ta đang mất nước !

2 cuộc chiến đánh Pháp, đánh Mỹ vì mục đích gì thật sự ?? Độc lập tự do, toàn vẹn lãnh thổ ?? Cách mạng VÔ SẢN ? Vô sản !! Chiến tranh phí phạm, vô lý và vô nghĩa vì VN đã có độc lập sau khi Nhật thua trận năm 1945 (thế chiến II), khi Pháp trở lại và bị áp lực phải trả lại độc lập cho VN 1948 ! Tuy nhiên "độc lập" này không giúp HCM áp đặt cách mạng vô sản (cncs) trên toàn VN nên HCM đã từ chối, bắt tay với Pháp (hiệp ước Sơ bộ 6/3/1946 và Thỏa hiệp án 14/9/1946) và phát động chiến tranh để tồn tại và mua thời gian, tiêu diệt đối kháng không theo cs.

Lợi dụng chiến tranh, HCM và csvn đã tiêu diệt tất cả những thành phần yêu nước chống thực dân, ngoại xâm giành độc lập và không chấp nhận cs !
Trung cộng ( và LX) đã thắng lớn qua việc chỉ đạo cho HCM và csvn gây chiến tranh trường kỳ " giải phóng miền Nam " như Mao đã nói : " ta đánh Mỹ đến người VN cuối cùng ! "

Hiện nay đảng csvn theo Mỹ, đu dây, để cứu đảng, xa rời và áp bức nhân dân sẽ đi về đâu ?

Ngày nào mỗi người dân VN không có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin THẬT SỰ (báo chí, xuất bản tư nhân) thì những gì csvn nói đều không thuyết phục, giả dối, độc đoán !

Thực chất là hiện nay đcsvn là tay sai của Trung cộng, để được TC bảo hộ, mong giữ vững quyền lực lâu dài, có lợi cho dcs TQ va csVN, nhưng rất bất lợi cho dân tộc VN !

Phải chăng yêu nước là phải chống cái cơ chế độc tài toàn trị cs !!? Chỉ với một xã hội tự do dân chủ THAT SỰ do dân bầu (tự do), thật sự của dân, do dân, vì dân, mới hy vong đoàn kết thực sự dân tộc được, không nô lệ CNCS (Tàu) mới đủ nội lực đặt vấn đề với LHQ và bảo vệ lãnh thổ lãnh hải VN một cách hữu hiệu được !

Mỹ cũng bảo vệ quyền lợi của dân Mỹ như mọi nước khác, nhưng Mỹ vẫn tự do dân chủ, thoáng và giàu hơn Nga-Tàu; cs thì chỉ mị dân và mua thời gian mà thôi và có muốn làm đúng, làm tốt cho dân, cs cũng không thể làm được vì nhiều lý do mâu thuẫn từ căn bản của chế độ cs toàn trị; tham nhũng là quốc sách để duy tri đcs độc tôn, phi dân chủ !

VC, TC đã và đang lũng đoạn kinh tế VN, phá truyền thống văn hóa luân lý VN, song song với chiến lược " tằm ăn dâu " để thôn tính và đồng hóa VN.

Phải chăng, nếu HCM & csvn không chủ trương gây chiến với miền Nam tự do dân chủ (với kinh tế thị trường), không giết những người giỏi quốc gia yêu nước (chống thực dân Pháp và chống cộng) thì hiện nay VN đâu có thua xa Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan, ...
( thua Thái Lan 20 năm; thua Nam Han 150 năm, thua Singapor 197 năm) trong khi năm 1975, miền Nam hơn Thái Lan, Nam Hàn, ... !!??

Tại sao HCM không lo xây dựng miền Bắc như Đông Đức, Bắc Hàn mà tự nguyện làm con chó săn, làm tiền đồn XHCN, " tiên phong trong phong trào giải phóng " (cái gì và để xây dựng được cái gì tốt hơn cho dân) để mang nợ và đeo nhiều vòng kim cô cs vào đầu dân VN ??

Sau đệ II thế chiến, lính Mỹ vẫn có quân đóng ở khắp thế giới: Âu châu, Tây Đức, Nam Hàn, ... mà các nước này có mất độc lập, mất chủ quyền, đất đai đâu ??

Ở thập niên 1950, 1960 Liên Xô cũng mang xe tăng, quân đội sang các nước Đông Âu giúp các nước chư hầu cs chống lại sự nổi dậy của dân họ dành tự do. Trong cuộc chiến Triều Tiên 1951, Trung cộng cũng mang quân ồ ạt tấn công Nam Hàn, giúp chư hầu Bắc Hàn.

Tìm hiểu sự thật về HCM (không qua tuyên truyền dối trá của cs) và những thành phần "cai tri" của csvn về : gia cảnh, học vấn, văn hóa, tham vọng cá nhân, nói & làm ... thì ta sẽ hiểu được con đường lầm lạc của HCM và csvn ! Trình độ rất kém cõi, trong khi tham vọng cá nhân và thủ đoạn lại cao cường nên CNCS là con đường duy nhất để HCM và đàn em được CSQT giúp đỡ và thâu tóm quyền lực bằng thủ đoạn tàn ác.
Thực tế hôm nay đã chứng minh rõ 98% khi nhìn vào kết quả mà cs mang lại, khi thấy "tình trạng gọi là giải phóng" của cán bộ cs giàu có, tham nhũng, bưng bít, thối tha, hành khổ dân nghèo càng nghèo hơn, bán nước.

HCM và csvn đã làm VN mất hơn 60 năm, hao tốn biết bao sinh lực tài lực, đi vào vòng kim cô cua Liên Xô-Tàu cs, để lại đưa VN trở về " kinh tế thị trường " của miền Nam VN khi xưa (mà dân Việt vẫn không có tự do thật sự như thời miền Nam trước 1975, kinh tế GDP lại thua qua xa các nước trong vùng ! Bao giờ cho đến ngày xưa là vậy ! ), làm đạo đức xã hội băng hoại, kinh tế tụt hậu, dân sinh đói nghèo, văn hóa suy tàn, lòng người ly tán, ... sống trong "kềm kẹp sợ hãi, chỉ lo kiếm ăn, ăn chơi" quên ý thức dân tộc, không là tội ác là gì ????

Nếu HCM không đánh vào miền Nam thì Mỹ cũng chẳng đổ bộ ồ ạt lính vào VN !!!

HCM và csvn có chủ trương bắt tay với ngoại bang để giải quyết chuyện nội bộ quốc gia, đặt quyền lợi đcs lên trên quyền lợi dân tộc !! Ngoại bang thì họ chỉ lợi dụng để thủ lợi cho họ , chỉ khác là nước này thoáng và rộng hơn nước khác hoặc có thôn tính VN hay không mà thôi (Nga, Tàu, Pháp, Nhật).

Tương lai VN sẽ đi về đâu ?

Đây là ý thức và trách nhiệm của toàn dân VN là chánh, nhứt là tuổi trẻ VN, kể cả những người cs phản tỉnh !


(D.T.)
_________
Một quốc gia được thành hình bởi 3 yếu tố: lãnh thổ, dân số, chính quyền với Hiến pháp.
Như vậy, miền Nam và Bắc VN là 2 quốc gia với chế độ chính trị khác nhau: tự do và cộng sản độc tài; cùng 1 tổ quốc, chờ ngày thống nhất trong HÒA BÌNH và bầu cử tự do dân chủ thật sự !
_________
Thực Chất cuộc chiến 1955-75 tại VN
Tai sao giac Ho tan pha lich su va van hoa dan toc...
HCM tu viet gian len tha'i thu'

San bay Trung cong o Hoang Sa va thac Ban Gioc

tham khảo thêm
A'n Su Ap Ba Chuc (BVN)
Ga'nh vang di do song Ngo
ChiếnTranh TQ-VN

Muc thu nhap cua nguoi Viet tai My

MỨC THU NHẬP Của Một Người Mỹ Gốc Việt Tại Hoa Kỳ
Nguyễn Văn Thành


Theo tin tức trong mục tình hình kinh tế thế giới (The World FactBook) thì Tổng Sản Lượng (GDP) trong năm 2005 của toàn thế giới là 59380 tỷ đô-la (USD). Tổng Sản Lượng này là số thu nhập của trên 6 tỷ dân trên toàn thế giới trong đó riêng Hoa Kỳ có gần 300 triệu dân với số thu nhập khoảng 12370 tỷ đô-la. Như vậy, bình quân (per capita) mà nói thì số thu nhập của mỗi người Mỹ khoảng 41800 đô-la/năm. Tuy vậy chỉ có khoảng 3% dân Mỹ là giàu có có mức thu nhập nhiều triệu đô-la mỗi năm, còn đại đa số nhân dân lao động của Mỹ có số thu nhập không được cao lắm, đôi khi không đủ miếng ăn hàng ngày.
Như chúng ta đã biết cho đến năm 2005 số người Việt Nam ở Mỹ (thường được gọi là người Mỹ gốc Việt) ước lượng khoảng chừng 1 triệu 300 ngàn người. Trong đó có nhiều trẻ em Việt Nam có cha mẹ là người Việt hay có cha hoặc mẹ là người Mỹ địa phương, không nói được tiếng Việt hoặc gần như chắc chắn không đọc được tiếng Việt. Duy chỉ có những gia đình nào hết lòng quan tâm bảo vệ tiếng mẹ đẻ thì may ra mới nói hoặc viết được tiếng Việt, và điều này chắc chắn không quá 10%. Đại đa số các người Việt Nam thường tập trung sinh sống tại các vùng nắng ấm như miền Nam và Bắc California, Texas, Arizona, Florida,...nhưng trên khắp các tiểu bang ở Mỹ không nhiều thì ít đều có người Việt trú ngụ.
Dân số Mỹ được thống kê (census bureau) mỗi 10 năm một lần, và theo thống kê năm 2000 thì số người Việt Nam tại Mỹ tốt nghiệp Đại học khoảng 16% và như vậy tổng số người tị nạn tại Mỹ cho đến ngày nay tốt nghiệp Đại học không quá 200 ngàn người.

Riêng ngành Y Khoa, mỗi năm tổng số sinh viên được nhập học trên toàn nước Mỹ khoảng 16500 người và vì dân số Việt Nam khoảng 1 triệu 300 ngàn cho nên số sinh viên Việt Nam được nhập học trường Y Khoa mỗi năm chỉ khoảng 70 người. Do đó suốt 30 năm qua, tổng số sinh viên Việt Nam tốt nghiệp Y khoa chưa quá 2000 người với lý do là năm 1975 số dân Việt Nam tới Mỹ dưới 100 ngàn người, mãi đến nay số dân Việt Nam ở Mỹ tăng dần lên 1 triệu 300 ngàn, cho nên trong những thập niên 1970, 1980, 1990 số sinh viên Việt Nam tốt nghiệp từ trường Y Khoa không nhiều.

Còn ngành Dược khoa, số người tốt nghiệp Dược khoa cũng tương đương như vậy.
Trong cuộc di tản sang Mỹ có khoảng 500 Dược sĩ và 500 Bác sĩ rời Việt Nam nhưng sau 30 năm hành nghề, nhiều vị đã về hưu trí. Hiện nay, tổng số Bác sĩ, Nha sĩ và Dược sĩ Việt Nam hành nghề tại Hoa Kỳ phỏng chừng trên dưới 4000 người.
Đặc biệt các Bác sĩ thần kinh, gây mê, ung thư, giải phẫu có lương cao còn phần lớn các Bác sĩ khác thường được trả lương trên dưới 200 ngàn đô-la/năm nhưng phải đóng thuế bảo hiểm nghề nghiệp rất cao. Điều này làm cho nhiều vị Bác sĩ lúc về già không còn muốn mở phòng mạch vì tiền bảo hiểm quá nặng đôi khi còn vượt hơn số tiền thu nhập được từ các bệnh nhân.

Đối với các vị Dược sĩ thì mức thu nhập cũng khoảng trên dưới 100 ngàn đô-la/năm.
Như vậy khoảng 4000 người Việt Nam tại Mỹ quốc tương đối có lương cao, ổn định và đủ sống còn đại đa số các vị tốt nghiệp với các ngành như Kỹ sư, Quản trị Xí nghiệp, Giáo chức và các ngành khác có mức lương trung bình cũng khoảng 40 tới 80 ngàn đô-la/năm. Những dân lao động Việt Nam khác thì thường rất thiếu thốn, ấy là chưa kể những người không có nghề chuyên môn hay trong giai đoạn bị mất việc (vì các công việc bị mang sang các nước có đồng lương rẻ tiền như Ấn Độ, Singapore,...) phải làm với mức lương tối thiểu để sống qua ngày với số lương tối thiểu thấp nhất kiếm được mỗi giờ khoảng 5 đô-la 15 xu (US$5.15/giờ) và số lương tối thiểu cao nhất khoảng 7 đô-la 35 xu/giờ (US$7.35/giờ).

Sau đây là một vài thí dụ tiền lương tối thiểu trả cho công nhân của một số tiểu bang ở Mỹ:
Alaska: 7.25 đô-la/giờ (7 đô-la 25 xu một giờ)
California: 6.15 đô-la/giờ
Connecticut: 7.10 đô-la/giờ
Washington DC: 6.60 đô-la/giờ
Florida: 6.15 đô-la/giờ
Hawaii: 6.25 đô-la/giờ
Illinois: 6.50 đô-la/giờ
Maine: 6.35 đô-la/giờ
Massachusetts: 6.75 đô-la/giờ
Minnesota: 5.15 đô-la/giờ
New Jersey: 5.15 đô-la/giờ
New York: 6.00 đô-la/giờ
Oregon: 7.25 đô-la/giờ
Vermont: 7.00 đô-la/giờ
Washington: 7.35 đô-la/giờ
Wisconsin: 5.15 đô-la/giờ

Ta thấy rằng tiền lương tối thiểu của mỗi công nhân kiếm được thay đổi theo từng tiểu bang. Tiểu bang có mức lương thấp nhất cho 4 tuần là 828 đô-la và cao nhất là 1176 đô-la Mỹ. Xem như vậy, nếu 2 vợ chồng đều đi làm thì tiền lương tối thiểu chưa bị thuế chỉ được khoảng 2000 đô-la một tháng. Với đồng lương tối thiểu như vậy, những người này có cuộc sống chắt chiu tiết kiệm vì không đủ trả góp tiền nhà mỗi tháng khoảng 1000-1500 đô-la (Mortgage) hoặc trả tiền thuê nhà/phòng và phải chi linh tinh trăm món.

Một vài tiểu bang nắng ấm, vật giá cao, tiền thuê phòng hoặc chia phòng lại mắc. Một số người Việt độc thân đi làm với đồng lương tối thiểu không đủ tiền thuê phòng trọ, thường dùng xe của mình làm phương tiện tạm nghỉ ngơi qua đêm ở các bãi đậu xe.

Đối với gia đình người Việt, lấy một thí dụ cả 2 vợ chồng đi làm có mức lương tương đối khá kiếm khoảng trên dưới 80 ngàn đô-la một năm chưa bị đánh thuế. Sau khi trừ tiền thuế tiểu bang (state) và liên bang (federal) khoảng gần 30% còn phải bị đánh thuế an sinh xã hội khoảng 7.5%, ngoài ra còn đóng thêm tiền 401K (tức là tiền để dành đến khi già lấy ra thì mới chịu thuế), tổng cộng còn 50%. Như vậy mỗi gia đình có 2 vợ chồng đi làm sau khi trừ các khoản thuế má linh tinh (khoảng 50% số lương) thì mang về nhà trên dưới 4000 đô-la/tháng. Tuy nhiên, số tiền đem về này còn phải chi phí trả tiền thuê nhà hoặc tiền trả góp nhà (mortgage) khoảng 1000-1200 đô-la mỗi tháng (trong 30 năm) cho cỡ nhà nhỏ 2 phòng ngủ (town home), tiền bảo hiểm xe 200 đô-la mỗi tháng cho hai xe, tiền bảo hiểm sức khỏe 2 vợ chồng và 2 con dưới 25 tuổi là 450 đô-la một tháng cộng thêm tiền túi phụ trả mỗi lần đi thăm Bác sĩ là 20 đô-la. Tiền toa Bác sĩ mua thuốc 20 đô-la (co-payment), tiền điện khoảng 100 đô-la, tiền gas sưởi ấm và nước nóng khoảng 180 đô-la một tháng, tiên nước khoảng 200 đô-la/3 tháng, tiền xăng 2 xe nhỏ 200 đô-la một tháng,..v.v...

Ấy là chưa kể các khoản tiền khác như tiền mua xe (trung bình mỗi 10 năm mua một chiếc), sửa xe, bảo trì nhà cửa, tiền điện thoại, tiền nối mạng nếu có, tiền mua dụng cụ linh tinh trong nhà như máy hút bụi, máy giặt, máy sấy, máy lọc nước, tủ lạnh, lò nấu nướng, TV, vật dụng cá nhân, v.v....

Số tiền còn lại dùng để mua thức ăn ở nhà, ở sở làm, ở trường học của con cái, trả tiền học phí, tiền sách vở cho con, chắt chiu lắm mới còn một phần rất nhỏ để dành khi thất nghiệp chi dùng trong khi kiếm việc khác.

Thêm vào đó, đại đa số các người Việt Nam tại Mỹ còn có thân nhân ở Việt Nam như cha mẹ, anh em ruột thịt, con cái hoặc đôi khi còn vợ chưa cưới thì cũng phải gửi về để giúp đỡ thân nhân. Do vậy, nếu như người Việt có về thăm gia đình tại Việt Nam chỉ vì chữ hiếu với cha mẹ, lòng thương yêu các anh chị em ruột hay các con cái, thì cũng phải để dành. Nội một gia đình gồm 2 vợ chồng và 2 đứa con trong cuộc du ngoạn về Việt Nam phải chuẩn bị trên dưới 10 ngàn đô-la, với tiền vé tàu bay không thôi cũng khoảng trên dưới 4000 đô-la/4 người.

Ấy là chưa kể chi phí quà cáp, biếu xén, du lịch...

Những người nào đã sống ở bên Mỹ đều biết rằng một gia đình Việt Nam trung bình để dành 10 ngàn đô-la một năm không phải là chuyện dễ. Do đó, nếu các người sống tại Việt Nam tưởng rằng anh chị em mình sống ở Mỹ mỗi năm kiếm 7, 8 chục ngàn đô-la, và yêu cầu thân nhân tại Mỹ gửi về cho mình 5 hoặc 10 ngàn đô-la thì thật là một chuyện mà người bên Mỹ khó thể nào thỏa mãn được.

Kết quả, người ở Việt Nam lại trách anh chị em mình tại Mỹ không thương yêu các người sống tại Việt Nam mà không hiểu được muôn vàn khó khăn mà các họ hàng của mình tại Mỹ gặp phải, nhất là các gia đình tại Mỹ có con đang học Đại học. Nội tiền lo cho con đóng tiền trường cũng đủ “méo mặt” rồi còn đâu tài chính cưu mang họ hàng mình tại Việt Nam theo đúng yêu sách.

Chúng tôi viết bài này đây căn cứ vào tình trạng thực sự tại Mỹ quốc ngày hôm nay mong rằng các bạn tại Mỹ và Việt Nam và thân nhân của các bạn cả 2 nơi, hiểu được rằng đời sống nhân dân lao động dù sống tại Việt Nam hay ở Mỹ đều có các khoản khó khăn như nhau. Nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa việc làm càng ngày càng di chuyển sang Á đông thì tình trạng tài chính của người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ càng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Chỉ việc cố gắng chăm chỉ làm việc, học tập kỹ thuật mới để khỏi bị thất nghiệp cũng là mục tiêu hàng đầu của các người Việt Nam chân chính sống tại Mỹ Quốc vậy.

(Đọc bài minh họa thứ nhất:
"Gánh Nặng Quằn Vai" và bài minh họa thứ nhì: "Bên Lề Cuộc Sống"


Nguyễn Văn ThànhNgày 9 tháng 3, 2006

Lat tay viec mao danh Unesco

Lật tẩy việc mạo danh UNESCO
Để lường gạt Quốc tế và 84 triệu Dân VN suốt 15 năm qua&1. Về Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Phương Nam – Australia

‘‘Bao nhiêu sao sáng bấy nhiêu anh hùng vì dân, mà bác Hồ ngôi sao sáng vô ngần, cuộc đời của bác chói ngời gương người cộng sản, quyết làm theo lời bác dạy khuyên. Quê hương yêu dấu Bắc – Nam chung một dòng máu, đoàn kết bên nhau đàn cháu ngoan của bác Hồ,…, nguyện xứng cháu của bác Hồ Chí Minh!’’.
Có thể nói rằng không ai là người Việt Nam lại không biết đến CT Hồ Chí Minh, các thế hệ thanh, thiếu niên, nhi đồng lại càng được giáo dục kỹ lưỡng về ông. Những bài hát như trên là xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi, dù ông mất đã hơn 30 năm nay. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách giáo khoa các cấp cũng luôn nói tới ông từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Tất cả đều nhằm mục đích làm cho mọi người hiểu rằng: không bao giờ được quên công lao to lớn của ông đối với dân tộc và kêu gọi hãy ‘‘Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.’’.
Tài liệu “Giáo Dục Công Dân lớp 7”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục năm 1997, trang 53 có một bài đọc thêm nhan đề: Tinh Hoa Của Dân Tộc Việt Nam Góp Phần Vào Tinh Hoa Thế Giới, nội dung khẳng định một sự kiện là: vào năm 1990, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Hồ Chủ Tịch, Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc, tức UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization), đã ra một Nghị quyết công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới. Trong đó có đoạn: ‘‘Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng cho nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ…’’. (Trích nghị quyết UNESCO, sách đã dẫn).
Trong bài Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Danh Nhân Văn Hóa Của Nhân Loại, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên, nguyên chủ tịch ủy ban UNESCO Việt Nam, viết vào tháng 5 năm 2000 vừa qua cũng tiếp tục khẳng định như vậy. (xem website:
http://www.cpv.org.vn/hochiminh/cuocdoisunghiep/docs/nguyendynien_danhnhanvanhoa.htm
Dù có ý đọc kỹ nhưng tôi không thấy cả hai bài viết trên ghi cụ thể đấy là Nghị quyết số mấy? Ký ngày nào và ai đã ký nó như thông thường đối với việc trích dẫn một Nghị quyết quan trọng như thế ? Tuy nhiên ở nước ngoài, vì có điều kiện được tiếp cận với những nguồn tài liệu khác thì tôi lại thấy những bài viết quả quyết rằng: không hề có một Nghị quyết nào như vậy cả! Ðiều đó có nghĩa là CT Hồ Chí Minh chưa bao giờ được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, mà ông mới chỉ có tên trong danh sách được đề cử, rồi dừng lại ở đó thôi.
Nhận thấy đây là một vấn đề lớn nên làm rõ, vì dù ai có chấp nhận hay không thì trong thực tế ông cũng đã là nhân vật lịch sử của Việt Nam trong thế kỷ thứ 20 vừa qua. Còn cái lịch sử ấy đã và sẽ tiếp tục diễn ra như thế nào? Tốt hay xấu? v.v… thì đó không phải là mục đích chính mà tôi muốn đề cập đến trong bài viết này.
Ngoài ra còn là vấn đề bức xúc hơn, nó liên quan đến sự nghiệp trồng người của dân tộc: những học sinh lớp 7 kia rồi sẽ lớn lên và với thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, thì việc các em được tiếp cận với những nguồn tài liệu khác là rất dễ dàng. Khi ấy liệu các em còn biết tin vào đâu? Nguồn nào đúng, còn nguồn nào sai? Nếu chúng tự phát hiện ra sự thật lại ngược hẳn với những gì đã được dạy dỗ từ nhỏ đến lớn thì sao? Từ đó rất có thể chúng sẽ oán trách các thế hệ cha anh đã lừa dối chúng, rồi cứ theo cái vết mòn ấy, biết đâu chúng lại đi lừa dối tiếp những thế hệ sau, thì hậu quả sẽ tai hại biết nhường nào? Cả một Dân tộc cứ đi lừa dối lẫn nhau mãi như vậy thì Dân tộc ấy sẽ đi về đâu? (1)
Chính vì những lý do trên mà ở phần dưới đây, tôi xin được nêu ra một số câu hỏi liên quan đến thân thế và sự nghiệp của CT Hồ Chí Minh, nhưng đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tôi rất mong các nhà nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước, vốn quan tâm đến lịch sử Việt Nam hiện đại, nhất là đến thế hệ trẻ Việt Nam tương lai hãy giải đáp giúp. Tôi nghĩ rằng đây không chỉ đơn thuần là mối quan tâm của riêng tôi - một độc giả, mà còn là của hàng chục triệu phụ huynh học sinh đang có con cháu mình đi học ở Việt Nam. Mặt khác theo tôi, nếu những việc mới diễn ra trong thế kỷ 20 vừa qua, thậm chí chỉ mới 11 năm nay thôi mà chúng ta không làm rõ được, thì nói gì đến việc đi tìm hiểu, xác minh những chuyện lịch sử xa vời có từ hàng trăm, hàng ngàn năm trước? Những câu hỏi của tôi là:
1 - Có phải trước khi xuống tầu buôn Pháp làm phụ bếp vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, thì chàng trai 21 tuổi Nguyễn Tất Thành, với tên mới là Văn Ba đã có sẵn ý định ra đi tìm đường cứu nước hay chưa? Nếu anh Ba đã có sẵn mục đích rõ ràng như sau này anh kể lại: ‘‘…Tôi muốn được đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta…’’ thì thật đáng quý biết bao. Tuy nhiên nó lại mâu thuẫn với một sự kiện sau do những tài liệu ở nước ngoài viết rằng: Ngày 15.9.1911, khi vừa đặt chân đến cảng Mác-Xây (Marseille) – Pháp, tức là chỉ hơn 3 tháng sau khi rời bến Nhà Rồng - Sài Gòn, thì anh Thành đã vội vàng viết đơn xin được vào học nội trú Trường Thuộc Ðịa (Ecole Coloniale). Nhưng đã bị nhà trường từ chối với lý do: Ðơn không được xét vì anh là đối tượng di chuyển tự túc đến Pháp chứ không phải được tuyển chọn từ xứ Ðông Dương sang, theo như quyết định ban hành ngày 30.4.1910 của Bộ Thuộc Ðịa Pháp. (lá đơn này do ông Nguyễn Thế Anh sưu tầm được trong văn khố Pháp ngày 2.2.1983, có sao chụp lại cẩn thận. Cũng cần lưu ý rằng theo những tài liệu trong nước thì: Trường Thuộc Ðịa là nơi chuyên đào tạo những tên Việt gian phản động, tay sai của thực dân Pháp lúc bấy giờ.).
Nếu câu chuyện trên là có thật thì sẽ có thêm một câu hỏi hệ quả là: nếu năm 1911 Trường Thuộc Ðịa chọn anh Thành, thì 9 năm sau anh có còn chọn con đường của Lênin cho cách mạng Việt Nam nữa hay thôi? (theo suy luận chủ quan của tôi thì có lẽ là anh Thành sẽ thôi!).
2 - Phải chăng lý do chính rời nước ra đi của anh Thành là bởi trước đó một năm, trong gia đình anh đã có một biến động lớn diễn ra? Ðó là: năm 1910, cha anh là ông Nguyễn Sinh Huy, tức cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1863 – 1929), tri huyện Bình Khê - Bình Ðịnh, trong một cơn say rượu đã sai người đánh chết anh nông dân tên là Tạ Ðức Quang bằng roi và gậy. Sở mật thám Pháp sau khi điều tra xong đã kết ông vào tội ngộ sát khi đang say rượu. Hội Ðồng Nhiếp Chánh tại Huế sau đó đã ra quyết định kỷ luật: hạ bốn bậc trong ngạch quan lại thời bấy giờ, bị triệu hồi về Huế, rồi cuối cùng là ông bị sa thải luôn. (bà Thanh con gái ông cũng kể : ông là người nghiện rượu nặng, hồi nhỏ bà vẫn thường bị bố đánh rất đau bằng roi, có khi lại còn quẳng cả roi đi để đánh bằng tay.).
Một số tài liệu lịch sử trong nước thì viết rằng: “…Cụ Sắc nhà nghèo, ham học, thông minh, thi đậu phó bảng,‘‘bị ép’’ ra làm quan. Có lần cụ nói: “Quan trường là chốn nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn.”. Cụ thường làm những việc trái ý bọn quan lại, nên bị cách chức.”(!?).
Như vậy là giữa hai nguồn tài liệu đã có những điểm mâu thuẫn lớn cần làm rõ, nhất là lý do ra khỏi chốn quan trường của ông: phải chăng ông ra khỏi đấy vì như ông nói là không muốn bị ‘‘nô lệ hơn’’ trong số những người nô lệ? Hay là bởi rượu đã đưa ông ra? Và vì bị ra khỏi chốn ấy nên ông lại càng uống nó nhiều hơn? (nếu đúng là do say rượu làm chết người ta, thì cũng khó lòng mà làm vừa ý ai được!).
Cũng qua những sách báo ở trong nước kể lại thì : khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ (tháng 10.1954), ông đi thăm rất nhiều vùng quê trên miền Bắc, đi ra nước ngoài, v.v… Nhưng riêng quê ông thì mãi tới ngày 16.6.1957, tức là phải gần 3 năm sau ông mới về thăm lần đầu. Có một cái gì đó không ổn trong tinh thần vì nước quên … quê của ông không? Hay ông ngại cán bộ, chiến sỹ và nhân dân biết tấn bi kịch trên của gia đình mình?
3 - Ai là người đã viết cuốn Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch vào mùa xuân năm 1948? Cuốn sách ghi tác giả tên là Trần Dân Tiên. Năm 1985, giáo sư Hà Minh Ðức đã xuất bản cuốn Những Tác Phẩm Văn Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, trong đó có đoạn: ‘‘…Ðáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào và bạn bè trên thế giới. Hồ Chủ Tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch…’’. (Hà Minh Ðức, sách đã dẫn, Tr 132, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1985).
Như vậy có nghĩa là tác giả Trần Dân Tiên và Hồ Chủ Tịch thực ra chỉ là một người. Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn, người biết rất rõ ông từ những năm 30, khi cả hai cùng học tập và làm việc ở Liên Xô đã viết lời tựa cho cuốn sách cũng đã khẳng định như vậy. Tôi tin là hai giáo sư ấy viết đúng, vì 2 lẽ: Thứ nhất, đó là việc rất quan trọng mà nếu nói sai thì chính hai giáo sư có thể sẽ bị mang họa, chắc chắn là hai ông đã cân nhắc rất kỹ trước đó. Thứ hai, cứ theo tư duy lôgic mà suy luận: nếu ông Trần Dân Tiên và cụ Hồ là hai người thì nay ông Trần Dân Tiên kia đâu? Còn sống hay đã chết? Nếu sống thì bao nhiêu tuổi rồi? Vợ, con ra sao? Nếu chết thì chết vào năm nào? Hiện chôn ở đâu? v.v…
Còn một khi lại chỉ là một người thì xét theo khía cạnh nào cũng đều không ổn. Chúng ta hãy nghe một vài đoạn Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết về … Hồ Chủ Tịch như sau : ‘‘…Bác Hồ của chúng ta vô cùng khiêm tốn; Bác không muốn kể cho ai nghe về hoạt động của mình; rồi Bác Hồ được nhân dân ta coi là cha già của dân tộc; Bác còn vĩ đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Ðạo vì đã đưa dân tộc ta vào kỷ nguyên xã hội chủ nghĩa…’’! và nữa: ‘‘…Một người như Hồ Chủ Tịch của chúng ta với đức tinh khiêm tốn nhường ấy và đang lúc bề bộn biết bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể cho tôi nghe bình sinh của Người được?…’’! (Trần Dân Tiên, sách đã dẫn). Cũng cần lưu ý rằng vào năm 1948 thì ‘‘vị cha già của dân tộc’’ ấy mới có 58 tuổi !
Trong thực tế nhân loại cũng đã có những người dùng quyền lực hay tiền bạc để bắt người khác ca ngợi mình. Nhưng nếu Hồ Chủ Tịch lại tự mình đứng ra làm việc đó thì quả là chuyện … xưa nay hiếm! Theo tôi chỉ với một‘‘đóng góp’’ấy thôi thì cũng đủ để ông vi phạm hàng loạt những giá trị văn hóa mà ông cha ta từ bao đời nay vẫn hằng nâng niu, trân trọng.
Tôi cũng không rõ là những người đang‘‘giữ gìn và bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh’’có coi đây như là một trong những‘‘yếu tố cấu thành’’ nên tư tưởng của ông hay không? Và giả sử ở dưới cõi âm kia, nếu ông gặp các vị cách mạng đàn anh khác như Stalin, Mao Trạch Ðông, v.v…thì không nói. Nhưng nếu không may, ông lại gặp Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi thì biết ‘‘ăn, nói’’ thế nào cho phải với những vị anh hùng chân chính của dân tộc ấy đây?
Một điều nữa đáng lo ngại hơn: trong cuốn Dàn Bài Tập Làm Văn lớp 7 (NXB Giáo Dục 1997, Tr 39). Tức là 12 năm, sau khi tác phẩm của giáo sư Hà Minh Ðức nói trên được xuất bản, thì các tác giả biên soạn cuốn sách giáo khoa kia vẫn tiếp tục mập mờ, mà không chịu viết thẳng ra đấy là hai hay chỉ có một người. Nếu cứ cung cấp thông tin và bắt các thầy cô giáo dạy học sinh theo kiểu này, thì đến ngay như người lớn cũng còn bị nhiễu loạn chứ nói gì đến trẻ con?
Hồi đất nước còn chiến tranh, tôi đã được một sỹ quan QÐND Việt Nam cho xem cuốn nhật ký của anh, trong đó có đoạn:

‘‘Ngày 2 tháng 9 năm 1969.
Hôm nay Ðài Tiếng Nói Việt Nam báo tin Bác Hồ bị bệnh nặng. Bác ơi! Chúng cháu hiểu là chúng cháu thật có lỗi với Bác, vì đất nước đến lúc này vẫn còn bị chia cắt. Ðơn vị của chúng cháu đã được vinh dự nhận lệnh vào miền Nam chiến đấu, chỉ vài hôm nữa thôi là lên đường. Cháu xin hứa với Bác rằng: dù phải trải qua gian khổ, hy sinh đến đâu thì chúng cháu cũng quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ mà đảng và quân đội giao phó; góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc, để sớm được đón Bác vào thăm đồng chí, đồng bào trong ấy…’’.
Cũng cùng một tinh thần đó, từ miền Nam, nhà thơ Lê Anh Xuân viết ra:

Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy
Ðang xông lên chống Mỹ tuyến đầu…

Nghĩa là tất cả đều hướng lên Ba Ðình tràn đầy một niềm tin trong sáng, một niềm kính trọng vô biên. Bởi vì ở nơi ấy ‘‘có Trung Ương Ðảng, có bác Hồ’’ luôn chỉ lối dẫn đường cho cách mạng Việt Nam tiến lên. Theo tôi, nếu trong một cuộc chiến tranh, giả sử tất cả những yếu tố khác đều ngang nhau, thì bên nào có thêm yếu tố tin tưởng và kính yêu lãnh tụ như trên là sẽ rất có lợi thế để giành chiến thắng.
Thế nhưng, nếu vì muốn trở thành một‘‘ngôi sao sáng vô ngần’’ mà chính vị lãnh tụ lại cho ra đời một sản phẩm kiểu như Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch, thì lại là điều không thể chấp nhận được. Bởi vì đó thực chất là quan điểm giành chiến thắng bằng mọi giá, mọi cách. Kể cả những cách rất thiếu tử tế: chủ động đi hủy hoại những giá trị văn hóa của nhân loại nói chung và dân tộc nói riêng mà hậu quả để lại sẽ rất nặng nề cho hậu thế. Bằng cách đó ở một giai đoạn nhất định, có thể ông cũng tự đưa được uy tín của mình lên vị trí rất cao trong lòng một bộ phận dân tộc. Song nếu xét về lâu về dài, khi phần lớn đã nhận ra sự thật thì cái hình ảnh: ‘‘Cả đoàn quân tiến theo Người như thác đổ’’ sẽ trở nên phũ phàng và thật đáng xấu hổ với bạn bè thế giới.
Tôi cũng được biết một câu chuyện sau: gia đình ấy có 2 anh em; người anh đi bộ đội, còn người em gái ở lại nhà và lấy chồng. Năm 1954 khi người anh từ chiến khu trở về thì em gái mình đã cùng chồng di cư vào Nam. Sau gần 30 năm xa cách, hai anh em mới được gặp lại nhau, khi người em ra Bắc bốc mộ cho chồng; ông bị chết trong thời gian học tập cải tạo ở ngoài ấy. Cô em nói trong nước mắt giận hờn: ‘‘ Tại anh và những người cộng sản như anh nên bây giờ em gái anh khổ, các cháu của anh phải mồ côi cha.’’. - Xúc động không kém, người anh nói: ‘‘ Thôi em ạ, đằng nào thì mọi việc cũng lỡ rồi. Em cứ nghĩ thế này: nếu một người em không hề tin yêu, kính trọng mà làm em đau khổ thì đấy chỉ là một nỗi khổ đau. Nhưng nếu đấy lại là người em hằng kính trọng, tin yêu bao năm trời, kể cả sẵn sàng đem cuộc đời của mình ra để hy sinh, cống hiến, mà nay em lại phát hiện ra rằng thực chất sự tin yêu, kính trọng ấy của mình lại bắt nguồn từ sự giả dối của người kia, thì lúc ấy nỗi đau khổ trong em sẽ phải nhân lên gấp 5, gấp 10. Ðấy chính là tâm trạng của anh lúc này, em ạ.’’. Trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta trong hơn nửa thế kỷ qua, đã có bao nhiêu con người và gia đình phải lâm vào hoàn cảnh tương tự như vậy?
4 - Một vài điểm khác cần xác minh :
Trong số những người Việt Nam hoạt động ở Paris vào những năm 1910s -1920s là chỉ có duy nhất 1 ông Nguyễn Ái Quốc hay là có đến 5 ông Nguyễn Ái Quốc?
Vai trò của chàng trai Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Tất Thành trong các hoạt động như : thành lập Hội Người Việt Nam Yêu Nước, soạn thảo Bản Yêu Sách 8 Ðiểm Gửi Hội Nghị Véc - Xây năm 1919, ra báo Người Cùng Khổ năm 1922, viết Bản Án Chế Ðộ Thực Dân Pháp năm 1925, v.v … là tới đâu? Liệu có đúng như các sách báo trong nước hoặc chính CT Hồ Chí Minh đã kể lại hay không? Bởi vì nếu theo các tài liệu ‘‘ngoài luồng’’ thì :
- Hội Người Việt Nam Yêu Nước đã được thành lập tại Pháp từ năm 1914, mà tiền thân của nó là Hội Ðồng Bào Thân Ái còn có trước đó nữa. Ðấy là do công lao của những ông Nguyễn Ái Quốc khác, chứ anh Thành lúc ấy lại không có mặt ở Pháp mà là đang mưu sinh ở Anh! (anh Thành ở Anh từ cuối năm 1913 đến 1917. Cuối năm 1917 anh mới rời Anh để sang Pháp và là thường trú nhân ở đấy đến năm 1923 thì sang Liên Xô.).
- Bản Yêu Sách 8 Ðiểm gửi hội nghị Véc - Xây có rất nhiều điểm trùng với những bản yêu sách đã có trước đó của cụ Phan Chu Trinh (1872-1926) gửi khâm sứ Trung kỳ, gửi toàn quyền Ðông Dương và gửi chính phủ Pháp. Như vậy có phải như CT Hồ Chí Minh đã kể: ‘‘…Ý kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn đề ra, nhưng lại do luật sư Phan Văn Trường viết, vì lúc bấy giờ ông Nguyễn chưa viết được tiếng Pháp…’’. (Trần Dân Tiên, sách đã dẫn). Hay những ý kiến ấy phải là của cụ Phan Chu Trinh mới đúng? Vì cụ Phan đã có mặt và hoạt động ở Paris liên tục trước đó, cụ cũng là sáng lập viên của Hội Ðồng Bào Thân Ái. (cụ Phan thi đậu phó bảng năm 1901, cùng khóa với cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh anh Thành.)
- Báo Người Cùng Khổ (Le Paria) là do những‘‘ông Tây’’(người Pháp) lập ra, chứ đâu phải của một‘‘ông ta’’nào như sự xác nhận sau: ‘‘Ban biên tập báo Người Cùng Khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút, giao cho Nguyễn Thế Truyền là một Việt kiều được anh Nguyễn giới thiệu vào Hội Hiệp Thuộc…’’.(?) (Trần Dân Tiên, sách đã dẫn).
Bây giờ giả sử đúng là có ông Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút tờ báo kia đi, nhưng chính xác là ông Nguyễn Ái Quốc nào? Vì ở Paris lúc ấy, như trên đã nói là có tới 5 ông Nguyễn Ái Quốc, còn gọi là nhóm Ngũ Long gồm các ông: Phan Chu Trinh, sang Pháp năm 1911/phó bảng; Phan Văn Trường/1908/luật sư; Nguyễn Thế Truyền/1910/cử nhân; Nguyễn An Ninh/1917/năm thứ 2 trường luật; Nguyễn Tất Thành/1917/tiểu học. Ai ở trong nhóm viết bài cũng ký tên là Nguyễn Ái Quốc.
Ngoài ra chúng ta cũng phải tìm hiểu thêm cả việc ai đã giới thiệu ai? Vì anh Thành mới chân ướt chân ráo đến Pháp, thì nào đã quen biết ai mà giới thiệu cho ông Nguyễn Thế Truyền - một người đã ở đấy lâu hơn, bằng cấp cũng cao hơn anh? (ông Truyền có 2 bằng cử nhân văn chương và hóa học, có vợ người Pháp.)
- Cũng theo Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch thì :
‘‘Ông Nguyễn chỉ viết một quyển sách duy nhất là quyển Bản Án Chế Ðộ Thực Dân Pháp’’, thế nhưng với điều kiện thông tin lúc đó, thì theo tôi chính quyển này mới là quyển ông ít có cơ hội tham gia nhất. Bởi vì cả tài liệu trong và ngoài nước đều xác nhận rằng: cuốn sách được xuất bản lần đầu tại Pháp vào năm 1925, nhưng lúc ấy thì ông Nguyễn không có mặt ở Pháp, mà là đang hoạt động ở Trung Quốc! (ông ở đấy từ tháng 11.1924 đến tháng 5.1927 ông mới rời khỏi đấy để sang lại Liên Xô.).
Hơn nữa, cứ giả sử các tài liệu đều viết sai về năm xuất bản, thì cũng cần lưu ý là: chính anh Thành cũng đã phải công nhận rằng anh là người có bút lực yếu ở trong nhóm, nếu như không muốn nói là yếu nhất. Vì anh Thành chỉ mới tốt nghiệp trường tiểu học Pháp – Việt Ðông Ba, Huế niên khoá 1906-1907. Tháng 9.1908 anh vào học trường Quốc Học Huế, nhưng chưa đầy 1 năm sau (tháng 5.1908) thì đã bị đuổi khỏi đấy rồi. Tức là tấm bằng Thành Chung đối với anh cũng vẫn còn xa vời! (xem http://www.cpv.org.vn/hochiminh/tieusu/thoinienthieu/index.htm ).
Tiện đây, chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm cả việc có đúng là anh Thành đã tốt nghiệp bậc tiểu học đạt hạng ưu, như trang tiểu sử trên đã viết hay không? Vì tấm bằng học vấn duy nhất mà anh đạt được trong đời ấy thì nay không ai thấy. Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào chữ viết thì cũng khó có cơ sở để kết luận rằng đây là một học sinh giỏi được. Bởi một lẽ đơn giản là: ở bậc tiểu học thời ấy hay thời nay cũng vậy, và dù các thầy cô giáo có theo trường phái ta hay tây học gì, thì cũng rất chú trọng đến việc đánh giá chất lượng bài làm của thí sinh qua chuyện viết chính tả, nhưng rất tiếc là về điểm này thì anh Thành lại quá yếu. (cứ nhìn vào các bút tích của Hồ Chủ Tịch cũng đủ thấy.).
Cuối cùng, giả sử rằng các thầy giáo hồi ấy đã châm chước cho chuyện viết chữ xấu của anh, và tấm bằng hạng ưu kia là có thật, thì cũng không có gì đáng kể mà phải làm ầm ĩ. Vì khi giành được nó thì anh Thành cũng đã 17 tuổi rồi (1890 – 1907).
Theo tôi, với bất cứ ai, dù có là vĩ nhân đi chăng nữa nhưng nếu chỉ dựa trên nền tảng học vấn ấy, thì nội việc đi tiếp thu tư tưởng của người khác cũng đã là quá sức rồi, chứ nói chi đến việc còn hình thành nên được một cái gì đó gọi là “tư tưởng” cho mình, rồi hôm nay lại còn bắt cả một dân tộc phải đi theo (!?).
Nói tóm lại, những điểm còn chưa rõ ràng trong thân thế và sự nghiệp của CT Hồ Chí Minh là còn rất nhiều. Một lần nữa tôi rất mong các nhà nghiên cứu, các sử gia ở cả trong và ngoài nước hãy vì tính trung thực, khách quan của lịch sử và nhất là vì thế hệ trẻ Việt Nam tương lai, để xác minh cho được chúng càng sớm càng tốt.
Viết về CT Hồ Chí Minh, lại lật ngược những vấn đề khá phức tạp và tế nhị lên như thế này, tôi hiểu rằng sẽ làm cho nhiều người vốn tôn kính ông đau lòng. Nhưng theo tôi, thà làm như vậy một lần cho rõ còn hơn là cứ dễ dãi với nhau, để rồi tự làm khổ nhau và làm khổ mãi con cháu chúng ta sau này.

5 - Một ý kiến đề nghị:
Như ở đầu bài đã nêu, từ 11 năm qua đã có rất nhiều bài viết với hai xu hướng ngược nhau: thứ nhất, khẳng định rằng CT Hồ Chí Minh đã được UNESCO chính thức công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Thứ hai là phủ nhận nó.
Nay tôi xin có một ý kiến đề nghị : dù ai thuộc xu hướng nào cũng được, nhưng nếu đã có tấm lòng quan tâm, mong rằng hãy cùng nỗ lực giải quyết dứt điểm vấn đề này. Ðối tượng tiếp cận chính là UNESCO, đây là vị trọng tài khách quan, vô tư và hữu hiệu hơn cả. Sẽ có hai khả năng xảy ra:

a) Nếu CT Hồ Chí Minh đã thực sự được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới thì với tinh thần trung thực, những cơ quan nào đã đưa tin sai lạc trước đó cần ra một bản tin đính chính lại. Ðó cũng là hành động thể hiện sự tôn trọng các độc giả, thính giả của mình .

b) Nếu UNESCO chưa hề có một quyết định như giả thiết a) nêu trên, thì cá nhân hay tổ chức nào có điều kiện tiếp cận được với tổ chức ấy, cần làm sao có được một văn bản phủ nhận chính thức của họ. Dù chỉ là vài dòng thôi, nhưng nó sẽ có tác dụng thuyết phục mọi người hơn là hàng chục, hàng trăm bài báo mà chúng ta cứ cố gắng viết tới viết lui, xong lại không có ai đứng ra làm trọng tài.

Ðây cũng là trách nhiệm của mỗi người nhằm giúp UNESCO. Nó cũng là quyền lợi của UNESCO cần phải tự bảo vệ mình, khi có ai hoặc quốc gia nào lợi dụng uy tín của họ để làm những việc khuất khúc. Tôi cũng rất mong rằng nếu trường hợp là b) thì những nhà biên soạn sách giáo khoa ở Việt Nam cần rà soát lại toàn bộ những điểm liên quan và điều chỉnh chúng cho đúng sự thật. (Đã có câu trả lời rõ ràng. Xem tài liệu của Trần Hải, USA, kèm dưới đây).

6 - Một ý kiến ủng hộ:
Trong bức thư ngỏ viết vào tháng 5.2001 vừa qua của 2 tác giả Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân, gửi tân Tổng bí thư ÐCS Việt Nam Nông Ðức Mạnh có một ý kiến đề nghị là: Hãy hỏa táng thi hài của Hồ Chủ Tịch. Bức thư giải thích rằng: những người lãnh đạo đảng và nhà nước vào thời điểm CT Hồ Chí Minh qua đời đã vi phạm ý nguyện ghi trong di chúc của người quá cố. (trong đó ông đã viết rõ ràng như sau: “…Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là hỏa táng. Tôi mong rằng cách hỏa táng sau này sẽ được phổ biến, và như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện thì điện táng càng tốt hơn…”.). Và nay thì những người lãnh đạo mới cần phải sửa lại sai lầm ấy, nếu cần thì tổ chức một cuộc Trưng Cầu Dân Ý về vấn đề này.
( xem website: http://www.thongluan.org/VN2/viet_frame.htm, 4.6.2001 ).
Hai tác giả cũng phân tích thêm rằng: hình thức ướp xác, tức chôn nổi là hoàn toàn không phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam, vốn quen với hai hình thức phổ biến là địa táng hoặc hỏa táng. Rồi cảnh báo là nếu không nghiêm chỉnh tuân theo di chúc của người đã khuất, thì gia đình dòng họ và đất nước luôn bị‘‘sái’’, không ngóc đầu, ngóc cổ lên được. Ngoài ra còn là chuyện lãng phí tiền bạc: để duy trì hệ thống lăng CT Hồ Chí Minh thì hàng năm phải tốn kém 100 tỷ đồng VN, dù đấy là tiền thuế đóng góp của nhân dân hôm nay hay là đi vay mượn của nước ngoài, thì sau này con cháu chúng ta cũng phải nai lưng ra trả nợ.
Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến trên và tin rằng nguyện vọng của đa số nhân dân Việt Nam hôm nay cũng là như vậy. Chúng ta chỉ cần thử làm một bài toán nhỏ: để xoá đói giảm nghèo cho một hộ gia đình nông dân, theo 2 tác giả là cần 5 triệu đồng VN tiền vốn, giả thiết mỗi hộ có 4 người. Như vậy tổng chi phí cho công trình ấy trong suốt 26 năm qua là 2600 tỷ đồng VN (không tính chi phí xây lăng), là một số tiền rất lớn, đủ để giúp hơn 2 triệu người Việt Nam thoát khỏi cảnh đói nghèo; còn nếu mỗi hộ cần 10 triệu đồng tiền vốn, thì cũng giúp được cho hơn 1 triệu người. Nhưng theo tôi, cái chính của vấn đề là sự lãng phí kia rất vô lý, không đáng có.
Ngoài ra tôi cũng xin được bổ sung 1 ý kiến nữa, hy vọng rằng nó sẽ góp thêm cơ sở để dân tộc cùng dứt khoát hơn với đề nghị trên của 2 tác giả. Ý kiến của tôi liên quan đến khía cạnh kiến trúc của lăng:
Kể từ khi lăng được khánh thành nhân dịp quốc khánh mùng 2.9.1975 đến nay, thì từ những người dân bình thường tới các kiến trúc sư, nhà xây dựng, v.v… từ Bắc chí Nam mà tôi có dịp được tiếp xúc, phần lớn đều cho rằng: công trình này không có những đường nét của kiến trúc hiện đại, cũng lại rất nghèo tính dân tộc. (mà chỉ được dựng nên bởi sự giàu quyết tâm của bộ chính trị ÐLÐ Việt Nam lúc đó.).
Tức là nếu xét thêm về khía cạnh kiến trúc, thì cũng không có giá trị gì đáng kể để mà phải tiếc nuối nó nữa. Có lẽ vì chạnh lòng với công trình quốc gia khá nặng nề và đơn điệu này, ai đó đã sửa lại lời những câu đầu của bài hát Viếng Lăng Bác (Nhạc Hoàng Hiệp, thơ Viễn Phương) mà thành: ‘‘Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác, con thấy lăng Ông đẹp hơn lăng Bác, trăm phần trăm,…’’! (lăng Ông: lăng ông Lê Văn Duyệt - một võ tướng đầu triều Nguyễn, lập tại khu Bà Chiểu - Sài Gòn; trăm phần trăm = 100%.).

7 - Những lời thay cho kết luận:
Trong diễn văn đáp từ của nguyên Tổng bí thư ÐCS Việt Nam Lê Khả Phiêu đọc tại Hà Nội ngày 18.11.2000 vừa qua, nhân dịp Tổng thống Mỹ lúc ấy là Bill Clinton sang thăm Việt Nam có đoạn: ‘‘…Ðiều chắc chắn là trong thế kỷ 21, khoa học công nghệ sẽ phát triển như vũ bão. Nhưng lại có một nghịch lý là hố ngăn cách giữa nước giầu và nước nghèo lại ngày càng lớn. Ngày nay, tổng số tài sản của hơn 300 tỷ phú trên thế giới bằng thu nhập của hơn 2 tỷ người ở các nước nghèo…’’.
Ðúng! đấy là thực tế, và người đọc hiểu ngay rằng ý ông muốn nhấn mạnh đến sự bất công của một thế giới ngày càng bị phân hóa giầu – nghèo hôm nay. Nhưng còn một thực tế nữa là: liệu những người lãnh đạo trong ÐCS Việt Nam trước và sau ông, có dám làm triệt để việc kê khai danh sách của 300 người giầu nhất ở Việt Nam hôm nay hay không? Họ là những ai? Có bao nhiêu tiền? Ðể ở những đâu? Bằng cách nào họ đã làm giầu được nhanh như vậy, khi không phải là của ông bà hay cha mẹ họ để lại? Tổng số tiền mà họ đã tích lũy được là bằng thu nhập của bao nhiêu triệu người nghèo ở Việt Nam? v.v…
Theo tôi sự khác nhau về chất của vấn đề là ở chỗ: 300 nhà tỷ phú trên thế giới kia hoàn toàn có quyền tự hào chính đáng về con đường làm giầu của họ, càng giầu bao nhiêu thì họ lại càng tự hào bấy nhiêu. Còn nếu như có một danh sách tương tự ở Việt Nam (số triệu phú USD chẳng hạn), thì chưa chắc những người có tên trong danh sách lại có được niềm tự hào đó. Chẳng phải là cũng đã từng hô hào rất nhiều, nhưng ở Việt Nam không ai dám làm cái việc kê khai này tới nơi tới chốn đó sao? Tôi tin là ông Lê Khả Phiêu cũng rất thấm thía điều này.
Một cuộc Trưng Cầu Dân Ý như 2 tác giả Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân đề nghị, nếu nó được tiến hành sẽ là cuộc tổng diễn tập cho một bước dân chủ cao hơn. Ðó là: dân tộc Việt Nam phải được quyền tự mình lựa chọn giữa thể chế chính trị dân chủ đa nguyên và đa đảng của thời đại mới, hay là cứ phải tiếp tục duy trì mãi thể chế nhất nguyên, đơn đảng của‘‘thời đại Hồ Chí Minh’’đầy đau thương hôm qua, lắm bất công hôm nay và vô vàn những rủi ro, bất trắc vào ngày mai. Tôi nghĩ rằng nếu toàn thể dân tộc ta ở cả trong và ngoài nước, một khi đã nhận thức lại được đúng những vấn đề của quá khứ và hiện tại, thì sẽ vượt qua được những khoảng cách biệt còn lại. Ðể trong tương lai có thể đoàn kết thành một khối thống nhất, tạo ra một sức mạnh tổng hợp, nhằm đấu tranh có hiệu quả hơn với các thế lực bảo thủ hiện nắm thực quyền trong ÐCS Việt Nam.
Trong thực tế có những người giận ngày ‘‘quốc hận’’ 30 tháng 4, giận mùa xuân năm 1975, rồi giận lây sang cả mùa thu năm 1945 với cuộc Cách Mạng Tháng 8 lịch sử, vì cho rằng đây là chiến công riêng do CT HỒ Chí Minh và ÐCS Ðông Dương lúc đó lãnh đạo. Theo tôi đây là điều chứa đựng nhiều sai lầm, bởi vì để có được sự thành công của cuộc CMT8 phải là do chiến công chung, trong đó có cả vai trò của các đảng phái khác. Tất cả lúc ấy đều đã sẵn sàng gác bỏ mọi quyền lợi riêng, để cùng đồng lòng đứng lên giành lại nền độc lập tự do cho Tổ Quốc.
Nó cũng là kết quả được hun đúc bởi truyền thống dựng nước và giữ nước từ ngàn đời xưa, từ lịch sử gần 100 năm kháng Pháp của ông cha ta, và mọi người Việt Nam đều có quyền tự hào chính đáng về nó.

Với một nước Việt Nam mới, chắc chắn trang sử hào hùng ấy của Dân tộc cũng phải được các sử gia viết lại cho khách quan và chính xác hơn. Một ngày hội lớn về dân chủ của non sông nhất định sẽ được mở ra trong tương lai, khi mà khối đoàn kết toàn dân gồm 80 triệu người, với hơn 76 triệu đồng bào ta ở trong nước và gần 3 triệu đồng bào ta ở ngoài nước đã được xác lập. Ðó là niềm tin mãnh liệt của tôi! v
Phương Nam – Australia. Tháng 7 năm 2001
(1) Xem thêm vấn đề “đại quốc nhục vì dối trá của VN” trong bài “Vấn đề tương lai gần của VN” của Lm Nguyễn Văn Lý ngày 08.8.2005 và bài “Vì sao học sinh hiểu biết rất kém về lịch sử VN” do Việt Long, đài RFA, phỏng vấn bạn Lê Phương, Hà Nội ngày 28.8.2005, trong đó bạn Lê Phương xác nhận : ví dụ đầu năm 2005, chính Gs Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN đã công khai xác nhận trên Truyền hình VN rằng : “Ngọn đuốc sống Lê Văn Tám chỉ là chuyện hư cấu để tuyên truyền trong chiến tranh thôi”! Dù thế vẫn có đường, trường học, công viên…mang tên Lê Văn Tám cách trắng trợn ngang nhiên! Văn hóa VN đi về đâu ???

2. Giải đáp cho Phương Nam :
Trích Hồ sơ của UNESCO về Hồ Chí Minh

Kính gửi mạng Ý Kiến,
Trong bài viết về CT Hồ Chí Minh, tác giả Phương Nam Đỗ Nam Hải có yêu cầu kiểm chứng các thông tin từ Việt Nam nói rằng Cơ Quan Liên Hiệp Quốc về Giáo Dục, Khoa Học, và Văn Hoá (UNESCO) đã vinh danh CT Hồ Chí Minh vào năm 1990.
Chúng tôi đã tra tìm hồ sơ lưu trữ của UNESCO từ 1986 đến 1995 và tên "Hồ Chí Minh" chỉ xuất hiện trong 1 (một) tài liệu với một số chi tiết như sau (1) :
Title: Records of the General Conference, 24th session, Paris, 20 October to 20 November 1987, v. 1: Resolutions
Publ Year: 1988 Imprint: Paris, Unesco, 1988 Collation: 215 p.Original Language: English. Other Lang. versions: Arabic; Chinese; French; Russian; Spanish Other lang. title: Actes de la Conférence générale, vingt-quatrième session, Paris, 20 octobre-20 novembre 1987, v. 1: Résolutions; Actas de la Conferencia General, 24a reunión, París, 20 de octubre-20 de noviembre de 1987, v. 1: Resoluciones
Conference: UNESCO. General Conference Meeting session: 24th Meetings (date): 1987Document code: 24 C/Resolutions + CORR. in eng, fre Microfiche no: 88c0002 [v.1: eng-3mf, fre-3mf, spa-3mf, rus-2mf, chi-2mf, ara-2mf]; 88c0003 [v.2: eng-4mf, fre-4mf, spa-4mf, rus-4mf, chi-6mf, ara-mf]; 88c0004 [v.3, mul] Document Type: Unesco document Catalog Number: 76995 Level: Full
On line: Yes
Trong tài liệu này, ở chương 18 có các phần
External relations and public information . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
18.1 European co-operation... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...........
18.2 Co-operation with National Commissions . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
18.3 Co-operation with international non-governmental organizations 18.4 Co-operation with Unesco Clubs, Centres and Associations. . . . . . . ..
18.5 Co-operation with voluntary foundations and organizations . . . . . . .
18.6 Commemoration of anniversaries
18.61 Calendar of anniversaries of great personalities and events
The General Conference,
Recalling that, as stipulated in Article I, paragraph 2, of its Constitution, one of the main objectives of Unesco consists in advancing the mutual knowledge and understanding of peoples,
Convinced that international commemoration of the anniversaries of great personalities and events constitutes an important contribution to the fulfillment of Unesco’s objectives relating to the strengthening of international understanding and co-operation,
Noting that the commemoration of anniversaries of great personalities and events by Unesco has been largely approved and supported for many years and will gain in importance in the framework of the World Decade for Cultural Development,
Recalling 18 C/Resolution 4.351, in which it authorized the Director-General to publish a two-year calendar of anniversaries of great personalities and events,
Mindful of the wishes of Member States of Unesco regarding renewed publication of the calendar,
1. Recommends to the Director-General that he resume preparation for the publication, beginning in 1990, of the Unesco calendar of anniversaries of great personalities and events, making the appropriate provision in section IV (Public Relations) of Chapter 4 of Part II.B and adding after paragraph 15470 of document 24 C/5: 'A calendar for the years 1990 and 1991 of anniversaries (centenaries and multiples of centenaries) of great personalities and events connected with education, science, culture and communication will be prepared in 1989 on the basis of information provided by National Commissions and will be widely distributed';
2. Invites the National Commissions for Unesco to submit to the Director-General lists with selected anniversaries.
18.61 Calendar of anniversaries of great personatities and events
18.62 Centenary of the birth of Phya Anuman Rajadhon
18.63 Five-hundredth anniversary of the birth of Thomas Müntzer
18.64 Centenary of the birth of Anton Semionovitch Makarenko...... . . . . . . .
18.65 Centenary of the birth of President Ho Chi Minh........... . . . . . . . . . . . . ..
18.66 Centenary of the birth of Jawaharlal Nehru . . . . . . .
18.67 Four-hundredth anniversary of the death of the architect Sinan. . . . . .
Participation programme ...............................................
Sau đó, chi tiết nội dung đoạn 18.65 ở trang 34 là:
18.65 Centenary of the birth of President Ho Chi Minh.
The General Conference,
Considering that the international celebration of the anniversaries of eminent intellectual and cultural personalities contributes to the realization of Unesco’s objectives and to international understanding,
Recalling 18 C/Resolution 4.351 concerning the commemoration of the anniversaries of great personalities and events which have left an imprint on the development of humanity,Noting that the year 1990 will mark the centenary of the birth of President Ho Chi Minh, Vietnamese hero of national liberation and great man of culture,
Considering that President Ho Chi Minh, an outstanding symbol of national affirmation, devoted his whole life to the national liberation of the Vietnamese people, contributing to the common struggle of peoples for peace, national independence, democracy and socialprogress,
Considering that the important and many-sided contribution of President Ho Chi Minh in the fields of culture, education and the arts crystallizes the cultural tradition of the Vietnamese people which stretches back several thousand years, and that his ideals embody the aspirations of peoples in the affirmation of their cultural identity and the promotion of mutual understanding,

1. Recommends to Member States that they join in the commemoration of the centenary of the birth of President Ho Chi Minh by organizing various events as a tribute to his memory, in order to spread knowledge of the greatness of his ideals and of his work for national liberation;
2. Requests the Director-General of Unesco to take appropriate steps to celebrate the centenary of the birth of President Ho Chi Minh and to lend his support to commemorative activities organized on that occasion, in particular those taking place in Viet Nam.

Điều này cho thấy vào năm 1987, theo yêu cầu của các quốc gia hội viên, kỳ họp khoáng đại của UNESCO có đề nghị là sẽ tái ấn hành lịch lưỡng niên, 1990-1991, về một số nhân vật và sự kiện lớn lao. Các quốc gia hội viên được mời đề cử các nhân vật và Cộng sản Việt Nam đề cử cố CT Hồ Chí Minh với các chi tiết nêu trên.

Tuy nhiên, đến năm 1990-1991, tên "Hồ chí Minh" không được đề cập đến trong bất kỳ một tài liệu nào khác của UNESCO. Điều này có nghĩa là đề nghị năm 1987 đã không được chấp thuận.
Như vậy, đã không có Nghị quyết nào của UNESCO tưởng niệm cố CT Hồ Chí Minh vào năm 1990.
vv
Trần Hải - USA

(1) T.B. Tôi có toàn văn tài liệu nói trên.
(Đọc lại hồ sơ) 3. Giải trừ huyền thoại
HỒ CHÍ MINH & UNESCO
Đầu năm 1987, ô Trần Văn Ngô (Từ Nguyên) là chuyên viên theo dõi thời cuộc trong tập thể tranh đấu tại Pháp, đã triệu tập một buổi họp các nhân sĩ cùng đại diện đoàn thể ở khu vực Paris-Ile de France để báo động: đảng CSVN vận dụng UNESCO để vinh danh Hồ Chí Minh, hy vọng lấy lại hào quang ngụy tạo «anh hùng giải phóng dân tộc» cho xác ướp mà họ đã dựng thành biểu tượng của Chủ nghĩa Xã hội.
Theo tin tức nhận được, CSVN căn cứ vào tập tục UNESCO nhắc nhở ngày sinh nhật thứ 100 của các vĩ nhân trong lãnh vực cơ quan Liên Hiệp Quốc hành động, xếp đặt ghi tên Hồ Chí Minh vào danh sách sinh nhật bách niên năm 1990, rồi dự tính vận động tiếp để đến năm ấy sẽ có khoản tài trợ của UNESCO dùng tổ chức rầm rộ kỷ niệm ở trụ sở Paris, đài thọ những buổi lễ cùng thời điểm ở VN và tại một số thủ đô, thành phố lớn khắp thế giới, tổ chức triển lãm và ấn hành sách báo đặc biệt về sự nghiệp lừng lẫy của Hồ Chí Minh, «nhà cách mạng và nhà văn hóa trác tuyệt»! ! !
Hội nghị đã thảo luận, phân tách hoàn cảnh cùng thời cơ thuận lợi cho CSVN :
- Dư âm cuộc chiến thắng 30.4.1975 khiến Hồ Chí Minh còn lưu giữ cảm tình: trong tả phái Âu Mỹ Úc chưa đủ can đảm thừa nhận sai lầm quá khứ, trong quần chúng Á châu, Phi châu thiếu thông tin nghị luận chính xác.
- Phái đoàn đại diện CSVN, theo nguyên tắc luân phiên trong Tiểu ban Văn hóa UNESCO, đến lượt tham gia Ban Chấp hành Tiểu ban, đề nghị của họ chắc chắn được sự chấp nhận của đa số thành viên là những nước Á Phi khi trước từng biểu lộ cảm tình thiên lệch trong cuộc chiến VN-2.
- Khi Tiểu ban đã tán thành, Đại Hội Đồng thường thông qua đề nghị do Tiểu ban chuyển lên, không có thảo luận gì cả.
- Một yếu tố thuận lợi quan trọng khác cho CSVN là hậu thuẫn của ông M’Bow, Tổng Thư Ký kiêm Giám đốc Văn phòng trung ương UNESCO. Ông trấn nhậm hai nhiệm kỳ liền trụ sở Paris nhờ sự ủng hộ của Nga Xô cùng chư hầu CS, và các nước Á Phi chống đối Hoa Kỳ.
Theo vết thân phụ là lãnh tụ độc tài tham nhũng ở một quốc gia chậm tiến Phi châu, ông đã trắng trợn khai thác thủ lợi guồng máy quản trị cơ quan quốc tế. Thành tích nổi bật của ông M’Bow là cài đặt rất nhiều thành viên bộ tộc (tribu) của ông – đương nhiên với lương cao bổng hậu không cần chiếu theo bằng cấp hay khả năng, thậm chí không phải làm việc, không cần có mặt ở sở - vào số viên chức thực thụ (nếu sa thải phải bồi thường rất nặng) của Văn phòng. Nhân số ăn bám cộng với chi tiêu bừa bãi – có hà lạm, nhưng về sau không ai muốn bới móc thêm ra – khiến cho ngân quỹ UNESCO liên tục thâm thủng trầm trọng. Vì thế, tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ phủ quyết (veto) đề nghị gia tăng ngân sách dành cho UNESCO, sau đó tạm đình chỉ sự đóng góp cho riêng cơ quan này. Anh quốc với vài nước Âu Mỹ hưởng ứng sự tẩy chay góp tiền cho cá mập. Chỉ riêng niên liễm của Hoa Kỳ đã là ngân khoản cao nhất trong thu nhập của UNESCO mỗi tài khóa. Ông M’Bow lúc đó chuẩn bị tái ứng cử nhiệm kỳ thứ ba, tất sẽ ra sức tán trợ đề nghị vinh danh Hồ Chí Minh để tranh thủ lá phiếu của khối CS và các nước Đệ Tam, luôn thể, để trả đũa sự phản kháng cùng hành động thắt chặt túi tiền của Hoa Kỳ.
Hội nghị cũng lượng định một cách thực tiễn trở ngại lớn lao phải đương đầu vì thiếu phương tiện tài chính và nhân sự, vì thái độ thờ ơ bất động dễ phỏng đoán của nhiều thành viên Liên Hiệp Quốc không Cộng sản gồm cựu thân hữu của VN Cộng Hòa như Nhật Bản, Đại Hàn, Phi Luật Tân, của giới truyền thông và dư luận kể cả Hoa Kỳ, vì địa vị cô đơn và thiểu số của tập thể tị nạn VN khó gây nên sức mạnh chuyển đổi cần thiết. Tuy nhiên, hội nghị vẫn quyết tâm đương đầu và nhất trí nỗ lực tìm phương cách giải trừ kế hoạch CSVN lợi dụng UNESCO để tuyên dương Hồ Chí Minh và chế độ tàn bạo phi nhân ông tạo lập. Một ủy ban hành động được tức thời thành lập, với ông Nguyễn Văn Trần là Tổng thư ký, Phụ tá là một số tuyển chọn trong các nhân sĩ, đại diện đoàn thể hiện diện.
Tại một buổi họp thường kỳ sau đó ở trụ sở Hội Thanh niên Tị nạn cho sử dụng, ủy ban chọn danh hiệu là Ủy ban Tố cáo Tội ác Hồ Chí Minh. Chủ đích ủy ban tự vạch là tiến tới một luận định quốc tế vô tư, đúng đắn, về các hành động của Hồ Chí Minh và CSVN vi phạm nhân phẩm nhân quyền, hủy diệt văn hóa, mâu thuẫn với mục tiêu của Liên Hiệp Quốc và UNESCO. Ủy ban cũng có ý mong công luận thế giới nhân dịp, duyệt lại những biến cố lịch sử đã bị xuyên tạc, bóp méo, bởi thành kiến với nhãn quan một chiều của phe phản chiến, đặc biệt là Tòa án Chiến tranh VN do Bertrand Russell đề xướng. Công tác khẩn yếu là thâu thập những dữ kiện đích xác về tội ác của Hồ Chí Minh và đảng CSVN, yêu cầu chứng nhân và nạn nhân tiếp tay với Ủy ban lập thành hồ sơ sẽ trình bày trong một cuốn «hắc thư» (livre noir) coi như bản cáo trạng trước thế giới. Cùng lúc, chiến dịch gửi thư phản kháng tới UNESCO được phát động.
Hầu hết các cơ quan truyền thông Việt ngữ – báo chí, chương trình phát thanh, bản tin nội bộ – ở các nước định cư đã sốt sắng phổ biến tin tức và tài liệu do Ủy ban cung cấp; lại tự động đăng tải nhiều bài viết, nhiều thư tố cáo huyền thoại Hồ Chí Minh do ký giả, nhân sĩ, nhà văn hóa giáo dục, đại diện đoàn thể, gửi đến. Vị Giám đốc Đông Nam Á Vụ của UNESCO sau này cho Ủy ban hay đã tiếp nhận tổng cộng hơn ba-mươi ngàn thư phản kháng. Cộng đồng người Việt ở Pháp và một vài nước lân cận đã hăng hái tham dự cuộc biểu tình chống đối do Ủy ban đề xướng nhân Ngày Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc 1987 ở công trường Nhân quyền, đối diện tháp Eiffel.
Tại cơ quan tranh đấu trực diện là UNESCO, Ủy ban trù liệu tiếp xúc rộng rãi với các thành viên quốc gia không cộng sản, các thành viên là tổ chức ngoài chính quyền (Organisation Non Gouvernementale - ONG), các nhân vật chủ chốt ở cơ quan Liên Hiệp Quốc, kể cả Tổng Thư Ký M’Bow đương nhiệm. Luận cứ đầu tiên Ủy ban trình bày là CSVN muốn UNESCO lấy ngày 19. 5. 1990 làm sinh nhật bách niên của Hồ Chí Minh. Nhưng theo sự kê khai của đương sự hồi sinh tiền và theo các tài liệu chính thức của đảng, Hồ Chí Minh có tới 5 ngày tháng năm sinh khác nhau. Thời điểm lễ kỷ niệm quốc tế ấn định một cách hồ đồ sẽ khiến cho uy tín của UNESCO và Liên Hiệp Quốc bị thương tổn. Bằng chứng gần cận về lề thói thay đổi dữ kiện lịch sử bởi CSVN là họ đã loan báo Hồ Chí Minh tạ thế ngày 03. 9. 1969, trong khi ông mất từ ngày hôm trước, 02. 9. 1969.
Và để tạo áp lực phía chính phủ Pháp - có ảnh hưởng đáng kể vì Paris là nơi đặt trụ sở UNESCO – Ủy ban tranh thủ được sự ủng hộ triệt để của Hội Người Pháp Đông Dương (ANAI – Association des Françaises d'Indochine) gồm các gia đình Pháp kiều, cựu quân nhân khi trước cư trú hay phục vụ tại ba nước Viêt-Miên Lào. Hai bên đồng ý phối hợp chương trình và phương thức vận động.
Hội ANAI sẽ nhường cho cộng đồng VN ra mặt trước công luận, đi hàng đầu khi biểu tình, hội họp, để Hội khỏi vướng mắc lời đối phương cáo buộc có hành động trả thù sự thất trận năm 1954.
Do sự thúc đảy của Hội ANAI và lời thỉnh cầu của Ủy ban, một số dân biểu, nghị sĩ đối lập lên tiếng chất vấn trên diễn đàn quốc hội, yêu cầu chính quyền – do tả phái lãnh đạo sau khi ô. Mitterand đắc cử tổng thống năm 1981 - bác bỏ sự vinh danh Hồ Chí Minh. Thêm lời rỉ tai ở hậu trường: nếu chính phủ Pháp có thái độ tán thành, Hội ANAI, các chính đảng phái hữu, và Ủy ban hành động của người Việt, sẽ huy động cựu chiến binh gồm thương binh và gia đình tử sĩ trận chiến VN-1, cùng với thuyền nhân, người tị nạn CS mọi quốc tịch, các đoàn thể như Hội Y sĩ Thế giới, Hội Nhân quyền, v. v… xuống đường liên tiếp khắp nơi. Kết quả là chính phủ Pháp hứa đứng ngoài không bỏ phiếu nếu Đại hội đồng UNESCO thảo luận nghị quyết đề cao Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, như đã dự đoán, Tiểu ban Văn hóa với đa số thuận, đã ghi vào nghị trình Đại hội đồng UNESCO năm 1987 danh sách sẽ được tuyên dương năm 1990 gồm 7 nhân vật: Phya Anuman Rajadhon (Thái Lan), Thomas Munzer (Đông Đức), Anton Semionovitch Makarenko (Liên Sô), Hồ Chí Minh (Việt Nam), Jawaharlal Nehru (Ấn Độ), và Sinan (Thổ Nhĩ Kỳ). Lời tuyên dương Hồ Chí Minh dùng trọn bản văn do phái đoàn CSVN soạn cũng như lời tuyên dương các nhân vật khác do phái đoàn quốc gia liên hệ đề nghị - được Đại hội đồng thông qua không thảo luận.

Ủy ban đành chuyển qua vận động giảm thiểu tầm vóc tổ chức kỷ niệm. Hai biến cố thời sự đem lại thời cơ thuận lợi cho hành động của Ủy ban và các đồng minh :

- Ông M’Bow thất cử Ông Frederico Meillor nhân sĩ Tây-Ban-Nha (Espagne), thay thế làm Tổng Thư Ký UNESCO.
- Rồi những chính thể Cộng sản ở Đông Âu kế tiếp sụp đổ;
- Chấn động vang dội nhất là sự phá hủy «bức tường ô nhục» ở Bá-Linh (Berlin) và
- Sự thống nhất Đức quốc sớm hơn các lời tiên đoán.
- Sự phát triển mạnh mẽ của trào lưu dân chủ có hiệu lực xóa bỏ luôn những công trình che dấu, thổi phồng, hóa trang, của guồng máy tuyên truyền cộng sản.

Bộ mặt thực của mô hình chế độ cộng sản, của các lãnh tụ tối cao Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Ceaucescu, Kim Nhật Thành, v. v… dần dần bộc lộ, làm tiêu tan những hình ảnh thần tượng tuyệt đỉnh hoàn mỹ dựng lên từ mấy chục năm.
Ủy ban được vị tân Tổng Thư Ký Frederico Meillor trấn an: không thể hủy bỏ nghị quyết 1987 (phải do một nghị quyết khác của Đại hội đồng), nhưng UNESCO sẽ không tổ chức kỷ niệm và không can dự bất cứ hành động nào để vinh danh Hồ Chí Minh tại trụ sở Paris.
Thực tế là ngân sách UNESCO do ông soạn thảo sẽ không dự trù ngân khoản cho công việc đó. Việt Nam cùng nước nào muốn cử hành lễ sinh nhật bách niên của Hồ Chí Minh là tùy ý riêng, không liên quan gì tới UNESCO cả.

Do đó, Ủy ban nhận định rằng công tác mà cộng đồng ủy nhiệm đạt kết quả tương đối thỏa mãn.

- Ủy ban quyết định chấm dứt chiến dịch thư phản kháng;
- Đình chỉ việc lập hồ sơ, ấn hành hắc thư tố cáo tội ác Hồ Chí Minh và CSVN;
- Không trù liệu tập họp, biểu tình phản đối kỷ niệm sinh nhật Hồ Chí Minh bởi UNESCO vì sự việc ấy sẽ không xảy ra.
- Nhưng Ủy ban tiếp tục theo dõi nội vụ để phản ứng khi cần thiết.
Quả nhiên trước ngày 19.5.1990, Ủy ban được tin rằng CSVN loan báo mập mờ kỷ niệm trọng thể sinh nhật bách niên của Hồ Chí Minh tại phòng khánh tiết UNESCO.
Một số văn công nghệ sĩ từ quốc nội sang, gồm đoàn múa rối nước, sẽ trình diễn trong buổi lễ, phụ thêm triển lãm và tiếp tân.
Tổng thư ký Nguyễn Văn Trần lập tức tới gặp ông Giám đốc Đông Nam Á Vụ UNESCO để chất vấn, mang theo thiệp mời của sứ quán in hình Hồ Chí Minh với bối cảnh là trụ sở UNESCO.
Nhà chức trách đó cho hay UNESCO tiếp đơn giữ chỗ trước, đã theo qui lệ cho sứ quán mướn 2 căn phòng thường dành cho mọi sinh hoạt của thành viên mà thôi. Ông không hay biết chương trình tổ chức, và nếu có thiệp mời, chắc chắn ông Tổng Thư Ký cùng các cộng sự viên sẽ không tham dự.

Ông ghi nhận lời phản đối hợp lý của Ủy ban, bảo đảm Văn phòng sẽ đòi sứ quán hủy bỏ thiệp mời có thể gây ngộ nhận.
Hội ANAI tiếp xúc với Bộ Ngoại giao Pháp, cũng được xác nhận không có đại diện chính quyền, nhân viên chính phủ, đại diện quốc hội, đại diện Đô thành Paris, tham dự lễ kỷ niệm hay tiếp tân, triển lãm, sứ quán CSVN dự liệu.

Sau đó, sứ quán CSVN đã phải thu hồi thiệp mời in hình Hồ Chí Minh gửi cho ngoại giao đoàn, thành viên UNESCO, các nhân vật chính quyền và dân sự Pháp …Ê mặt … Thiệp chỉ sử dụng với tính cách nội bộ để mời Việt kiều.
Một đặc phái viên của Ủy ban tới trụ sở UNESCO ngày 19.5.1990 để kiểm tra, báo cáo rằng chung cuộc, sứ quán CSVN chỉ mướn một phòng sinh hoạt nhỏ thay vì hai (gồm thêm một phòng lớn có sân khấu).

Nhân số hiện diện khoảng chừng 60, 70 tân khách; hầu hết là hội viên Việt kiều “Yêu nước”. Lác đác vài khuôn mặt ngoại quốc, phỏng đoán là đảng viên cộng sản Pháp, thành viên các phái đoàn thân hữu với chế độ như Cuba, Trung quốc, Bắc Hàn, Mên, Làọ
Một cuộc biểu tình phản kháng vào đúng giờ khắc buổi kỷ niệm của sứ quán CSVN qui tụ hơn một trăm người đã diễn ra ở công trường Fontenoy gần trụ sở UNESCO.
Hành động do Ủy ban Quốc tế Trần Văn Bá, không phải là thành viên Ủy ban Tố cáo Tội ác Hồ Chí Minh (vì chưa ra đời năm 1987), đề xướng.

Hai đại diện đoàn biểu tình là ông Trần Văn Tòng và ký giả Olivier Tod đến trụ sở UNESCO đưa lời phản kháng đã được ông Giám đốc Đông Nam Á Vụ tiếp kiến.
Khi nghe xong lời trình bày về lập trường và thái độ của cơ quan Liên Hiệp Quốc, sự can thiệp của Ủy ban Tố cáo Tội ác Hồ Chí Minh và các biện pháp đã thỏa hiệp, hai vị đại diện đồng ý là UNESCO vô can; đoàn biểu tình sẽ chỉ tập trung hành động để đả đảo sự vinh danh Hồ Chí Minh, người có tội trước lịch sử nhân loại đã tàn hại đất nước và dân tộc Việt Nam và hai nước láng giềng Mên Lào.

Ủy ban Tố cáo Tội ác Hồ Chí Minh chính thức giải tán cuối tháng 5 dl. 1990.
Đáng tiếc là Ủy ban không chủ trương quảng bá thành quả công tác vì cho rằng đó là bổn phận, nên còn có thể có dư luận thiếu chính xác ngay tại Pháp về thủ đoạn của đảng CS mập mờ sử dụng danh nghĩa UNESCO đánh bóng hình tượng Hồ Chí Minh.
Nghiêm Văn Thạch http://www.hon-viet.co.uk

(Đọc lại hồ sơ) 4. UNESCO & HỒ CHÍ MINH
Bùi Tín – Paris - 15 Aug 2005
(Trích từ cuốn sách «San sẻ tình yêu thương», viết riêng cho tuổi trẻ trong và ngoài nước của nhà báo Bùi Tín, sẽ ra mắt bạn đọc tháng 9 này. Đoạn này là trả lời bạn Phương Nam hỏi nhà báo Bùi Tín khi còn ở Úc, nay ông trả lời chung.)
- Thế còn việc UNESCO suy tôn Hồ Chí Minh là “Danh nhân Văn hoá Thế giới” thì thế nào? Người bảo có, người bảo không, sự thật là thế nào?
Tôi từng dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội trường Ba đình Hà Nội vào ngày 19-5-1990, có một số bạn bè quốc tế dự đến từ Liên Xô, Trung Quốc, Cu-ba, Bắc Triều Tiên, Lào, Cam-bốt, Pháp, Anh, Angiêri… Tôi gặp ông A. Patti (người Mỹ, trong tổ chức tình báo OSS từng có mặt ở Việt Bắc và Hà Nội hồi Cách mạng Tháng Tám 1945) tại đây; có ông R.Chandra, người Ấn Độ, nguyên trước kia là chủ tịch Hội đồng Hoà bình Thế giới dự.
Không có đại diện nào của UNESCO. Và cũng không ở đâu UNESCO đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm cả.
Để trả lời bạn Phương Nam hỏi, tôi đã đến hỏi tại trụ sở chính của UNESCO ở Paris. Đầu đuôi là thế này.
UNESCO có nếp làm việc: nhân kỷ niệm ngày sinh những nhân vật nổi bật của các nước thành viên vào những năm chẵn thứ một trăm (năm sinh lần thứ 1, 2, 3 , 4 hay 5 trăm năm) thì các nước gửi đề nghị đến UNESCO, UNESCO ghi nhận, xem xét và khuyến cáo các nước thành viên tham gia và Chủ tịch UNESCO có thể ủng hộ, hỗ trợ các nước ấy nếu cần.
Vì đây là tổ chức về giáo dục, khoa học và văn hoá nên người được đề nghị phải có hoạt động nổi bật về 1 trong 3 mặt này.
Cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 ngày 20/10 - 20/11 năm 1987 tại Paris xét đề nghị ngày 14-7-1987 của bộ trưởng Võ Đông Giang, chủ tịch UNESCO của Việt Nam, thông báo rằng Việt Nam sẽ tổ chức trọng thể kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dịp 19-5-1990, chủ tịch Hồ Chí Minh còn là “nhà văn hoá xuất sắc của Việt Nam”; cuộc họp quyết nghị (bằng một Nghị quyết ghi nhận đề nghị của VN):
- ghi nhận (noter) thông báo của Việt Nam;
- khuyến cáo (recommander) các Nước hội viên tham gia kỷ niệm;
- yêu cầu (prier) Ngài Tổng giám đốc UNESCO ủng hộ (soutenir) việc kỷ niệm, nhất là ở Việt Nam.
- Cùng trong phiên họp này, UNESCO ghi nhận đề nghị của Liên Xô kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của ’’nhà văn và nhà giáo dục lớn‘’ Semionovitch Makarenko; ghi nhận đề nghị của Cộng hoà Liên bang Đức về kỷ niệm lần thứ 500 ngày sinh của nhà ‘’tiên tri cấp tiến’’ (prédicateur progressiste) Thomas Mùnzer ; ghi nhận đề nghị của Thái Lan về kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của nhà phê bình văn học uyên bác Phya Anuman Rajadhon; và cuối cùng là đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ (Turquie) về kỷ niệm 400 năm ngày sinh của ‘’nhà kiến trúc kiệt xuất’’ Sinan, từng xây dựng nhà thờ Hồi giáo kỳ vỹ Suleymaniye giữa thủ đô Istanbul cùng nhiều công trình ở vùng Balkan và các nước Ả-rập, đều vào dịp 1990.

Nhưng sau đó, một số thư từ, kiến nghị, bài báo gửi đến UNESCO phản đối mạnh mẽ về ông Hồ Chí Minh trong Nghị quyết này, suốt cả năm 1988, 1989 và đầu năm 1990, nêu bật sự kiện thuyền nhân và trại cải tạo, của chính những người trong cuộc với phim ảnh kèm theo, nêu rõ bản chất chế độ đàn áp tàn bạo do ông Hồ Chí Minh lập nên, một chế độ phi nhân - phản văn hoá. UNESCO còn tiếp hàng chục đoàn đại biểu từ Pháp, Mỹ, Anh chống đối việc UNESCO dính vào một việc không được dư luận tán đồng.

Thế là ông chủ tịch UNESCO quyết định lờ đi, không tham gia việc kỷ niệm để bảo toàn uy tín tổ chức quốc tế này.
Còn Chính phủ Việt Nam làm gì thì tùy họ. Vì chưa đến cuộc họp sau nên vấn đề này không đưa ra Đại hội đồng UNESCO.
- Trước ngày kỷ niệm 19-5-1990, 2 sự kiện dồn đến. Bức tường Berlin đổ sập; một loạt chế độ Cộng sản Đông Âu tan rã. Hà Nội mất một loạt đồng minh. Tổng giám đốc UNESCO Amadou M’Bow người châu Phi bê bối về tài chính bị thay thế bởi ông Frederico Leillor người Tây Ban Nha; ông này ra hẳn chủ trương:
UNESCO không tổ chức cũng không tham dự một hình thức nào kỷ niệm ông Hồ; ông cũng nói rõ: không có khoản tiền nào của UNESCO để chi cho việc này nữa.
Đến ngày kỷ niệm, Sứ quán Việt Nam ở Paris vất vả chạy vạy thuê một phòng nhỏ ở trụ sở UNESCO để vớt vát thể diện.
Ban quản trị trụ sở UNESCO còn giao hẹn không được treo ảnh và apphích ngoài hành lang, giấy mời chỉ được ghi là dự một tối văn nghệ.

Giấy mời của sứ quán in hình trụ sở UNESCO làm nền bị Văn phòng UNESCO phản đối là “không được phép, không nghiêm chỉnh” (incorrect) phải huỷ.
Một đoàn múa rối nước từ Hà Nội sang biểu diễn; cuộc kỷ niệm dự định vài trăm, chỉ có dưới một trăm người Việt của sứ quán và Hội Việt kiều “yêu nước” cùng mươi người của đảng CS Pháp.

Đầu đuôi câu chuyện là thế. Cái gọi là “Bác Hồ chúng ta được UNESCO của Liên Hợp Quốc ra Nghị quyết tuyên dương, công nhận là anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới, và UNESCO tổ chức long trọng lễ kỷ niệm” hoá ra là thế. Cần rõ ràng, minh bạch như vậy./.v
Bùi Tín
4. Phụ lục đặc biệt cho “Lật tẩy việc mạo danh UNESCO…”
I. Trích “Hiến pháp Nước CHXHCN VN” năm 1992.
Điều 69 : Công dân có quyền Tự do Ngôn luận, Tự do Báo chí ; có quyền được thông tin ; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
*** Hiến pháp vừa xác nhận 5 quyền xong, thì dùng cụm từ “theo quy định của pháp luật” để phủ nhận lại 5 quyền đó ngay. Các NNCS Âu Á đều luôn luôn biết ngụy biện chơi chữ như vậy. Kết quả là suốt 60 năm qua VN không có một tờ báo độc lập hoặc tư nhân nào cả, 6 TG lớn ở VN không hề có một tờ báo nào của chính TG mình, và nguyên việc photo và chuyền tay nhau đọc bản văn nầy đã có thể bị CA mời “làm việc”, bị buộc viết kiểm điểm, bị cắt điện thoại, bị đuổi khỏi trường học/sở làm, bị dọn vệ sinh ở phường/xã, bị không cho vay vốn “quỹ vì người nghèo”, bị “giam” bằng tốt nghiệp đại học, bị quản chế, bị đưa vào trại tù đội lốt là trại “cơ sở giáo dục”, hoặc bao phiền lụy đau đớn khác…
Đây chính là “quyền tự do dân chủ ưu việt định hướng XHCN của VN” rất đẹp mặt giữa văn minh toàn cầu hiện nay đó !!! Còn những ai cố tình dùng “pháp luật độc đoán” để ngăn cấm quyền Tự do Ngôn luận rất chính đáng của người Dân, thì không còn gì để nói với họ nữa, người Dân chỉ còn biết cách “tự nguyện đưa 2 tay vào còng số 8” và hiên ngang tự hào mình là một chiến sĩ hòa bình đích thật của nền Dân chủ chân chính của VN mới.
II. Trích “Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị”, của LHQ 16.12.1966,
Việt Nam gia nhập 24.9.1982.
Đìêu 5,1: Không được phép giải thích bất kỳ một quy định nào của Công ước nầy…nhằm hủy bỏ bất kỳ quyền và tự do nào được công nhận trong Công ước nhằm giới hạn những quyền và tự do đó quá mức độ quy định trong Công ước nầy.
Điều 5,2: Không được phép hạn chế hoặc hủy bỏ bất kỳ quyền cơ bản nào của con người đã được công nhận hoặc hiện tồn tại ở một quốc gia thành viên của Công ước nầy trên cơ sở luật điều ước, các quy định pháp luật, hoặc tập quán với cớ là Công ước nầy không công nhận những quyền ấy hoặc công nhận ở một mức độ thấp hơn.
Điều 19,2: Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền nầy bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
(Các Văn kiện Quốc tế về Quyền Con người, NXB Tp HCM, 1997 trang 109,110, 117).
*** Các Nhà nước độc tài thường lạm dụng điều 19,3,b : đại ý : quyền ở khoản 2 điều 19 trên đây có thể bị hạn chế phần nào “để bảo vệ an ninh quốc gia, hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”(nguyên văn). Nhưng vấn đề then chốt là :
1/- An ninh quốc gia được gia tăng khi toàn dân được thông tin thông thoáng, được tiếp cận tình hình thế giới, được mở rộng tầm nhìn hay nhờ Nhà nước độc quyền bưng bít như Phát-xít ? hoặc nhờ bịa chuyện để lường gạt Dân nghèo như chuyện “Lê Văn Tám” (có đường, trường học, công viên… mang tên) và chuyện UNESCO tôn vinh…trên đây ?
2/- “An ninh quốc gia”, “đoàn kết dân tộc” hay “an toàn cho thế lực cầm quyền” luôn được tự đồng hóa với Dân tộc, Quốc gia một cách rất ngụy biện xảo trá ?
3/- Dùng đến phương tiện nào thì mới gây hại cho “Quốc gia”: đao kiếm, súng đạn, quân đội, khủng bố hay chỉ là 1 Email, 1 tờ giấy? Phải có tiêu chí rõ ràng được LHQ công nhận như điều 19,2 trên đây, nếu VN không muốn không giống ai giữa nhân loại văn minh hôm nay, làm gì có chuyện “đi trước đón đầu”, “dân chủ ưu việt hơn bất cứ hình thức dân chủ nào trên thế giới” như NNVN hằng rêu rao ???./. v