1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 22 février 2007

Nixon Hoa du, 35 nam nhin lai





Nixon Hoa du, 35 năm nhìn lại (phần 1)




2007.02.21
Lê Dân - Thanh Trúc, RFA




Hôm nay đánh dấu đúng 35 năm ngày Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon mở chuyến viếng thăm lịch sử đến Trung Quốc làm thay đổi cuộc diện thế giới về chính trị, quân sự và cả kinh tế, xã hội. Thanh Trúc điểm lại một số sự kiện liên quan để mong làm rõ một số diễn tiến đã xảy ra, nhưng chưa được nêu rõ nguyên do.



Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe

Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông gặp gỡ tại Bắc Kinh vào năm 1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration.
Từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước, Liên Xô lao vào cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ thế giới với Hoa Kỳ qua những vụ triển khai tên lửa tại Cuba, và sau đó là thúc đẩy cuộc chiến Việt Nam.



Trong mục tiêu phục vụ chiến lược đối phó với Moscow, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon lên nhậm chức vào năm 1969 bắt đầu điều chỉnh chủ trương đối với Trung Quốc, biến quan hệ song phương từ đối đầu sang đối thoại.



Các tài liệu của Thư viện Tổng thống Nixon vừa được giải mã cho thấy chỉ hai tuần sau khi tuyên thệ nhận chức, ông Richard Nixon đã bắt đầu xúc tiến một kế hoạch bí mật sau này làm thay đổi thế quân bằng trên địa cầu nhiều thập niên.
Chiến dịch bí mật sau này dồn dập triển khai thành một chuỗi sự kiện xảy ra trong vòng 7 ngày, mà ông Nixon gọi là "tuần lễ làm thay đổi thế giới".

Thế lưỡng cực

Tổng thống Nixon tại Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc hôm 24-2-1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration.



Thế giới lúc đó ra sao ? Các sử gia ngày nay tóm lược rằng lúc đó địa cầu chia thành lưỡng cực. Một bên do Hoa Kỳ và phía bên kia có Liên Xô và Trung Quốc.



Giữa Moscow và Bắc Kinh đã từng không mấy thuận thảo từ những năm 30, khi Nga ủng hộ chế độ Tưởng Giới Thạch, hơn là Mao Trạch Đông. Nga trợ giúp cố vấn và khí tài cho Quốc Dân đàng Trung Hoa, con trai trưởng của thống chế Tưởng Giới Thạch là Tưởng Kinh Quốc được Moscow đào luyện. Sự hậu thuẫn đó kéo dài tới khi Nhật thua trận vào năm 1945 mới thôi.



Sau khi Mao nắm được chính quyền Hoa Lục, Bắc Kinh ngày càng tỏ ra độc lập hơn đối với Moscow trong khuynh hướng muốn lãnh đạo khối các quốc gia Cộng sản. Trung Quốc muốn đẩy mạnh đấu tranh với các nước mà họ gọi là phe đế quốc, trong khi Liên Xô bắt đầu mỏi mệt và muốn "sống chung hòa bình".



Tháng Tư năm 1960, Bắc Kinh chính thức kết án Moscow "xét lại", Liên Xô phản ứng bằng cách rút hàng ngàn cố vấn về nước và chấm dứt mọi viện trợ quân sự và kinh tế cho nước đồng minh khổng lồ.



Năm 1962 Liên Xô hậu thuẫn đồng minh không cộng sản là Ấn Độ trong cuộc tranh chấp về ranh giới với Trung Quốc. Mối căng thẳng càng lúc càng gia tăng cho đến khi hai nước cộng sản lớn nhất xô xát tại biên giới vào tháng Ba năm 1969.



Moscow lẫn Bắc Kinh đều không ai nhịn ai, gia tăng sức mạnh quân sự quanh vùng sông Ussuri. Nga lên tiếng đe dọa về một cuộc tấn công bằng bom nguyên tử, Bắc Kinh cho đào hệ thống hầm hố trú bom, khiến cả thế giới nín thở suốt cả mùa hè năm 1969.



Cuối cùng, đến tháng Chín năm đó, Thủ tướng Liên Xô Kossygin đến Bắc Kinh nói chuyện hòa giải cùng Thủ tướng Chu Ân Lai. Nhưng sự đe dọa vừa qua của Liên Xố khiến cà Mao Trạch Đông lẫn Chu Ân Lai không yêm tâm, bắt đầu nghĩ tới thế chiến lược địa dư-chính trị của mình.



Họ biết nếu chiến tranh nổ ra thì lực lượng quân sự còn thô sơ của Trung Quốc không thể sánh với Hồng quân Liên Xô. Ngay sát phía Nam Hoa Lục lại có sự hiện diện của một đạo quân hùng hậu của Mỹ.



"Nền ngoại giao bóng bàn"
Đối diện với sức ép quân sự hai phía, Bắc Kinh cho cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ sẽ bảo đảm an ninh cho Trung Quốc như lời Mao Trạch Đông từng nói là "thỏa hiệp với kẻ thù ở xa" để "đánh kẻ thù trước ngõ".

Chiếc Air Force chở Tổng thống Richard Nixon đến phi trường ở Bắc Kinh hôm 21-2-2007. Photo courtesy National Archives & Records Administration.



Ngay lúc đó tại Washington, các ông Nixon và Kissinger nhận ra thế " nghêu sò tương tranh, ngư ông hưởng lợi". Nhiều nhà phân tích cho rằng việc Liên Xô, Trung Quốc tranh chấp là nguyên do lớn nhất đưa đến việc Hoa Kỳ và Trung Quốc cải thiện quan hệ, thu hút sự quan tâm của cả thế giới vào ngày 21 tháng Hai năm 1972.



Sự chuyển hướng của Bắc Kinh khởi đầu gần một năm trước đó. Ngày mùng 6 tháng Tư năm 1971, khi đội tuyển bóng bàn Hoa Kỳ đang thi đấu tranh giải vô địch Thế giới lần thứ 31 tại Nhật Bản đã bất ngờ được đòan vận động viên Trung Quốc mời sang thi đấu hữu nghị ở Bắc Kinh.

Mùng 10 tháng Tư, chín tuyển thủ, bốn huấn luyện viên và viên chức cùng 2 người vợ họ đã bước lên chiếc cầu từ Hồng Kông để vào Hoa Lục bằng đường bộ. Đó là những công dân Mỹ đầu tiên đặt chân trên nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Quốc kể từ năm 1949.



Diễn tiến đó được báo chí quốc tế gọi là "nền ngoại giao bóng bàn", nhưng bất chấp sự quảng bá rộng rãi của diễn tiến đó, các ông Nixon và Kissinger vẫn giữ kín các sự giao tiếp với Bắc Kinh.



Chỉ đến sau ngày 15 tháng Bảy năm 1971, khi cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Henry Kissinger hoàn tất chuyến đi Bắc Kinh trong bí mật, thì Tổng thống Richard Nixon mới loan báo là có thể ông sẽ sang thăm Trung Quốc vào năm sau.





Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 3)
Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 2)
Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 1)
Di sản đẹp nhất của Tổng thống Gerald Ford
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford từ trần, thọ 93 tuổi
Nhận định của những nhà nghiên cứu về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 10)
Vai trò của nhạc sĩ Văn Cao trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 9)
Hình thức kỷ luật trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 8)
Những nhân vật trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm (phần 7)
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »



Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

________________________






Nixon Hoa du, 35 năm nhìn lại (phần 2)
2007.02.21
Lê Dân, phóng viên đài RFA


Về chuyến viếng thăm lịch sử đến Trung Quốc của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon làm thay đổi cuộc diện thế giới, Lê Dân giở lại một số tư liệu của Thư viện Tổng thống Nixon, trong đó có những đoạn trả lời phỏng vấn báo chí của cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger về những diễn tiến liên hệ.
Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe

Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai gặp gỡ tại Bắc Kinh vào năm 1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration.
Tháng Hai năm 1972, việc Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon hội kiến cùng chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã khiến các nước đồng minh và đối thủ của cả hai phía ngạc nhiên. Do đó mà chính ông Nixon gọi đó là "tuần lễ làm thay đổi thế giới".


"Tuần lễ làm thay đổi thế giới"
Trong kho tư liệu của Thư viện Tổng thống Nixon, cố vấn an ninh quốc gia Kissinger cho biết ông đã được biết về dự tính đó của Tổng thống Nixon vào trường hợp như thế nào:


“Tôi đã được đọc một bài ông Nixon viết cho tạp chí Ngoại giao. Ông nói về một nước Trung Hoa mở cửa trong những tuần lễ đầu của nhiệm kỳ Tổng thống, cho rằng điều đó có thể gây sức ép khiến Liên Xô phải giúp Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam.”
Kế hoạch đó dần dần hình thành từ năm 1969 đến những năm đầu thập niên 70 dưới bí danh Marco Polo. Tuần tự từ một buổi trình diễn thời trang do toà đại sứ Nam Tư tổ chức ở thủ đô Varsovie của Ba Lan, phái viên của Washington đã tìm cách trao một thông điệp viết tay cho một quan chức Trung Quốc tham dự buổi trình diễn.

Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh hôm 25-2-1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration.
Rồi đến việc Bắc Kinh trả lời và bất ngờ mời đoàn tuyển thủ bóng bàn Mỹ viếng thăm hữu nghị. Sang việc cố vấn Kissinger đang tham dự hoà đàm Paris về chiến tranh Việt Nam, nhận lời mời tham dự dạ yến tại Pakistan, vốn là một quốc gia thân hữu của cả Mỹ lẫn Trung Quốc.


Lấy cớ bị đau bụng bất ngờ và đi nghỉ ngơi vài ngày ở cao nguyên Pakistan do một nhân viên mật vụ thế vai, ông Kissinger thật bí mật lên đường sang Bắc Kinh. Ông chỉ có 48 giờ để hoàn thành nhiệm vụ sắp đặt chuyến đi cho Tổng thống Richard Nixon.
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Henry Kissinger hồi tưởng lại: “Cúng tôi chỉ có một dịp cuối tuần là có thể đến Trung Quốc, nhưng họ lại bận một cuộc viếng thăm chính thức của chủ tịch Bắc Hàn Kim Nhật Thành mà không thể đình hoãn.


Vì thế ông Chu Ân Lai phải chia xẻ thời giờ của ông giữa chúng tôi và ông Kim Nhật Thành, do đó chúng tôi phải bắt tay ngay vào việc soạn thảo bản tuyên bố chung để chuẩn bị với bản thảo do phía Bắc Kinh soạn.
Mọi việc phải diễn ra thật sít sao để tôi có thể về lại Paris vào đúng nửa đêm, chuẩn bị cho ngày hoà đàm kế tiếp mà không bị ai nghi ngờ gì.”


Bước đột phá quan trọng


Về lúc nhận được câu trả lời chính thức từ Bắc Kinh, mời Tổng thống Richard Nixon sang thăm hữu nghị, cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger hồi tưởng:
“Nếu tôi nhớ không lầm thì đã nhận được phản hồi của Bắc Kinh và tôi đã mang vào trình Tổng thống ở phòng Lincoln trong Nhà Trắng. Tôi đã có nói với ông rằng đây là bước đột phá ngoại giao quan trọng nhất kể từ Thế chiến thứ nhì tới nay.
Ông mở một chai rượu Courvoisier và chúng tôi cụng ly, nhưng chính vào lúc đó, chúng tôi biết là sự kiện này sẽ bẻ gãy chiến cuộc Việt Nam và làm thay đổi bản chất quan hệ giữa Hoa Kỳ với Liên Xô.....”
Sự hồi tưởng của nguyên cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Henry Kissinger cho chúng ta thấy sự được, thua tại cuộc chiến Việt Nam xem như đã an bài từ ngày Tổng thống Mỹ được mời đến Bắc Kinh gặp gỡ chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.

Tổng thống Nixon tại Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc hôm 24-2-1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration.
Việc loan báo sự kiện này được tổ chức cùng lúc tại Washington và Bắc Kinh vào ngày 15 tháng Bảy năm 1971. Khắp nơi nổi lên nhiều phản ứng mạnh mẽ, đại sứ Đài Loan giận dự chỉ trích Nixon đã bán đứng nước ông.


Ngay trọng nội bộ đảng, Tổng thống Nixon cũng bị phê bình gay gắt, ông phải đích thân thuyết phục nguyên chủ tịch đảng là ông Barry Goldwater và cử nguyên thống đốc bang California là ông Ronald Reagan sang Đài Bắc trấn an Tổng thống đảo quốc này là thống chế Tưởng Giới Thạch.


Ván bài thành công


Tại Liên Xô, tin nổ ra như tiếng sét giữa trời. Nguyên Ủy viên Trung ương đảng Georgii Arbatov kể lại là các ủy viên không thể tin là nước Mỹ lại trở thành đồng minh của Trung Quốc, và nếu đúng thì điều gì sẽ xảy ra ?


Ván bài Tổng thống Richard Nixon phơi ra trên chiếu bạc lập tức có hiệu quả. Bốn ngày sau, điện Kremli mời ông qua viếng thăm Matxcơva, các cuộc đàm phán về tài giảm binh bị bế tắc đã lâu được Liên Xô nhanh chóng tái tục.


Nhưng rồi sau khi người được Mao Trạch Đông chọn để kế vị mình là ông Lâm Bưu làm phản, tổ chức đảo chính thất bại và bị rớt máy bay chết trên đường trốn chạy sang Liên Xô thì Washington lại đâm ra hoang mang. Tuy nhiên mọi việc vẫn tiếp diễn như dự tính và đúng như ông Nixon ví von, "một tuần lễ làm thay đổi thế giới" đã diễn ra.


Ngày nay, Trung Quốc đang đi đúng con đường "xét lại" sống chung hoà bình với "tư bản, đế quốc " mà Bắc Kinh từng hằn học kết án Moscow cách nay hơn 3 thập niên.
Ngược lại, Liên Xô sụp đổ khi quay trở lại con đường thi đua võ trang với các nước "đế quốc" do Hoa Kỳ đứng đầu. Còn Việt Nam đang đi con đường hiện nay, một phần lớn cũng do tác động của chuyến đi Bắc Kinh lịch sử ngày ấy của ông Richard Nixon.

Aucun commentaire: