1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

samedi 17 février 2007

60 nam nhin lai bien co lon tai VN 1945 - TGP

60 Năm Nhìn Lại Các Biến Cố Lớn Tại Việt Nam Năm 1945 TRẦN GIA PHỤNG . Việt Báo Thứ Bảy, 8/13/2005, 12:00:00 AM
-Năm 1945, cách đây 60 năm, cũng là năm ất dậu, đúng một vòng lục thập hoa giáp. Năm nầy có nhiều sự kiện lịch sử thật đáng nhớ. Nhiều người đã biết những biết những biến cố nầy, bài nầy chỉ nhắc lại những nét đặc biệt của các sự kiện.
1. NẠN ĐÓI NĂM 1945Ngoài những lý do thiên nhiên như thời tiết, lụt lội, nạn đói nầy còn do con người tạo ra cho con người, trong đó hai tác nhân chính là Pháp, Nhật và có một tòng phạm là Việt Minh Cộng Sản.Pháp và Nhật đã cố tình thi hành chính sách nông nghiệp nhắm cung ứng cho tình trạng chiến tranh của họ. Pháp và Nhật cố tình thu mua với giá rẻ mạt tất cả lúa gạo do nông dân sản xuất, để xuất khẩu sang Nhật và để nuôi quân, nhất là nuôi quân Nhật ở Trung Hoa. Do áp lực của Nhật, nhà cầm quyền Pháp còn ra lệnh một cách độc đoán buộc nông dân Việt phải thay đổi cách thức canh tác, từ độc canh cây thực phẩm, qua đa canh vừa cây thực phẩm, vừa cây kỹ nghệ. Nói cách khác, người Pháp buộc giới nông gia Việt Nam phải bỏ bớt các cánh đồng lúa để trồng bông vải, đay, gai, cây có dầu. Những cây kỹ nghệ nầy vừa để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu của Đông Dương vì đường nhập cảng từ Pháp gặp khó khăn, vừa để cung ứng cho thị trường Nhật. Bên cạnh đó, Việt Minh lợi dụng nạn đói để tuyên truyền. Để có gạo nuôi cán bộ và chiêu dụ những người bị đói, Việt Minh tổ chức cướp các kho gạo cứu đói, và khi miền Nam gởi gạo ra bắc để tiếp tế, Việt Minh cướp những chuyến xe hay tàu thuyền gởi gạo, đem lên chiến khu. Hành động nầy làm cho nạn đói thêm trầm trọng. Chính nhạc sĩ Văn Cao đã có lần xác nhận ông theo Việt Minh vì ông và gia đình ông đói quá.Từ mùa thu năm 1944 đến mùa đông năm 1945, số người chết đói ước chừng từ 1,500,000 đến 2,000,000 người, trong đó những tỉnh bị nặng nhất là Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, và Ninh Bình. Nên nhớ nạn sóng thần Tsunami năm 2003 chỉ làm chết có 200,000 người mà cả thế giới hoảng hốt, trong khi nạn đói năm 1945 làm chết 2,000,000 đồng bào Việt, mà cả Pháp và Nhật cho đến nay không một lời xin lỗi, và chế độ cộng sản trong nước im lặng vì chính đảng CSĐD, tiền thân của đảng CSVN hiện nay, cũng là một tòng phạm.
2.- NHẬT ĐẢO CHÁNH PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNGVề vấn đề Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương năm 1945, có một câu hỏi khá quan trọng cần đặt ra trước hết là tại sao quân đội Nhật có mặt tại Đông Dương từ năm 1940, nhưng mãi đến năm 1945, Nhật mới tổ chức đảo chánh nắm chánh quyền?Nguyên ngày 14-6-1940, quân đội Đức chiếm đóng Paris, Pháp đầu hàng Đức. Năm ngày sau, bộ Ngoại giao Nhật gởi cho đại sứ Pháp tại Nhật một tối hậu thư ngày 19-6-1940 buộc nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương phải chấp nhận trong vòng 24 giờ: đóng cửa biên giới Hoa Việt, đình chỉ sự chuyên chở quân nhu bằng đường hỏa xa qua Trung Hoa, để cho Nhật kiểm soát việc đóng cửa biên giới và chuyên chở. Ngày 1-8-1940, chính phủ Nhật tuyên bố thiết lập Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á, theo đó các nước Đông Dương và Indonesia được coi là các quốc gia thân hữu. Lúc đó các nước Đông Dương trên danh nghĩa vẫn còn lệ thuộc Pháp, nên chưa gia nhập vào Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á.Nhật tràn quân qua kiểm soát hoàn toàn Đông Dương từ năm 1940, nhưng Nhật vẫn để chính quyền Pháp tồn tại ở đây, vì lúc đó, chính quyền Pháp ở Đông Dương trực thuộc chính quyền Pétain đóng ở Vichy, miền nam nước Pháp. Chính phủ Pétain đã đầu hàng Đức và bị Đức chi phối. Đức là đồng minh của Nhật, nên Nhật không sợ chính quyền Pháp ở Đông Dương lật lọng. Nhật Bản khỏi phải lo việc cai trị mà cứ để cho Pháp cầm quyền dưới ảnh hưởng của Nhật Bản.Vào năm 1944, tình hình thay đổi. Ngày 23-8-1944, quân đội Đồng minh tiến vào Paris. Tướng Charles de Gaulle (1890-1970) lập chính phủ lâm thời. Về hành chánh, chính quyền Pháp tại Đông Dương trực thuộc chính phủ Paris. Chính phủ Paris lúc nầy lại chống Đức, nên Nhật lo ngại chính quyền Pháp tại Đông Dương vâng lịnh Paris mở cửa cho quân đội Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương đánh tập hậu quân đội Nhật. Lúc nầy, Nhật thất bại và đang kiếm cách rút quân về Nhật. Do đó, Nhật quyết định tổ chức cuộc hành quân Meigo, đảo chánh lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương ngày 9-3-1945, để nắm vững tình hình Đông Dương.
3.- VUA BẢO ĐẠI CÔNG BỐ BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬPSau khi đảo chánh xong, đại sứ Nhật là Yokoyama đến yết kiến vua Bảo Đại (trị vì 1925-1945) tại điện Thái Hòa (trong hoàng thành Huế) sáng ngày 11-3, giải thích những hành động mới nhất của Nhật tại Việt Nam, tuyên bố muốn đem "châu Á trả về cho người châu Á ". Ông ta còn nói rằng ông ta có "nhiệm vụ dâng nền độc lập" lên vua Bảo Đại, đồng thời kêu gọi Việt Nam cùng các nước Đông Dương gia nhập khối Đại Đông Á do Nhật đứng đầu. (Khối nầy đã được chính phủ Nhật công bố thành lập ngày 1-8-1940.) Ngay chiều hôm đó, vua Bảo Đại triệu tập Cơ mật viện, các thượng thư và các hoàng thân để thảo luận tình hình mới. Cuộc họp đưa đến kết quả là nhà vua cùng các thượng thư Phạm Quỳnh (bộ Lại), Hồ Đắc Khải (bộ Hộ), Ưng Uỷ hay Hy (bộ Lễ), Bùi Bằng Đoàn (bộ Hình), Trần Thanh Đạt (bộ Học), và Trương Như Định (bộ Kinh tế) cùng ký bản Tuyên ngôn độc lập do Phạm Quỳnh soạn, hủy bỏ các hiệp ước bất bình đẳng Pháp Việt, chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam. Nguyên văn bản Tuyên ngôn độc lập như sau:"Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp [năm 1884] được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia.Nước Việt Nam cố gắng tự lực, tự cường, để xứng đáng là một quốc gia độc lập, và sẽ theo đường hướng của bản tuyên ngôn chung của khối Đại Đông Á, hầu giúp đỡ nhau tài nguyên cho nền thịnh vượng chung. Vì vậy, chính phủ nước Việt Nam đã đặt tin tưởng vào sự thành tín của nước Nhật, và đã có quyết định cộng tác với nước nầy, hầu đạt mục đích nói trên.Khâm thửHuế, ngày 27 tháng giêng năm thứ 20 triều Bảo Đại."
4.- CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIMNgày 19-3-1945, vua Bảo Đại báo cho thượng thư Phạm Quỳnh biết là từ nay, nhà vua tự tay đảm trách quyền lãnh đạo quốc gia. Phạm Quỳnh ý thức được tình thế mới, đã cùng toàn thể thượng thư lục bộ xin từ chức.Theo hồi ký của cựu hoàng Bảo Đại, ông nghĩ rằng sau cuộc đảo chánh của Nhật, người có thể đáp ứng được tình thế mới là cựu thượng thư Ngô Đình Diệm. Nhà vua liền nhờ người Nhật tìm kiếm ông Diệm để mời ông ta ra chấp chánh. Người Nhật lơ là và trả lời không kiếm được Ngô Đình Diệm, mặc dầu ông ta đang ngụ tại Sài Gòn. Vua Bảo Đại đợi ba tuần lễ mà vẫn không gặp được ông Ngô Đình Diệm. Trong khi người Nhật đưa ông Trần Trọng Kim từ Singapore về nước thì trong triều đình có ý kiến đề nghị vua Bảo Đại mời Trần Trọng Kim lập chính phủ. Vừa đến Huế, Trần Trọng Kim vào yết kiến vua Bảo Đại ngày 7-4, liền được nhà vua giao trọng trách lập nội các đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Sự việc nầy rõ ràng là do sự sắp đặt và yểm trợ từ phía người Nhật Bản.Ngày 17-4-1945, tại điện Thái Hòa, Trần Trọng Kim trình danh sách chính phủ lên vua Bảo Đại và được chuẩn y. Sau đây là thành phần chính phủ Trần Trọng Kim:- Thủ tướng: Trần Trọng Kim (giáo sư)- Bộ trưởng Ngoại giao : Trần Văn Chương (luật sư)- Bộ trưởng Nội vụ : Trần Đình Nam (bác sĩ)- Bộ trưởng Kinh tế : Hồ Tá Khanh (bác sĩ)- Bộ trưởng Tài chánh : Vũ Văn Hiền (luật sư)- Bộ trưởng Tiếp tế : Nguyễn Hữu Thí (bác sĩ)- Bổtrưởng G. dục và Mỹ thuât: Hoàng Xuân Hãn (kỹ sư)- Bộ trưởng Tư pháp : Trịnh Đình Thảo (luật sư)- Bộ trưởng Thanh niên : Phan Anh (luật sư)- Bộ trưởng G. thông C. chánh : Lưu Văn Lang (kỹ sư)- Bộ trưởng Y tế và Cứu tế : Vũ Ngọc Anh (bác sĩ)Đây là chính phủ đầu tiên của Việt Nam được tổ chức theo cơ cấu tây phương, gồm nhiều bộ. Đặc biệt chính phủ nầy không có bộ Quốc phòng, hay bộ An ninh. Chắc chắn đây là ý đồ của Nhật muốn nắm toàn bộ vấn đề quốc phòng và an ninh mà không giao phó cho chính phủ Trần Trọng Kim, đồng thời buộc chính phủ nầy lệ thuộc vào chính sách quân sự chung của Nhật tại Đông Nam Á. Điều nầy sẽ rất tai hại về sau, khi Nhật đầu hàng, thì chính phủ Trần Trọng Kim không có lực lượng quân sự để bảo vệ an ninh lãnh thổ, tạo điều kiện cho Mặt trận Việt Minh lộng hành.Bắt tay vào làm việc, trước hết vào ngày 4-5-1945, chính phủ quyết định quốc hiệu mới là Việt Nam chứ không dùng An Nam, Đại Nam hay Đại Việt. Bắc Kỳ được đổi thành Bắc Bộ (được Nhật trao lại cho Việt Nam ngay khi chính phủ thành hình), Trung Kỳ thành Trung Bộ và Nam Kỳ thành Nam Bộ, dầu lúc đó Nam Bộ chưa chính thức được sát nhập vào trung ương. Kinh đô Huế được đổi thành Thuận Hóa. Ngày 2-6-1945, chính phủ chọn quốc kỳ Việt Nam nền vàng, ba sọc đỏ theo hình quẻ ly. Quốc ca là bài Đăng đàn cung.
5.- VIỆT MINH CƯỚP CHÍNH QUYỀNTình hình chính trị thế giới nhất là Á châu thay đổi mạnh mẽ vào giữa năm 1945. Tại Âu châu, Đức thất trận và đầu hàng ngày 7-5-1945. Đại diện Hoa Kỳ là tổng thống Harry Truman, đại diện của Anh lúc đầu là thủ tướng Winston Churchill, sau là Clement Attlee (lãnh tụ đảng Lao Động, thắng cử ngày 25-7, lên làm thủ tướng thế Churchill), đại diện Liên Xô là Stalin, bí thư thứ nhất đảng Cộng Sản, cùng họp hội nghị thượng đỉnh tại thị trấn Potsdam, cách 17 dặm về phía tây nam Berlin, từ ngày 17-7 đến 2-8-1945, để bàn về các vấn đề hậu chiến tại Đức, như các khu vực chiếm đóng, việc tái thiết và các điều kiện đưa ra cho nước Đức. Bên cạnh đó, cũng tại Potsdam, đại diện các nước Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa (tổng thống Tưởng Giới Thạch không họp, nhưng đồng ý qua truyền thanh) cùng gởi một tối hậu thư cho Nhật Bản ngày 26-7-1945. Liên Xô không được tham dự vào tối hậu thư nầy vì lúc đó, Liên Xô chưa tham chiến ở Á Châu và chưa tuyên chiến với Nhật Bản. Tối hậu thư nầy, thường được gọi là tối hậu thư Potsdam, buộc Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện, chấp nhận những điều kiện của Đồng minh như chấm dứt quân phiệt, giải giới quân đội, từ bỏ đế quốc... Riêng về vấn đề Đông Dương, quân đội Nhật sẽ bị giải giới do quân đội Trung Hoa ở bắc vĩ tuyến 16, và do quân đội Anh ở nam vĩ tuyến 16. Tối hậu thư nầy không đề cập đến ai sẽ cai trị Đông Dương sau khi quân đội Nhật bị giải giới và rút về nước?Điều nầy tạo ra một khoảng trống hành chánh và chính trị tại Đông Dương một khi những quyết định trong tối hậu thư Potsdam được thi hành, vì nếu Nhật đầu hàng, chính phủ Trần trọng Kim do Nhật bảo trợ cũng sẽ sụp đổ, thì ai sẽ là người có thẩm quyền tại Đông Dương? Anh và Hoa Kỳ cố tình bỏ ngỏ khoảng trống chính trị để tạo điều kiện cho Pháp trở lại Đông Dương. Trong khi đó, Nhật càng ngày càng thất thế. Các giới chính trị Việt Nam xôn xao trước những biến chuyển trên thế giới. Những biến chuyển nầy tác động mạnh đến tình hình Việt Nam. Nội bộ chính phủ Trần Trọng Kim bắt đầu chia rẽ. Ngày 6-8-1945, ba bộ trưởng Nội vụ (Trần Đình Nam), Kinh tế (Hồ Tá Khanh) và Tiếp tế (Nguyễn Hữu Thí) đồng từ chức và đề nghị toàn thể nội các cũng từ chức. Ngày hôm sau, 7-8, chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố từ chức. Vua Bảo Đại yêu cầu ông Trần Trọng Kim lưu nhiệm và lập chính phủ mới. Chính trong thời gian nầy, Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima (6-8) và Nagasaki (9-8). Nhật hoàng Hiro Hito (trị vì từ 1926) tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngày 14-8-1945. Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội gọi tắt là Việt Minh, gồm đa số là đảng viên cộng sản, nắm rõ sự biến chuyển của tình hình thế giới nhờ thông tin của Đệ tam Quốc tế cộng sản và cả của OSS (Office of Strategic Services), tổ chức tình báo của Hoa Kỳ, tiền thân của CIA (Central Intelligence Agency), do Việt Minh đã hợp tác và cung cấp tin tức cho OSS về những hoạt động của quân đội Nhật Bản ở Đông Dương. Từ tháng 4-1945, Việt Minh bắt đầu tổ chức "Uỷ ban giải phóng" tại các vùng họ hoạt động, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân, và thành lập Uỷ ban Dân tộc Giải phóng vào tháng 7-1945. Vì vậy, ngay khi Nhật đầu hàng ngày 14-8-1945, trong lúc lãnh tụ các đảng phái quốc gia chưa trở tay kịp vì thiếu thông tin liên lạc quốc tế và thiếu chuẩn bị khởi nghĩa, thì Việt Minh ra lệnh cướp chính quyền ở khắp các tỉnh trong nước. Ở Hà Nội, ngày 17-8, cuộc mít-tin do Tổng hội công chức tổ chức tại Nhà hát lớn, nhắm ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, đã bị Việt Minh biến thành cuộc biểu tình tuần hành ủng hộ Mặt trận Việt Minh. Ngày 19-8, Việt Minh tổ chức biểu tình cướp chính quyền Hà Nội. Lợi dụng hoàn cảnh hỗn loạn, Việt Minh gán cho những nhân vật có khuynh hướng quốc gia là "Việt gian", "phản động" và kiếm cách thủ tiêu họ, để tiêu diệt tất cả các thành phần không cộng sản hoặc đối lập.
6.- VUA BẢO ĐẠI THOÁI VỊTại Huế, sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, vua Bảo Đại không biết rõ những chuẩn bị của Pháp để tái chiếm Đông Dương, và cũng không biết được quyết định tối hậu thư Potsdam, vua Bảo Đại gởi công hàm ngày 18-8-1945 kêu gọi sự ủng hộ của các nước Trung Hoa (lúc đó do Quốc Dân Đảng lãnh đạo), Anh, Hoa Kỳ, nhất là kêu gọi Pháp trao trả độc lập lại cho Việt Nam, đừng tái lập nền cai trị Pháp dưới bất cứ một hình thức nào. Nhờ Nhật giúp đỡ, bức công hàm nầy được đài phát thanh Nhật ở Sài Gòn, Hà Nội và Tokyo công bố rộng rãi. De Gaulle im lặng vì De Gaulle muốn tái chiếm Đông Dương, áp đặt Đông Dương trở lại dưới sự cai trị của Pháp. Các nước Đồng minh cũng hoàn toàn im lặng. Về phía Hoa Kỳ, Roosevelt từ trần ngày 12-4-1945 (trong nhiệm kỳ), phó tổng thống Harry Truman lên thay, và cũng thay luôn chính sách Đông Dương của Hoa Kỳ. Harry Truman theo đường lối của người Anh, chủ trương tôn trọng chủ quyền Pháp ở Đông Dương.Khi Nhật Bản đầu hàng, quân đội Nhật phải hạ khí giới, không còn hoạt động, thì việc gìn giữ an ninh xem như bỏ trống vì chính phủ Trần Trọng Kim không có bộ Quốc phòng hay bộ An ninh. Thời gian nầy là cơ hội thuận tiện chẳng những cho quân trộm cướp mà còn thuận tiện cho lực lượng Việt Minh lộng hành, không bị ai chận đứng. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao chỉ với một lực lượng nhỏ dưới 5.000 đảng viên mà Việt Minh cộng sản cướp được chính quyền và thao túng đất nước. Trong lúc vua Bảo Đại nao núng vì Pháp không chịu công khai tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, và các nước Đồng minh lại không đáp ứng nguyện vọng độc lập của người Việt do nhà vua đưa ra, thì Việt Minh đánh điện vào Huế yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị. Vị đại sứ Nhật ở Huế là Yokoyama đến gặp vua Bảo Đại đề nghị dùng lực lượng của Nhật tiêu diệt Việt Minh, vì tuy thất trận trên thế giới, quân đội Nhật ở Đông Dương vẫn còn nguyên vẹn, dư sức đàn áp Việt Minh. Lo sợ nội chiến xảy ra trước sự lợi dụng của ngoại bang, vua Bảo Đại từ chối đề nghị của Yokoyama. Không nhận lời đề nghị của Yokohama, vua Bảo Đại quyết định thoái vị theo lời yêu cầu của Việt Minh. Tại Huế, nội các Trần Trọng Kim họp phiên cuối cùng ngày 23-8, rồi giải tán. Vua Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị ngày 25-8. Lễ thoái vị diễn ra ngày 30-8 tại cửa Ngọ Môn (Huế). Nhà vua trao bảo kiếm và quốc ấn, tượng trưng uy quyền của triều đình cho đại diện Việt Minh từ Hà Nội vào là Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận (tức thi sĩ Huy Cận). Nhà vua trở thành "công dân thứ nhất" của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với tên khai sinh là Vĩnh Thụy.
7.- NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒACựu hoàng Bảo Đại vừa thoái vị tại Huế được hai ngày, thì tại Hà Nội, Hồ Chí Minh liền gấp rút công bố thành lập chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945. Sự vội vàng của Hồ Chí Minh nhắm tạo ra tình trạng đã rồi trước quốc tế và quốc dân Việt Nam, trong thế chính quyền liên tục, từ chế độ quân chủ với vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim, qua chính phủ chế độ dân chủ với Hồ Chí Minh. Chính phủ nầy gồm đa số là đảng viên cộng sản như sau:- Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Ngoại giao: Hồ Chí Minh- Bộ trưởng Nội vụ : Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Tuyên truyền : Trần Huy Liệu- Bộ trưởng Quốc phòng : Chu Văn Tấn - Bộ trưởng Tài chính : Phạm Văn Đồng - Bộ trưởng Lao động : Lê Văn Hiến- Bộ trưởng Thanh niên : Dương Đức Hiền - Bộ trưởng Giáo Dục : Vũ Đình Hòe- Bô trưởng Tư pháp : Vũ Trọng Khánh- Bộ trưởng G. thông C. chánh : Đào Trọng Kim- Bô trưởng Y tế Vệ sinh : Phạm Ngọc Thạch - Bộ trưởng Xã hội : Nguyễn Văn Tố - Bộ trưởng không bộ nào : Cù Huy CậnNguyễn Văn Xuân
8.- PHÁP TRỞ LẠI VIỆT NAMTheo tối hậu thư Potsdam mà Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa gởi cho Nhật ngày 26-7-1945, ở trong Nam, tướng Anh là Douglas Gracey đến Sài Gòn ngày 13-9-1945, có trung tá Rivier thuộc Lực lượng biệt kích Pháp (commando) đi theo. Ngay trong tháng 9-1945, người Anh đã giúp người Pháp chiếm lại Sài Gòn, sau đó xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, và lăm le tiến ra Bắc Bộ. Cũng trong tháng 9-1945, hai trăm ngàn quân Trung Hoa do tướng Lư Hán (Lu Han) chỉ huy tiến vào miền Bắc nước ta. Chính phủ Trung Hoa và tướng Lư Hán đều thuộc Trung Hoa Quốc Dân Đảng nên họ chẳng ưa gì Việt Minh cộng sản.Hồ Chí Minh gặp ba áp lực cùng một lần: các tướng lãnh Trung Hoa đưa quân vào Việt Nam theo tối hậu thư Potsdam, các lãnh tụ Đồng Minh Hội và Quốc Dân Đảng Việt Nam về Việt Nam theo quân Trung Hoa, quyết liệt chống đối ông Hồ, và người Pháp muốn tái chiếm Đông Dương. Trước những đòi hỏi của các đảng phái không cộng sản, Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh đành nhượng bộ. Ngày 11-11-1945, ông Hồ tuyên bố giải tán đảng Cộng sản Đông Dương (thực chất là rút vào hoạt động bí mật), tổ chức tổng tuyển cử quốc hội, tiến đến thành lập chính phủ liên hiệp để tạo ra một bộ mặt dân chủ hợp pháp trước mặt quốc tế. Lúc đó, lãnh tụ các đảng phái quốc gia và các nhà trí thức yêu nước không phải là không biết về Hồ Chí Minh, và cũng không phải không có những nghi ngại đối với Việt Minh cộng sản, nhưng ở thế chẳng đặng đừng, họ phải gia nhập chính phủ liên hiệp vì các đảng phái quốc gia đã chậm chân để cho Việt Minh cướp được chính quyền trước, nay muốn tranh đấu giành lại chính quyền khỏi tay Việt Minh, thì phải chấp nhận ngồi lại tranh đấu chính trị. Từ đó mọi người lo sửa soạn tham gia cuộc bầu cử được tổ chức ngày 6-1-1946. Năm 1946 không thuộc phạm vi bài viết nầy.
KẾT LUẬNTrên đây là sơ lược, hết sức sơ lược, những biến cố lớn dồn dập trong năm 1945 tại Việt Nam. Đây là những biến cố làm nền tảng cho tất cả những diễn tiến của lịch sử Việt Nam trong hậu bán thế kỷ 20, và còn ảnh hưởng cho đến ngày nay.TRẦN GIA PHỤNG(Toronto, Canada)

Aucun commentaire: