1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mardi 20 février 2007

Chien tranh bien gioi Viet-Trung 1979



Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 1)
2007.02.16
Bùi Tín - Việt Long

Ngày 16 này đánh dấu 28 năm trận chiến tranh biên giới Việt Trung. Trong bối cảnh hiện nay hai nước Việt Trung trở lại hoà hiếu, gương dũng cảm hy sinh bảo vệ tổ quốc của các chiến sĩ Việt Nam trong cuộc chiến ấy liệu có được tưởng niệm xứng đáng hay không? Giở lại trang lịch sử, Việt Nam có thể rút ra những kinh nghiệm nào để có thể xây dựng đất nước?

Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe

Binh sĩ Trung Quốc PLA canh gát tại biên giới Việt-Trung bên ngoài thành phố Pingxiang hôm 26-26-2003. AFP PHOTO

Đó là đề tài cuộc phỏng vấn của Việt Long với cựu đại tá Quân đội Nhân dân Bùi Tín. Ông Bùi Tín từng là phó tổng biên tập báo Nhân dân, tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân chủ nhật. Ông là một đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời gian xảy ra cuộc chiến tranh Việt Trung 1979.

Việt Long: Nay đã 28 năm kể từ trận chiến tranh biên giới Việt Trung 1979. Đề nghị là hãy giở lại trang sử cũ để xem có thể rút ra bài học nào cho Việt Nam hay không. Trước hết nhờ ông trình bày lại nguyên nhân cuộc chiến.
Bùi Tín: Có nguyên nhân gần và xa. Trước hết là sự hục hặc giữa Việt Nam với Trung Quốc sau khi Việt Nam giải phóng, hay là tiến chiếm miền Nam. Mối bất hoà bắt nguồn trước đó, từ khi Việt Nam quay sang thắt chặt quan hệ với Liên Xô. Gia nhập khối COMECON.

Lý do trực tiếp là Việt Nam tiến chiếm Kampuchea, vào lúc Đặng Tiểu Bình đã bình thường hoá quan hệ với Mỹ được mây tháng. Từ đó ông ta quyết định dạy cho Việt Nam 1 bài học, nói rõ là bài học hạn chế trong không gian và thời gian.

Việt Long: Bài học là học thế nào? Muốn dạy cái gì?
Bùi Tín: Muốn dạy là Việt Nam đáng lẽ phải coi Kampuchea là nước bạn, nhưng lại đi đánh chiếm nước này, trở thành tay sai của Liên Xô.

Biên giới Việt Trung dài đến hơn 700 cây số, họ chia làm hai mặt trận chính. Phía đông gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Phía tây là Hoàng Liên Sơn, tức là Lào Kay, Hà Giang. Mặt trận phía động do quân khu Quảng Châu chỉ huy, phía tây do quân khu Vân Nam, gọi là đại quân khu Côn Minh. Lực lượng (phía Trung Quốc) trên cả hai mặt trận lên đến 7 quân đoàn.
Bùi Tín

Sơ lược diễn tiến
Việt Long: Ông vui lòng kể lại sơ lược diễn tiến của trận chiến tranh.
Bùi Tín: Biên giới Việt Trung dài đến hơn 700 cây số, họ chia làm hai mặt trận chính. Phía đông gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Phía tây là Hoàng Liên Sơn, tức là Lào Kay, Hà Giang. Mặt trận phía động do quân khu Quảng Châu chỉ huy, phía tây do quân khu Vân Nam, gọi là đại quân khu Côn Minh. Lực lượng (phía Trung Quốc) trên cả hai mặt trận lên đến 7 quân đoàn.

Việt Long: Hai tướng chỉ huy có phải là Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí?
Bùi Tín: Đúng. Hứa thế Hữu thay mặt bộ quốc phòng xuống Quảng Châu. Trực tiếp chỉ huy mặt trận là Dương Đắc Chí. Lực lượng này lúc đầu sử dụng hơn 400 xe tăng, hơn 200 khẩu pháo lớn.

Việt Long: Có lực lượng không quân yểm trợ mặt trận không?

Bùi Tín: Rất hạn chế, vì Trung Quốc ngại Việt Nam có thể dùng máy bay ném bom tận Quảng Châu, Nam Ninh, trong khi Việt Nam cũng sợ bên kia có thể đánh bom tận Hà Nội. Cho nên chỉ dùng một ít máy bay để vận chuyển thương binh thôi.

Việt Long: Lúc đó những lực lượng phòng thủ phía Việt Nam là những đơn vị nào? Quân số bao nhiêu?

Bùi Tín: Lúc ấy có thể nói là lực lượng đến 7 phần 10 đang ở bên Cam Bốt. Trước kia độ 14 sư đoàn thì lúc này dùng đến 9 sư đoàn. Nên lực lượng còn lại ở các tỉnh miền Bắc thực chất lúc đầu chỉ có 4 sư đoàn. Chủ yếu đối phó trong hai tuần lễ đầu là lực lượng của các tỉnh các huyện, lực lượng du kích.
Lực lượng đánh bại bọn Trung Quốc nhiều nhất lại là địa phương và dân quân du kích. Hơn nữa đó là dân miền núi, ở đó có 22 dân tộc thiểu số khác nhau, quen thuỷ thổ rừng núi, trong khi quân Tàu từ các quân khu ở xa đến...

Nghĩa là sau đó thì Việt Nam không rút lui, vẫn cứ bám, vì nó tràn qua, cho nên các lực lượng du kích và các trung đoàn của các tỉnh vẫn còn ở phía sau quân Trung Quốc. Nó đánh vượt qua, tiến chiếm các thị trấn, rồi quét và phá.

Bùi Tín
Diễn tiến những trận đầu tiên
Việt Long: Nghĩa là về các yếu tố địa thế và thuỷ thổ thời tiết thì phía Việt Nam phải quen thuộc hơn phía Trung Quốc, phải không ạ? Vậy thì diễn tiến những trận đầu tiên ra sao? Quân Trung Quốc tiến được đến đâu?

Bùi Tín: Chỉ một đêm đầu là họ tiến sâu đến 40 cây số. Chỉ một ngày đầu là nó đã đến Lạng Sơn, đến Cao Bằng rồi. Từ đó không tiến sâu thêm nữa. Nó không chiếm dần từng bước, mà đột phá sâu ngay đến 20 cây số, có những chỗ đến 40 cây số. Ngay ngày đầu tiên, lúc ấy anh em còn bỡ ngỡ lắm... Nhưng không tiến sâu thêm, vì nói là đánh một roi thôi, cuộc chiến hạn chế về không gian và thời gian.

Việt Long: Vậy khi quân Tàu chủ động rút về thì lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam có truy kích không?

Bùi Tín: Không, mình không đánh theo. Lực lượng nó chỉ tấn công 26 ngày thì Đặng Tiểu Bình tuyên bố bắt đầu rút, và cũng phải đến 10 ngày mới rút hết. Chiến trân ác liệt là trong ba tuần lễ đầu tiên.

Việt Long: Ông nói rằng chỉ trong ngày đầu là quân Tàu đã vượt ải Nam Quan và tiến thẳng tới Lạng Sơn, thì có phải là sau đó quân ta bung ra phản công nên trận chiến mới ác liệt trong ba tuần đầu?

Bùi Tín: Nghĩa là sau đó thì Việt Nam không rút lui, vẫn cứ bám, vì nó tràn qua, cho nên các lực lượng du kích và các trung đoàn của các tỉnh vẫn còn ở phía sau quân Trung Quốc. Nó đánh vượt qua, tiến chiếm các thị trấn, rồi quét và phá.
Việt Long: Nghĩa là họ không cần đánh những chốt phòng thủ, vị trí phòng thủ ở dọc đường mà dùng trục lộ chính đi thẳng tới Lạng Sơn là điểm dừng của họ.
Xin phép quý thính giả và ông Bùi Tín tạm dừng cuộc phỏng vấn ở đây để tiếp tục trong 1 kỳ tới, với đề tài những hậu quả của cuộc chiến tranh biên giới 1979 và những bài học rút ra từ đó.

Theo dòng câu chuyện:
- Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 3)
- Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 2)
Thông tin trên mạng:
- Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
- Wikipedia: Sino – Vietnamese War
- Answers.com: Sino–Vietnamese War

Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Ngành thép Vietnam lo ngại người láng giềng Trung Quốc
Việt Nam và Campuchia mở cửa khẩu Chàng Riệc – Đa
Khánh thành cột mốc biên giới Việt Nam – Campuchia
Nhận định của những nhà nghiên cứu về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 10)
Vai trò của nhạc sĩ Văn Cao trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 9)
Hình thức kỷ luật trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 8)
Những nhân vật trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm (phần 7)
Sắc lệnh Báo chí bóp chết các tờ Trăm Hoa, Giai Phẩm, và Đất Mới không kèn không trống (phần 6)
Giai Phẩm Mùa Thu ra đời với những bài vở nặng về chính trị hơn (phần 5)
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia
_____________


Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 2)
2007.02.16
Bùi Tín - Việt Long

Trận chiến biên giới Việt Trung diễn ra cách nay đúng 28 năm. Hôm nay là ngày mà những chiến sĩ anh hùng chiến đấu và hy sinh bảo vệ tổ quốc phải được tưởng niệm long trọng trên cả nước. Nhưng trong mối quan hệ ngoại giao đầy tế nhị giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, việc đó khó lòng diễn ra.
Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe
Giở lại trang lịch sử để nhắc nhớ những tấm gương anh hùng ấy, đồng thời tìm hiểu xem liệu Việt Nam có thể học được bài học lịch sử nào chăng, là mục đích loạt bài phỏng vấn của Việt-Long với cựu đại tá Bùi Tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ông Bùi Tín là cựu phó tổng biên tập báo Nhân dân của đảng Cộng sản, tổng biên tập báo Quân đội nhân dân chủ nhật, và là một đảng viên cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam, từng tham dự nhiều buổi họp tại bộ Tổng Tham Mưu vào thời gian đó.
Ông hiện sinh sống và làm việc tại Pháp. Mời quý vị nghe tiếp bài thứ hai trong loạt phỏng vấn này.

Tổn thất nhân mạng
Việt Long: Trong cuộc phỏng vấn trước, cựu đại tá QĐNDVN Bùi Tín kể lại cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979 với những nguyên nhân gần và xa, cùng diễn tiến cuộc chiến. Ông Bùi Tín đã nói đến đoạn khi quân Trung Quốc rút lui, họ tàn phá tất cả những nơi họ đã tạm chiếm, tàn phá một cách ghê gớm.

Hôm nay bước sang phần trao đổi về hậu quả của cuộc chiến, câu hỏi của Việt-Long là hành động tàn phá đó là chủ trương của Bắc Kinh đưa ra hay là vì đám quân xâm lược mang bản chất tàn bạo mà tàn phá như vậy?

Không tính hết được, nhưng mà kể ra thì phía Trung Quốc toàn là binh lính, thì theo thống kê lúc bấy giờ là 12 nghìn bị chết. Phía Việt Nam không thống kê hết nhưng cũng không nhiều lắm vì người ta chạy vào rừng núi, trốn được nhiều.
Bùi Tín

Bùi Tín: Theo lệnh của Đặng Tiểu Bình là đánh đến đâu phá tan đến đấy, ngay từ ngày đầu tiên. Nhất là khi nó rút vào 10 ngày cuối, nó không để sót một cái soong, cái nồi, cái giường, và từng thứõc đường sắt cùng mấy trăm cầu nó phá sạch hết. Phá tan tất cả những nhà máy mà của Trung Quốc giúp, không còn vết tích.
Có nhiều nhà máy abatít, nhà máy khai thác măng gan do Trung Quốc giúp xây dựng, mỗi tỉnh còn có nhà máy làm máy kéo, sửa chữa ô tô, nhà máy gốm, nhà máy gang thép nhỏ, rồi những nhà máy địa phương... đều bị phá tan hết, đến nỗi không còn một cái nhà cửa nào, dinh thự nào còn nguyên vẹn cả.

Việt Long: Thế còn tổn thất nhân mạng của hai lực lượng Trung Quốc và Việt Nam thì như thế nào?
Bùi Tín: Không tính hết được, nhưng mà kể ra thì phía Trung Quốc toàn là binh lính, thì theo thống kê lúc bấy giờ là 12 nghìn bị chết.
Phía Việt Nam không thống kê hết nhưng cũng không nhiều lắm vì người ta chạy vào rừng núi, trốn được nhiều. Còn những trận đánh công khai mà hai bên dùng cối, đại bác, xe tăng bắn từ xa, thì nhiều hơn những trận giáp chiến.
Việt Long: Những trận dùng đến xe tăng đại bác diễn ra ở đâu và trong khoảng thời gian nào?
Bùi Tín: Nhiều nhất là ở Lạng Sơn, Cao Bằng, vì bên này cho rằng Lạng Sơn thẳng về Hà Nội rất nguy hiểm. Nhưng những trận đấu xe tăng không có nhiều.
Tổn thất của phía Việt Nam ở Cambodia
Việt Long: Sau khi trận chiến biên giới mà đã giảng hoà rồi thì hậu quả còn lan sang tận sang Cambodia, có đúng vậy không?
Bùi Tín: Sau chiến tranh một tháng ở biên giới phía bằc thì cụôc chiến tranh vẫn còn tiếp tục (ở Cambodia). Mà tôi phải nói rằng thực chất đó là cuộc chiến tranh với Trung Quốc mà họ đã tiến hành bằng con đường nuôi dưỡng Khmer Đỏ. Càng đánh nó càng mạnh lên là do vũ khí và chỉ huy của Trung Quốc.
Báo cáo công khai chính thức mà tôi được nghe bộ Tổng tham Mưu báo cáo cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là trong chín năm đó quân ta bị chết mất 52 nghìn quân. Số bị thương phần lớn cụt một chân, hai chân, phần lớn là thanh niên Nam bộ, là 200 nghìn thương binh.
Bùi Tín
Lúc đó sứ quán Trung Quốc ở Bangkok trở thành cơ sở hậu cần và chỉ huy, để cho Khmer Đỏ có thể kéo dài đến gần 10 năm trời. Cuối cùng phía Việt Nam cũng phải rút quân, trong khi Khmer Đỏ vẫn còn thế lực rất mạnh của nó, vì đụng đến vấn đề dân tộc thôi. Có thể nói đó là cuộc chiến tranh chống Trung Quốc kéo dài trong 10 năm, đằng sau Khmer Đỏ là Trung Quốc chứ không ai khác.
Việt Long: Tổn thất của phía Việt Nam ở Cambodia là bao nhiêu quân?
Bùi Tín: Báo cáo công khai chính thức mà tôi được nghe bộ Tổng tham Mưu báo cáo cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là trong chín năm đó quân ta bị chết mất 52 nghìn quân. Số bị thương phần lớn cụt một chân, hai chân, phần lớn là thanh niên Nam bộ, là 200 nghìn thương binh.
Tôi cũng nhiều lần đi trên máy báy AN-24 của Liên Xô, hằng tuần, để chở những anh em bị thương nặng ở Cam Bốt, ở Phnom Pênh về Sài Gòn trong thời kỳ đó.
Đau đớn lắm. Vì đó toàn là những thanh niên trai tráng khoẻ mạnh, huấn luyện rất qua loa, đến một chiến trường rất bỡ ngỡ, ở miền tây Cam Bốt kéo dài từ Prey Vihir, đến Battambang, Xiem Reap
Hậu quả
Việt Long: Bây giờ là 28 năm sau trận chiến biên giới Việt Trung 1979, ông thấy nó đã để lại những hậu quả thế nào về chính trị và lịch sử?
Bùi Tín: Bên này thì vẫn nói là chiến thắng, không mất đất, vì bên kia phải rút mà... Mình thiệt hại rất nhiều, nhân dân chết nhiều, tài sản mất cũng nhiều. Các nhà máy, những gì xây dựng từ mấy chục năm đều tan hoang hết. Tổn thất về vật chất và nhân lực của mình vẫn nhiều hơn là phía Trung Quốc.
Việt Long: Đó là hậu quả về nhân lực và kinh tế. Sau đó thì hậu quả chính trị như thế nào?
Đặng Tiểu Bình bốn lần lên nói rõ, kể tội Việt Nam là ăn cháo đái bát, vô ơn bạc nghĩa, đưa ra con số đã từng viện trợ Việt Nam 20 tỉ đô la. Món nợ này là món nợ xương máu, phải dạy cho một bài học là không còn tinh thần quốc tế vô sản gì cả...vv... Nó nói nó dạy bài học này phải là bài học đau nhớ đời.
Bùi Tín
Bùi Tín: Đặng Tiểu Bình bốn lần lên nói rõ, kể tội Việt Nam là ăn cháo đái bát, vô ơn bạc nghĩa, đưa ra con số đã từng viện trợ Việt Nam 20 tỉ đô la. Món nợ này là món nợ xương máu, phải dạy cho một bài học là không còn tinh thần quốc tế vô sản gì cả...vv... Nó nói nó dạy bài học này phải là bài học đau nhớ đời.
Việt Long: Còn hậu quả về lãnh thổ thì như thế nào?
Bùi Tín: Nó đã lợi dụng thời kỳ 30 ngày chiến tranh đó để vác tất cả những trụ biên giới xẽ dịch về phía ta. Có thể nói là có 300 trụ thì gần 100 trụ không còn gì nữa. Hơn 100 trụ nữa thì nó dịch về phía ta. Chính do đó mà sau này vịec thương lượng về biên giới trên đất liền năm 1999 thì không biết thực sự là mất bao nhiêu.
Một số anh em trong nước tính ra thì mất chừng trên 700 cây số vuông, nhưng mà đây là nó đã xê dịch mất rồi. Sau khi đó thì nó dùng cái cớ từ thời kỳ trước, là làm đường xe lửa, cho xâm canh xâm cư, rồi làm cầu... để mà lấn sang, như là Bản Giốc, như là vùng ở Lào Kay, và Hà Giang... là cứ nhích đi 500 thước, xa là 2 cây số...
Việt Long: Sau khi hai bên đã giảng hoà thì Trung Quốc có trả lại Việt Nam một phần lãnh thổ nào không?
Bùi Tín: Theo như tôi được hỉêu thì bị lấn đi suốt cả giải đó, lấn đi rất nhiều. Bởi vì tâm lý của dân ở vùng biên giới của ta là dân dân tộc nhưng mà nói tiếng Trung Quốc nhiều hơn là tiếng Việt Nam.

Hai nữa là họ được Trung Quốc viện trợ nhiều hơn, thế là được thuyết phục thì nó (họ) cũng muốn là người Trung Quốc hơn là là người Việt Nam, (như thế) có lợi hơn.
Cho nên nó (Trung Quốc) lợi dụng tâm lý đó mà nó lấn, và những người địa phưong cũng không có ý thức bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc đâu. Chính cái đó là cái thế yếu của cánh bộ ngoại giao trong thời kỳ thương lượng, cánh của Đỗ Mười và Lê Đức Anh cử sang, rồi cả thời kỳ Lê Khả Phiệu, là quá yếu, không cãi cho được.
Nhất là không huy động được công luận, do đó mà để mất khá nhiều đất đai. Đó là sự thật mà ở trong nước, ngay ở bộ ngoại giao họ cũng có dư luận như thế.
Thưa quý thính giả. Trong bài tiếp theo và cũng là bài cuối của loạt phỏng vấn này, quý vị sẽ nghe khi Việt Long tìm hiểu thêm thì cựu Đại tá Bùi Tín cũng trình bày thêm về việc mất đất không phải chỉ như vừa rồi, mà còn dai dẳng đến mãi hơn sáu năm sau.
Đồng thời cuộc trao đổi cũng nói đến bài học lịch sử có thể rút ra từ cuộc chiến tranh biên giới 1979. Mong quý vị đón nghe.
____________________


Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 3)
2007.02.17
Bùi Tín - Việt Long
Ngày 16 tháng 2 cách nay 28 năm là ngày quân Trung Quốc tung ra cuộc xâm luợc ỏ biên giới phía bắc, gây những tổn hại lớn lao về vật chất và nhân mạng cho nhân dân và đất nước Việt Nam.
Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe

Ải Nam Quan. >See larger image">>>See larger image
Giở trang sử cũ để nhắc nhớ tấm gương anh hùng của những chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ tổ quôc trong cuộc chiến ấy, đồng thời tìm hiểu về một bài học của lịch sử cho Việt Nam, là mục đích loạt bài phỏng vấn của Việt-Long với cựu đại tá Bùi Tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Là tổng biên tập và phó tổng biên tập hai tờ báo quan trọng nhất của Đảng Cộng sản và Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng là đảng viên cao cấp phụ trách những nhiệm vụ quan trọng về tư tưởng, ông Bùi Tín tham dự nhiều buổi họp quân sự quan trọng tại bộ Tổng Tham Mưu ở Hà Nội, và đã đi nhiều nơi ở chiến trường sau khi chiến cuộc tạm lắng dịu.
Trong hai kỳ trước cựu đại tá Bùi Tín đã thuật lại nguyên nhân, diễn tiến và những tổn thất cua trận chiến tranh biên giới Việt Trung 1979. Mời quý vị nghe tiếp kỳ thứ ba và là kỳ sau cùng của loạt bài phỏng vấn này.
Vẫn tiếp tục lấn chiếm
Việt Long: Sau cuộc chiến tranh năm 1979 và sau khi hai bên đã giảng hoà rồi thì có phải Trung Quốc vẫn lấn chiếm và đánh nhiều trận nhỏ mãi đến năm 1985 không?
Bùi Tín: Đúng như thế. Đặc biệt ở Lạng sơn họ còn trụ lại trong vòng 7 km, mãi đến 1985 mới rút bớt đi. Trong những trận dai dẳng đó quân Việt Nam cũng tổn thất rất nhiều, vì Trung Quốc chiếm cao điểm, ở vùng măng gan, cho nên giành giựt nhau.
Đặc biệt ở Lạng sơn họ còn trụ lại trong vòng 7 km, mãi đến 1985 mới rút bớt đi. Trong những trận dai dẳng đó quân Việt Nam cũng tổn thất rất nhiều, vì Trung Quốc chiếm cao điểm, ở vùng măng gan, cho nên giành giựt nhau.
Bùi Tín
Nhưng theo những con số của Tân Hoa Xã mà cũng không phổ biến rộng, thì quân ta không mất nhiều đến 27 nghìn như họ nói. Theo tôi được biết thì có thể mất đến con số hằng nghìn, nhưng không đến hằng chục nghìn. Bởi vì có những lúc ta bỏ ta không giữ nữa, rồi lại đòi bằng ngoại giao, không chủ trương dùng vũ lực vì sợ chiến tranh lan rộng.
Việt Long: Nghĩa là sau trận chiến 1979 thì quân Việt Nam cũng tung ra những trận tấn công để chiếm lại những cao điểm mà quân Trung Quốc đóng, nhưng đã không được thắng lợi, và cũng mất luôn núi Lão sơn ở Hà giang, đúng không ạ?
Bùi Tín: Đúng như thế, và cứ như vậy đến năm 1991 thì thôi. Sau khi Liên Xô sụp đổ, sau đại hội 7 (ĐCSVN) thì Việt Nam thay đổi hẳn chiến lược, là trở về mà dựa vào Trung Quốc và ôm Trung Quốc thôi, giữ cho khỏi sụp đổ chung tất cả. Nó cũng là dựa vào tâm lý đó để bình thường hoá từ năm 1991, từ Đại Hội 7.
Việt Long: Ông có thể giải thích rõ hơn, vì sao Việt Nam đã bị Trung Quốc phản bội mà vẫn phải dựa vào Trung Quốc, phải sợ Trung Quốc đến thế?
Bùi Tín: Vì khối Liên Xô sụp đổ, thì sợ diễn biến hoà bình của khối phương Tây, của Mỹ, cho là còn nguy hiểm hơn. Nên sau đại hội 7, cả Đỗ Mười lẫn Lê Đức Anh đều sang cầu hoà, nhún nhường, muốn từ nay gọi là đồng chí, quên những chuyện cũ đi.
Bài học “chọn bạn mà chơi”
Việt Long: Sau trận chiến tranh năm 1979 kéo dài tới 1085, đem lại những hậu quả hết sức tai hại về chính trị, kinh tế, ngoại giao như vậy thì ông nghĩ rằng Việt Nam có thể rút ra một bài học như thế nào?
Bùi Tín: Rút ra bài học là mình phải chọn bạn mà chơi. Cái đau nhất mà quốc tế toả loa ra là không có cái gì là tinh thần quốc tế vô sản. Quyển sách Nayan Dana viết đau nhất là Les Frères Ennemie, tức là những người đồng chí thù địch, anh em thù địch...
Việt Long: Giới lãnh đạo Việt Nam chắc là phải hiểu rõ những điều đó hơn ai hết. Như vậy ông cho rằng họ cần phải có đối sách nào với Trung Quốc?
Bùi Tín: Có lẽ họ vẫn chưa rút ra đầy đủ những bài học của trận chiến tranh biên giới đâu. Bởi vì bài học lớn nhất rút ra là đối với Trung Quốc thì phải thấy rõ bản chất sâu xa của nó. Không thể nhượng bộ được. Nhượng bộ một bước là nó sẽ lấn tới.
Có lẽ họ vẫn chưa rút ra đầy đủ những bài học của trận chiến tranh biên giới đâu. Bởi vì bài học lớn nhất rút ra là đối với Trung Quốc thì phải thấy rõ bản chất sâu xa của nó. Không thể nhượng bộ được. Nhượng bộ một bước là nó sẽ lấn tới.
Bùi Tín
Và từ Đại hội 7 đến nay thì cái nỗi sợ vẫn còn lưu cữu sau cái trận đó. Sợ bóng sợ gió. Do đó mà thái độ có thể nói gần như thực sự là đầu hàng. Hồi ký của ông Trần Quang Cơ, là người tham gia đàm phán trở lại với Trung Quốc, và theo dõi những cụôc đàm phán biên giới thì thấy rõ la thiệt đơn thiệt kép, do ảnh hưởng của Đỗ Mười và Lê Đức Anh từ sau Đại hội 7 đến tận nay vẫn còn.
Mà những người mới lên ngày nay cũng chưa thấy rõ là mình phải dựa vào cái thế giới ngày nay, dựa với Liên Hiệp Quốc để mà có thái độ đúng đắn. Họ (Trung Quốc) còn kéo lùi mình, ngăn cản cả việc quan hệ bình thường với Mỹ, chậm thêm mấy năm. Vào WTO nó cũng muốn mình phải chậm hơn nó. vv..
Và cho đến tận nay vẫn chưa hoà giải được với phương Tây một cách dứt khoát, mạnh mẽ, mà vẫn còn phụ thuộc vào Trung Quốc là chính. Cái ngoại giao bây giờ vẫn chưa đặt ngang bằng giữa bành trướng với phuong Tây.
Chiến lược lấy lại cân bằng
Việt Long: Nếu nhìn vào khía cạnh địa lý chính trị giữa Việt Nam với Trung Quốc thì ông có cho là Việt Nam có thể áp dụng một chiến lược tạm gọi là lấy lại cân bằng như ông vừa nói không?
Bùi Tín: Nay thì những nhà ngoại giao chân chính, anh em trí thức tiến bộ, tuổi trẻ... họ cũng nhận thấy rõ là lúc này không nên dựa vào cái chính trị địa lý nữa, géopolitique đó, bởi vì cái anh láng giềng lớn này cũng còn thấp về kinh tế, còn yếu về chính trị. Mình phải dựa vào cả cái thế giới dân chủ đề giữ lấy độc lập tự chủ của mình.
Tại sao các nước láng giềng hiện nay vẫn đương đầu với Trung Quốc, có phải là ai có chung biên giới với Trung Quốc là phải nhượng bộ nó đâu! Từ Ấn Độ, từ Liên Xô, Pakistan, rồi bao nhiêu nước xa gần, cả Đài loan. vv... Nên tôi nghĩ là hiện nay vẫn chưa rút ra được đầy đủ cái bài học về phụ thuộc vào Trung Quốc đâu.
Việt Long: Xin cám ơn ông Bùi Tín.

Theo dòng câu chuyện:
- Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 2)
- Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 1)

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/02/17/VietnamChinaBorderWar1979P3_BTinVLong/

Aucun commentaire: