Tìm Kiếm Thủ Phạm Các Tội Ác Của VC
GS Nguyễn văn Canh
1/2007
4 tháng 2, 07--Ngày 25 tháng 1 năm 06, Quốc Hội Âu Châu ban hành Nghị Quyết số 1481 nói về nhu cầu lên án các tội ác của vài chế độ độc tài tòan trị còn lại trên quả đất này, trong đó có CHXHCNVN. Các tội ác đó là những vi phạm nhân quyền qui mô và gồm có “ám sát và hành quyết cá nhân và tập thể; gây ra chết trong tại tập trung; gây ra chết đói; lưu đầy biệt xứ; tra tấn; lao động nô lệ và các hình thức khủng bố tập thể về thân thể; ngược đãi vì lý do tôn giáo và sắc tộc, vi phạm quyền tự do lương tâm, tư tưởng và diễn tả; tự do báo chí và thiếu vắng cả nền dân chủ đa nguyên.
Ủy Ban Tranh Đấu Cho Tự Do và Dân Chủ tại Việt nam được thành lập là để đáp ứng lời kêu gọi chiếu theo điều 14 của Nghị quyết 1481 đi sưu tầm, nghiên cứu các tội ác ấy của CHXHCNVN.
Trong bài này này, chúng tôi chỉ giới hạn vào 3 lãnh vực tội phạm mà CHXHCNVN đã phạm đối với dân tộc Việt:
Đó là sang nhượng đất đai của tổ tiên cho ngoại bang; giết người; và ngược đãi công dân về vấn đề dân sinh và dân quyền. Và Ủy Ban sẽ tìm kiếm thêm những tội ác khác, và tên tuổi của những người chủ động gây ra các tội ác đó, hay nói khác đi là thủ phạm của các tội ác, để làm hồ sơ pháp lý sử dụng về sau như các quốc gia cựu cộng sản ở Âu Châu đang làm và đồng thời công khai hóa tên của các thủ phạm trên Website của Ủy Ban cho mọi người biết.
Đây chỉ là một trong nhiều công tác của UB liên hệ đến NQ 1481.
Mục đích của công tác này như NQ 1481 đề nghị là
a) điều tra các tội ác mà CHXHCNVN đã phạm và các thủ phạm chưa bị đem ra xét xử bởi cộng đồng quốc tế, giống như trường hợp tội phạm ghê tởm mà Chủ Nghĩa Quốc Xã đã phạm (đ. 5);
b) loại bỏ các phần tử bị coi là nguy hại cho việc xây dựng một xã hội mới (đ.3);
c) giúp cho Đảng Cộng sản Việt nam đánh giá lại lịch sử của mình và tránh xa các tội ác ấy (đ.13);
d) để bày tỏ mối cảm thông (chia buồn) đối với các nạn nhân ((đ 12);.
e) công bố tên thủ phạm của tôi ác này để cho mọi người biết vì đây là điều kiện tiên quyết để tránh các tội ác tương tự xảy ra trong tương lai, đặc biệt là rất quan trọng trong việc giáo dục giới trẻ ( đ..7).
I. TỘI PHẠM VỀ NHƯỢNG ĐẤT VÀ BIỂN CHO NGẠI BANG
Từ 1958 với công hàm của Phạm văn Đồng với tư cách Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa công nhận cho Trung Cộng có chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, qua hai hiệp ước năm 2000 và 2002 Viêt cộng và Trung Cộng phân định lãnh thổ và phân chia vùng Vịnh đến tuyên bố trong đầu tháng 1 năm 2007 của Nguyễn tấn Dũng vể VC bắt đầu hợp tác với Trung Cộng khai thác dầu khí trong vùng Biển Đông, Đảng Cộng Sản Việt nam đã đơn phương nhượng nhiều đất và biển cho Trung Cộng.
Trước hết là trên đất liền. Con số cây số vuông nhượng cho Trung cộng không được tiết lộ. Bản đồ hai bên vẽ để phân định biên giới được hai bên dấu kín, nên không biết mất bao nhiêu đất. Tuy nhiên, người ta biết được các núi Bạc hay là dãy 1250 thuộc huyện Yên Minh, Hà Giang nay đã thuộc về lãnh thổ Trung công với tên mới gọi là Giải Âm Sơn và núi Đất hay là dãy 1509 thuộc huyện Vị Xuyên, Hà Giang, nay nằm trong lãnh thổ Trung Cộng với tên là Lão Sơn. Ba dãy núi khác cũng thuộc Hà giang là dãy 1545, 772 và 233 cũng không còn trên bản đồ Việt nam. Tại Lạng sơn, các dãy núi 820, 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, và khu Bình Độ 400 sau cột mốc 26 ( theo Hiệp ước Thiên Tân) thuộc huyện Cao Lộc nay cũng không còn trong lãnh thổ Việt nam nữa.
Vê vùng Vinh Bắc Việt. Viet cộng nhượng cho Trung cộng 11,000 cây số vuông, chưa kể đến việc cho Trung cộng vào khai thác tài nguyên của quốc gia, cũng như để ngoại bang vào trong lãnh hải bắn giết ngư dân của mình..
Trên biển Đông. Trung cộng dùng võ lực chiếm Khu phía Đông Hoàng Sa là Tuyên Đức vào năm 1956, và chiếm phía Tây của quần đảo này là Nguyệt Thiềm vào 1974, dưới thời Việt nam Cộng Hòa. Ngày nay, về Trường Sa, ngoài việc Trung cộng đã chiếm 8 đảo và đã đặt bia đá chủ quyền trên đảo Đa Lạc, Việt cộng vừa mới cho Trung Cộng khai thác dầu khí chung giữa hai quốc gia: nghĩa là bắt đầu nhượng ½ chủ quyền trên vùng này.
Ai là thủ phạm phải chịu trách nhiệm?
Những kẻ có tên sau đây là thủ phạm dù đã chết: Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng…, các người còn sống trong thời kỳ đầu của Đảng CSVN như Võ nguyên Giáp; các tổng bí thư ĐCS: Đỗ Mười, Lê khả Phiêu, Nông dức Mạnh; các chủ tịch nước: Lê đức Anh, Trần đức Lương, Nguyễn minh Triết; các thủ tướng:Võ văn Kiệt, Phan văn Khải, Nguyễn tấn Dũng, các bộ trưởng ngoại giao: Nguyễn mạnh Cầm, Nguyễn dy Niên, Phạm gia Khiêm…. và đặc biệt là tất cả thành viên chính trị bộ từ khóa VII đến X.
II. TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI
(cá nhân hay tập thể)
Dưới đây là một số tội phạm giết người mà UB biết được và tóm lược sự kiện, và ước mong quí đồng hương tiếp tay để UB có thêm tài liệu về các vụ khác và các thủ phạm ngõ hầu làm thành hồ sơ để sử dụng về sau và nêu tên thủ phạm trên trang Website của UB để mọi người biết và tùy nghi sử dụng nếu cần.
Tại cầu Hồ Khẩu, trên sông Hồng , Lào Cai, 1946.
Cuộc chiến đấu giữa Quốc Dân Đảng và Việt Minh rất khốc liệt vào 1946 tại vùng Vĩnh Phúc Yên và Lực Lượng Quốc Dân Đảng bị đẩy lên Lào Cai. Ở nơi đây, lực lượng Đại Việt Quốc Dân Đảng tập họp lại để kháng cự. Tuy nhiên, VM đã cắt đứt mất đường tiếp tế, nên họ tìm cách rút sang Trung Hoa qua ngả biên giới Lào Cai qua cửa ải Hồ Khẩu. Ở nơi đây, nhiều người không trốn thoát được và bị VM bắt và bị giam tại trại tập trung. Một số tù nhân trốn thoát cho biết VM giết người tập thể, vì cứ mỗi đêm chừng 20 người bị gọi đi mà không thấy trở về. Về sau có một nhân chứng bị giết nhưng không chết, trốn thoát được cho biết rằng VM trói tù nhân lại, thành một hàng dài, dẫn họ đến cầu Hồ Khẩu trên sông Hồng Hà trong đêm tối. Một cán bộ VM đứng trên cầu, tay cầm búa, trong khi đó một cán bộ khác gọi tên nạn nhân. Khi nạn nhân buớc lên, thì cán bộ VM cầm búa đập vào đầu nạn nhân. Xong, cán bộ thứ ba đẩy nạn nhân xuống sông.. Mỗi đêm đều xảy ra cảnh tượng này.
Một nạn nhân sống sót cuộc tàn sát này cho biết ông là người cuối cùng trong danh sách. Kẻ hành quyết mỏi tay quá, nên đánh hụt, và nạn nhân chỉ bị thương và cán bộ thứ ba đã đẩy nạn nhân xuống sông. Nạn nhân này sống sót và trốn về Hà nội...
Vụ Hồ Halais, hay vụ Ôn Như Hầu,Hà nội
.
Đầu năm 1946, Việt minh bất thần tấn công phe quốc gia. Lúc đó họ còn hợp nhất thành Quốc Dân Đảng. Quốc Dân Đảng rút lui lên phía Bắc, và còn duy trì căn cứ bí mật tại một ngôi nhà đối diện với Hồ Halais, trên dường Ôn Như Hầu. Sau khi tấn công vào căn cứ này, Việt Minh bí mật mang một số xác chết vào đó, rồi tố cáo Quốc Dân Đảng giết người. Thực tế đó là xác của các thành viên Quốc Dân Đảng mà VC đã giết trong cuộc thanh trừng đảng phái quốc gia. Mấy năm sau, khi người Pháp tái chiếm Hà nội người ta còn tìm thấy nhiều xác chết nữa. Tuy nhiên đây là các xác chết tích tụ lại trong thời gian VM kiểm soát và cai trị thành phố này. Sự việc xảy ra cũng giống như những gì xảy ra hồi Tết Mậu Thân ở Huế.
Vụ giết 3000 tín đồ Cao Đài tại Quảng Ngãi
: Ủy Ban cần biết chi tiết vụ này và thủ phạm.
Cải Cách Ruộng Đất 1954-1956
Quyết định của Chính Trị Bộ do Hồ chí Minh điều khiển là 5% nông dân Bắc Việt là địa chủ và con số 5% này bị loại trừ khỏi xã hội, nghĩa là bị đưa ra đấu tố. Con số 5% của gần 14 triệu dân Bắc Việt lúc đó được tính ra là 700,000 người.
Tại sao lại có con số 5% này? Căn cứ vào công trình khảo sát của Pierre Gourou, học giả Pháp, tác giả cuốn Les Paysans du Delta Tonkinois, (Paris, EFEO ) in năm 1936, VC kết luận đa số ruộng tại Bắc Việt là do địa chủ và phú nông chiếm hữu, dù họ chỉ có 5% dân số. Số ruộng mà họ chiếm là 31.6 % trong tổng số 4,188,852. 60 sào tây của toàn thể Bắc Việt. Bần nông và cố nông có 61% dân số chỉ làm sở hữu có 11.1% tổng số ruộng.
Để làm cuộc cách mệnh xã hội chủ nghĩa, Hổ và Chính Trị Bộ thực hiện cuộc CCRĐ để “chia “ ruộng đất của địa chủ cho bần và cố nông. Đó là lý do có con số 5% địa chủ cần phải loại trừ.
Cuộc đấu tố trong thời kỳ này xảy ra rất khốc liệt. Đây là cuộc chém. giết dã man, ghê dợn trong lịch sử loài người. Mỗi xã qua 2 đợt CCRĐ theo chỉ thị của ‘Trung Ương” phải đạt 5% nông dân bị qui là địa chủ để mang ra đấu tố. Vợ con nạn nhân cũng bị vạ lây: họ bị loại ra khỏi xã hội. Nhà cửa, ruộng. vườn , đồ đạc trong nhà như nồi niêu xoong chảo v.v.bị tịch thu và chia ngay cho bần và cố nông. Mỗi gia đình nạn nhân được chỉ định cho một nơi ở góc làng, và tự làm lều mà trú ngụ. Họ phải tìm rễ cây, ăm trộm khoai sắn mà sống. Họ không được gia nhập cộng đồng trong làng xã, nói khác họ bị cô lập với người khác trong làng.
Thủ phạm của tội ác:
Ngoài Hồ chí Minh, Trường Chinh, Lê văn Lương, Hồ viết Thắng, Võ nguyên Giáp và các thành viên chính trị bộ ra, Ủy Ban kêu gọi những ai biết thủ phạm khác ở Trung ương cũng như địa phương xin cho biết.
Vụ Qùynh Lưu- Ba Làng An, 1955
Cuộc di cư 1954-1955 được qui định trong Hiệp định Geneve 1954. Việt nam bị chia làm 2, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới: Bắc thuộc Cộng sản và Nam thuộc Quốc gia. Những ai không muốn sống trong chế độ mà họ không thích thì có quyền di chuyển đến bên kia. Có khoảng 800,000 người dân bỏ Bắc Việt vào Nam. Không có người dân nào từ trong Nam bỏ ra Bắc sống với chế độ Cộng Sản. Quỳnh Lưu và Ba Làng An là các xã thuộc bên kia vĩ tuyến 17 và là những làng theo đạo Công giáo bị Việt Minh cô lập. Dân chúng nổi dậy, khiếu nại với Ủy Hộ Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến, đòi di cư vào Nam. Vì có hệ thống thông tin do La Mã hỗ trợ, tin tức nổi dậy được chuyển đến UHQTKSĐC
Vì sợ phong trào lan rộng ra các vùng kế cận, Hô chí Minh tìm kế hoãn binh, hứa thỏa mãn các đòi hỏi ấy bằng cách sắp xếp để cho họ vào Nam.. Bất thình trong một đếm tối, quân đội VM bao vây 2 làng, hốt hết dân cư đi, và cho dân chúng ở nơi khác chiếm ngụ các nhà cửa của dân làng. Người ta được biết đơn vị quân đội được giao phó nhiệm vụ này là một Trung Đoàn thuộc sư đoàn mới thành lập, gồm những người Nam tập kết ra Bắc, do Đồng văn Cống chỉ huy. Các Trung Đòan khác bao vây xung quanh để yểm trợ. Khi phái đoàn của Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế đến, dân làng “ mới” này đệ đơn và được chuyển vào Nam.
Tội phạm này cần được làm sáng tỏ, và Ùy Ban mong muốn tìm kiếm thủ phạm trực tiếp liên hệ tới công tác này.
Cuộc tắm máu ở Huế năm 1968
Vào dịp Tết năm Mậu Thân, 1968, Chính phủ VNCH tuyên bố ngưng chiến để cho dân chúng được hưởng 3 ngày Tết an bình. Tuy nhiên, VC thừa dịp này cho quân xâm nhập đánh lén trên toàn cõi Việt nam.
Tại Huế, VC dồn nỗ lực bất thình lình đánh chiếm thành phố. Trong 21 ngày kiểm soát thành phố, VC đã bắt đi mất tích trên 4 ngàn người, Sau khi quân VC bị đánh bật ra khỏi thị xã, dân chúng đi tìm các thân nhân mất tích, không thấy đâu. Nhiều tháng sau, một em bé chăn trâu khám phá thấy có hố chôn người trong vùng xa. Vì thế nhiều thân nhân đi sâu vào trong rừng và tìm thấy nhiều hố chôn tập thể các nạn nhân. Phần lớn các nạn nhân đều bị đánh vỡ đầu, hay bị chém, bằng mã tấu.
Ngoài lý lịch của thủ phạm ra mà UB cần biết, trách nhiệm về cuộc thảm sát man rợ này cần phải được làm sáng tỏ.
Các cuộc tắm máu vào tháng 4 năm 1975
.
Cựu Dân Biểu VC Nguyễn công Hoan trong buổi điều trần trước Hạ Viện Hoa Kỳ vào 1977 sau khi đến Hoa Kỳ tị nạn, nói: “ hơn 500 người thuộc làng Hòa Thắng, Hòa Trí, Hòa Quang và Hòa Kiến thuộc Quận Tuy Hòa bị sát hại trong những ngày đầu tìên khi VC chiếm tỉnh này. Đó là những làng có nhiều cán bộ tập kết ra Bắc trước đó. Trong khắp cả tỉnh tôi, tại các quận như Sông Cầu, Tuy An, Đồng Xuân và Hiếu Xương, sự việc xảy ra đều giống nhau: nơi nào có nhiều cán bộ VC, thì nơi đó có nhiều giết chóc. Các đảng viên Đảng Đại Việt, các viên chức chính quyền, sĩ quan quân đội, cảnh sát, tình báo là những người bị VC giết trước tiên. Các người này lúc đầu được lựa ra và chuyển đến trường tiểu học ở Hòa Thắng để học tập. Tại đây, họ được nhốt lại. Đêm hôm sau, họ được đưa đi vào sâu trong rừng và bị giết tập thể. Dân chúng không được lui tới khu vực này. Về sau, một em bé chăn trâu thấy có nhiều xác chết. Thân nhân những người mất tích đổ xô đi tìm. Lúc đó họ mới được phép vào khu vực, nhưng phải tuyên thệ giữ bí mật. Sau đó, các xác chết mới được chôn cất tử tế”
Các vụ giết tập thể tại Phú yên:
:
Vụ Lù Ba: Vào 5 giờ 30, chiều ngày 8 tháng 4, năm 1975, tại trại Đinh Thành, thuộc làng Hòa Vang, Lê Liêm, chỉ huy trưởng VC ở Quận 2, Tuy Hòa, ra lệnh cho chừng 1500 tù nhân đứng thành hàng. Y ra lệnh cho Trung úy VC Nguyễn Chất đọc một danh sách dài tù nhân được đi về thị xã học tập. Tù nhân khi được gọi tên đứng dạy và di chuyển đến một góc sân. Cả khu vực đã bị lính cộng sản bao vây. Tù nhân bị trói thành từng nhóm 9 người.
Vào 8 giờ tối, các tù nhân được lệnh đi bộ đến Lù Ba, một cái đồi cạnh núi Dình Ông. Dẫn đầu mỗi nhóm là một du kích mang súng AK và chừng 2 giờ rưỡi sau đó tất cả nhóm bị bắn chết bằng súng máy.
5 ngày sau sự việc bị vỡ lở là do một du kích tham dự báo cho một đồng đội của y rằng cha của người này vì là cảnh sát viên của chế độ Cộng Hòa bị giết trong nhóm đó. Người du kích này đi tìm xác của người cha, và sau đó dân chúng ùa nhau đi tìm xác của thân nhân. Tại đây người ta tìm thấy 225 xác. Người ta nhận diện được xác ông Đặng thanh Phước, hội dồng xã Hòa Thông, xác Nguyễn Hoàng, cán bộ xây dựng nông thôn.
Ủy Ban chỉ biết được 2 thủ phạm là Lê Liêm, Thiếu tá VC vào năm 1975 và Nguyễn Chất: Trung Úy VC vào năm 1975
Vụ Cổ Ngựa:
Cổ Ngựa là Đèo gần ga xe lửa Hòa Bình, thuộc xã Hòa Quang. Đến cuối tháng 4 người ta tìm thấy 27 xác nạn nhân, trong số này có xác của Thiếu tá Đào tất Xuyên, Tiếp Vân của Trung Tâm Chuyển Vận Phù Cát, Bình Định; Trung Úy Huỳnh văn Điềm, Tiểu Khu Phú yên. Cuộc thảm sát này xảy ra vào tối 4 tháng 4 sau 6 giờ chiếu.
Vụ Núi Thọ Vức:
Núi Thọ Vức cách Lù Ba độ 3 cây số rưỡi, không xa thị xã Phú yên. Tối ngày 8 tháng 4, 1975, lực lượng cộng sản bắt 85 tù nhân ở trại Tường Quang và Ngọc Phong, mang họ đến đây hành quyết. Ba tháng sau, người ta không còn nhận diện được người nào nữa.
.Vụ Trả thù tại Cây Xộp
:
Cây Xộp ở cách Lù Ba độ 3 cây số, thuộc ấp Liên Trì. Tại đây, dân chúng đi tìm kiếm xác thân nhân của họ đã đào được 6 xác chết. Trong số này có xác của Sĩ quan Đặng kim Hưng thuộc Trung tâm thẩm vấn Phú Yên. Vợ ông Hưng cho biết các nạn nhân bị trói và đầu của họ bị đánh vỡ sọ; có cả xác Đại úy Nhượng, Phụ tá Cảnh sát Dã Chiến tỉnh Phú Yên
Vụ thảm sát tại Cầu Dài.
Chiều 8 tháng 4, 1975, Dân Vệ Huỳnh Xanh nằm trốn dươi Cầu Dài, trên quốc lộ số 1, bắc qua sông Đà Rang, phía Nam Tuy Hòa. Ông ta trông thấy mốt số quân đội VC dẫn độ 30 tù binh, tiến đến gần cầu. Các tù nhân bị trói lại thành từng nhóm và người đứng đầu của nhóm bị buộc vào chiếc xe Honda do một VC lái. Mỗi nhóm lần lượt được kéo tới cầu, rồi đẩy xuống sông.
Hành quyết Đại tá Hồ ngọc Cẩn, 1975 Tỉnh trưởng Chương Thiện
Vụ bắt và hành quyết sinh viên Trần văn Bá.
Vụ cho nổ bom đánh đắm tàu tị nạn tại bến Tân Cảng Sàigòn, giết họ, sau khi đã lấy tiền vàng bạc của nạn nhân
Vụ Liên Tôn Phục Quốc với các Linh Mục Nguyễn văn Vàng, Linh Mục Đinh quang Minh, Trung tá Nhảy dù Nguyễn văn Viên ….bị VC hành quyết khi VC chiếm đóng Sàigon
.
Ủy Ban cần biết các thủ phạm của các vụ này.
III. NGƯỢC ĐÃI, ĐE DỌA, ĐÀN ÁP
- Các Hòa thượng Huyền Quang, Quảng Độ, các tu sĩ Phật Giáo, thuộc giáo hội Ấn Quang, không chịu thống thuốc giáo hội quốc doanh.
- Các Linh Mục Nguyễn văn Lý, Nguyễn hữu Giải và một số thành viên khối 8406.
- Cụ Lê quang Liêm và các tu sĩ Phật giáo Hòa Hảo.
- Các vị chức sắc Cao Đài, không chịu theo Đảng CS.
- Các Mục sư Tin Lành như Nguyễn hồng Quang, Nguyễn công Chính v.v.
- Các nhà đấu tranh đòi hỏi dân sinh dân quyền:
a) Công bằng xã hội và quyền sống cùa con người như Trần Khải Thanh Thủy, LS Lê thị Công Nhân, công nhân Nguyễn Tấn Hòanh, nông dân Trần Thị Lệ Hồng.v.v..
b) Dân chủ tự do như BS Nguyễn Đan Quế, nhà báo Nguyễn vũ Bình, BS Phạm hồng Sơn. LS Nguyễn văn Đài, Luật gia Lê chí Quang, Bs Lê Nguyên Sang, sinh viên Trương Quốc Huy, các ông Phạm Bá Hải, Vũ Hòang Hải, Nguyễn Ngọc Quang, Huỳnh Minh Đạo v.v. .
Ủy Ban cần biết lý lịch của nhũng cán bộ chính quyền, cán bộ đảng CS va công an tham dự vào việc đàn áp này.
Trên đây chỉ là một số trường hợp mà UB biết. Ủy Ban kêu gọi quí đồng hương ở trong nước hay ngoài nước nếu biết những tội ác khác, cùng với các thủ phạm với càng nhiều chi tiết về lý lịch càng tốt để UB thiết lập hồ sơ lưu trữ để sau này sử dụng và đồng thời đưa tên thủ phạm lên danh sách Webiste của UB. Ngoài ra, đây cũng là tài liệu dùng để đáp ứng lời kêu của Quốc Hội Âu Châu theo điều 14 của bản NQ 1481 của họ.
Ủy Ban chúng tôi mong rằng có sự tiếp sức của đồng hương về việc này. Ủy Ban chúng tôi biết rằng khối lượng công việc sẽ quá lớn. Ủy Ban sẽ phải nỗ lực hết sức để cho công việc được tốt đẹp. Và ước mong có sự tiếp tay của nhiều người.
Mọi liên lạc, xin tiếp xúc qua Website: là http://www.vietnamadvisory.org và có địa chỉ e-mail trong đó. Quí đồng hương chỉ cần bấm vào các tên trong Website, thì sẽ thấy địa chỉ hiện ra và có thể liên lạc với Ủy Ban được.
GS Nguyễn văn Canh
Xin Liên lạc với Ủy Ban Tranh Ðấu Cho Tự do Dân Chủ Tại Việt-Nam:
P.O. Box 8975, Newport Beach, CA 92658-0975, USA.
Email:
Dinh Mai
Hoang Dao
Uyen
Lien Nguyen
( dinhmai002@yahoo.com">Dinh Mai; hoang_dao@hotmail.com">Hoang Dao;
Uyen31@yahoo.ca">Uyen; Liennguyen210@yahoo.com">Lien Nguyen
)
___
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire