Dân tộc Việt Nam lại tang tóc vì chiến tranh, nếu VC chơi trò bắt cá hai tay, bỏ tàu theo Mỹ
MƯỜNG GIANG
Sau ngày 30-4-1975, cộng sản làm chủ cả nước, đã hành xử như những đế quốc thực dân chiếm đóng Tàu, Pháp, Nhật trong quá khứ, bằng cách hủy bỏ tư cách làm người, làm dân của đồng bào Miền Nam chiến bại, từ vĩ tuyến 17 trở vào. Các lãnh tụ đảng mà gần hết thuộc thành phần bần cố nông đúng nghĩa từ văn hóa cho tới tài sản, gặp dịp vàng ròng, nên ai nấy tha hồ chuyển vận tài sản của miền Nam ra Bắc. Một nền kinh tế thời hậu chiến, do chênh lệch trình độ quá mức giữa hai miền Nam-Bắc, qua sự phát triển, quản lý, đã đem tới kết quả thê thảm, gần như cướp bốc và phá hoại hoàn toàn tài nguyên của đất nước và tài sản đồng bào Miền Nam bị giặc chiếm đóng.
Cũng từ đó, xã hội VN xuất hiện thành phần thực dân đỏ, bao gồm nhà cầm quyền mới và nhân dân mới, hầu hết đều là người miền Bắc hay Miền Nam tập kết,cán bộ đảng, công an bộ đội và bọn nằm vùng, trở cờ miền Nam. Tất cả đều kiêu ngạo, lì lợm, tự phụ, vì đã nắm giữ tất cả các quyền lợi, truyền thống, tạo thành nếp sống mới, yêu nước là phải nhắm mắt hi sinh, bằng lòng chấp nhận xưng tụng, tôn thờ tổ quốc xã hội chũ nghĩa. Phận người Miền Nam chiến bại, thành hạng công dân thứ hai, bất kể là thành phố hay nông thôn, nguỵ hay loại đâm sau lưng chiến sĩ ngày trước, sống lêu bêu bên lề cuộc sống đói nghèo. Thì ra cách mạng chỉ là sự thay ngôi đổi chủ, nhờ phương tiện máu xương của nhiều thế hệ và cuối cùng hầu hết ôm nhau tũi nhục, trong cảnh đói nghèo, mất quyền tự do, cuộc sống dân chủ, nếu so sánh thì còn tệ mạt cả trăm lần thời Pháp thuộc, nói chi tới thời VNCH hai mươi năm, dù bị chiến tranh liên tục, nhưng đâu thấy ai đói cơm rách áo và bị bóp nghẹt đời sống riêng tư., ai phải làm dâu khắp xứ hay bán xác lao động như hiện nay, cho dù thời đó có một vài phụ nữ do hoàn cảnh chiến tranh đã phải làm vợ người ngoại quốc.
Tóm lại VC đã chiến thắng bất ngờ và quá dễ dàng tại Miền Nam, do Mỹ đã bán đứng VNCH cho Đế quốc Cộng sản Đệ tam, mà ngày nay ai cũng biết, qua tài liệu của Kissiger vừa phổ biết. Đó không phải vì QLVNCH chẳng chịu chiến đấu hay Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vì làm theo ý Hoa Kỳ, nên đã ra lệnh rút quân bỏ Cao Nguyên và Quân Đoàn I, làm tan rã phần lớn lực lượng quân sự của Miền Nam. Cũng không phải do chính quyền VNCH đã không thực thi đúng mức nền dân chủ pháp trị giống Tây Đức, Đài Loan, Đại Hàn..mà bị mất nước. Điều này, thử hỏi vào thời đó, đối với một quốc gia đang bị giặc xâm lăng, thế nhưng đồng bào cả nước đâu có bị ngăn cấm, hạn chế gì để ảnh hưởng tới đời sống, ngay lúc khắp nơi máu lửa rực trời vào Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972... Vì bị Hoa Kỳ cúp hết mọi quân viện và phương tiện yểm trợ, nên cuộc chiến dùng xác lính Miền Nam để ngăn tăng pháo Miền Bắc, làm sao kéo dài nổi. Rốt cục phải mất nước, chỉ vậy thôi.
Cũng từ đó, nhóm lãnh đạo cộng sản tại Bắc Bộ Phủ, càng kiêu căng phách lối, nên điên cuồng mơ mộng đến nổi thành mê muội. Cuối cùng đã nhận chìm cả nước vào vũng bùn xã nghĩa u tối tanh hôi. Có điều, chiến thắng là đồng nghĩa với sự chấm dứt viện trợ của các nước trong khối cộng sản đệ tam quốc tế. Ngoài ra, tới lúc VC phải bắt đầu trả nợ súng đạn mua chịu của Nga, Tàu, Đông Âu. cùng tất cả những gì đã vay mượn trong quá khứ, cộng với tiền lời. Số nợ núi trên của đảng cộng sản, hoàn toàn chỉ dùng để làm phương tiện cưởng chiếm cho bằng được Miền Nam, chứ không hề liên hệ tới công ích của đồng bào miền Bắc, vì trong suốt thời gian từ 1955-1975, nước VNDCCH chỉ có hai công trình vĩ đại, đó là Lăng Hồ ở Ba Đình do Nga xây và Khách Sạn quốc tế tại Hà Nội, được Fidel Castro giúp. Tóm lại cả hai miền VN đều sống bằng ngoại viện, chứ không phải chỉ có miền Nam. Có điều chính phủ VNCH từ TT Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao Kỳ, cho tới TT Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Hương.. tuy qui lạy xin quân viện Mỹ để có phương tiện giữ nước nhưng không hề cắt bán hay bí mật nhượng đất đai của mình cho ai cả.Trái lại VC từ Hồ Chí Minh, Pham văn Đồng, Lê Duẩn cho tới Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải thì thậm thụt đủ điều, trong đó vụ Hoàng Sa, Biên Giới Việt-Bắc và Biển Đông cắt bán cho giặc Tau là nhục nhã nhất trong giòng sử Việt.
Ngay từ thời Hồ Chí Minh, VC đã tôn thờ chủ nghĩa Lê-Mác và luôn hướng về Mạc Tư Khoa như đất tổ nhưng vẫn nổ lực đu giây giữa hai nước đàn anh Nga-Tàu, để kiếm viện trợ và sự ủng hộ trên các diễn đàn chính trị quốc tế. Nhưng cả Nga lẫn Tàu, thật sự chỉ muốn lợi dụng VC, nuôi nấng và bao cấp để xữ dụng như một tên lính tiền phương đánh thuê, trong khối Xã Hội Chủ Nghĩa, vì đàn anh đều nghĩ tới quyền lợi của mình trước hết, Bởi vậy đâu có ai ngạc nhiên, khi biết năm 1963, Khrushchev đã cực lực chống Bắc Việt, mở cuộc chiến tranh tại Miền Nam, vì lúc đó Nga đang hòa hoản với Mỹ trong chiến tranh lạnh, qua kế hoạch giảm bớt số lượng bom nguyên tử. Tương tự vào năm 1972, cả Nga lẫn Trung Cộng vì đang giao hảo tốt với TT. Richard Nixon, nên để mặc cho Mỹ oanh tạc Bắc Việt khủng khiếp.
Điều này cho thấy, dưới con mắt của hai đàn anh lớn, VC vẫn luôn bị nghi ngờ là phương xét lại,loại người lật lọng, láu cá,hạng phản phúc không bao giờ có thể tin tưởng được, ngoại trừ những kẻ đang sống trên mây hay nơi cõi âm . Đó là lý do khiến cho Hà Nội phải bắt cá ba tay, khi quay ra làm quen với các nước Đông Nam Á, Nhật, Âu Châu và kẻ thù không đôi chung là Hoa Kỳ. Tháng 9-1976, VC được nhận vào Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund – IMF). Vì là nước cộng sản đầu tiên được vào tổ chức này, nên Hà Nội đã bị chủ Liên Xô và cả khối phản đối dữ dội vì bị cho là đi lệch hướng, dám chia xẽ bí mật quốc gia cho kẻ thù. Thực tế lúc đó, đang đi dây giữa nhiều thế lực để kiếm lợi, nên VC bắt buộc phải từ chối không gia nhập Khối Kinh Tế Đông Âu (Comecon),khiến Mạc Tư Khoa giận dữ, huỷ bỏ nhiều dự án hứa giúp VN lẫn quân viện. Đồng lúc, gạo viện trợ của Trung Cộng cũng bị cúp luôn. Tai nạn tới cùng một lúc, khiến VC, từ năm 1977 hoàn toàn bị cô lập trước thế giới, đồng thời cũng kẹt cứng trong mối liên hệ an ninh quốc gia, giữa Khmer Đỏ và Trung Cộng.
Với Mỹ, từ ngày lập quốc tới nay, do đảng Dân Chủ hay Công Hòa lãnh đạo, dù Kissinger hoặc Rice làm ngoại trưởng, thì chính sách của Hoa Kỳ cũng không hề thay đổi, mục tiêu chính vẫn là lợi ích, an ninh của dân tộc và quốc gia mình. Còn ai chết thì mặc bây, sự hứa hẹn nếu có cũng chẳng qua là chiến lược hay thế ngoại giao cần thiết. Tất cả đã được phơi bày trong tài liệu tuyệt mật ‘Report From Iron Mountain‘ được phổ biến hạn chế năm 1967, ghi lại quyết định của Bộ Tham Mưu An Ninh Quốc Gia Mỹ năm năm 1961, gồm TT Kennedy, Mc Namara, Mc George Bundy, Dean Rusk.. đã đề cập tới việc Hoa Kỳ, thật sự muốn thế giới có được một nền hòa bình vĩnh cửu hay không ? Sau đó, tài liệu trên, đã được Giáo sư Galbraith tóm tắt và đăng trên tờ Washington Post ngày 26-11-1967. Nhờ vậy chúng ta mới biết được, hầu hết các chính khách Hoa Kỳ đều muốn có chiến tranh, xem đó như là một cơ hội rất cần thiết, để nước Mỹ phát triển một xã hội mới. Theo họ ::
- Chiến tranh là kế sách duy nhất có thể cung cấp hệ thống quân bình và kiểm soát kinh tế quốc gia, giải quyết được phần nào nạn thất nghiệp nhờ quân đội đông đảo luôn cần người tân tuyển và bổ sung.
- Chiến tranh là căn bản cần thiết để chính phủ có đủ uy quyền bảo đảm cho sự quân bình chính trị.
- Chiến tranh để đạt mục đích kiểm soát các khuynh hướng lũng đoạn phản xã hội và các thành phần đối lập bất mãn đầy nguy hiểm đối với cộng đồng.- Chiến tranh là điều cần thiết để giảm dân số
- Chiến tranh là động lức chính để khoa học và kỹ thuật phát triển mạnh..
Tóm lại, đây là chính sách của nhà cầm quyền tại Tòa Bạch Cung, chứ không phải khát vọng và mong muốn của người dân Mỹ. Cho nên thời nào cũng vậy, để có lý do tham dự vào một cuộc chiến, đầu tiên guồng máy ngoại giao của Hoa Kỳ, đã được sửa soạn một cách lừa bịp, để có đủ chính danh, đồng thời né tranh hay chạy tội được, những hậu chứng sau này nếu có, chẳng hạn như cuộc chiến Đông Dương (1960-1975) vừa qua hoặc hiện tại ở Iraq, bằng những tài liệu, thâu âm ngụy tạo như Kissinger đã thực hiện.
Mới đây Hoa Thịnh Đốn lại cho giải mã một phần bí mật quốc gia, qua cuốn Pentagon Paper. Tiếp theo ngày 17-3-1994, Giám đốc CIA James Woolsey lại tuyên bố rằng, việc Bắc Hàn chế tạo bom nguyên tử , chẳng những gây hiểm hoạ cho Nhật Bản và các nước khác trong vùng, mà còn đem bán cho Ai Cập, Pakistan, Iran.. Tất cả các sự kiện từ đầu tới cuối, Mỹ biết hết nhưng không muốn ngăn chặn, trái lại còn cố tình hâm nóng, để có cơ hội tạo được một cuộc chiến mới trong vùng, nay đang bắt đầu ló dạng trên Biển Đông, qua hình thức chiến tranh năng lượng.
Tại Á Châu,sau khi tìm đủ mọi cách hất chân thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương, quân Mỹ bắt đầu vào VNCH từ năm 1959 với 760 cố vấn. Từ đó tới ngày chạy khỏi Miền Nam vào sáng sớm 30-4-1975, có lúc quân số Mỹ hiện diện tới 536.100 người (1968) và chỉ còn 50 quân (1973). Điều này cho thấy,sự tăng giảm quân số Mỹ trên chiến trường, tuỳ thuộc vào chính sách toàn cầu đã được Ngủ Giác Đài hoạch định, chứ không phải do đòi hỏi cũa địa phương, vì người Mỹ tham chiến không cần thắng hay dứt điễm chiến cuộc, mà chỉ cần có mặt tại chổ để mà quậy tình huống bản địa thêm nhức nhối. Sau đó rút quân để lại những ung nhọt và đó mới chính là cơ hội để trở lại chiếm lĩnh căn cứ hay thị trường, qua lớp sơn hào nhoáng, mà ai cũng thấy khắp nơi trên thế giới, nhất là VN ngày nay.
Cho nên đâu có gì lạ khi thấy vài ba chiến hạm Mỹ tới Sài Gòn, hay mới nhất là vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Donald Rumsfeld trên đường công du Châu Á, có ghé thăm VN xã nghĩa vào ngày 4-6-2006, tiếp xúc với tướng lãnh, chính quyền VC và tuyên bố vài lời nóng hổi. Tiếp theo là chuyến viếng thăm VN của Tổng Thống G.W.Bush vào tháng 11 sắp tới.. Chỉ vậy thôi, mà đã có một vài chính khách VN Hải Ngoại, đã vội mừng rỡ và to tiếng gọi đó là khúc quanh lịch sử vì cho rằng Hoa Thịnh Đốn đã bắt đầu thay đổi quan điểm, công khai ủng hộ đảng VC... Mặt thật đây chỉ là một sự bình thường, đang xãy ta tại VN, không phải chỉ có Mỹ mới làm, mà hầu như cả thế giới lưởng cực từ Nga, Tàu, Liên Âu, Úc, Tàu Trắng.. đều đổ xô vào VN để kiếm ăn, vì chốn nay nhân công rẽ mạt, còn những kẻ cầm quyền lại rất dễ mua chuộc, chỉ cần có tiền thì mua gì cũng được.
Câu hỏi cần đặt ra, là có phải khi VN được gia nhập WTO hay sự kiện quân Mỹ trở lại, sẽ tạo nên các thế lực bảo đãm, bắt đảng VC phải thay đổi thể chế, đổi mới guồng máy cai trị, để thực thi dân chủ, hiến pháp, kinh tế, đem phúc lợi cho đất nước và dân tộc VN ? Hay ngược lại chính tập đoàn tư bản Mỹ vì lợi nhuận cá nhân,đã và đang tìm đủ mọi cách trở lại VN,trước mắt giúp thêm sức mạnh cho Đảng càng độc tài, độc ác, tham tàn nhũng lạm, chà đạp nhân quyền, tín ngưởng, công pháp quốc tế, phản bội dân tộc VN. Có làm như vậy,bọn chính trị con buôn quốc tế, mới có dịp bốc lột sức lao động của đồng bào cả nước và chà đạp tàn nhẩn nhân phẩm cũng như thân xác người Việt bằng đồng tiền. Những trang sử đầy máu lệ của VN cận đại vẫn còn nóng hổi. Đó là bài học về người Mỹ muốn đổ quân vào VN đã giết TT Ngô Đình Diệm ngày 1-11-1963. Là sự bán đứng Đồng Minh cho kẻ thù, để tháo chạy khỏi VNCH tháng 4-1975. Sau rốt là cuộc chiến đẳm máu giữa Việt-Hoa và Kampuchia từ năm 1977-1984, đâu có ai quên được
Những phân tích mới nhất được đăng trên tờ đặc san của Bộ Quốc Phòng Quadrennnial Defense Review ngày 3-2-2006. Theo đó, lần này Mỹ đã thay đổi chiến lược, sẽ tạo một cuộc chiến LÂU DÀI, để chống lại Chủ Nghĩa Cực Đoan của Hồi Giáo, đồng thời ngăn chận sự lớn mạnh về quân sự cũng như cạnh tranh kinh tế quá bành trướng của Trung Cộng. Để đạt chiến thắng, người Mỹ lại quay về Biển Đông, gia tăng lực lượng Hải Quân phòng thủ với đủ loại Tiềm Thủy Đỉnh Bom Nguyên Tử. Nhưng quan trọng nhất là chiến lược Lập Thêm Căn Cứ và Tìm Kiếm Đồng Minh tại Vùng Đông Nam Á.
Những ngón nghề quảng cáo gây hỏa mù của mọi phe phái, từ việc Mỹ ồ át thăm viếng VN, cho tới sự Lập pháp sẽ biểu quyết cấp cho VC qui chế Mậu Dịch Bình Vĩnh Viển để vào WTO. rùm beng phổ biến. Tất cả chẳng qua là sự dọn đường của Mỹ mà ai nhìn vào cũng thấy, để dụ VC ham lợi rớt vào cái bẩy đang phục kích khắp nơi.Số phận của Dân Tộc và Đất Nước VN như thế nào, đều do sự khôn ngoan hay điên rồ của những kẻ đang cầm quyền quyết định, khi nước ta đã lọt vào ảnh hưởng Tân Chủ Nghĩa Vùng của Hoa Kỳ và chiến lược đồng hóa không tiếng súng của giặc Tàu lúc này hay bị xóa tên trên bản đồ thế giới bằng bom đạn khi chiến tranh xãy ra, dù VN có đứng trong phe nào cũng lãnh đủ.
1- VN, MỘT BE BỜ CỦA HOA KỲ TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU MỚI :
Ngày nay qua núi sử liệu trong và ngoài nước đã bật mí, ta mới biết được VC ngoài miệng lúc nào cũng nói chống Mỹ, Tây Phương, Nhật, Tư Bản nhưng trong tận cùng tim óc lại rất thèm thuồng sự bang giao với họ, nhất là kẻ thù không đội trời chung Hoa Kỳ. Bởi vậy, khi Sài Gòn bị cưởng chiếm trưa 30-4-1975, thì chỉ hai tháng sau, VC đã trân trọng mời hai ngân hàng lớn của Mỹ trở lại VN, để bàn thảo phát triển kinh tế và thương mại. Riêng với dân chúng Hoa Kỳ, từ sau cuộc chiến Đông Dường lần 2 kết thúc,càng mệt mõi thất vọng vì sự tháo chạy nhục nhả của quân đội Mỹ tại VN, cộng thêm vụ Watergate. Vì vậy họ đã bầu Jimmy Carter, xuất thân đại điền chủ trồng đậu phụng ở miền Nam, thuộc đảng Dân Chủ, làm tổng thống. Là một người hiền lành lại ngoan đạo, nên Carter nghĩ rằng muốn xóa bỏ hội chứng VN trong lòng người Mỹ, tốt nhất là thiết lập ngoại giao cũng như bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Hơn nửa, vào giai đoạn đó, so sánh giữa hai cưụ thù cộng sản là Trung Cộng và VC, thì Hà Nội tương đối được Mỹ chấp nhận dễ dàng hơn, vì không có một vấn đề gì nhiêu khê, như vụ Đài Loan đối với Bắc Kinh.
Nhưng thiện chí đầy nhân bản và tốt đẹp trên của TT Carter, đã làm cho bọn chóp bu già ngu tham ác tại Bắc Bộ Phủ hiểu lầm và tăng thêm lòng kiêu căng phách lối trong những bộ óc đặc sệt chũ nghĩa, là Mỹ đã gục ngã trước chiến thắng thần thánh siêu nhân của các đỉnh cao, cùng với sự ưu việt của chũ nghĩa xã hội, qua ba dòng thác cách mạng, đã đánh gục ba đại cường Pháp-Nhật-Mỹ, khiến cho tư bản giẫy chết. Bởi vậy Hà Nội cần gì liên hệ với tên đầu sỏ tư bản là Mỹ, đang cầu cạnh tới làm quen.
Chính sự chủ quan thiển cận đó, đã làm cho Mỹ quay mặt với VN và quyết tâm kết thân với TC, đẩy Hà Nội vào con đường mạt rệp, phải chạy theo Liên Xô, gây nên cuộc chiến long trời lở đất, giữa Hoa-Việt tại biên giới hai nước vào tháng 2-1979. Kết quả 5 tỉnh thượng du Bắc Việt bị giặc Tàu tàn phá bằng bom đạn, thành những đống gạch vụn, nhiều đồng bào và bộ đội thương vong thảm thiết. Kinh hoàng nhất là cả nước từ Nam ra Bắc, đắm chìm trong ngục tù thù hận, địa ngục đói nghèo, hơn 10 năm dài vì bị cả loài người quay lưng nguyền rũa, khi đối mặt với hàng triệu thuyền nhân VN, liều chết bỏ quê hương ra biển tìm tự do trong nổi chết chực chờ.
Đã mang bệnh tưởng tượng không còn thuốc chữa, các lãnh tụ cộng sản vĩ đại của Bắc Bộ Phủ, từ Lê Duẩn-Trường Chinh-Phạm Văn Đồng tới Lê Đức Thọ.., lại tham lam không bút mực, nên lúc nào cũng tin là Mỹ phải trả nợ số tiền 3,25 tỷ mỹ kim viện trợ + 1,5 tỷ mỹ kim tái thiết, theo lời hứa mà Richard Nixon đã viết trong một lá thư mật gửi cho Phạm Văn Đồng, khi hai bên ký kết Hiệp Định ngưng bắn Paris 1973.
Ngày 16-3-1977, một phái đoàn Hoa Kỳ lần đầu tiên tới Hà Nội sau khi chiến tranh chấm dứt vào cuối tháng 4-1975. Mục đích của chuyến đi là tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA) tại Đông Dương. Ngoài đại sứ lưu động Leonard Woodcock, một lãnh tụ nghiệp đoàn, được Carter cử làm trưởng phái đoàn, còn có rất nhiều nhân vật quan trọng khác tháp tùng, gồm có đại diện của hai hảng xe Mỹ General Motors và Chrysler, các nghị sĩ quốc hội Mike Mansfield, đại sứ CharlesYost, dân biểu Sonny Montgomery, nhà hoạt động nhân quyền Marian Edelman với vài ký giả tháp tùng.
Nhưng tất cả thiện chí của Hoa Kỳ đã trở thành vô nghĩa, lố bịch trước bệnh tưởng tượng vĩ đại của các đỉnh cao trí tuệ loài người, đang ngất ngưởng ngự trên chiếc ngai vàng được xây dựng bằng máu xương Việt, từ năm 1930 tới nay. Còn gì trắng trợn và tàn nhẩn hơn, qua cuộc đối thoại đầu tiên giữa Woodcock ‘tôi hy vọng cuộc viếng thăm này, sẽ tạo được căn bản cho mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước ‘ và được từ Nguyễn Duy Trinh, tới Phan Hiền.. trả lời, theo lệnh của Lê Duẩn ‘không có tiền, thì không có tin tức gì về xác lính Mỹ‘. Tóm lại theo VC, thì Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh trước như đã đồng ý trong hiệp đinh Paris 1973, rồi mới nói tới chuyện kiếm xác lính Mỹ mất tích‘. Nhưng Woodcock lúc đó đang đại diện cho nước Mỹ, đã thẳng thắng trả lời với Bắc Bộ Phủ ‘ HIỆP ĐINH PARIS ĐÃ BỊ BỨC TỬ, VẤN ĐỀ CÒN LẠI CỦA VN HÔM NAY, CHỈ ĐƯỢC GIẢI QUYÊT BẰNG LÒNG NHÂN ĐẠO MÀ THÔI‘. Câu trả lời này, mới đây lại được Bộ Trường QP Hoa Kỳ la Rumsfiel nhân chuyến viếng thăm Hà Nội ngày 4-6-2006, nói thẳng VC ‘ Mỹ tới đây chỉ để trao đồi giao dịch, nên đừng đem chuyện ‘Chất độc màu da cam hay lời hứa nào đó‘, để mong mõi được bồi thường.
Thế là trận mưa đô la Mỹ sẽ vĩnh viển chẳng bao giờ đổ xuống cung đình Hà Nội như lòng ham muốn vô đáy của các chóp bu luôn bệnh hoạn tưởng tượng. Nhưng vốn là những kẻ lì lợm tráo trở, nên vừa thua me đã vội bày bài cào để gở, bằng cách dùng những bộ xương khô của lính Mỹ mất tích trong cuộc chiến vừa qua, để làm mồi câu cá mập. Đồng thời còn hứa hẹn sẽ trao cho Hoa Kỳ tất cả những tin tức và dử kiện về xác Mỹ càng sớm càng tốt, nếu có tiền bồi thường chiến tranh.
Sau này qua các tài liệu mật được công bố, cho biết lúc đó Carter rất chú trọng tới VN, vì các tiềm lực tài nguyên thiên nhiên, trong đó có dầu hỏa đước phát hiện ngoài thềm lục địa VNCH, từ trước tháng 4-1975. Riêng đối với bọn tài phiệt tư bản, phần lớn là chủ ngân hàng, hảng xe, các cơ sở thương mại, hảng dầu của Hoa Kỳ..thì mờ mắt trước lời rao hàng của VC về lao động rẽ, tài nguyên nhiều..nên gây áp lực Chính Phủ bãi bỏ lệnh giao thương với VC, vì sợ món hàng quí trên lọt vào tay tư bản Nhật và Âu Châu.
Để tỏ thiên chí và cũng cám ơn về 12 bộ xương khô do Woodcock mang về Mỹ, nên Carter vào tháng 5-1977, đã chấp thuận giúp VC nhiều vấn đề, từ ngân khoản 5 triệu mỹ kim nhân đạo, cho tới sự đồng tình với Liên Hiệp Quốc, qua chương trình cho vay tiền phát triển VN.
Giữa lúc hai phái đoàn Mỹ (Holbrooke) – VC(Phan Hiền) đang thương thảo tại Ba Lê, thì vào ngày 19-12-1977, một vụ án gián điệp ngay trên đất Mỹ, được FBI khám phá, đó là vụ Ronald Humphrey và David Trương (con trai Trương Đình Dzu, một tên thân cộng từng bị chính phủ VNCH câu lưu trước năm 1975). Thế là qua áp lực của quốc hội, bắt buộc Carter hủy bỏ việc giao thương giữa hai nước, đồng thời chấm dứt luôn việc LHQ cho vay tiền và các dự án đầu tư tại VN. Túng thế làm càn, VC từ Lê Duẩn, tới Phạm văn Đồng, Lê Đức Thọ, Trường Chinh cả Võ Nguyên Giáp..lặn lội sang Trung Cộng, Liên Xô, Ấn Độ, Tây Âu..để vầu viện, nhưng ở đâu cũng bị từ chối vì thái độ kiêu căng phách lối, trong lúc đang đi ăn mày thiên hạ.
Từ đó VC mới mặn nồng trở lại với Liên Xô. Cuối tháng 5-1977 gia nhập khối Comecon do Nga làm chủ. Ngày 6-6-1977 Phạm Văn Đồng gặp tổng bí thư LX là Leonid Brezhnev, để ký hiệp ước liên kết hữu nghị Việt-Xô. Đây là một thành tựu vĩ đại của đảng ta, vì Nga hứa là sẽ giúp VC từ A-Z, trong đó có 40 công trình xây dựng. Cuối tháng 7-1977, một phái đoàn quân sự Nga gồm 21 nhân vật quan trọng của đảng, bí mật tới dòm ngó lượng giá các hải cảng Đà Nẳng, Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu và rồi tháng 10-1977, VC ký một thỏa ứơc đặc biệt với Nga, để nước này chở các chiến lợi phẩm thu được của VNCH như thiết giáp, máy bay..sang bán cho Ethiopia (Châu Phi). Sau đó Nga mới cung cấp cho VC những quân dụng cũ, gồm 2 tàu ngầm, một khu trục hạm, một số tuần duyên hạm và một phi đội chiến đấu cơ Mig-21. Thế là VC theo Nga từ đó, mở màn cho hai cuộc chiến biên giới Việt-Khmer đỏ (12-1978) ,Việt-Hoa (2-1979) và chiến tranh Biên giới lần 2 (1984-1989), bán Núi Đât cho Tàu để được quay về làm đầy tớ cho giặc.
Tháng 1-1979, Carter cùng Đặng Tiểu Bình lúc đó đang nắm quyền Trung Cộng, bình thường hóa bang giao, còn Nga và VC thiết lập liên minh quân sự. Không phải nhờ lịch sử đã vô tình xếp đăt, mà thực sự chính Brzezinaki, kẻ có khuynh hướng thân Tàu, khi đá được Vance, lên nắm quyền Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ, đã ngụy tạo bức tranh chính sách mập mờ giữa Hoa Kỳ-Đài Loan, để Đặng vin vào đó mà có cớ hợp tác với Mỹ.Tháng 1-1979 Đặng sang thăm Carter tại Hoa Thịnh Đốn, đồng lúc Mỷ-Nga đang thương thuyết ký hiệp ước SALT II tại Jerusalem (Do Thái) và cao điểm, lúc Hoa Kỳ đang bán vũ khí chiến lược cho Đài Bắc. Nhưng Đặng vẫn điềm tĩnh, che lấp sự gượng ép bên trong, để ký kết liên minh với Mỹ vì không còn con đường nào lựa chọn. Sáng ngày 30-1-1979, tại Tòa Bạch Ốc ở Hoa thịnh Đốn, Carter riêng rẽ gặp Đặng và nhờ viên thông dịch duy nhất, dịch ngay tại chổ bức thơ ứng khẩu có nội dung ‘CẢM TƯỞNG CỦA TÔI LÀ QUYẾT ĐỊNH NÀY ĐÃ CÓ SẲN TỪ LÂU. ĐÓ LÀ VC PHẢI BỊ TRỪNG PHẠT’.
Tóm lạị Tổng thống Carter rất quỷ quyệt, dùng bức thơ miệng không phổ biến, để vừa đồng thuận với Tàu tấn công VN, gián tiếp dằn mặt những đỉnh cao trí tuệ kiêu căng phách lối tại Bắc Bộ Phủ. Đồng thời chạy được tội, khi dư luận thế giới lên án Trung Cộng bá quyền, tấn công VN, tại diễn đàn LHQ.
Rốt cục, chỉ có dân lành ba nước Việt-Miên-Tàu lãnh chịu nổi đau bom đạn, cùng với sự tàn phá kinh khiếp của chiến tranh. Hưởng lợi nhiều nhất trong cảnh trai cò tương tranh‘ là Mỹ, quốc gia Tây Phương duy nhất ca tụng việc Trung Cộng tấn công VN, giữa ngàn muôn thóa mạ của nhân loại. Ghê tởm nhất là trong cuộc buổi họp của Đại Hội Đồng LHQ vào tháng 9-1979, Hoa Kỳ đã trân tráo bỏ phiếu ủng hộ Khmer Đỏ của Polpot, vẫn đại diện cho Kampuchia, trong tổ chức này.
Bài học lịch sử muôn đời vẫn còn đó, cho thấy Người Mỹ chỉ biết có quyền lợi mà thôi. Ngoài ra không bao giờ cần biết tới danh dự hay dư luận gì hết. Giản dị như vậy, thế mà người Việt (Quốc Gia cũng như cộng Sản), chẳng bao giờ thấu triệt, khi quan hệ chính trị với siêu cường. Bởi vậy xin đừng to miệng, rằng là vì TT. Diệm có tài đức, nên được tiếp rước nồng hậu vào năm 1957, còn TT Thiệu bị này nọ, nên Nixon coi thường khi tới Mỹ năm 1973. Tất cả là chiến lược chiến thuật của Mỷ đó, hay nói nôm na là, khi cần thì gì cũng cho nhưng lúc hết xài rồi, có ai dại vồn vã tiếp đón ? Bức tranh vân cẩu đang tái diễn hiện nay tại VN.
Nhưng dù kiệt quệ sau cuộc chiến, lại bị thế giới cô lập ngoại giao và trừng phạt kinh tế một cách tận tuyệt, VC vẫn không rút khỏi Kampuchia. Biến cố quân VC đóng lỳ trên xứ Chùa Tháp và Nga Sô xâm lăng A Phú Hản vào tháng 12-1979, là cơ hội vàng ròng, để Mỹ và Tây Phương dồn hết mọi phương tiện nổ lực, giúp Trung Cộng phát triển kinh tế và hiện đại hóa quân đội, tuy đông đảo nhất thế giới nhưng lạc hậu yếu hèn. Nhờ vậy ngày nay người Tàu mới có phương tiện, trở thành cơn ác mộng của nhân loại.
Từ năm 1978-1986, vì tranh chấp với Trung Cộng và Khmer Đỏ, lại căm thù Mỹ hắt hủi, nên Hà Nội đã rước Nga vào VN, mặc dù trong trận chiến đẳm máu tại biên giới Hoa Việt vào tháng 2-1979, LX chỉ phản ứng bằng nước bọt, khi hai nước đã ký liên minh quân sự. Chính sự hiện diện của Nga tại Đông Dương và trên hết là sự gia tăng lực lượng Hải quân, kể cả Tiềm Thủy Đỉnh trong vịnh Cam Ranh, đã làm Hoa Kỳ phải xét lại chiến lược ‘đỡ lưng’ cho Trung Cộng, khi Ronald Reagan của đảng Cộng Hòa thắng cử lên làm tổng thống Mỹ, thay Carter của đảng Dân Chủ. Người Mỹ qua Reagan, lại tái xác nhận liên hệ với Đài Loan, để tiếp tục bán vũ khí lên tới hàng chục tỷ đô la. Để trả đủa, Trung Cộng lại quay về với Liên Xô từ 24-3-1982. Hai nước bắt đầu nối lại sự phát triển thương mại, kinh tế, văn hóa và cao điểm vào tháng 5-1985, Mạc Tư Khoa đồng ý giúp Bắc Kinh canh tân 17 xưởng kỹ nghệ cũ và xây dựng thêm 7 cơ xưởng mới, đồng thời ký hiệp ước gia tăng thương mại giữa hai nước lên 12 lần.
Trước tình trạng công khai trở mặt của các đàn anh, VC chỉ còn cách muối mặt, tìm đủ mọi cách quay về làm đầy tớ cho Trung Cộng, từ cuối tháng 12-1985, để mong giữ đảng và quyền lực xiết cổ họng đồng bào nô lệ cả nước Năm 1991, xã hội chủ nghĩa gần như sụp đổ hoàn toàn trên thế giới, xóa sổ Liên Xô và Đông Âu. Biến chuyển lịch sử trên, bắt buộc VC không còn con đường lựa chọn nào hơn là chịu làm chư hàu cho TC, qua sự đánh đổi cắt đất biên giới, nhượng đảo, bán biển cho giặc Tàu. Đồng thời VC mở ngỏ biên giới, làm cho cả nước điêu đứng vì hàng lậu và sự xâm nhập ồ ạt của Tàu tại VN trong tất cả mọi lãnh vực, kể cả tư tưởng Hán Tộc, âm thầm đồng hóa người Việt cả nước, qua sự đồng thuận của đảng cầm quyền.
Trong khi đó, vào tháng 1-1985 gần đúng 10 năm người Mỹ tháo chạy nhục nhã tại Nam Vang và Sài Gòn trong tháng 4-1975, Hoa Kỳ được các nước Đông Nam Á, mời gọi trở lại vùng này, nói là nhờ đóng vai trò xây dựng nhưng mặt thật giúp họ, ngăn chận sự bành trướng của Nga lẩn Tàu. Đây cũng là thời điểm, đánh dấu nổ lực mới của Việt Cộng, trong sự mời gọi Hoa Kỳ trở lại VN, trước tiên bằng các phái đoàn tìm kiếm xương khô lính Mỹ mất tích. Rồi giấc mộng vàng, chính thức trở thành sự thật vào tháng 4-1991, qua TT.GBush ‘ Bải bỏ lệnh cấm vận VN ‘, kế tiếp TT.Bill Clinton ‘ Bình Thường Quan Hệ Ngoại Giao’ giữa hai nước vào năm 1995 và ký ‘ Hiệp ước Thương Mại Song Phuơng Việt-Mỹ’’năm 2001. Cuối cùng mới có cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của Thủ Tướng VC Phan Văn Khải, từ ngày 19-6-2005 tới 25-6-2005, nói là tới nhờ Mỹ giúp vào WTO, nhưng mặt thật sang để cam kết làm hết những điều khoản chưa làm, trong bản thương ưóc trên.
+ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT-MỸ :CON DAO HAI LƯỞI XIẾT HỌNG VC :
Hoa Kỳ là một thị trường lớn, dù trong hoàn cảnh nào, cũng vẫn có sức tiêu thụ và thu hút hơn 1/4 số lượng hàng hóa xuất cảng của thế giới. Bởi vậy Mỹ là điểm thu hút, chẳng những của các nước Tây Phương, Nhật, Nam Hàn, Ấn Độ, Đài Loan..mà với các nước cộng sản thù nghịch, tử Nga tới Trung Cộng và VC..tuy miệng lúc nào cũng bài bác nhưng luôn luôn tìm đủ trăm phương ngàn kế, để được kết thân giao hảo.
VN xã nghĩa bắt đầu mở cửa đổi mới, đón tư bản và Tàu trắng đỏ vào nước cứu đảng từ năm 1988. Chính Bill Clinton đảng dân chủ, trong hai nhiệm kỳ tổng thống Mỹ (1992-2000), đã liên tục bãi bỏ lệnh cấm vận (1993), bình thường hóa bang giao hai nước (1995). Tháng 11-1997, Mỹ và VC đã ký kết sơ khởi, một hiệp ước liên quan tới hoạt động của tập đoàn đầu tư hải ngoại, viết tắt là OPIC (Oversear Private Investment Corporation ).
Đây là bước khởi đầu rất quan trọng, như các điều kiện phải có, để tiến tới việc ký hiệp định thương mại, nhằm bình thường hóa toàn bộ các quan hệ buôn bán giữa hai nước. Đối với các doanh nhân Mỹ làm ăn tại nước ngoài, OPIC có giá trị như một loại bảo hiểm rũi ro cũng như là lời cam kết khi thực hiện các hợp đồng. Riêng Clinton sau khi thoát được sự luận tội của Tối Cao Pháp Viện Mỹ, cũng là lúc sắp mãn nhiệm kỳ vào ngày 20-1-2001, đã cùng vợ con sang du hí tại VN.
Hành động hái nho trái mùa của một tổng thống Mỹ mang nhiều tai tiếng nhất, được báo chí Hoa Kỳ thời đó đề cập bằng những danh từ trào phúng mai mĩa, chẳng hạn như ‘A lame-duck‘ qua nghĩa đen ‘Literal meaning, sense – vịt què‘, để hiểu theo nghĩa bóng ‘ Figurative meaning, sense ‘. Việc làm trên thật sự chẳng có gì để được ca tụng là mang tính cách lịch sử (Historic) nhưng như tạp chí Newsweek bình luận ngày 27-11-2000 ‘sau này khi về hưu, Clinton chắc tự hào lắm, vì là tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm kẻ thù VC‘.
Năm 2002 khởi đầu việc thực hiện Hiệp Ước Thương Mại Việt-Mỹ, nhưng nền kinh tế xã nghĩa đã không đạt được sự tăng trưởng theo chỉ tiêu đề ra từ 7-7,3%. Nói như Bộ trưởng Kế Hoạch Đầu Tư VC Trần Xuân Giá , thì đây là điềm xấu báo trước cho cả năm. Đáng báo động là kim ngạch xuất khẩu cũng giảm mạnh, tới 12% so với năm 2001. Tình trạng suy thoái kinh tế này cũng đâu có khác gì năm 1991 mà VC phải hứng chịu, qua tác động nặng nề vì sự sụp đổ của Liên Xô.
Nói chung tất cả các mặt hàng xuất cang của VN, từ nông sản, tôm cá cho tới hàng may mặc..đều bị các thị trường Mỹ, Nhật, Tây Âu..lưu ý chẳng những vì phẩm lượng yếu kém, mà quan trọng nhất là giá cả buôn bán bừa bãi, chỉ với mục đích cạnh tranh bất chính, chỉ muốn bán được thật nhiều hàng mà thôi. Ngoài ra không cần phải để ý tới quốc thể và uy tín, là hai điều kiện tiên quyết trong việc giao dịch buôn bàn lâu dài. Đây cũng là hậu quả tất yếu của một nền kinh tế nửa nạc nửa mở, được gọi là tư bản định hướng theo xã hội chủ nghĩa. Thực trạng kinh tế trong nước như vậy, mà đảng chẳng lo cải tổ, lại cứ nhắm mắt tiến bừa trên lộ trình HỘI NHẬP vào KHU VỰC TỰ DO MẬU DỊCH ASEAN (AFTA), thi hành HIỆP ĐINH THƯƠNG MẠI VIỆT-MỸ, đồng thời chuẩn bị các vòng ĐÀM PHÁN gia nhập TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI.
Ngày 1-1-2002, hai nước VN và Hoa Kỳ chính thức thi hành Hiệp Định Thương Mại Song Phương và sau hai tháng, cho thấy về phía VN, hàng hóa xuất cảng sang Mỹ chỉ có 0,05% giá trị trong tổng số nhập cảng. Giữa lúc đó thì hàng hàng lớp tư bản Mỹ, mà trong số này có rất nhiều doanh nhân Việt Kiều, kéo vào nước ta làm ăn buôn bán đầu tiên là Hiệp Hội May Mặc và Giày Da Hoa Kỳ. Cuối tháng 1-2002, Phụ Tá Bộ Trưởng Thương Mại Mỹ là William Lash thân hành sang Hà Nội, bàn thảo về những luật lệ điều khoản mà hai phía cùng ký, đồng thời xem xét việc giúp VN các kỹ thuật. Nhờ Hoa Kỳ bợ lưng, nên Xã Nghĩa đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư của Châu Á cũng như Tây Phương, nhảy vào bỏ vốn làm ăn, giúp cho nghành Dệt May của nước ta phát triển manh.
Tóm lại nếu được thi hành một cách nghiêm chỉnh, Hiệp Định Thương Mại là thời cơ để VN cải tổ lại nên kinh tế còn yếu kém vì nạn tham nhũng, cũng như sửa đổi lại nền hành chánh quan liêu lỗi thời và trên hết là biết xử dụng CÔNG PHÁP QUỐC TẾ, chứ không phải là xài LUẬT RỪNG, trong lúc đã chấp nhận làm ăn chung, tuyệt đối phải CÔNG BẰNG SÒNG PHẲNG theo luật định. Tuy nhiên vẫn còn quá nhiều tuyên truyền bôi bác, rằng ký Hiệp Định Thương Mại, chắc chắn trong tương lai, VN sẽ bị lệ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, dù thực sự đây mới chính là bước đầu rất quan trọng, để VN được thu nhận vào Tổ Chức Thương Mai Quốc Tế (WTO) sau này.
Hiệp Định Thương Mại Song Phương (Bilateral Trade Agreement – BTA), được VC và Hoa Kỳ, ký kết tại Hoa Thuận Đốn ngày 13-7-2000 (thời Bill Clinton). Nhìn chung, đây là một văn bản rất chi tiết (detailed) và vô cùng phức tạp (complicated), qua 7 chương chính (chapter) và 9 phụ lục (annexe). Ngoài ra trong văn bản (BTA), có kèm theo mục Định Nghĩa (Definition), nói rõ nhiệm vụ Các Bên (Parties-Dành chung hai nước) và Bên (Party –Chỉ riêng từng quốc gia).
Ngay từ Chương Đầu nói về Thương Mại Hàng Hóa, đã đề cập ngay tại Điều 1 – Về Quy Chế Tối Huệ Quốc (Most Favored Nation – MFN), còn được gọi là Quan Hệ Thương Mai Bình thường. mà hai nước đã cam kết khi ký văn bản, là phải lập tức thi hành vô điều kiện. Nhưng quan trọng nhất là ở Chương II, điều 2 có nói tới Quyền Sở Hửu Trí Tuệ (Intellectual property rights), rất chi tiết, bao gồm Quyền Tác Giả (Copyright), Quyền Liên Quan (Related right), Nhãn Hiệu Hàng Hóa (Trademarks), Bằng Sáng Chế (Patents)..Trong lúc VN Xã Nghĩa và Trung Cộng, hiện nay đang đứng đầu thế giới về tội xâm phạm Quyền Sở HửuTrí Tuệ của Nhân Loại, trong đó làm thiệt hại nhiều nhất cho Đại Công Ty Microsolf của tỷ phú Mỹ Bill Gate.
Chính những điều khoản liên hệ tới ‘ NGƯỜI CÓ QUYỀN (Right Holder)’bao gồm Thế Nhân hoặc Pháp Nhân, là người duy nhất có quyền cấp độc quyền sáng chế (Exclusive Lisensee), trước Pháp Lý và Công Ước Quốc Tế (International Convention), là một trong những điều còn lại, mà Phan Văn Khải phải sang tận Mỹ để giải quyết.
+ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) :
Tổ chức thương mại quốc tế hay Chợ Toàn Cầu, là một tổ chức mang tính đa quốc gia, với nhiều hệ thống thương mại, nhằm mục đích cải thiện môi trường đầu tư, nhằm tạo phúc lợi cho dân chúng, thúc đẩy phát triển kinh tế các nước thành viên, bằng cách mở cửa thị trường, để cùng cạnh tranh làm ăn trong qui định của luật pháp.
Nói chung WTO là sự tiếp nối của Thỏa Ứớc Tổng Quát về Quan Thuế và Thương Mại (GATT), ra đời từ năm 1947 nhằm khuyến khích tự do mậu dịch, bãi bỏ chế độ hạn ngạch trong sự hợp tác thương mại quốc tế. Tháng 4-1994 các nước thành viên của GATT họp tại Marrakesh và ngày 1-1-1995 tổ chức thương mai thế giới, chính thức ra đời, đặt trụ sở tại Genève (Thụy Sĩ), với 120 quốc gia thành viên. Hiện VN xã nghĩa cùng với 20 nước khác, đang trong thời gian thương thảo để được thu nhập vào tổ chức này, từ cuối năm 1996 với tư cách là một quan sát viên, trong cuộc hội nghị cấp bộ trưởng của WTO. Vào tổ chức này, ngoài việc các thành viên phải dành qui chế tối huệ quốc cho nhau, cũng như không được phân biệt để đối xử giữa hàng hóa ngoại nhập và trong nước, về phương diện thuế quan và luật pháp. Tình trạng kinh tế VN ngày nay khi được chấp thuận hội nhập tổ chức thương mại quốc tế, sẽ có phản ứng ngược, vì hàng hóa sản xuất cũng như các dịch vụ trong nước, chưa đủ sức cạnh tranh với các nước liên hệ, trong khi đầu tiên đã phải bắt buộc bãi bỏ hàng rào quan thuế và hạn ngạch hàng nhập khẩu, một hành động giống như rước cọp vào nhà mình.Ngày 30-4-1999 WTO bị khủng hoảng nội bộ, khi nhiệm kỳ của Chủ Tịch (Director-General) Renato Ruggiero chấm dứt, trong khi 134 nước thành viên chưa quyết định người thay thế. Theo tin của tờ Far Eastern Economic Review (FEER), số ra ngày 13-5-1999, cho biết có hai ứng viên là Supachai Panitchpakdi (phó thủ tướng Thái Lan) và Michael Moore (cựu thủ tướng Tân Tây Lan). Sự khủng hoảng nội bộ, bắt nguồn từ việc Mỹ-Âu Châu ủng hộ Moore, còn các thành viên Á Châu thì thích bầu Supachai. Theo báo chí, sở dĩ Mỹ ủng hộ Moore vì đượng sự tuy là người Tân Tây Lan, nhưng lại được Liên Đoàn Lao Động Mỹ (AFL-CIO) tín nhiệm nhưng trên hết Hoa Kỳ sợ chức vụ Chủ Tịch WTO nếu lọt vào tay người Châu Á, sẽ làm thiệt hại tới quyền lợi của Mỹ. Mang tiếng là thành viên của WTO nhưng trong tổ chức thương mại quốc tế này, vẫn chia thành ba nhóm rõ rệt, với khoảng cách (GAP) về trình độ của các thành viên thuộc nhóm Phát Triển (Developed countries), Đang Phát triển (Developing ) và Kém Phát Triển (Lesser-developed).Chính vì vậy nên trong nội bộ luôn xãy ra những tình huống rất bất công, mà Mỹ –Nhật và các nước Âu Châu trong nhóm một (Phát Triển), thường bày ra các luật lệ, như một thứ công cụ, để che đậy chính sách bảo hộ của mình. Do trên một số quốc gia Đang Phát triển, đã manh dạn tố cáo Mỹ ‘BẮT NẠT HỌ ‘ (Bully), làm tổn thương đến tính chất công bằng và độc lập của WTO. Chẳng những thế, các nước còn quan niệm là Tổ Chức Thương Maị Quốc Tế, chỉ ưu tiên đáp ứng nhu cầu của Hoa Thịnh Đốn mà thôi, giống như thực trạng hiện nay của các Tổ Chức Quốc Tế IMF (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ) và WB (Ngân Hàng Thế Giới).
Từ ngày 10-9 tới 14-9-2003, 146 nước lại họp thượng đỉnh Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) tại thành phố du lịch Cancun của Mexico, để bàn cãi về hai vấn đề quan trọng là ‘Nên Hay Không Về Việc Duy Trì Hệ Thống Trao Đổi Thương Mại Quốc Tế Hiện Hửu và Nếu Có thì Phải Làm Gì ?‘. Theo nhận xét của các nhà bình luận kinh tế, thì cuộc họp thượng đỉnh lần này coi như bị thất bại, khiến cho mọi người e ngại là vai trò của WTO có thể sẽ bị loại bỏ. Thật sự những quy định của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế, phần lớn được gắn liền với quyền lợi các nước lớn nhưng dù gì chăng nửa, sự hiện hửu của WTO, phần nào ép các nước tư bản phải mở cửa thị trường, tăng viện trơ, xóa nợ cho nước nghèo và trên hết tránh được tình trạng My-Nhật-Châu Âu, không dám công khai bắt ép các nước nghèo phải ký Hiệp Định Song Phương, thiếu công bằng, để trục lợi, như thời kỳ phồn thịnh của chủ nghĩa thực dân trong quá khứ.
Trung Cộng từ ngày mở cửa trãi thảm đón Nixon-Kissinger năm 1972 nhưng mãi tới 15 năm sau, mới đạt được Hiệp Định Song Phương với Mỹ và sau đó được hội nhập vào WTO năm 2001. Là một nước lớn với 731 triệu lao động, có giá rẽ mạt so với bất cứ nước nào, như là một điều kiện tiên quyết thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất trong khu vực (39%). Lợi điểm này càng tăng nhiều lần, khi TC là thành viên của WTO, có điều kiện mở rộng hoạt động thương mại toàn cầu, mà VN là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Xưa nay hai nước Việt-Hoa, ngoài vấn đề có chung biên giới dài, còn có nhiều điểm tương đồng về hàng xuất cảng, nhất là sau thời kỳ hai nước mở cửa, để hội nhập vào thế giới tư bản. Tuy nhiên hàng hóa của hai nước, có tương đồng về sản phẩm như hàng may mặc, nông thủy sản..nhưng khác biệt về cơ cấu sản xuất. Trung Cộng với đất rộng, lao động rẽ, vốn nhiều..nên cùng một món hàng, lại có giá thành rẽ hơn hàng VN nhiều lần. Hơn nửa, TC đang là thanh viên của WTO, nên hàng VN không làm sao cạnh tranh nổi, dù phẩm chất hàng hóa VN rất tốt và an toàn vệ sinh hơn hàng TC. Một ảnh hưởng khác cũng không kém phần quan trọng đối với VN, là dù hứa hẹn để được vào WTO nhưng đến nay, TC vẫn cứ thả nổi tỷ giá của Đồng Nhân Dân Tệ, nay lại trở thành đồng tiền trao đổi tự do, đối với các loại kim ngạch khác của thế giới, trong đó có đồng đo la Mỹ.
+ VN ĐƯỢC GÌ KHI VÀO WTO :
Vào lúc 5 giờ chiều ngày 31-5-2006 tại Sài Gòn, phó đại diện thương mại Mỹ Karan Bhatia, với thứ trưởng thương mại VC Lương văn Tư, cùng ký chung trong biên bản song phương, một thủ tục mở đường cho VN, trở thành hội viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Nhưng đây cũng chỉ mới có thỏa hiệp tổng quát trên nguyên tắc một số vấn đề giữa hai nước, để VN giảm thiểu hàng rào quan thuế đối với hàng nhập cảng của Mỹ, bao gồm kỹ nghệ, nông phẩm và các dịch vụ. Đổi lại Mỹ sẽ giúp VN vào WTO.
Theo Davis Bisbee, giám đốc thuộc văn phòng đại diện mậu dịch Mỹ, thì Hà Nội đã cố tình thổi phòng các tin tức có liên quan tới vấn đề trên, rằng VN đã thắng lợi và hoàn tất thỏa hiệp với Mỹ về các qui chế mậu dịch. Thật sự hai nước còn phải tiếp tục thương thuyết thêm nhiều chi tiết khác vào tháng 7-2006 tại Thụy Sĩ và phải kéo dài đến Hội nghị thượng đỉnh của Khối Á Châu Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tháng 11-2006 tại Hà Nội.
Từ năm 2001 tới nay, VN và Trung Cộng được đánh giá là hai nước phát triển kinh tế nhất vùng Đông Nam Á. Cho dù vậy VN cũng cần phải 1-2 thập niên mới chỉ theo kịp Thái Lan, nếu trong nước bài trừ được tham nhũng. Gia nhập WTO sẽ giúp VN thoát được nền kinh tế lạc hậu hiện nay với điều kiện VC phải hủy bỏ hay cải tổ nền kinh tế định hướng bao cấp xã hội chủ nghĩa, cùng nền chính trị độc đảng độc tài, nền hành chánh kịch cởm quan liêu và sự chỉ huy tập quyền trong tay một nhóm đảng viên cao cấp tại Bắc Bộ Phủ. Những điều kiện nêu trên, đồng thời cũng là cửa tử xô ngả chế độ đương thời. Như vậy ai dám bảo đảm Đảng CS thực thi đứng đắn ? cho dù người Mỹ có đứng bên cạnh để quan sát, sửa sai.
Như các lần ký kết bí mật với Trung Cộng,để nhượng đất bán biển cho kẻ thù. Lần này VC cũng bí mật nhượng bố lớn lao quyền lợi của đồng bào, để Mỹ chấp thuận cho vào WTO. Theo đó, tất cả các sản phẩm nhập cảng của Hoa Ky, từ dụng cụ xây cất, dược phẩm, hàng không, nông phẩm vào VN, được VC miễn hay đánh thuế tối đa là 15%. Ngược lại hàng VN vào Mỹ phải được kiểm phẩm theo qui định của WTO, do chính Mỹ giám sát . Với các dịch vụ viễn thông, năng lượng, ngân hàng... Mỹ cũng đòi VN phải mở rộng để được cạnh tranh và dùng luật lệ của WTO giải quyết tất cả tranh chấp nếu có.
Tóm lại VN dù có gia nhập WTO thì cũng chẳng có lợi lộc gì , vì xã nghĩa tới nay vẫn còn theo đuổi một nền kinh tế, trong đó quốc doanh chiếm phần lớn. Do trên hàng hóa xuất cảng của VN không thể cạnh tranh nổi với hàng Trung Cộng. Ngoài ra khi vào WTO, VN sẽ được gắn nhản hiệu định danh kinh tế phi thị trường,kéo dài 12 năm. Việc này, chỉ tạo điều kiện cho các thành viên khác, kể cả Mỹ dễ dàng hơn trong việc chống phá giá các hàng bản địa của VN, như tôm đông lạnh, cá fish, hàng may mặc, giầy dép khi xuất cảng..Trước tình cảnh này, khiến tổ chức Oxfam của Anh Quốc cũng chỉ trích là người Mỹ đã lợi dụng bốc lột các nước nghèo như VN khi xin gia nhập WTO. Trong lúc đó hầu hết dư luận trong ngoài nước đều có chung nhận xét là VC quá sai lầm và làm mất thể diện của dân tộc , khi chấp nhận bãi bỏ công cuộc đầu tư ngành dệt may của nước ta, để được Mỹ cho vào WTO.
Cuối cùng VN còn phải được Mỹ thỏa ước mậu dịch bình thường, tức là qui chế tối huệ quốc, như là một điều kiện tiên quyết để được gia nhập WTO. Theo nguồn tin của US-VN Trade Council (USVTC), vào ngày 13-6-2006 một dự luật cho VN hưởng qui chế bình thường vĩnh viễn, được đệ trình Quốc Hội Hoa Kỳ chờ cứu xét. Việc này do nhóm US-VN WTO Coalition vận động giúp VN, tuy nhiên có tính cách chính trị hơn là thương mại.. Cùng lúc Trịnh Vĩnh Bình, một Việt kiều tại Hòa Lan, vì ngu muội hám danh, đem bạc triệu về nước làm ăn, đã bị giặc cướp sạch làng, còn bị ngồi tù. Do trên đương sự, đã kiện VC tại Tòa Án quốc tế ở Thụy Điển, sẽ được xử vào cuối năm 2006. Câu chuyện cướp giựt trên, đã ảnh hưởng rất lớn đối với những kẻ đang lăm le bỏ vốn vào làm ăn với luật rừng.
Trong khi đó VN vẫn còn nằm trong cái danh sách CPC, tức là các nước bị thế giới quan tâm đặc biệt về xâm phạm nhân quyền và tự do tín ngưỡng. Đây là vấn đề quan trọng VC phải giải quyết, để vừa vào WTO, vừa đón tiếp Tổng Thống G.W.Bush trên đường dự Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC và thăm VN vào tháng 11-2006.
+ VN, MỘT BE BỜ CỦA HOA KỲ TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU MỚI :
Trong lúc VC hồ hởi chấp nhận từ điều kiện này tới nhượng bộ khác, chỉ mong Mỹ cấp qui chế bình thường vĩnh viễn, cũng như xóa tên trong danh sách các nước vi phạm nhân quyề, để được vào WTO. Sự kiện này chỉ có lợi cho Đảng cầm quyền nhưng khiến cho đồng bào nghèo cả nước chịu thiệt thòi quá lớn vì sự chèn ép của Mỹ., trên phương diện giao thương bình đẳng giữa hai nước.
Ngày 4-6-2006, viện lý do có lời mời của Bộ trưởng QP VC là Phạm Văn Trà, nên Bộ trưởng QP Mỹ Donald Rumsfiel, đã tới VN ba ngày. Sự hiện diện của Rumsfiel tại Hà Nội, được dư luận thế giới bàn tán sôi nổi, trong đó có ý kiến cho là đã đến lúc người Mỹ muốn lôi kéo VC vào trong liên minh quân sự để chống lại ý đồ bá quyền của Trung Cộng trong vùng và trên biển Đông. Đây là bước thứ ba trong quan hệ giữa hai nước, sau khi đã đạt được bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại.
Sự kiện trên làm cho Bắc Bộ Phủ chới với, vì không thể cùng lúc chơi trò đu giây giữa anh lớn Trung Cộng và tư bản Hoa Kỳ. Cái khổ sở của Hà Nội hiện nay, vẫn là nổi sợ cho Mỹ vào, trong nước sẽ nổi lên các phong trào đòi dân chủ, tự do và đa đảng. Đây mới chính là lối thoát để nước ta tránh được sự đồng hóa của Trung Cộng đang âm thầm tiếp diễn hằng ngày, khi biên giới giữa hai nước Việt-Trung bị bỏ ngỏ. Có Mỹ hiện diện, Trung Cộng sẽ không còn độc quyền thao túng Đảng VC. Biết vậy nhưng VC đâu dám ra mặt phản thùng thiên triều.
Cứ nhìn vào sự lựa chọn thành phần đảng trong Đại Hội X vừa qua, đã nói lên con đường mà Hà Nội quyết định. Đây không phải là việc đu giây hứa hẹn suông như quá khứ, mà là hứa hẹn để Hoa Kỳ giúp vào WTO , đồng lúc vẫn duy trì vai trò chư hầu của đế quốc Trung Cộng như trước, qua các nhân vật lãnh đạo nước, được thiên triều chấm chọn trong kỳ bầu cử vừa qua.
Tuy nhiên VC xưa nay nói một đàng làm một nẽo, nhất là lúc này cán bộ đảng từ trên xuống dưới đều thích đồng đô la Mỹ. Cho nên dù không muốn chọc giận Bắc Kinh, cũng không có nghĩa là VN phải đứng vòng ngoài, trong tình hình hổn độn hiện nay, đến nổi Hoa Kỳ phải tái phối trí lực lượng suốt biển Thái Bình Dương, từ Bắc Á tới Ấn Độ Dương, mà hầu hết các nước trong vùng đều phải dựa vào Mỹ đê được che chở phòng thủ đất nước mình.
Nên dù Rumsfiel chỉ khuyên VN phải tự mình lo phòng thủ vùng biển nước mình, như một nhắn nhe lựa chọn, khiến cho Hà Nội khó mà cưởng lại xu thế chiến lược toàn cầu mới,nghĩa là chỉ có quyền chọn một, chứ không chơi trò đu giây để hưởng lợi như từng làm với Tàu và Nga.
Mới đây Hải quân Hoa Kỳ lại mở một cuộc thao dượt lớn trên Biển Đông, có tên là Valiant Shield (Lá chắn dũng mãnh), với sự tham dự của ba Hàng Không Mẫu Hạm và 22.000 quân Mỹ và quan sát viên các nước Tàu, Nga, Ấn Độ, Nhật , Nam Dương và Mã Lai. Cuộc tập trận này như là một đòn tâm lý đánh phủ đầu Trung Cộng và Bắc Hàn, đồng thời làm cho VC sáng mắt thêm , để tỉnh táo nhận thức được sự lựa chọn trong giai đoạn cực kỳ rối ren của lịch sử.
Cũng trên Biển Đông, trước sự kiện Bắc Hàn lăm le đem hỏa tiễn ra hù đọa các nước, như để cảnh cáo, chiến hạm USS Shiloh Hoa Kỳ đã bắn một hỏa tiễn để tiêu diệt một hỏa tiễn khác , được phóng đi từ một tàu ngầm Mỹ từ đảo Kauai, thuộc Tiểu Bang Hawaii cách nhau 250 dặm. Đây là lần thứ bảy Hoa Kỳ đã thành công trong khi thử nghiệm Phi đạn chống Phi đạn. Trong cuộc tập dượt này, có một chiến hạm Nhật tham dự, sau khi hai nước cùng ký một hiệp ước liên minh quân sự.
2- DÂN TỘC VN LẠI TANG TÓC VÌ CHIẾN TRANH, NẾU VC THEO MỸ BỎ TÀU:
Trong bài diễn văn đọc tại trường Đại học Georgetown ngày 18-1-2006, Ngoại trưởng Condi Rice đã tuyên bố là Hoa Kỳ đang thay đổi chiến lược toàn cầu, trong đó dồn hết tài nguyên lực lượng và căn cứ quân sự, từ Âu Châu, để chuyển về các điểm nóng Phi Châu, Nam Mỹ, Trung Đông và quan trọng nhất là Đông Nam Á. Dịp này Mỹ cũng không cần dấu diếm mà công khai gọi Trung Cộng là đe dọa của mình trong thế kỷ XXI, sau khi Liên Xô sụp đổ .Để duy trì thế đứng siêu cường số một trong trật tự thế giới mới, lần này người My không muốn đơn thân độc mả, mà kêu gọi sự hợp tác của các nước liên hệ trong vùng.
Việt Nam ngày nay tuy được xếp vào một nước lớn vì có dân số đông đảo, quân đội đầy kinh nghiệm chiến đâu bao đời. Tuy nhiên theo các nhà quân sử, thì VN đã mất hết thế đứng trong trật tự thê giới mới ngày nay, vì được lãnh đạo bởi Đảng Cộng Sản Đệ Tam Quốc tế, mang bản chất làm nô lệ tay sai cho ngoại bang và các thế lực tư bản, miễn sao có đầy túi đô la và giữ yên chiếc ngai vàng. Nhưng đây cũng là tử lộ của VC, vì theo Mỹ để được bợ lưng, thì phải chống lại Trung Cộng, biến đất nước ta thành một bãi chiến trường đẳm máu khi có chiến tranh xãy ra.
Trong nước, tình trạng bất hòa đã thấy xảy ra giữa VC và Đài Loan, qua vụ Đài Bắc tuyên bố sẽ xây phi đạo và căn cứ quân sự trên Đảo Ba Bình, nằm trong Quân Đảo Trường Sa của VN, vào đầu năm 2006. Để trả đủa, chỉ thấy các vụ công nhân đồng loạt đình công, đòi các công ty Đài Loan tăng lương.
Thật sự VC ngày nay đâu có khả năng về quân sự, nhất là lực lượng Hải Quân để mà bảo vệ lãnh thổ, lảnh hải của nước mình. Trong lúc cac nưóc láng giềng từ Trung Cộng, Nhật Bổn, Nam Bắc Hàn, Đài Loan, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nam Dương,Thái Lan..không ngừng canh tân quân đội để bảo vệ Tổ Quốc họ. Trái lại suốt 31 năm qua, VC chỉ nghĩ tới khủng bố đồng bào, tham nhũng tài sản công khố làm lũng đoạn kinh tế quốc gia và trên hết chỉ biết quì lạy đầu hàng kẻ mạnh, để giữ đảng, khiến cho quốc thể bị chà đạp xấu nhục, quân đội quốc phòng, chính trị, phong hóa cả nước càng lúc càng lùi dần về thời đồ đá cả trăm năm trước.
Tuy Rumsfeld chỉ nói với VC là Mỹ muốn quan hệ hai nước tiến triển theo MỘT CHIỀU HUỚNG có lợi cả hai,đồng thời được dễ dàng thoải mái. Ai cũng biết VN ngày nay tuy mang tiếng là quốc gia độc lập nhưng thực chất vẫn là chư hậu của Trung Cộng. Vậy bằng cách nào, đảng hành xử để giữ sự cân bằng khi cùng lúc đang đi giây giữa hai thế lực ?.Nói chung, hai nước chỉ mới đạt một số thỏa thuận không quan trọng về quân sự, tuy trong thâm tâm VC muốn ký kết thêm với Hoa Kỳ nhiều lãnh vực quan trọng hơn, bất chấp sự thù nghịch khiêu khích đối với Trung Cộng, dẫn tới một cuộc chiến như trong quá khứ, mà không thể nào tranh được.
Trong bài báo của nhóm nghiên cứu đăng trên tạp chí The Economist, cho biết Trung Cộng luôn chống lại việc bốn chư hầu VC, Lào Cộng, Miên Cộng và Miến Điện, ngả quá sâu về phía Mỹ. Nói chung mối quan tâm của Tàu với VN,càng ngày càng tập trung vào quân sự chứ không phải kinh tế. Nhờ vậy mà Trung Cộng đã nghiểm nhiên trở thành chủ nhân ông trong vịnh Bắc Việt, quần đảo Hoàng Sa-Trường của VN. Tại Miến Điện, người Tàu được khai thác trọn khu rừng gổ tếch ở phía Bắc, nguồn dự trử khí đốt ở biển Andaman và vịnh Bengal. Một cuốn sách nhan đề ‘ Showdown : Why China Wants War with the United States ‘ của Jed Babbin và Edward , phát hành ngày 22-5-2006, có đề cập tới việc Mỹ cần phải cho VN gia nhập Liên Minh Quân Sự để chống lại sự bánh trướng xâm lăng của Trung Cộng. Cho nên khi Rumsfeld nói là VN phải tự bảo vệ vùng biển của mình,không ngoài mục đích trên.
Tương lai của đất nước, vận mệnh dân tộc, càng lúc càng thêm sợ về viển ảnh của một cuộc đại chiến, làm cho ai cũng không thể quên được những bài học quá khứ. Ngày 1-5-1975, VC ban hành một bản đồ mới của nước VN thống nhất, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (hiện do hải quân Bắc Việt chiếm giữ 6 đảo, khi VNCH bỏ ), mà chính Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã giấy trắng mực đen, xác nhận thuộc chủ quyền của Trung Cộng vào năm 1958. Đây cũng là một nguyên cớ, để Tàu xâm lăng VN vào mùa xuân năm 1979. Thật ra tình hữu nghi giữa hai nước, đã lung lay từ năm 1967, khi Trung Cộng xuí giục Nam Lào tấn công Pathet Lào, vốn là chư hàu của Bắc Việt. Rồi từ khi Hồ Chí Minh qua đời năm 1969, quyền hành lọt vào tay Lê Duẩn, Lê Đức Thọ vốn thân Nga, lúc đó là kẻ thù không đội trời chung của Trung Cộng, nên sự rạn nứt của tình đồng chí lại càng thêm nứt rạn. Nhưng vì kẻ thù trước mặt là Nga-Mỹ vẫn còn, vì vậy hai đảng cố quên bất đồng để hợp tác giai đoạn.
Nhưng tới khi Mao Trạch Đông thăng hà vào năm 1976, Đặng Tiểu Bình lên nối ngôi, đã chấm dứt sự leo dây của VC từ lâu, vì Đặng đã biết rõ VC lúc ấy đang ngả hẳn theo Nga. Nhiều cuộc đụng độ đã xảy ra tại biên giới Hoa-Việt, mà chủ động luôn luôn do Hồng quân gây hấn, theo lệnh của Đặng Tiểu Bình. Đây là một đòn hù dọa cũng như áp lực VC lúc đó đang tiến hành chính sách cải tạo công thương nghiệp, cướp của và đánh đuổi Hoa Kiều Miền Nam, nhất là tại Sài Gòn-Chợ Lớn, ra biển, về Tàu.
Giữa lúc tình hữu nghi của hai nước căng thẳng tột độ, thì Trung Cộng ngang nhiên xua 30.000 hồng quân vào các tỉnh Luang Namtha, Udom Say, Phong Salay, Luang Prabang và Sầm Nứa, nói là để bảo vệ công nhân Trung Hoa, đang làm thiết lộ Bắc Lào-Vân Nam. Nhưng thực chất Trung Cộng muốn uy hiếp Pathet Lào và bao vây biên giới phía tây bắc của VN. Đây cũng là ý đồ của Tàu, muốn mở một con đường thông thương từ Vân Nam xuống đất Miên, để tiện tiếp tế cho quân Khmer đỏ của Polpot lúc đó, đang du kích chiến với bộ đội VN.
Nhưng Hà Nội đã biết rõ ý đồ của Bắc Kinh, nên đã ra tay trước. Đầu tiên là cùng Pathet Lào ký một hiệp ước quân sự và biên giới ngày 18-7-1977. Sau đó đem 50.000 quân trấn đóng tại Trung và Nam Lào, vừa bảo vệ Pathet Lào, cũng như ngăn cản không cho Trung Cộng vào đất Miên. Sự gây hấn đã trở thành công khai vào năm 1978, khi Bắc Kinh gọi Hà Nội là ‘tiểu bá quyền khu vực ‘, còn VC thì bảo Trung Cộng là ‘ chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán‘.
Ai cũng biết quan hệ giữa hai đảng cong sản Việt-Trung, vô cùng gắn bó từ sau năm 1949 khi Mao Trạch Đông chiếm được toàn cõi Hoa Lục. Từ đó, Trung Cộng hết lòng giúp đỡ VC mọi mặt, từ quân sự cho tới kinh tế, chính trị, ngoại giao. Nhờ vậy Hồ Chí Minh và đảng cộng sản mới chiếm được miền bắc vào năm 1954.
Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2 (1960-1975), hầu như nguồn viện trợ quân sự, kinh tế cho Bắc Việt xâm lăng VNCH, đều của Trung Cộng. Trên đất Bắc, Tàu giúp Hà Nội xây dựng nhiều công trình nhà máy, đường xá..Theo tài liệu công bố, tính tới năm 1978, Tàu đã viện trợ cho VC hơn 20 tỷ mỷ kim. Từ năm 1965-1970, theo yêu cầu của Hồ Chí Minh, đã có hơn 100.000 quân Trung Cộng sang giup1 Bắc Việt, để xây dựng và phòng thủ. Đã có cả ngàn lính Tàu chết ở VN trong cuộc chiến.
Sau 1970, nhiều biến chuyển lịch sử đã xảy ra, nhất là khi HCM chết, làm cho Hà Nội càng ngày càng ngả theo LX. Do nhu cầu cuộc chiến, VC cần có nhiều quân dụng tối tân như Mig21, tăng 54,55, hoả tiễn Sam..để đối đầu với vũ khí Mỹ. Nhưng những thứ này chỉ có Nga mới có. Trung Cộng biết hết, nhưng vẫn tiếp tục giúp đỡ VC cho tới khi Hà Nội chiếm được miền Nam.
Năm 1979, Hà Nội sau khi bị Trung Cộng tố cáo là vong ơn bạc nghĩa, kể cả sự phanh phui Võ Nguyên Giáp không phải là người chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954. Để trà đũa, VC cho phổ biến bạch thư, nói về quan hệ Việt-Trung trong 30 năm qua, đồng thời tố cáo Hoa Kiều trong nước là gián điệp, tay sai của Trung Cộng chống lại VN. Tiếp theo VC xua quân tấn công tiêu diệt Polpot và Khmer đỏ , vốn là đàn em chư hầu của Tàu, khiên cho dầu được đổ thêm vào lửa chiến tranh giữa hai nước, chỉ chờ bùng nổ.
Để trả đũa, Trung Cộng ngưng hẳn 72 công trình xây dựng viện trợ cho VN. Đã có 70.000 người Hoa tại VN hồi hương về Hoa Lục. Ngày 16-5-1978, Trung Cộng tuyên bố gửi hai chiến hạm tới Hải Phòng và Sài Gòn, để đón hết Hoa kiều. Nhưng đây chỉ là đòn tuyên truyền chính trị, vì tàu chiến chỉ đậu ngoài khơi một ngày, rồi kéo neo về nước. Nắm được yếu điểm của đàn anh, VC lần chót hốt hết những gì còn sót lại của Hoa Kiều, qua chiến dịch ‘ xuất cảng người ‘. Sau đó tống khứ họ ra khơi, khiến cho hơn triệu người bị chết vì sóng gió và hải tặc Thái Lan trên biển Đông, mà những trang Việt sử cận đại, gọi là cơn hồng thủy của thế kỷ.
Sau khi VN bỏ lỡ cơ hội nối lại bang giao với Hoa Kỳ. Ngày 24-5-1978, phụ tá an ninh của tổng thống Mỹ Carter là Brezinski, tới Bắc Kinh ký một hiệp ước liên minh quân sự với Tàu. Từ đó Đặng Tiểu Bình đã có chỗ dựa chống Nga, nên mới ra mặt quyết tâm xâm lăng VN để rửa thù phục hận.
Từ 28 tới 30-1-1979, Carter và Đặng Tiểu Bình đã họp mật tại Tòa Bạch Ốc. Sau đó tổng thống Mỹ đồng ý để Trung Cộng trừng phạt VN và còn giúp cầm chân Nga, bằng cách chịu ký với LX hiệp ứơc SALT II. Để thêm kế nghi binh, Hoa Kỳ cử bộ trưởng tài chánh là Blumenthal tới công tác tại Bắc Kinh. Ngoài ra còn cho Hàng không mẫu hạm Constellation lảng vảng ngoài khơi vịnh Bắc Việt. Tất cả mơ mơ màng màng, khiến cho LX cũng không biết đâu mà mò.
Ngày thứ bảy 17-2-1979, lúc 3 giờ 30 sáng, khi vạn vật, chim chóc và con người đang chuẩn bị cho một ngày sống mới, thì 600.000 quân Tàu, tiền pháo hậu xung, ào ạt mở cuộc xâm lăng đại quy mô vào VN, trên vùng biên giới từ Lai Châu tới Móng Cáy. Thế là tình nghĩa vô sản quốc tế trong sáng giữa hai nước, đã trở thành hận thù thiên cổ. Những địa danh Cao Bằng, Lạng Sơn, Đồng Khê, Thất Khê..lại đi vào những trang Việt sử đẫm máu, của VN chống xâm lăng Tàu.
Để tấn công VN, Trung Cộng đã huy động nhiều quân đoàn từ nhiều quân khu khác nhau, gồm QD 13,14 tấn công Lai Châu-Lào Kay. Hai QĐ 41,42 tân công Cao Bằng. Riêng mạn Lạng Sơn, Quảng Yên, Hải Ninh thi giao cho quân đoàn 43,54,55. Tất cả do Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí chỉ huy trong mấy ngày đầu.
Về phía VN, một phần vì sự tự cao bách thắng của các đỉnh cao tại bắc bộ phủ. Phần khác do quá tin tưởng sự liên minh quân sự với LX. Nên gần như sử dụng gần hết các đơn vị chính quy tại mặt trận Kampuchia. Bởi vậy ngay khi cuộc chiến bắt đầu, trong lúc quân Trung Cộng đông đảo lên tới 150.000 chính quy, thì việc phòng thủ miền bắc, nhất là thủ đô Hà Nội, được giao cho các Sư Đoàn 308,312,390 của quân khu I. Nói chung, trong cuộc chiến đấu với Trung Cộng tại biến giới, chỉ có các sư đoàn chủ lực của quân khu tham dự như Sư đoàn 3,327, 337, Tây Sơn ( mặt trận Lạng Sơn). SD 567, B46, SD.Pháo binh 66 (mặt trận Cao Bằng). Các tuyến từ Hà Giang tới Lai Châu, do các SD316,345, Đoàn B68, M63, các trung đoàn chủ lực tỉnh, huyện đội, công an biên phòng. Sau đó khi thấy tình hình quá nguy ngập, Hà Nội mới gấp rút điều động các trung đoàn từ các tỉnh trung châu, cùng với các sư đoàn chủ lực của quân khu II và IV từ Kampuchia về tiếp viện.
Cuộc chiến thật đẫm máu ngay từ giờ phút đầu. Quân Tàu dùng chiến thuật cổ điển thí quân với tiền pháo hậu xung, bằng các loại hỏa tiễn 122 ly và đại bác nòng dài 130 ly, với nhịp độ tác xạ 1 giây, 1 trái đạn. Sau đó Hồng quân tràn qua biên giới như nước lũ từ trên cao đổ xuống. Tuy nhiên khắp nơi, Trung Cộng đã gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của VN, một phần nhờ địa thế phòng thủ hiểm trở, phần khác là sự yểm trợ hùng hậu của pháo binh các loại, gây cho giặc Tàu nhiều tổn thất về nhân mạng tại Lạng Sơn và Cao Bằng.
Sự thất bại trong những ngày đầu, khiến Đặng giao chỉ huy mặt trận cho Dương Đắc Chí, đồng thời cũng thay đổi chiến thuật, dùng tăng pháo mở đường và bộ binh tùng thiết. Do quân Tàu quá đông, nên sau 10 ngày cầm cự, bốn thị xã Lai Châu, Lào Kay, Hà Giang, Cao Bằng lần lượt bị thất thủ. Riêng tại thị xã Lạng Sơn, Trung Cộng tung vào chiến trường tới sáu sư đoàn chính quy 127,129, 160,161, 163,164 cùng hằng trăm thiết giáp và đại pháo từ khắp nới bắn vào yểm trợ. Phía VN có quân đoàn 14 gồm các SD 3,327,338,347,337 và 308. Trong lúc đó hai SD chính quy 304 và 325 từ Kampuchia, cũng đựợc không vận và di chuyển bằng xe lửa, tới Lạng Sơn tiếp viện. Nhưng cuối cùng Lạng Sơn cũng bị thất thủ đêm 4-3-1979. Sau đó giặc Tàu dùng mìn, bom phá nát hết các thành phố, thị xã tạm chiếm, kể cả hang Pắc Pó, suối Lê Nin và núi Các-Mác mà Hồ Chí Minh từng tạm trú, trước khi về Hà Nội cướp chính quyền vào tháng 9-1945. Ngày 16-3-1979, Đặng Tiểu Bình ra lệnh rút quân về nước.
Tóm lại sau 16 ngày giao tranh đẫm máu, Trung Cộng cũng như Khmer đỏ, tàn phá tất cả tài sản của dân chúng, bắn giết tận tuyệt người VN, san bằng các tỉnh biên giới, mà suốt cuộc chến Đông Dương lần II (1960-1975), gọi là vùng an toàn. Đã có hằng trăm ngàn vừa dân vừa lính của cả hai phía thương vong. Tại miền bắc, hằng triệu dân chúng phải phân ly. Nhà cửa, vườn ruộng, của cải vật chất, đền đài, miếu võ, nhà thờ, di tích tổ tiên bao đời để lại..đều vì VC gây chiến tranh, mà tan tành theo cát bụi.
Mới đây trên mạng Quốc Phòng, Bắc Kinh đã cho phổ biến tài liệu bí mật về trận chiến biên giới Việt-Hoa lần thứ hai (1984-1989), bắt đầu từ 5 giờ 50 ngày 28-4-1984. Quân Tàu thuộc Trung đoàn 118, SD 40 BB có pháo binh, đã tấn chiếm Núi Đất (Lão Sơn), cao 1509 m, nằm trong địa phận Làng Thanh Thủy, Huyện Yên Minh , Tỉnh Hà Giang. Trận chiến ngày 12-7-1984 được coi là lớn nhất trong giai đoạn chiến tranh 1984-1991. Tham dự tận chiến, phía VN có 6 Trung đoàn bộ binh, thuộc các SD 312,313, 316 và 356 tấn công Trung đoàn cuả Trung Cộng, đế tái chiếm lại Núi Đất. Trận này, Bộ đội CSVN đã bỏ lại 3700 xác chết nhưng Trung đoàn 982 thuộc SD 313 đã chiếm được lại đỉnh 1509 từ tay Trung Cộng.
Có điều lạ là chiếm rồi lại bỏ để cho Trung Cộng chiếm núi lần thứ hai. Từ đó hai bên giành giật nhau, kéo dài từ năm 1984-1987 và trận đụng độ cuối cùng vào ngày 13-2-1991 thì bỏ hẳn cho Trung Cộng chiếm. Tất cả được Hà Nội dấu kín, may nhờ Trung Cộng chơi xỏ phổ biến, cả nước Việt mới biết được. Thảm thương cho những người lính hy sinh vô nghĩa, trong số này có bốn nữ cán binh, cố thủ trong một hóc núi, thà chết cháy vì bom đạn chứ không đầu hàng giặc thù.
Sau năm 1990, cộng sản LX và Đông Âu tan rã. Để cứu đảng, cứu mạng, VC mở cảng trải thảm đỏ rước Mỹ trở lại. Với Trung Cộng, ngoài mối thù không đội trời chung năm 1979, Đặng Tiểu Bình còn cho nhiều gián điệp tay sai vào nằm vùng tại Sài Gòn-Chợ Lớn, để lũng đoạn nền kinh tế của VN. Tuy nhiên Hà Nội vẫn muối mặt, chỉ nghĩ tới lợi lộc cá nhân, bán ký sang nhượng đất đai biên giới, biển, đảo, vùng đánh cá, làm cho dân tộc Đại Việt bị mang tiếng hèn xấu muôn đời, không sao rửa nhục được. Ngày 18-11-1994, Thiên Hoàng Giang Trạch Dân kinh lý nam phương, cả bắc bộ phủ trải thảm quỳ gối đón tiếp tại Hà Nội, Sài Gòn, mở đường cho một thảm kịch mới tái diễn.
Tháng 2-1979 Trung Cộng xua quân tàn phá sáu tỉnh biên giới VN. Hai mươi sáu năm sau, ngày 8-1-2005 hải quân Tàu laị tàn sát đồng bào ngư dân Thanh Hoá trong vịnh Bắc Việt. Giết người, cướp của còn cướp cả xác người vô tội, mang về Tàu để bêu xấu với thế giới, rằng ngư dân VN là hải tặc. Vậy mà từ Đảng tới các tướng lãnh vẫn căm miệng hến trước giặc thù.
Tháng 5-2005 dân Pháp đã tẩy chay ý kiến của Tổng thống Chirac trong cuộc trưng cầu dân ý về việc soạn thảo Hiến Pháp Liên Âu. Sự kiện lịch sử trên làm cho chúng ta chạnh nghĩ tới đất nước, chẳng biết bao giờ đồng bào mới cùng đứng dậy phản kháng tất cả những bất công tủi nhục mà đảng VC đang thao túng khi nắm được quyền trong tay. Có như vậy VN mới còn hy vọng thoát được thảm kịch chiến tranh sắp tới, cho dù có ở trong chuyến tuyến nào. Chỉ mong vào được WTO để lên mặt với cả nước, VC đã hy sinh bao nhiêu quyền lợi của đồng bào. Nên tránh sao VC đã nhượng không biết bao nhiêu đất đai biển đão của dân tộc cho ngoại bang, để giữ đảng, giữ mạng và xâm lăng cưởng chiếm Miền Nam VN trong quá khứ. -/-
Xóm CồnCuối tháng 6-2006
MƯỜNG GIANG
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire