1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

samedi 2 juin 2007

Thử Đi Tìm Nguyên Nhân Tại Sao cụ Phan Thanh Giản Bị Cộng Sản Bắc Việt Kết Tội

Thử Đi Tìm Nguyên Nhân Tại Sao cụ Phan Thanh Giản Bị Cộng Sản Bắc Việt Kết Tội

(và lối tuyên truyền, kết án theo quan điểm Mac-Le, tư tưởng HCM - csvn, theo chỉ đạo của BCT đảng, theo "yêu cầu của cách mạng", (với cái áo khoát) theo "đòi hỏi, quyền lợi của nhân dân" !!?? Đảng thì đu dây, nô lệ quan thầy 2 anh cả và anh hai, sao cho có lợi cho đảng và vừa lòng quan thầy !!? )

Trần Đông Phong




Ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhiều người ở miền Nam Việt Nam đều ngạc nhiên và sửng sốt khi thấy một trong những người đầu tiên ở miền Nam đã bị những người Cộng sản chiến thắng đánh phá một cách vô cùng hăng say, một cách vô cùng không thương xót, lại không phải là những người đã từng lãnh đạo quốc gia Việt Nam Cộng Hòa chống lại Cộng sản Hà Nội như Tổng Thống Ngô Đình Diệm hay Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, mà là một nhân vật miền Nam đã tạ thế hơn một thế kỷ trước, đó là Cụ Phan Thanh Giản.


Ngay vào đầu tháng 5 năm 1975, tất cả những con đường mang tên Cụ Phan Thanh Giản ở trên khắp 55 đô,ï tỉnh và thị xã ở Miền Nam Việt Nam đều bị chính quyền Cộng sản hủy bỏ và thay thế bằng những tên mới. Ngôi trường trung học lớn nhất ở miền Tây đã được mang tên cụ Phan Thanh Giản từ trước năm 1945 cũng bị đổi tên ngay lập tức và thay thế bằng tên của một cán bộ Cộng sản mà đa số mọi người dân khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh không hề được biết, ngôi tượng của Cụ Phan Thanh Giản được nhân dân Cần Thơ và học sinh trường Trung Học Phan Thanh Giản dựng lên vào đầu thập niên 1970 tại sân cờ của trường này cũng bị cán bộ Cộng sản đập phá tan tành ngay vào những ngày đầu họ mới tiếp thu thành phố Cần Thơ và pho tượng của Cụ tại châu thành Bến Tre, nơi quê hương của Cu,ï cũng bị đập phá và dẹp bỏ.

Cụ Phan Thanh Giản đã có tội gì mà lại bị những người Cộng sản chỉ đáng tuổi cháu chắt mấy đời của Cụ hận thù đến như vậy?

Không có tham vọng cũng như là không có đủ khả năng để tìm hiểu nguyên nhân chính thức và rõ rệt tại sao những người Cộng sản tại Bắc Việt lại kết tội cụ Phan Thanh Giản vào thời đó, cách đây đã hơn 40 năm, tuy nhiên trong bài này người viết cũng cố gắng tìm kiếm một số tài liệu qua bài viết hay lời kể lại của một số nhân chứng để tìm hiểu thêm về những sự kiện có liên hệ đến quyết định này.

Trần Huy Liệu và Bài Kết Luận Trong Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử Năm 1963

Theo Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ Tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, giáo sư Sử Học thuộc trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, thì Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử số 55 xuất bản tại Hà Nội vào tháng 10 năm 1963 đã công bố bài kết luận của Giáo sư Trần Huy Liệu dưới tiêu đề: Chúng Ta Đã Nhất Trí Về Việc Nhận Định Phan Thanh Giản. Quan điểm chung của bài kết luận là lên án Phan Thanh Giản: Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghiã, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc, cuả nhân dân, là phạm tội dâng thành hiến đất cho giặc và từ đó phủ nhận tất cả tứ đức của ông như đức tính liêm khiết, lòng yêu nước, thương dân vì công đức đã bại hoại thì tư đức còn có gì đáng kể.

Theo Tiến sĩ Phan Thị Minh Lễ, người viết nghe nói dường như bà cũng là hậu duệ của Cụ Phan Thanh Giản, thì vào năm 1963, chính phủ Hà Nội mở một chiến dịch tuyên truyền nhằm chống lại chính phủ Sài Gòn và Đế quốc Mỹ với khẩu hiệu sau đây: Đẩy mạnh cuộc đấu tranh toàn diện, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.


Tất cả mọi phương tiện đều có lợi cho việc đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền này. Dường như giáo sư Trần Huy Liệu, một vị giáo sư đại học nổi tiếng và là một nhà sử học nghiêm chỉnh đã không ngần ngại dùng nhân vật Phan Thanh Giản để bôi xấu cái thái độ khuất phục trước sức mạnh của người ngoại quốc. Vào năm 1867, đó là người Pháp và vào năm 1963 thì lại là người Mỹ.


Cũng theo Tiến sĩ Phan Thị Minh Lễ thì tuy Trần Huy Liệu nói rằng chúng ta nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản nhưng cũng trong tạp chí Nghiên cứu Lịch Sử số 55 này, Trần Huy Liệu đã thú nhận rằng trong cuộc thảo luận này, chúng ta đã gần như giật mình vì nổi giận (choqué) vì lập trường của hai đồng chí Chương Thâu và Đặng Huy Vân, lập trường không ai mong đợi vì hai đồng chí này vẫn chưa bỏ được cảm tình của họ dành cho Phan Thanh Giản, do đó họ đã trở thành đối tượng của sự phản đối và đã gây ra một loạt chỉ trích.


Giáo sư Văn Tạo, cựu Giám đốc Viện Sử Học Hà Nội đã cho biết rằng vào những năm 1962-1963, trong cuộc thảo luận trên Tạp chí Nghiên Cứu Lịch sử và trong hội thảo khoa học ở Viện Sử Học, có nhiều ý kiến khác nhau. Thậm chí sau lời tổng kết hội thảo của Giáo sư Trần Huy Liệu, nguyên Viện Trưởng Viện Sử Học, với đầu đề Chúng Ta Nhất Trí về Việc Nhận Định về Phan Thanh Giản thì ngay sau đó, Giáo sư Ca Văn Thỉnh, nguyên Giám Đốc Thư Viện Khoa Học Xội, cũng đã nói lên tình cảm chân thành của mình: Về mặt khoa học, các đồng chí nhận định như vậy là có lý, nhưng về mặt tình cảm, trí thức, Lục Tỉnh chúng tôi vẫn có nhiều băn khoăn, thấy không muốn hạ thấp Phan Thanh Giản xuống đến như thế.


Như vậy thì việc kết án cụ Phan Thanh Giản không có nhất trí như Trần Huy Liệu viết vì ngoài Giáo sư Ca Văn Thỉnh, hai ông Chương Thâu và Đặng Huy Vân, cũng là đảng viên Cộng Sản vì Trần Huy Liệu gọi là đồng chí, đã có viết một bài nhan đề Phan Thanh Giản Trong Lịch Sử Cận Đại Việt Nam đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử số 48 vào tháng 3 năm 1963, trong đó hai nhân vật này còn bênh vực cho cụ Phan Thanh Giản.

Người viết không có cơ hội được đọc bài Phan Thanh Giản Trong Lịch Sử Cận Đại Việt Nam của hai ông Chương Thâu và Đặng Huy Vân, tuy nhiên trong phần mở đầu cho loạt bài bình luận về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử đã cho biết chủ trương của họ như sau: Theo ý chúng tôi, trong việc bình luận nhân vật lịch sử , nhất là những nhân vật như Phan Thanh Giản, chúng ta cần dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác, đem yêu cầu của thời đại và nguyện vọng của nhân dân để soi vào hành động của người đó, sẽ thấy rõ có công hay có tội, đáng làm gương hay đáng chỉ trích. ..


Như vậy vào năm 1963, khi đưa ra việc thảo luận về đề tài bình luận nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, một nhân vật trí thức Việt Nam đã tử tiết vào năm 1867, tức là gần một thế kỷ về trước, mà cần phải dựa vào quan điểm của Mác, lúc đó đến ngay cả người Nga-la-tư, tức là người Liên Xô sau này, cũng chưa hề được biết ông Karl Marx là ai, thì rõ ràng là những người lãnh đạo trong ngành văn hóa và tư tưởng của Hà Nội, những người còn trên cả Trần Huy Liệu, đã có một lập trường rõ rệt và dứt khoát là phải đả kích, phải chỉ trích và kết tội nhân vật Phan Thanh Giản rồi.


Với những chỉ thị như vậy, Trần Huy Liệu lại còn rào trước đón sau : Trong khi bình luận về một nhân vật lịch sử nào, chúng ta phải đặt người ấy vào hoàn cảnh lịch sử lúc ấy. Chúng ta không đòi hỏi những người sống xa thời đại chúng ta, không cùng một giai cấp với chúng ta, cũng phải có một lập trường tư tưởng như chúng ta. Nhưng để đánh giá họ, chúng ta chỉ cần xem tư tưởng và hành động của họ có phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của đông đảo nhân dân đương thời không?


Rồi trong bài Chúng Ta Đã Nhất Trí Về Việc Nhận Định Phan Thanh Giản, Trần Huy Liệu đã quy trách nhiệm cho Cụ Phan Thanh Giản trong việc ký hoà ước năm Nhâm Tuất 1862 nhượng 3 tỉnh miền Đông cho người Pháp rồi sau đó lại để cho mất 3 tỉnh miền Tây vào năm 1867 và kết tội cụ Phan Thanh Giản đã dâng thành hiến đất cho giặc, phản lại quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân.


Trong chiến dịch phê phán nhân vật Phan Thanh Giản hồi đó, có một số người quan niệm rằng muốn kết án thì phải kết án giai cấp phong kiến mà thủ phạm phải là Tự Đức, còn Phan Thanh Giản chỉ là tòng phạm thôi, nhưng lập luận này đã bị Trần Huy Liệu phản bác gay gắt: Chúng ta không phủ nhận giai cấp phong kiến nhà Nguyễn hồi ấy đã hết sứ mạng lịch sử và đương đi theo chiều hướng thỏa hiệp và đầu hàng. Nhưng một sự thật mà chúng ta không được phép chối cãi là: trên bước đường phân hóa, chính trong giai cấp phong kiến hồi ấy cũng còn có phái chủ chiến và phái chủ hòa (nghĩa là phải đầu hàng.) Chưa nói đến sự cớ lúc ấy: giặc Pháp mới để chân đến Nam Kỳ, các tầng lớp nhân dân đang hăng hái đánh giặc cứu nước, mà ngay chính Tự Đức, một tên vua phải đứng trước vành móng ngựa về tội làm mất nước ta, cũng từ chôã lưng chừng đến chỗ đầu hàng, chớ chưa phải đã cam tâm dâng nước cho giặc ngay tư đầu.. .


Nếu ngày nay, trước từng sự kiện lịch sử phải tìm ra trách nhiệm, cái gì cũng đổ chung cho giai cấp phong kiến theo lối hầm bà là cả, vậy thì thê nào đê phân biệt những người yêu Tổ quốc (Trần Huy Liệu viết chữ hoa,) theo chính nghĩa, giết giặc cứu nước với những kẻ hàng giặc, dâng nước cho giặc? Làm thê nào để phân biêt những người giữ thành, chết theo thành như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Nguyễn Thúc Nhận v.v. với những người dâng thành hiến đất cho giặc theo kiểu Phan Thanh Giản? Không. .. Dư luận nhân dân rất sáng suốt cuũg như bản án rất công minh. Nếu vị trạng sư nào còn muốn bào chữa cho một bị cáo đã bị bắt quả tang từ non một trăm năm trước thì chỉ là tốn công vô ích!


Trần Huy Liệu còn lên án chỉ trích cụ Phan Thanh Giản về mặt đạo đức: Tôi chỉ nhấn mạnh vào cái quan niệm về đạo đức, tư cách của con người thế nào cho đúng. Những người có lòng chiếu cố đến Phan Thanh Giản chỉ mới nhìn vào tư đức của ông mà không nhìn vào công đức của ông. Ở vào thời thê nước ta hồi ấy, mỗi người công dân còn có cái đạo đức nào cao hơn là yêu nước thù giặc, hy sinh quên mình, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Trái lại, còn có cái gì xấu hơn là theo giặc, chống lại cách mạng, phản lại quyền lợi tối cao của Tôå quốc? Đối với Phan Thanh Giản, công đức như thế là đã bại hoại rồi, mà công đức đã bại hoại thì tư đức còn có gì đáng kể?


Trần Huy Liệu lên án Phan trước sau vẫn theo chiều hướng đầu hàng, từ ký nhượng ba tỉnh miền Đông đến ký nhượng ba tỉnh miền Tây. Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghĩa, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân.. .

Trong chế độ Cộng sản, khi một người nào đó bị kết tội là phản bội quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân thì đó là tội phản quốc và nếu còn sống thì phải bị xử tử, bị thủ tiêu hay bị đưa đi cải tạo, còn nếu đã chết rồi, một người đã mang cái tội như vậy thì không xứng đáng được xem như là một người yêu nước, một vị anh hùng dân tộc đáng được tôn thờ như tại miền Nam vào thời từ cuối thế kỷ thứ 19 cho đến hồi đó.

Trần Huy Liệu

Trần Huy Liệu là người như thế nào mà bài kết tội cụ Phan Thanh Giản của ông vào năm 1963 lại có ảnh hưởng tại miền Nam 12 năm sau đó?


Trần Huy Liệu là một nhân vật rất nổi tiếng và có nhiều uy quyền ở miền Bắc, nhất là trong lãnh vực văn hóa cho đến khi ông chết vào năm 1969.


Trần Huy Liệu sinh năm 1901, nguyên quán làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Năm 1924, Trần Huy Liệu đã từ Hà Nội vào Nam Kỳ để cộng tác với nhiều tờ báo ở Sài Gòn như Nông Cổ Mín Đàm, Ngòi Bút Sắt, làm chủ bút các tờ Đông Pháp Thời báo, Pháp Việt Nhất Gia v.v. Trong thời gian ở Nam Kỳ, ông là chi bộ trưởng Chi Bộ Đặc Biệt của Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Sài Gòn. Ông có tham gia phong trào đòi hỏi người Pháp phải phóng thích Cụ Phan Bội Châu, phong trào truy điệu Cụ Phan Chu Trinh và bị Pháp bắt vào năm 1927. Sau khi ra khỏi tù, ông lại bị người Pháp bắt vào năm 1929 và đày ra Côn Đảo cho đến năm 1935. Trong thời gian bị tù ở Côn Đảo lần này, ông chịu ảnh hưởng của các tù nhân Cộng sản, do đó, sau khi dược phóng thích vào năm 1935, ông về hoạt động tại Hà Nội và chính thức gia nhập đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1936. Trong thời gian này, ông chủ trương những tờ báo thân Cộng sản như Đời Mới, Thời Báo, Tin Tức, Đời Nay rồi lại bị Pháp bắt vào năm 1939, sau đó bị đày lên Sơn La. Tại nhà tù này, thực dân Pháp cũng đang giam giữ nhiều đảng viên Cộng sản khác trong đó có những người sau này nổi tiếng như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ v.v. Năm 1942, ông được thực dân Pháp giảm án tù, cho đi an trí tại Thái Nguyên và Yên Bái. Tháng 3 năm 1945, nhân cơ hội người Nhật đảo chính người Pháp, ông trốn về chiến khu Tân Trào. Trong Quốc Dân Đại Hội họp tại Tân Trào ngày 8 tháng 7 năm 1945, tuy rằng tuổi đảng chỉ mới có chưa đầy mười năm nhưng Trần Huy Liệu lại được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy Ban Dân Tộc Giải Phóng, chỉ đứng sau Hồ Chí Minh nhưng lại trên cả Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng và Chu Văn Tấn v.v.


Ngày 29 tháng 8 năm 1945, Trần Huy Liệu được giữ chức Bộ trưởng Tuyên Truyền trong Chính phủ Lâm Thời và đã được Hồ Chí Minh chọn cầm đầu một phái đoàn của Việt Minh gồm có Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận vào Huế để nhận ấn tín và sự thoái vị của Vua Bảo Đại ngày 30 tháng 8 năm 1945. Trong những năm sau đó, Trần Huy Liệu được giữ những chức vụ quan trọng khác trong Tổng Bộ Việt Minh, Tổng Cục Chính Trị Quân Đội và năm 1946 đã được Hồ Chí Minh cử làm Ủy viên Thường trực Quốc Hội.


Theo nhà sử học Trần Gia Phụng thì họ Hồ giao cho Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ Tuyên Truyền không phải vì tín nhiệm Trần Huy Liệu mà vì họ Hồ cần uy tín của ông, vốn là chi bộ trưởng Chi bộ Đặc Biệt Quốc Đân Đảng tại Sài Gòn. Họ Hồ giao cho ông ta làm trưởng phái đoàn trong việc chứng kiến lễ thoái vị của Vua Bảo Đại để trong trường hợp xảy những phản đối gì thì Trần Huy Liệu và Quốc Dân Đảng phải chịu trách nhiệm, trong khi Nguyễn Lương Bằng, bí danh Sao Đỏ, tuổi đảng cao hơn rất nhiều so với Trần Huy Liệu thì chỉ là một nhân viên trong phái đoàn này. ..


Vào năm 1946, khi bị Tướng Lư Hán gây áp lực đòi Việt Minh phải mở rộng thành phần chính phủ, Hồ Chí Minh nhượng bộ và đã mời những nhà lãnh đạo các đảng phái quốc gia như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam v.v. tham gia vào chính phủ liên hiệp cũng như chia 80 ghế đại biểu quốc hội cho phe Quốc Gia, tuy nhiên một trong những điều kiện mà phe Quốc gia đòi hỏi Hồ Chí Minh là phải loại bỏ Trần Huy Liệu, lúc đó đang giữ chức Bộ Trưởng Bộ Tuyên Truyền ra khỏi chính phủ.

Sau năm 1954, Trần Huy Liệu được nổi tiếng là một đại gia nô của đảng Lao Động khi ông tuyên bố rằng Lịch sử Việt Nam chỉ bắt đầu từ khi Đảng Cộng sản ra đời.. . và Hồ Chủ Tịch là người sáng lập ra nước Việt Nam.. . Như vậy, theo sử gia Trần Huy Liệu thì trước năm 1930, khi đảng Cộng sản Đông Dương chưa chính thức ra đời thì chưa có dân tộc Việt Nam và phải đợi cho đến tháng 9 năm 1945 khi ông Hồ Chí Minh về nước thì mới có nước Việt Nam. Có lẽ nhờ vào sự nịnh hót và tâng bốc lố bịch đó mà Trần Huy Liệu được Đảng cho giữ những chức vụ quan trọng trong lãnh vực văn hóa như làm Trưởng Ban Nghiên cứu Văn-Sử-Địa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện trưởng Viện Sử học, Hội trưởng Hội Khoa Học Lịch sử Việt Nam cho đến khi qua đời vào năm 1969.


Đó là con người Trần Huy Liệu, một nhân vật có rất nhiều ảnh hưởng trong các lãnh vực chính trị, văn hoá và nhất là lịch sử vì vào đầu thập niên 1960, ông đang giữ chức vụ Chủ nhiệm và Tổng Biên Tập Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử và Viện trưởng Viện Sử Học, những chức vụ được một số người xem là không có quyền hành, tuy nhiên trong hệ thống Cộng sản Việt Nam hồi đó thì tất cả mọi cơ quan truyền thông, báo chí đều là công cụ của Đảng, là tiếng nói của Đảng, do đó một tờ báo như là Tạp Chí Nghiên cứu Lịch Sử tất nhiên phải đăng tãi những bài về những đề tài mà Ban Văn Hóa Tư Tưởng của Đảng cho phép đăng và muốn đăng.


Về phương diện sử học, Trần Huy Liệu còn được nổi tiếng là người cha đẻ ra huyền thoại Lê Văn Tám, một nhân vật anh hùng trong lịch sử kháng chiến chống Pháp mà ngày nay có rất nhiều sách truyện được in lại để tuyên truyền trong giới thanh thiếu niên cũng như là nhiều công viên mang tên vị anh hùng này trên khắp nước, đặc biệt là công viên Lê Văn Tám tại Sài Gòn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một đệ tử của ông tại Viện Sử Học Hà Nội là Giáo sư Phan Huy Lê đã tiết lộ rằng nhân vật Lê Văn Tám của sử gia Trần Huy Liệu chỉ là một nhân vật tưởng tượng do Trần Huy Liệu bịa đặt ra với mục đích tuyên truyền cho đảng Cộng sản.

Vào năm 1963, trong khi tình hình kinh tế miền Bắc đang gặp phải nhiều khó khăn vì nạn hạn hán, trong khi đảng Cộng sản Việt Nam đang bị chia rẽ trầm trọng vì sự xung đột về ý thức hệ rất trầm trọng giưã hai nước Cộng sản đàn anh là Liên Xô và Trung Hoa Cộng sản, trong khi tình hình chiến sự tại miền Nam đang trở nên sôi động, câu hỏi được đặt ra là tại sao cũng đúng vào thời gian đó, đảng Lao Động (Cộng sản) Việt Nam, qua sử gia Trần Huy Liệu, lại cho mở nhiều cuộc hội thảo để chỉ trích, để đánh phá, để kết tội, để bôi nhọ và hạ bệ một vị danh nhân miền Nam đã từ trần từ năm 1867 tức là đã gần 100 năm về trước?


Trong bài này, người viết sẽ chỉ phân tích một số sự kiện đã xảy ra tại miền Bắc vào năm 1963 để thử tìm hiểu nguyên nhân tại sao Giáo sư Trần Huy Liệu lại bỏ nhiều thì giờ, công sức và ảnh hưởng để làm việc này, ông ta tự ý hay là đã nhận được lệnh của những người khác cao cấp hơn ông để mở chiến dịch hạ bệ cụ Phan Thanh Giản và với mục đích gì?

Tấn Công Khuynh Hướng Chủ Hòa Trong Đảng?

Vào năm 1956, một biến cố xảy ra tại Mạc Tư Khoa đã làm cả thế giới Tự Do sửng sốt và gây ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trong khối Cộng sản, trong đó có cả Bắc Việt Cộng sản, đóù là bài diễn văn của Nikita Khrushchev đọc tai Đại Hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô tại Mạc Tư Khoa vào ngày 25 tháng 2 năm 1956. Trong bài diễn văn này, Đệ Nhất Bí Thư Đảng Cộng sản Liên Xô đã tố cáo những tội ác diệt chủng tầy đình của Joseph Stalin, cực lực lên án tệ nạn sùng bái cá nhân và đồng thời đề cập đến chủ trương sống chung hòa bình (peaceful coexistence) giữa các quốc gia thuộc cả hai khối trên thế giới.


Vũ Thư Hiên, tác giả cuốn Đêm Giữa Ban Ngày, lúc đó đang là một sinh viên du học tại Mạc Tư Khoa đã tóm lược những ý chính trong bài diễn văn quan trọng này như sau:


Đại Hội XX không phải chỉ vạch trần tệ súng bái cá nhân Sta-lin, đòi phục hồi các chuẩn mực dân chủ trong mọi sinh hoạt xã hội, trong sinh hoạt đảng. .. Nó còn mở ra tầm nhìn mới cho cả thế giới Cộng sản. Nó bác bỏ quan điểm coi bạo lực là phương pháp dành chính quyền duy nhất cho giai cấp vô sản, coi mâu thuẫn giữa hai hệ thống thê giới là không thể điều hòa (hòa hợp theo tiếng miền Nam). Đó là Đại hội của tinh thần hòa bình-cùng tôàn tại trong hòa bình, hợp tác hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, tinh thần giaiû quyết mọi tranh chấp bằng thương lượng, chấm dứt mọi thứ chiến tranh nóng cũng như lạnh, giải trừ quân bị. ..


Bài diễn văn của lãnh tụ Cộng sản Liên Xô trong thời gian những năm sau đó đã gây xáo trộn, sứt mẻ và chia rẽ trầm trọng trong khối các nước Cộng sản, nhất là giũa Liên Bang Xô Viết và Trung Hoa Cộng sản. Trung Cộng đứng đầu công kích Liên Xô đi theo chủ nghĩa xét lại và Liên Xô thì kết án Trung Cộng đi theo chủ nghĩa giáo điều lạc hậu.


Cộng sản Bắc Việt lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó xử vì cả hai nước đều là quốc gia và là đảng đàn anh, cũng như là đại ân nhân của Cộng sản Bắc Việt, do đó các nhà lãnh đạo đảng Lao Động Việt Nam (tức là Đảng Cộng sản Đông Dương được cải danh từ năm 1946) đã phải đi theo một đường lối mà ở Bắc Việt được gọi là đánh đu còn ở miền Nam thì gọi là đi giây:


Một đặc điểm của thời kỳ này là đường lối đánh đu giữa hai cọc. Trên những trang báo Nhân Dân và các báo khác cũng thế, cứ mỗi bài nói tới Liên Xô thì lại có một bài nói về Trung Quốc, với số dòng tương đương, với cỡ chữ tương đương, không bên nào được lớn hơn bên nào.


Đường lối này được giữ trong một thời gian dài trong cuộc xung đột ý thức hệ chủ yếu là nhờ ông Hô Chí Minh. Vai trò tôi là người giữa tôi chữa đôi bên của ông, đáng tiếc, đã tỏ ra không bền. Vị thế trung dung sở dĩ tồn tại được một thời gian còn nhờ ở tâm trạng do dự của Lê Duẩn. Một mặt Lê Duẩn sợ Mao Trạch Đông nổi nóng thấy Việt Nam không nồng nhiệt hưởng ứng cuộc chiến tranh tư tưởng do ông ta tiến hành chống Liên Xô. Măt khác, Lê Duẩn sợ những người chủ yếu mới của Điện Kremlin lạnh lùng thắt hầu bao lại. Những ý kiến đối nghịch ở trong nước không được Lê Duẩn tính đến, hoặc không được tính đến một cách nghiêm túc.. .


Thế là vào ngày 11 tháng 12 năm 1963, xuất hiện Nghị Quyết 9, một nghị quyết nưả dơi nửa chuột, không có lậäp trường rõ ràng dối với cuộc xung đột tư tưởng đang diễn ra gay gắt trong loòg phong trào Cộng sản quốc tế. Trong nghị quyết này, Đảng Cộng sản Viêt Nam vưà nói chống chủ nghĩa xét lại hiện đại, vừa nói chống chủ nghĩa giáo điều, với câu chữ kín kẽ, rất kinh viện, trong một hệ khái niệm độc đáo, khó mà hiểu được người viết nghị quyết muốn gì. Liên Xô đọc cũng không thể bực mình, Trung Quốc đọc cũng không thể tức giận.


Ấy thế mà Nghị Quyết 9 lươn lẹo, được nhào nặn bởi chủ gánh xiếc ngôn ngữ Trường Chinh, lại ra đời không được thông đồng bén giọt như các nghị quyết khác, theo thông lệ bao giờ cũng được nhất trí thông qua bằng những cánh tay giơ cao. Khốn thay trong giai đoạn này đã xuất hiện làn sóng ngầm của xu hướng dân chủ trong Đảng, được cả một số ủy viên Trung Ương tán thành.


Nghị quyết 9 là cái Lê Đức Thọ và đàn anh Lê Duẩn cần có để trấn áp trào lưu dân chủ nọ. Nó phải được ra đời, bằng bất cứ giá nào.


Trường Chinh giải thích thêm trong một cuộc họp phổ biến Nghị quyết 9 cho các cán bộ cao cấp vào tháng Giêng năm 1964 rằng: Cần lưu ý các đồng chí một điều là Nghị quyết 9, do tình hình phức tạp trong phong trào Cộng sản quốc tế không thể viết hết ra những điều cần nói. Cần đặc biệt lưu ý rằng thực chất của Nghị quyết 9 chỉ có thể phổ biến bằng miệng, điều đó là: đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng va Nhà Nước ta là thống nhất về cơ bản với đường lối đối nội và đối ngoại của đảng Cộng sản Trung Quốc.


Những người không đồng tình (với đường lối của Đảng,) lở miệng nói câu nào không giống lập trường của Đảng, lập tức bị chụp cho cái mũ xét lại hiện đại. Với Nghị quyết 9, đảng Cộng sản Việt Nam phân hóa thành hai cực: một bên là những người chủ trương chủ nghĩa dân chủ pháp trị, đòi kiến tạo một xã hội công dân có nhân quyền, bên kia là Đảng cầm quyền kiên trì một chủ nghĩa xã hội chuyên chế.

Trong bản Nghị quyết 9, ngoài phần đối ngoại vừa nói ở trên còn có một vấn đề liên quan đến tình hình đối nội, đó là chính sách chiếu cố miền Nam tức là tăng cường nỗ lực đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược tại miền Nam nhằm thực hiện thống nhất đất nước vào tay đảng Cộng sản. Vào thời gian đó, nền kinh tế Bắc Việt không lấy gì làm tốt đẹp, tình hình viện trợ từ các nước huynh đệ Cộng sản cũng không mấy khả quan vì có sự nứt rạn trong khối Cộng sản, do đó trong giới lãnh đạo Cộng sản tại Hà Nội có một số người ngả theo khuynh hướng hiếu hòa, sống chung hòa bình như lãnh tụ Liên Xô Nikita Khruschev đề nghị. Nếu chủ trương này được đa số ủy viên trong Ủy Ban Trung Ương ủng hộ thì vai trò của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ có thể bị lung lay, do đó nhóm này đã tấn công vào phe chủ hòa mà họ cho rằng một trong những người đại diện là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.


Một thời gian ngắn sau khi Khruschev đọc bài diễn văn nổi tiếng tại Đại Hội XX, một biến cố vô cùng quan trọng tại Bắc Việt đã làm thay đổi vai trò lãnh đạo trong Đảng Lao Động: đó là sự thất bại của chiến dịch Cải cách Ruộng Đất và sau đó là vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Trước sự căm phẫn và bất mãn trong quảng đại quần chúng cũng như là đảng viên về sự tàn bạo, vô nhân đạo của cải cách ruộng đất theo khuôn mẫu Trung Hoa Cộng sản, vào tháng 10 năm 1956, Hồ Chí Minh đã phải đứng ra xin lỗi đồng bào và Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đảng Lao Động.

Sau Hiệp Định Genève, Võ Nguyên Giáp được xem là Anh hùng Điện Biên Phủ và là người có nhiều uy tín nhất trong quânn đội, trong hàng ngũ đảng viên và trong quần chúng tại Bắc Việt, chỉ sau có Chủ Tịch Hồ Chí Minh mà thôi. Mọi người ai cũng đều tưởng rằng sau khi Trường Chinh từ chức thì ngôi vị tổng bí thư phải về tay Võ Nguyên Giáp, nhưng khi Hồ Chí Minh tuyên bố cử Lê Duẩn thay thế cho Trường Chinh thì cả miền Bắc đều chưng hửng, đa số không biết Lê Duẩn là ai vì Lê Duẩn hoạt động tại Nam Bộ từ 1945 và ngay sau Hiệp Định Genève thì lại bí mật nằm vùng ở lại miền Nam và chỉ ra Bắc khi được Hồ Chí Minh đề cử vào chức vụ này. Ngay cả sau khi được Hồ Chí Minh đề cử vào chức vụ Bí Thư Thứ Nhất Đảng Lao Động Việt Nam, Lê Duẩn vẫn lo ngại về cái uy thế và uy tín của Võ Nguyên Giáp trong quần chúng tai miền Bắc, trong Đảng và nhất là trong giới trí thức và quân đội. Lê Duẩn xem Võ Nguyên Giáp là một mối họa cho địa vị của ông ta và vì thế mà Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã tìm đủ mọi cách để hạ uy thế của Tướng Giáp.


Theo Vũ Thư Hiên thì sau khi Võ Nguyên Giáp bị thất sủng, theo những nguồn tin không chính thức, người ta mới biết rằng ông bị mất tín nhiệm vì cơ quan tổ chức của Đảng (dưới quyền Lê Đức Thọ) đã lục được trong thư khố của Pháp một lá đơn của cậu học sinh Võ Nguyên Giáp gửi quan Tòan Quyền Đông Dương xin học bổng du học với những lời lẽ quỵ lụy không thê chấp nhận được đối với người cách mạng.. . Ban Tổ chức Trung Ương không cần phân biệt cậu học trò Võ Nguyên Giáp với nhà cách mạng Võ Nguyên Giáp. Võ Nguyên Giáp rõ ràng tình nguyện làm tay sai cho thực dân. Đồn rằng nếu không chiếu cố tới công lao hãn mã của đại tướng từ thời kỳ còn bí mật, và đặc biệt trong chiến thắng Điện Biên Phủ thì Tướng Giáp đã bị lột lon và đưổi ngay khỏi Đảng.


Những người thạo chuyện cung đình nói rằng trong vụ này đã nhìn thấy móng vuốt của một nhân vật mới xuất hiện nhưng đã tỏ ra có bản lãnh cao cường là Lê Đức Thọ. ..
Tố cáo Võ Nguyên Giáp làm tay sai cho thực dân chưa đủ, phe Lê Duẩn còn liệt đại tướng họ Võ vào thành phần thân Nga Xô Viết, lúc đó bị xem như là thuộc vào thành phần chủ bại, chủ hòa: Tại nhiều cuộc nói chuyện với cán bộ, Lê Duẩn không bỏ lỡ dịp tốt nào mà không công kích quan điểm xét lại của một số đồng chí sa sút lập trường, sợ đụng đầu với bọn đế quốc quốc tế, làm nô lệ cho vũ khí luận, quên mất rằng yếu tố quyết định chiến tranh là sức mạnh chính nghĩa, là sức mạnh nhân dân.

Bùi Tín cũng cho biết thêm một vài chi tiết về việc Lê Duẩn coi thường và chê Võ Nguyên Giáp nhát như thỏ đế như sau:


Lúc sự kiện Vịnh Bắc Bộ diễn ra ngày 5 tháng 8 năm 1964, giữa Tổng Bí Thư Lê Duẩn và Bộ trưởng Quốc Phòng Võ Nguyên Giáp cũng xảy ra sự chống chọi nhau. Khi tình hình rất căng thẳng, trong một phiên họp Bộ Chính Trị, Chủ Tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Cần chuẩn bị cho tốt để đối phó với tình hình. Nhưng ta không đánh trước. Nó đánh trước thì ta đánh trả ngay. Không để bị bất ngờ.


Tàu Mỹ cứ quanh quẩn ra vào khu vực các bờ 35 ki-lô-mét, chừng 20 hải lý. Tàu Maddox ẩn hiện trong khu vực ấy. Vì tàu Mỹ chưa vượt hẳn qua đường quy định hải phận quốc tế nên Tướng Giáp vẫn duy trì lệnh: Chưa đánh, chờ lệnh!


Cũng trong khi ấy, ông Lê Duẩn được báo cáo tình hình, liền ra lệnh thẳng cho Tổng Tham Mưu Trưởng Văn Tiến Dũng: Đánh! Được lệnh của Tổng Bí Thư, ông Dũng liền chuyển ngay lệnh ấy cho tư lệnh Hải Quân, Đô Đốc Giáp Văn Cương. Và tàu ta nổ súng. Trận ấy được báo cáo ngay về: ta bị chìm 2 chiếc tàu nhỏ, bị thương một tàu; phía địch bị thương một tàu. Sự kiện Vịnh Bắc Việt xảy ra như vậy.


Sau đó ông Lê Duẩn thường trách cứ ông Giáp nhằm hạ uy tín của đại tướng: Không dám tiến công địch, đánh giặc mà nhát như thỏ đế!

Sau đó, có nhiều tin đồn đại ở Hà Nội về chuyện Tổng Bí Thư Nikita Khruschev gửi thư riêng cho Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cũng như là tin đồn về một âm mưu đảo chánh do nhóm xét lại hiện đại chống đảng chủ trương với sự yểm trợ của Tòa Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội. Theo Vũ Thư Hiên thì Bây giờ ai cũng biết những người bị bắt trong vụ nhóm xét lại chống Đảng không hề có liên hệ gì với Tướng Giáp trong bất cứ mưu mô nào. Việc Lê Đức Thọ đính họ vào Tướng Giáp là sự ngụy tạo hòan toàn. Âm mưu đảo chánh không hề có. Thọ làm những việc đó chỉ để vu vạ cho Tướng Giáp, để hạ bệ Tướng Giáp, hẻ thù tiềm tàng, kẻ thù khả dĩ của Duẩn-Thọ mà thôi.

Trong âm mưu triệt hạ tướng Võ Nguyên Giáp và những người theo phe ủng hộ ông, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã thành công vì chẳng bao lâu sau đó thì Võ Nguyên Giáp được đưa sang Hung Gia Lợi chữa bệnh rồi sau đó viên đại tướng người hùng Điện Biên Phủ được giữ những chức vụ như Chủ Tịch Ủy Ban Kế Hoạch Gia Đình tức là lo về việc cai đẻ, Chủ tịch Hội Truyền Bá Quốc Ngữ v.v.


Sau khi loại được Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn trở thành nhân vật nắm trọn quyền lãnh đạo tại miền Bắc va theo đuổi chủ trương hiếu chiến, đẩy mạnh chiến tranh để giải phóng Miền Nam, theo đúng kế hoạch mà Duẩn đã hoạch định trong bản Đề Cương Giải phóng Miền Nam mà ông ta đã hòan thành sau hai năm nằm vùng tại miền Nam. Trong giới đảng viên ở Hà Nội hồi đó, ai cũng biết rằng Lê Duẩn thuộc thành phần hiếu chiến. Vũ Thư Hiên nói rằng: Lê Duẩn thuộc loại người lớn lên nhờ chiến tranh. Không có chiến tranh, Lê Duẩn không còn là Lê Duẩn. Lê Duẩn chẳng ngần ngại chê bai Hồ Chí Minh không dám dùng bạo lực giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Bác còn do dự, chớ khi rời miền Nam tui đã chuẩn bị hết cả rồi. Với tui chỉ có uýnh thôi, uýnh cho tới thắng lợi cuối cùng.


(Còn tiếp)
(Exodus)
Thử Đi Tìm Nguyên Nhân Tại Sao Cụ Phan Thanh Giản Bị Cộng Sản Bắc Việt Kết Tội (2)

Aucun commentaire: