Lịch sử kinh tế Việt Nam Cộng hòa
Mục lục[giấu]
1 Các giai đoạn phát triển
1.1 Giai đoạn trước 1965
1.2 Giai đoạn 1965 - 1969
1.3 Giai đoạn 1969-1975
2 Cơ cấu kinh tế
3 Xuất nhập khẩu
4 Tài chính công
5 Chính sách tiền tệ
6 Ghi chú
7 Tài liệu tham khảo
8 Liên kết ngoài
//
[sửa] Các giai đoạn phát triển
[sửa] Giai đoạn trước 1965
Mặt trước tiền giấy VNCH phát hành năm 1955.
Đây là giai đoạn mà kinh tế của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) tăng trưởng tương đối nhanh, song vẫn giữ được mức độ tăng giá vừa phải. Ngân sách Nhà nước thời gian đầu cân đối thậm chí có thặng dư, song từ năm 1961 trở đi bắt đầu chuyển sang thâm hụt. Mức độ đầu tư lớn, nông và công nghiệp nói chung đều phát triển mạnh.
Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định thành lập Ngân hàng Quốc gia, Viện Hối đoái, phát hành đơn vị tiền tệ mới thay cho tiền Đông Dương, ấn định tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam Cộng hòa và dollar Mỹ là 35:1. Cải cách ruộng đất (lúc đó gọi là "Cải cách điền địa") bắt đầu được triển khai và kéo dài tới cuối năm 1960. Những ruộng đất của địa chủ bỏ hoang sẽ bị thu hồi và cấp cho tá điền. Địa chủ không được pháp sở hữu quá 100 hecta đất (riêng các đồn điền dù hơn 100 ha vẫn được phép). Số dư ngoài 100 ha sẽ bị buộc phải bán cho chính quyền để bán lại cho tá điền. Tá điền được yêu cầu lập hợp đồng khai thác ruộng đất với địa chủ, gọi là khế ước tá điền trong đó có ghi mức địa tô mà tá điền phải trả cho địa chủ. Đường lối cải cách ruộng đất này đã để lại hai phần ba diện tích đất canh tác của VNCH trong tay tầng lớp địa chủ.[2] Do đó, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu sau này phải làm lại cải cách ruộng đất.
Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa ban hành hiến pháp trong đó có nêu rõ việc thành lập và vai trò của Hội đồng Kinh tế Quốc gia. Phó Tổng thống sẽ làm chủ tịch hội đồng này.
Tháng 3 năm 1957, Ngô Đình Diệm đọc Tuyên ngôn của Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa trong đó có kêu gọi đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước, cam kết về những quyền lợi họ và những khuyến khích đầu tư (ưu đãi về thuế thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh, thuế lợi tức).
Để khuyến khích phát triển doanh nghiệp, chính phủ đã thành lập Trung tâm Khuếch trương Kỹ nghệ để giúp đỡ các doanh nhân khởi nghiệp, giúp đỡ các doanh nghiệp về công nghệ và tín dụng, bồi dưỡng công nghệ và hướng dẫn đầu tư cho doanh nghiệp.
Chính quyền Ngô Đình Điệm đã tích cực triển khai chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dựng lên để bảo hộ một loạt ngành công nghiệp nhẹ. Kết quả phải kể đến nhà máy giấy đầu tiên ở Việt Nam: nhà máy giấy An Hảo (1961) ở Biên hòa, thỏa mãn 30-40% nhu cầu tiêu thụ giấy trong nước[3] Đồng thời, các loại máy móc, kim loại- những đầu vào cho các ngành được bảo hộ- được ưu tiên nhập khẩu. Trong khi hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu được khuyến khích. Một số mặt hàng xuất khẩu còn được chính quyền trợ cấp. Ngay cả tỷ giá hối đoái cũng được điều chỉnh thuận lợi cho xuất khẩu (thông qua trừ đi một mức phụ đảm). Thời kỳ 1955-1965 là thời kỳ tốt đẹp nhất của xuất khẩu của VNCH.
Vai trò của chính phủ trong phát triển kinh tế còn thể hiện rõ qua việc triển khai các kế hoạch kinh tế 5 năm (VNCH gọi là Ngũ niên Kinh tế Kế hoạch) từ năm 1957 tới 1962.
Những chính sách phát triển kinh tế của chính quyền VNCH giai đoạn này có thể coi là tiến bộ, song bất ổn định chính trị (xung đột vũ trang giữa các phe phái, đảo chính, sự nổi dậy của Mặt trận Dân tộc Giải phòng Miền Nam Việt Nam) đã hạn chế các chính sách nói trên phát huy hiệu quả.
[sửa] Giai đoạn 1965 - 1969
Đây là thời kỳ mà nền kinh tế không chính thức (kinh tế ngầm) phát triển rất mạnh, thâm hụt ngân sách gia tăng, giá cả tăng nhanh ở tốc độ phi mã, tiền đồng VNCH liên tục được phá giá, kinh tế suy thoái. Chiến tranh ngày càng tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế, nhất là Sự kiện Tết Mậu Thân.
Năm 1965, VNCH đang từ xuất khẩu lúa gạo chuyển sang nhập khẩu lúa gạo. Nhập khẩu gạo tiếp tục đến tận năm 1975. Sản lượng giảm sút trong các năm từ 1965 đến 1968 là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đảo chiều này. Tuy nhiên, sản lượng đã tăng liên tục từ sau đó do diện tích canh tác lúa lẫn năng suất ngày càng tăng. Sản xuất lúa gạo ở VNCH đạt được nhiều tiến bộ nhờ sử dụng phân bón hóa học, cơ giới hóa, sử dụng giống mới. Vì vậy, nguyên nhân chính của việc VNCH phải nhập khẩu gạo là do nhu cầu gạo từ vùng do Việt Cộng kiểm soát tăng lên cùng với sự thâm nhập ngày càng nhiều của lực lượng từ miền Bắc Việt Nam.[4]
Từ năm 1965, đường lối sản xuất thay thế nhập khẩu bị gác lại. Một số ngành công nghiệp non trẻ như dệt, sản xuất đường bỗng dưng không được bảo hộ nữa nên gặp khó khăn. Nhưng một số ngành khác lại có cơ hội phát triển, Nhìn chung, công nghiệp vẫn tăng trưởng, trừ năm 1968 và sau đó là năm 1972 bị giảm sút là do tác động của chiến tranh.
Một sự kiện kinh tế đáng chú ý trong giai đoạn này là Chiến dịch Bông Lan. Đây là mật danh của chiến dịch cải cách tiền tệ do chính quyền Nguyễn Văn Thiệu thực hiện từ ngày 18 tháng 6 năm 1966. Loạt tiền đồng VNCH mới được phát hành. Loạt này còn được gọi là "giấy bạc đệ nhị cộng hòa".
[sửa] Giai đoạn 1969-1975
Kinh tế trở nên khó khăn do tổng cầu giảm sút đột ngột (hậu quả của việc quân đội Mỹ và đồng minh rút dần), thâm hụt ngân sách thêm gia tăng bất chấp việc viện trợ kinh tế của Mỹ nhiều hơn mà lý do là chính quyền phải tự đảm đương nhiều hoạt động quân sự hơn, lạm phát tiếp tục ở mức phi mã. Năm 1970, tỷ lệ lạm phát (tính toán dựa trên chỉ số giá tiêu dùng tài Sài Gòn áp dụng cho tầng lớp lao động) lên tới 36,8%. Năm 1973, tỷ lệ lạm phát là 44,5%.
Để khuyến khích nông nghiệp phát triển và xoa dịu bộ phận dân cư ở nông thôn, chính quyền đã triển khai lại cải cách ruộng đất dưới cái tên chương trình Người cày có ruộng vào năm 1970 với mục tiêu cấp không 1,5 triệu hecta ruộng lúa cho 80 vạn hộ nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất cho nông dân. Ba năm sau khi triển khai chương trình này, tổng cộng có 75 vạn hộ gia đình, gồm khoảng 5 triệu người, đã được cấp đất. Chương trình này đã tạo lên một tầng lớp tiểu nông đông đảo, thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp phát triển. Nông dân hăng hái sản xuất và năng suất lao động trong sản xuất lúa gạo tăng lên nhanh chóng. Đời sống của nông dân được cải thiện.[5]
[sửa] Cơ cấu kinh tế
Tỷ trọng (%) của các phân ngành công nghiệp trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp năm 1973.[6]
Trong vòng 20 năm, xét theo giá trị sản lượng tuyệt đối, công nghiệp tăng khoảng 2,5 đến 3 lần, nhưng xét theo tỷ trọng trong GDP thì hầu như không tăng, thậm chí có những năm giảm nghiêm trọng xuống 6%. Nông-lâm-ngư luôn chiếm tỷ trọng khoảng 30% GDP. Còn tỷ trọng của khu vực dịch vụ đã tăng nhanh chóng từ 45% lên 60%.
Quá trình phát triển của nền công nghiệp Việt Nam Cộng hòa trải qua một số giai đoạn.
Giai đoạn 1954-1956: Công nghiệp khá nghèo nàn với số lượng nhà máy ít ỏi có từ thời Pháp thuộc.
Giai đoạn 1957-1967: là giai đoạn bùng nổ của công nghiệp nhờ chính sách công nghiệp tích cực của chính quyền và nhờ các biện pháp bảo hộ nền công nghiệp trong nước.
Giai đoạn 1967-1972: có sự phân hóa rõ rệt giữa các phân ngành. Những phân ngành như sản xuất đường và dệt không được bảo vệ nữa nên bị hàng ngoại tràn ngập bóp chết. Trong khí đó, những ngành như chế biến thực phẩm phục vụ quân nhu, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng lại phát triển mạnh. Đặc biệt, ngành luyện kim phát triển rất nhanh mặc dù miền Nam Việt Nam không có những mỏ kim loại. Chính phế thải kim loại của chiến tranh mới là nguồn nguyên liệu rồi rào và rẻ cho ngành luyện kim. Trên cơ sở sự phát triển của ngành luyện kim, ngành gia công kim loại cũng phát triển vượt bậc.
Giai đoạn sau 1972: là giai đoạn suy thoái của nền công nghiệp nói chung. Nguyên nhân là thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp dân dụng bị thu hẹp do quân đội Mỹ và đồng minh rút khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, các ngành luyện kim và điện vẫn phát triển với nhiều nhà máy mới được xây dựng. Còn các ngành sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành suy giảm mạnh.
Cơ cấu công nghiệp của Việt Nam Cộng hòa tại thời điểm 1973 cho thấy công nghiệp của Việt Nam Cộng hòa chủ yếu là công nghiệp nhẹ. Công nghiệp nặng và hóa chất mới ở trình độ sơ khai. Nguyên liệu cho ngành chế tạo chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Về địa lý công nghiệp, hầu hết các cơ sở công nghiệp của Việt Nam Cộng hòa tập trung ở Sài Gòn, Gia Định, Biên Hòa. Ba địa phương này chiếm khoảng 85% tổng số xí nghiệp, 90% tổng sản lượng khu vực chế tạo.
[sửa] Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại (triệu USD).[7]
Các nguồn nhập khẩu quan trọng đối với kinh tế Việt Nam Cộng hòa là Mỹ, Pháp và Nhật Bản. Các mặt hàng nhập khẩu quan trọng trong thời kỳ trước năm 1965 là dầu hỏa, dược phẩm, sắt thép, máy móc, phân bón. Điều này phản ánh thực tế là VNCH đang trong quá trình công nghiệp hóa. Các mặt hàng nhập khẩu quan trọng của thời kỳ sau 1965 là gạo, hàng tiêu dùng, nhiên liệu và vật tư. Sự thay đổi về cơ cấu nhập khẩu trước và sau năm 1965 chính là do tác động của chiến tranh tới sản xuất và nhu cầu trong nước. Sản xuất cầm chừng, nên nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng lên. Trong khi đó quân nhu gia tăng dẫn tới nhập khẩu vật tư, nguyên liệu tăng cao.
Xuất khẩu của VNCH chủ yếu là hàng thủy sản và nông-lâm nghiệp (gạo trước năm 1965, cao su. Hàng chế tạo xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn phản ánh quá trình công nghiệp hóa ở VNCH chưa vượt qua giai đoạn thay thế nhập khẩu hàng công nghiệp nhẹ để chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm này.
Suốt 20 năm tồn tại, VNCH luôn nhập siêu. Thâm hụt cán cân thương mại khuếch đại từ năm 1965 vừa do kim ngạch nhập khẩu tăng, vừa do kim ngạch xuất khẩu giảm. Xuất khẩu giảm có thể là do chiến tranh khiến sản xuất nông nghiệp và thủy sản - hai nguồn hàng xuất khẩu chính - giảm đi. Còn nhập khẩu tăng cùng với viện trợ thương mại tăng khi chiến tranh leo thang và do nhu cầu hàng nhập khẩu tăng vọt cùng với sự hiện diện của quân đội Mỹ và đồng mình.
Trước năm 1959, giữa VNCH và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có trao đổi thương mại. Từ năm 1959, trao đổi này chấm dứt khi quan hệ chính trị giữa hai bên trở nên căng thẳng hơn.
[sửa] Tài chính công
Chi ngân sách chính phủ của VNCH thời kỳ 1956-1974 (Đơn vị:tỷ đồng).[8]
Từ 1955 đến 1958, ngân sách nhà nước của Việt Nam Cộng hòa tương đối ổn định. Từ năm 1959 bắt đầu thâm hụt nhẹ, dưới 1%[9]. Từ năm 1965, thâm hụt ngân sách gia tăng nhanh chóng. Năm 1972, mức thâm hụt lên tới 40%.[10] Để bù đắp thâm hụt ngân sách, chính quyền đã nỗ lực cải cách hệ thống thuế nhằm tăng nguồn thu, bán dự trữ ngoại tệ (và kim loại quý) đồng thời phá giá nội tệ nhằm tăng thu từ thuế nhập khẩu và tăng mức thu tính bằng nội tệ từ bán ngoại tệ. Tuy nhiên, các biện pháp khẩn cấp để bù đắp thâm hụt ngân sách đã được áp dụng là vay của Ngân hàng Quốc gia, vay của các ngân hàng thương mại và bán công trái.
Thu ngân sách từ nguồn nội địa của VNCH thời kỳ 1956-1974 (Đơn vị: tỷ đồng).[11]
Trong cơ cấu chi ngân sách, chi tiêu quân sự luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm thấp nhất, 1959, là 41%. Năm cao nhất, 1968-1969, là 66%. Chi tiêu dân sự có tới 89% là chi trả lương cho đội ngũ công chức và quân nhân.[12]
Trong cơ cấu thu ngân sách từ nguồn nội địa, thu từ thuế chiếm một tỷ trọng lớn, từ 70% tới 85%. Nhờ cải cách hệ thống thuế, từ năm 1966, số thu từ thuế tăng nhanh, và đặc biệt nhanh trong các năm 1973-1974. Các sắc thuế cho số thu lớn là thuế thu nhập, thuế sản xuất và thuế rượu-bia, thuế thuốc lá.
[sửa] Chính sách tiền tệ
Diễn biến lạm phát (%) ở VNCH căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng (áp dụng riêng cho tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động).[13]
Mức giá chung của nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa tương đối ổn định trong thời kỳ trước 1965. Những năm 1957-1958 và 1960, mức giá chung không những không tăng mà còn giảm (hiện tượng giảm phát). Sang thời kỳ chiến tranh leo thang, mức giá chung của nền kinh tế cũng leo thang mà nguyên nhân là chính quyền phải phát hành tiền nhiều hơn để chi tiêu cho chiến tranh và để đổi cho quân đội Mỹ và đồng minh chiến đấu tại Việt Nam Cộng hòa. Trước xu hướng lạm phát tăng tốc, chính quyền đã triển khai một số biện pháp kìm chế, trong đó có biện pháp phá giá tiền tệ đồng thời đẩy mạnh bán ngoại tệ trong dự trữ ngoại hối nhà nước để có thể thu hồi được nhiều hơn số tiền trong lưu thông về ngân khố quốc gia.
[sửa] Ghi chú
▲ Dựa theo số liệu trong Trần Văn Thọ chủ biên (2000), Bảng 7.13, trang 295.
▲ Theo Lâm Quang Huyên (1997), Cách mạng ruộng đất ở miền Nam Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, trang 39.
▲ "Nhà Máy Giấy An Hảo", Thế Giới Tự Do, số 3 Tập X, trang 9.
▲ Theo Đặng Phong (2004) trang 230, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã tiến hành thu mua gạo từ vùng do chính quyền VNCH kiểm soát.
▲ Đặng Phong (2004), trang 263.
▲ Dựa theo số liệu của Bộ Kinh tế (dẫn lại từ Đặng Phong (2004), Bảng 6.7, trang 295).
▲ Dựa theo số liệu trong Bảng III/1, trang 32 của Tình hình kinh tế miền Nam Việt Nam 1955-1975 (dẫn lại từ Đặng Phong (2004), Bảng 9.1, trang 343).
▲ Dựa theo số liệu của Dacy (1986), bảng 11.1
▲ So với tổng chi ngân sách cùng thời điểm
▲ Theo Economic Data 1973 của Ngân hàng Quốc gia (dẫn lại từ Đặng Phong (2004), bảng 10.1, trang 369).
▲ Dựa theo số liệu của Dacy (1986), bảng 11.2, trang 215.
▲ Theo Nguyễn Văn Hảo (1972), Diễn biến kinh tế tại Việt Nam 1955 - 1970, Tuần san Phòng Thương mại và Công kỹ nghệ Sài Gòn, số 732, ngày 31 tháng 3 (được Đặng Phong (2004) dẫn lại tại trang 371).
▲ Dựa theo số liệu của Viện Thống kê Quốc gia, Niên giám Thống kê Việt Nam Cộng hòa từ 1974 về trước (dẫn lại từ Trần Văn Thọ chủ biên (2000), Bảng 4.9, trang 272.
[sửa] Tài liệu tham khảo
Đặng Phong (2004), Kinh tế Miền Nam Việt nam thời kỳ 1955 - 1975, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tháng 12.
Douglas C. Dacy (1986), Foreign aid, war, and economic development: South Vietnam, 1955-1975, Cambridge University Press.
Trần Văn Thọ chủ biên (2000), Kinh tế Việt Nam 1955 - 2000: Tính toán mới, phân tích mới, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tháng 12.
[sửa] Liên kết ngoài
Các hình ảnh về tiền giấy và tiền kim loại do Việt Nam Cộng hòa phát hành
Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Lá»ch_sá»_kinh_tế_Viá»t_Nam_Cá»ng_hòa”
http://vi.wikipedia.org/wiki/Lá»ch_sá»_kinh_tế_Viá»t_Nam_Cá»ng_hòa
(ddang viet)
------------------
- http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/04/19/EconomicsInThirtyYears_NXNghia/
- http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=5558&z=18
- Quan Doi Viet Nam Cong Hoa - Do Thai Nhien
Lợi nhuận của sinh hoạt kinh tế phải là lợi nhuận chung của toàn bộ xã hội. .... dục tại miền Nam Việt Nam trước 1975 đã tạo điều kiện cho người lính VNCH
-
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire