1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

samedi 9 juin 2007

Sai lầm có tính toán?

Sai lầm có tính toán?

Nguyễn Tâm Bảo


Chuyến đi thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người với những thái độ khác nhau. Có người thì mong cho chuyến đi thành công để quan hệ Việt-Mỹ đạt đến “tầm chiến lược”; có người lại coi là cơ hội tốt để bày tỏ nỗi bất bình về việc Việt Nam đàn áp dân chủ… Việc chuyến đi gặp những trắc trở tưởng như sẽ phải hủy bỏ cũng đã làm tốn thời gian bàn luận của nhiều người. Nhưng câu hỏi đặt ra là: tại sao trước một sự kiện đối ngoại có tầm lịch sử như vậy mà chính quyền Hà Nội lại bất cẩn khi có những hành động đàn áp rất thô bạo đối với những người hoạt động dân chủ đối lập? Lẽ nào Hà Nội lại không biết rằng làm như vậy là chuốc lấy phản ứng dữ dội của Hoa Kỳ và phương tây, thậm chí ngay những chính khách Mỹ vốn thân thiện với Việt Nam cũng phải lên tiếng chê trách?


Sai lầm có tính toán!
Nguồn: collusion.org
--------------------------------------------------------------------------------

Rõ ràng đàn áp dân chủ trước sự kiện ngoại giao quan trọng là một sai lầm, và vì sai lầm nên các nhân viên ngoại giao Việt Nam mới đang phải vất vả ngược xuôi tìm cách sửa sai. Việc Hoa Kỳ tỏ động thái bất bình bằng cách mời bốn nhà hoạt động dân chủ hải ngoại đến hội kiến với Tổng thống Bush chắc chắn là một điều rất khó chịu với Hà Nội. Tuy nhiên việc Hà Nội cố gắng làm nhẹ chuyện này, đồng thời tìm cách thỏa hiệp với Hoa Kỳ để chuyến đi của ông Triết thành công, là điều đáng để suy nghĩ.

Nhiều người cho rằng sai lầm của Hà Nội là xuất phát từ sự “kiêu ngạo cộng sản”, khi đã có PNTR và vào được WTO rồi thì cho rằng “Hoa Kỳ cần quan hệ với ta chứ ta không cần sợ Hoa Kỳ”. Tôi cho rằng họ cũng không kiêu ngạo đến vậy đâu, vì nếu kiêu ngạo thì họ đã đơn phương hủy bỏ chuyến thăm của ông Triết chứ không đến nỗi phải “nhịn nhục”. Có lẽ sai lầm của họ xuất phát từ hai lý do như sau:

– Do trong nội bộ lãnh đạo Đảng có sự bất đồng giữa những phe nhóm nắm quân đội, công an, hành pháp, và ngoại giao. Trong nội bộ lãnh đạo Đảng dường như có hai xu hướng mà tôi tạm gọi là cứng rắn và mềm dẻo (có lẽ như vậy thì hợp lý hơn là chia thành thủ cựu và cấp tiến). Những người cứng rắn nắm quân đội, công an, và hội đồng lý luận trung ương. Những người này chủ trương đàn áp đối lập triệt để, thường rất giáo điều và trung thành với cái đuôi “định hướng XHCN”, có xu hướng quan hệ thân thiện với Trung Quốc và những chính quyền độc tài khác. Quân đội và công an cũng có thực lực tài chính rất mạnh, có rất nhiều đặc quyền đặc lợi và do đó rất sợ “diễn biến hòa bình”. Những người mềm dẻo chủ trương “kinh tế thị trường” và thường là những người phụ trách hành pháp và đối ngoại, là những người có trình độ và có viễn kiến, thực sự muốn phát triển kinh tế và hiện đại hóa đất nước. Những người này biết được rằng “phát triển kinh tế” đồng thời với việc cởi mở quyền dân sự một cách nhỏ giọt là biện pháp duy nhất để duy trì quyền lực chính thống của Đảng khi mà lý tưởng XHCN đã không còn lừa mị được dân chúng. Và để phát triển kinh tế thì chỉ có cách duy nhất là làm bạn với Hoa Kỳ và các nước dân chủ phát triển khác, do đó cũng phải cân nhắc nặng nhẹ trong việc “cư xử” với những người đối lập chính trị.

– Cũng có thể đảng cộng sản đã tính toán trước mức độ phản ứng của Hoa Kỳ và phương Tây nên đã phạm sai lầm một cách cố ý, đã quyết định dấn lên trong chớp nhoáng đánh tan nát phong trào đối lập, để nếu quá đà gặp phải phản ứng dữ dội quá thì lùi vài bước nhượng bộ là “vừa”. Làm như vậy thì đạt được hai mục tiêu là triệt tiêu được lực lượng đối lập ngay khi còn trứng nước, đồng thời vẫn tỏ được cái “thiện chí” nể nang nhân nhượng Hoa Kỳ, để cả hai cùng vui vẻ, cùng “thắng lợi”: đảng cộng sản “thắng lợi” vì vừa đàn áp được đối lập vừa vẫn giữ được quan hệ tốt đẹp; Hoa Kỳ “thắng lợi” về mặt ngoại giao để củng cố thêm uy tín về việc “dân chủ hóa toàn cầu”.

Sự thực từ trước đến nay Hoa Kỳ không thật sự ủng hộ triệt để phong trào dân chủ đối lập ở Việt Nam, mặc dù cũng không bỏ rơi. Hoa Kỳ có những sách lược khác nhau trong việc quan hệ với các nước độc tài. Đối với Việt Nam, Hoa Kỳ có lẽ đang dùng phương pháp thúc đẩy dân chủ một cách gián tiếp thông qua việc giúp Việt Nam phát triển kinh tế và hội nhập với phương tây, thúc ép Việt Nam có thêm cải tổ dù chậm rãi. Hoa Kỳ cũng không muốn ép Việt Nam quá đáng vì như vậy sẽ đẩy Việt Nam về gần Trung Quốc hơn, không có lợi cho chính sách của Hoa Kỳ trong khu vực. Ngoài ra phong trào dân chủ cũng chưa thật sự bén rễ vào xã hội, chưa tỏ được thực lực hay có khả năng lớn mạnh, do đó chưa thật sự “hấp dẫn” sự ủng hộ của Hoa Kỳ vì họ không thể “đầu tư” khi xác xuất thành công còn quá thấp.


Hình LM Nguyễn Văn Lý Trên Xa Lộ 101 Bắc California

Bức hình của linh mục Nguyễn Văn Lý bị cộng sản Việt gian bịt miệng, với chiều ngang 14.6m, đã được theo trên xa lộ 101 bắc California. Đây là xa lộ nối liền từ thành phố San Jose, nơi mệnh danh là thung lũng hoa vàng (silicon valley) lên thẳng đến thành phố San Francisco, California. Xa lộ 101 là xa lộ huyết mạch nối liền hai thành phố lớn, và mỗi ngày có hơn chục ngàn chiếc xe qua lại tại xa lộ này.

Video - Bức Hình Của Linh Mục Nguyễn Văn Lý Được Treo Trên Xa Lộ 101 Bắc California



Tuy nhiên, dù cho sai lầm vừa rồi của đảng cộng sản là “sai lầm do bất đồng” hay “sai lầm có tính toán”, thì rốt cục vẫn chỉ có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn đảng cộng sản trong cuộc “mặc cả” này. Chỉ có những người tranh đấu đối lập là vẫn chịu thiệt thòi, hoặc đúng hơn là không có lợi gì cả.

Như vậy qua “canh bạc ngoại giao” vừa rồi, chúng ta có thể rút ra bài học gì? Bài học thứ nhất là những người dân chủ phải có cách tự giữ gìn để giảm đến mức tối thiểu những thiệt hại do bị đàn áp, không nên kỳ vọng quá nhiều vào sự can thiệp của Hoa Kỳ. Bài học thứ hai là cần hiểu rõ về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam để từ đó có những sách lược tranh đấu phù hợp, có thể cộng hưởng được với sách lược của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa Việt Nam đi nhanh hơn. Bài học nữa là ngay cả khi chính quyền Hà Nội tỏ ra dễ dãi hay nhượng bộ thì cũng không được nghĩ rằng họ chùn tay trước phong trào, dễ dẫn đến mất cảnh giác và rơi vào bẫy của họ.

Để kết luận, tôi muốn nói với các bạn trẻ có nhiệt tâm và mong muốn dân chủ hóa đất nước rằng: công cuộc tranh đấu cho dân chủ cũng như một cuộc chạy marathon, cần biết dưỡng sức để có thể chạy đến đích, không nên vì chủ quan khinh địch mà tăng tốc bất tử để rồi kiệt sức giữa đường khi đích đến còn xa.


© DCVOnline

Aucun commentaire: