1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

samedi 9 juin 2007

Một cuộc chiến tranh lạnh mới

Một cuộc chiến tranh lạnh mới

Lưu Vũ

Trung Quốc tăng ngân sách quân sự

Ngoại trưởng Trung Quốc Li Zhaoxing trong ngày 6 tháng 3 năm 2007, bên lề của kỳ họp quốc hội (từ đầu tháng 3 đến ngày 16/03/2007) cho hay, quốc hội Trung Quốc đã chấp thuận hoàn chính sách quân sự mới. Nhằm trấn an dư luận quốc tế về mức tăng ngân sách quốc phòng, Li Zhaoxing giải thích rằng, đặc điểm chiến lược trong phản công và bảo vệ hoà bình của Trung Quốc là sự hợp tác với các nước khác trong lĩnh vực này. ‘‘Trung Quốc sẽ có một chính sách đối ngoại độc lập mà mục đích là bảo vệ hoà bình, cũng như các quyền và lợi ích của mình và của các nước khác” - Li Zhaoxing nói.

Theo phát ngôn viên của quốc hội Trung Quốc Jang Enzhu, chi phí quân sự của Trung Quốc trong năm 2007 sẽ tăng 17,8 phần trăm, tức là 350,92 tỷ Yuan (khoảng 44,94 tỷ USD), chiếm 7,5 phần trăm toàn bộ ngân sách nhà nước.

Hơn 40 tỷ USD chi phí cho quân sự của Trung Quốc thực ra không lớn so với hơn 400 tỷ USD của Hoa Kỳ nhưng là con số khổng lồ trong khu vực. Lo ngại nhất của các nước là ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hàng năm được tăng lên đều đặn và con số chính thức nhiều khi không đúng với thực tế.


Quân đội Giải phóng Nhân dân và vũ khí mới
Nguồn: www.lyhuong.net
--------------------------------------------------------------------------------

Tuyên bố của phía Trung Quốc ngay lập tức bị Tokyo và Hoa Kỳ phản ứng. Phát ngôn viên của Toà Bạch Ốc (White House), ông Dom Gordon, nói rằng, mức tăng ngân sách quân sự của Trung Quốc trước hết mâu thuẫn với những bản tuyên cáo chính thức của Trung Quốc về ‘‘phát triển hoà bình”. John Swenson – Wright, nhà chính trị học của University of Cambridge không gọi Trung Quốc là ‘‘mối đe doạ”, nhưng đưa nhận định rằng, việc tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc ‘‘thúc đẩy” thêm Nhật Bản trong các cố găng phát triển khả năng quân sự của mình.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, quốc hội Hoa Kỳ trong đầu tháng ba này vừa mới chuẩn y cung cấp cho Đài Loan 500 tên lửa tầm trung bình trị giá khoảng 450 triệu đô la. Ngay sau đó, Trung Quốc đã dùng những lời lẽ cứng rắn mà từ lâu không sử dụng đối với Hoa Kỳ, khuyến cáo Hoa Kỳ rằng, với hợp đồng này Hoa Kỳ đã làm căng thẳng thêm tình hình trên eo biển Đài Loan và xâm phạm vào nội bộ của Trung Quốc khi ủng hộ quân sự cho một tỉnh phiến loạn. Trong khi đó Đài Loan cho rằng, việc trang bị tên lửa của Đài Loan hoàn toàn mang tính tự vệ, đối phó lại hàng trăm hoả tiễn của Trung Quốc được bố trí dọc bờ biển lục địa nhắm vào mục tiêu Đài Loan. Hoa Kỳ thì coi hợp đồng này nằm trong khuôn khổ điều luật của Hoa Kỳ trong việc cam kết bảo vệ an ninh cho Đài Loan.

Trong thời gian sắp tới đây, một cuộc tập trận chung với quy mô lớn giữa Hoa Kỳ - Nhật Bản và Ấn Độ sẽ được thực hiện.

Trung Quốc có tiềm lực mạnh về quân sự trong khu vực, nhưng thiếu hẳn kinh nghiệm thực tế trên chiến trường. Từ hơn nửa thế kỷ nay Trung Quốc chưa hề có một cuộc ra quân lớn nào ngoài việc đụng độ với Ấn Độ trong những năm 60 và gây chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979, nhưng chỉ nằm ở quy mô nhỏ và sử dụng các công nghệ kỹ thuật quân sự thô sơ.


Các kế hoạch ngăn chặn

Từ khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, người Mỹ đã nghĩ đến việc hình thành một liên minh/cấu trúc quân sự tại vùng châu Á - Thái Bình Dương theo mô hình của Liên hiệp Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Trong thời gian 1954 - 1977, Tổ chức Liên Hiệp Đông Nam Á SEATO (South East Asia Treaty Organization) đã hoạt động trong khuôn khổ giữa các nước Australia, Phillipines, Anh quốc, Pháp, Hoa Kỳ, New Zealand, Pakistan và Thái Lan. Tuy nhiên, SEATO đã không thực hiện được sứ mệnh của mình, không giải quyết được các cuộc xung đột xung quanh Việt Nam. Vào đầu những năm 70, Pháp và Pakistan rút khỏi Liên Hiệp này và không lâu sau đó, SEATO tan vỡ.

Sau vụ khủng bố ngày 9 tháng 11 năm 2001, Hoa Kỳ tìm cách tăng cường liên minh quân sự với các nước châu Á. Ấn Độ là đối tác quan trọng trong ý định này của Hoa Kỳ. Một đất nước có hơn một tỷ dân, với thể chế dân chủ và đa tôn giáo, nằm giữa lòng châu Á chắc chắn sẽ là bức tường thành hữu hiệu ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Nam Hải. Người ta vạch ra kế hoạch chiến lược cho một cấu trúc mới, trong đó có sự tham dự của Australia, Singapore và Phillipines. Thế nhưng, chính quyền của George Bush chưa đánh giá đúng mức về những khuynh hướng chống lại Hoa Kỳ trong chính phủ Ấn Độ. Các cuộc thương lượng vẫn tiếp diễn và gần đây, để giành được thiện cảm của New Dehli, Hoa Kỳ đã ký hợp đồng cung cấp công nghệ nguyên tử trong lĩnh vực năng lượng cho Ấn Độ.

Ngoài ra, những cuộc thăm viếng, trao đổi và hợp tác mang tính thăm dò giữa Washington và Hà Nội trong lĩnh vực quân sự cũng không nằm ngoài chiến lược ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.


Những liên minh mới

Hiệp ước an ninh vừa được ký kết giữa thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và thủ tướng Australia John Howard tại Tokyo trong ngày 13 tháng 3 năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt mới trong liên minh quân sự vùng châu Á - Thái Bình Dương. Sở dĩ có thể gọi đây là ‘‘bước ngoặt” bởi vì song song với việc củng cố tiềm lực quân sự, Nhật Bản đã dấn thêm một bước mới: hợp tác với Australia. Từ sau đại chiến thế giới thứ II đến nay, Nhật Bản chỉ hợp tác quân sự với một nước duy nhất là Hoa Kỳ.

Theo hiệp ước này, gồm bốn phần, trong đó hai bên sẽ có những hợp tác về bảo vệ an ninh chung của hai nước, an toàn trên biển, bảo vệ biên giới, hợp tác phòng chống thiên tai, tham gia đội quân quốc tế bảo vệ hoà bình và chống khủng bố. Hai bên cũng sẽ tiến hành những cuộc tập trận chung trên lãnh thổ Australia, đồng thời sẽ có những trao đổi ở mức độ lớn các thông tin tình báo.

‘‘Mục đích của hiệp ước là hợp thức hoá những cố gắng của Australia và Nhật Bản trong việc hợp tác bảo vệ an ninh khu vực” – thủ tướng John Howard nói trong buổi lễ ký kết - ‘‘Không bao giờ chúng ta quên quá khứ - thế nhưng cần phải biết tiến về phía trước và không cho phép quá khứ làm tổn hại đến hiện tại và tương lai” – Haward nhấn mạnh, nhằm trấn an dư luận Australia về những hoạt động của quân đội Nhật trong thế chiến II.

Theo báo chí Nhật Bản, hiệp ước này là nhằm đáp lại sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên trong hồ sơ hạt nhân. “Sau vụ thử nghiệm bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên, thủ tướng Nhật quyết định một cách dứt khoát trong việc từ bỏ những cam kết với thế giới sau thế chiến thứ II. Những hành động của Bình Nhưỡng đã làm người Nhật thấy thực sự bị đe doạ” – ông Masahiro Matsumura, nhà chính trị học của Brookings Institution tại Washington nói với báo chí.

Mặt khác, Hoa Kỳ và các đồng minh ngày càng chú ý hơn đến sự gia tăng sức mạnh quân sự từ phía Trung Quốc, đặc biệt là sự kiện trong tháng 1/2007 vừa rồi, Trung Quốc đã bí mật thử nghiệm vũ khí tấn công vệ tinh trên quỹ đạo trái đất.

Mặc dù thủ tướng John Haward và Shinzo Abe chính thức khẳng định hiệp ước an ninh Australia - Nhật Bản không nhắm vào Trung Quốc, nhưng từ hai tuần nay Bắc Kinh đã có những chỉ trích mạnh mẽ. Phát ngôn viên Bộ ngoai giao Trung Quốc Qin Gang, trong ngày 13/03 nói với báo chí rằng, ‘‘Chúng tôi không hề có ý định tấn công hay đe doạ ai. Thế giới không phải lo sợ Trung Quốc, một quốc gia không có gì che đậy”.

Về thực chất, hiệp ước an ninh Australia – Nhật Bản có thể mang đến những hậu quả quan trọng về địa chính trị. Bởi vì, Hoa Kỳ và Australia từ lâu là hai đồng minh quân sự thân thiết. Tương tự như vậy giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hiệp ước vừa mới được ký kết rõ ràng tạo ra một tam giác Hoa Kỳ - Nhật Bản - Australia, khẳng định Thái Bình Dương nằm trong vùng ảnh hưởng của Hoa Kỳ. ‘‘Hiệp ước này làm tăng cường khả năng an ninh cho Nhật Bản, Australia và cho cả chính Hoa Kỳ” – ông Swenson-Wright nói.


hai Thủ tướng Howard (T) và Abe (P) - 2007
Nguồn: http://uk.news.yahoo.com
--------------------------------------------------------------------------------

Song song, tại Âu châu, việc chính phủ Ba Lan và Cộng Hoà Czech đồng ý để Hoa Kỳ thiết lập căn cứ lá chắn hoả tiễn đang gây phản ứng dữ dội từ phía Nga. Mặc dù, thực tế về chức năng kỹ thuật thì lá chắn hoả tiễn không nhằm mục đích tấn công Nga mà chỉ mang tính phòng vệ, nhưng bộ trưởng Quốc phòng Nga khuyến cáo rằng, lá chắn hoả tiễn sẽ tạo nên một cuộc chay đua vũ trang mới. Nga sẽ có những hành động thích ứng, không loại trừ việc rút khỏi hiệp ước phổ biến tên lửa tầm trung bình và bố trí lại hệ thống tên lửa nhắm vào Ba Lan. Tổng thống Chirac của Pháp cho rằng, việc hợp tác đơn phương giữa Ba Lan, CH Czech với Hoa Kỳ trong việc phòng thủ sẽ gây chia rẽ châu Âu và làm suy yếu Liên Hiệp Quân sự Bắc Đại Tây Dương. Vì vậy, một trong những mục đích chính của chuyến đi thăm Ba Lan của thủ tướng Đức Angiela Merkel trong ngày 16 tháng 3 năm 2007 là thuyết phục Ba Lan xây dựng lá chắn hoả tiễn với Hoa Kỳ trong khuôn khổ của NATO. NATO muốn rằng, tất cả các nước đồng minh châu Âu đều được nằm trong phạm vi bảo vệ của lá chắn hoả tiễn chứ không chỉ Hoa Kỳ và hai nước Ba Lan, CH Czech.

18 năm sau ngày bức tường Berlin sụp đổ và tiếp theo là sự phá sản của phe cộng sản tại Nga và Đông Âu, người ta bắt đầu lo ngại về tầm vóc của một cuộc chiến lạnh mới không thể nào tránh khỏi.

© DCVOnline

--------------------------------------------------------------------------------

Tư liệu trong bài viết được sử dụng từ nhật báo Ba Lan “Dziennnik” ngày 13, 14/03/07, tin của hãng thông tấn Ba Lan PAP ngày 13 và 14/03/2007.

Aucun commentaire: